You are on page 1of 5

 

       Nhựa
1Lí thuyết về nhựa

 Nhựa là gì?
Nhựa (chất dẻo) hay tiếng anh gọi là plastic là các hợp chất cao phân tử. Chúng được dùng làm
nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như:
Bàn ghế chai lo, áo mưa, túi nilon, cốc, đĩa, bát. ống dẫn diễn... Và những sản phẩm công nghiệp hiện đại
ứng dụng trong sản xuất, xuất nhập khẩu.

-        Không có trong tự nhiên mà do con người chế tạo ra

Nhựa có độ dẻo bền cao nên có thể ép tạo nên nhiều hình dạng khác nhau, giúp tái chế được
nhiều lần giảm ô nhiễm môi trường nếu biết cách sd.
 Nhựa tái chế là gì?
Vậy nhựa tái chế chính là sản phẩm của quá trình sản xuất nhựa từ nguồn nguyên liệu rác thải
nhựa nguyên sinh hoặc chính nó.
Việc sử dụng nhựa tái chế không phải trường hợp nào cũng có hại, do chúng ta chưa phân biệt cụ
thể được từng loại nhựa để sử dụng cho đúng với tính chất của nó.

 Và nhựa không tái chế là gì?


Là loại nhựa chỉ sử dụng một lần, không thể tái chế hoặc tái sử dụng, nên mọi người đang khuyến khích
không nên sử dụng loại bao bì này
 Chúng ta sẽ đến phần phân loại , cách nhận biết : những loại nhựa có thể tái chế và không thể tái
chế:
Đa số trên các sản phẩm nhựa đều có phân loại các loại nhựa cụ thể. Từ đó chúng ta sẽ nắm được thông
tin chính xác chất liệu của loại nhựa đó. Tuỳ theo từng loại sẽ có mức độ an toàn khác nhau, do đó chúng
ta cần phải lưu ý vấn đề này. Các ký hiệu của nhựa được đánh từ 1 đến 7 là bao quanh bởi một hình tam
giác. Dưới đáy hình tam giác sẽ có thêm các ký hiệu như PE, PP, PS, PETE… Ý nghĩa cụ thể của các con
số đó như sau:
 Mã số 1: là loại nhựa polyethylene terephthalate viết tắt của nó là chữ PETE hoặc PET.
 Mã số 2: là nhựa high-density polyethylene kí hiệu viết tắt là HDPE.
 Mã số 3: là polyvinyl chloride (PVC), hay còn được gọi là vinyl (V).
 Mã số 4: là loại nhựa low-density polyethylene viết tắt là chữ LDPE.
 Mã số 5: là nhựa polypropylene viết tắt là PP.
 Mã số 6: đây là loại nhựa polystyrene, ký hiệu là PS.
 Mã số 7: cuối cùng là nhựa polycarbonate PC hoặc các loại nhựa nào khác có tính chất gần giống.

Trong 7 loại mã số trên chỉ có nhựa PETE (PET, mã số 1), HDPE (mã số 2) và PP (mã số 5) là an toàn và
có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Tuy nhiên nhựa số 1chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất, không thể tái sử dụng nên nó thường được sản xuất
thành bao bì của nước đóng chai.
Nhựa số 2 HDPE và nhựa số 5 PP là sự lựa chọn tốt nhất dành cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm.
+ Nhựa số 2 thường được sản xuất để làm bình sữa, chai dầu ăn và một số đồ chơi cho trẻ em, loại này có
thể tái sử dụng.
+Nhựa số 5 thường dùng để sản xuất hộp để đựng thức ăn, màng bọc thực phẩm và rất an toàn cho việc
tái chế, tái sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng những chai nước được làm từ nhựa số 2 và số 5.
Còn về mã  Nhựa số 7  PC và Tritan:

+ Nhựa PC thường được đưa vào sản xuất các loại bình đựng nước, bình sữa em bé, hộp đựng thực

phẩm,... Đã có nhiều ý kiến tranh cãi chất liệu nhựa này không an toàn, gây ung thư vì chứa BPA.

Tuy nhiên, "Vào năm 2014, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công bố bản báo

cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và kết luận rằng BPA

có thể an toàn ở mức được cho phép". Vì vậy mà hiện nay các đồ dùng bằng nhựa này đều được in thêm

chữ BPA Free - nghĩa là đảm bảo an toàn, không chứa chất gây ung thư.

+ Nhựa Tritan có độ trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử

dụng, thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,...

Lưu ý đối với những bình nước có ghi nhựa số 7 thì nên chọn những loại sản phẩm có ghi BPA free hoặc

có giấy chứng nhận từ bộ y tế để đảm bảo an toàn.

Nhựa số 4LDPE và số 6 PS là loại nhựa chỉ sử dụng một lần, không thể tái chế hoặc tái sử dụng, nên mọi
người đang khuyến khích không nên sử dụng loại bao bì này. Nhựa số 6 thường được sử dụng để làm bao
xốp, hoặc hộp mút đựng thức ăn.
Còn về nhựa số 3  là loại nhựa dỏm nhất, chúng thường chứa các chất phụ gia độc hại.
Chúng ta nên tránh các loại nhựa này, đặc biệt là đồ chơi trẻ em và các đồ dùng đựng thực phẩm.

 Chúng ta sẽ tìm hiểu qua về time phân hủy của nhựa


 Nhựa không phân hủy
- Bao nhựa, túi nilon mỏng, loại thường thì 10 – 100 năm tùy thuộc vào điều kiện môi
trường đại dương và chỉ có thể phân hủy được khi có sự tác động của ánh sáng mặt trời.
Còn dày hơn , dai hơn thì 500 – 1000 năm tùy thuộc vào điều kiện môi trường đại dương.
Sản phẩm này cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mới phân hủy được. Nếu nằm sâu trong
một bãi rác, túi nhựa dày có thể mãi mãi không bị phân hủy.
- Chai nhựa : 450-1000 năm
- Ống hút nhựa :100-500 năm,........

 Nhựa phân hủy( Nhựa sinh học): phân hủy từ 6 tháng- 2 năm

2/ Lợi ích , ứng dụng của “Nhựa”


Nhựa là vật liệu cực kỳ linh hoạt và lý tưởng cho một loạt các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

 có trọng lượng nhẹ. Một số còn có tính cách nhiệt và điện, nhưng một số lại có thế được chế
tạo dùng để dẫn điện.
 Chúng có khả năng chống ăn mòn với nhiều chất xúc tác trong môi trường khắc nhiệt. Có
những loại trong suốt có thể làm nên các thiết bị quang học.

nhựa cũng là một vật liệu quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất.Từ truyền thông,
giải trí, sức khỏe, đến bảo tồn năng lượng trong vận tải và sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn
nước và sức gió, nhựa đang đóng vai trò chính  trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và phúc
lợi xã hội trong tương lai.
Nhựa giúp tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên: Máy bay và xe được làm từ
các nguyên liệu hỗn hợp, giúp chúng trở nên nhẹ nhàng và an toàn. Do sử dụng ít năng lượng nên
giảm thiểu tối đa khí thải – nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

Tiết kiệm và lọc nước: Nhựa được ứng dụng trong việc xây dựng bể nước và dự trữ nước, nhằm
tạo ra một thiết bị đựng nước an toàn và tiện dụng.

Có thể tạo ra các vật liệu khác nhau: Bắp, mía và lúa mì có thể được dùng như nguồn nguyên
liệu ban đầu sản xuất nhựa, vì thế sẽ là giảm sự phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên sản xuất nhựa
không phục hồi được.

3. Tác hại của nhựa đối với môi trường và con người:,

 Gây ra các bệnh hen suyễn, béo phì, ung thư… khi dùng để bảo quản thực phẩm.
 Khi được phát thải, chất độc trong bao bì, túi nilon đi vào hệ sinh thái, làm ô nhiễm đất, nguồn
nước ngầm, không khí. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhiễm độc gan, bệnh tim, bệnh
tuyến giáp và rối loạn thần kinh…
 Đối với trẻ em: có thể gây bệnh phổi, hen suyễn, làm tăng kháng insulin và huyết áp cao, gây ra
bệnh béo phì, tiểu đường, biến chứng thận và tim.
 Đối với phụ nữ: các chất độc hại trong bao nhựa, túi nilon có thể cản trở sự cân bằng nội tiết, ảnh
hưởng đến sinh sản.
 Đối với nam giới: bao nhựa, túi nilon làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và làm suy giảm
sức khỏe sinh sản.
 Rác thải nhựa bị xả ra môi trường vô tội vạ sẽ làm tắc nghẽn cống tạo ra lũ lụt khi trời mưa và tạo
ra những vùng nước đọng cho côn trùng mang mầm bệnh như muỗi phát triển.
 Tình trạng rác thải nhựa bị xả ra môi trường giết chết khoảng 100.000 động vật/năm, làm phá vỡ
chuỗi thức ăn tự nhiên… .
 Nhiều loại nhựa khi được sử dụng lại nhiều lần có thể gây ra nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt,
ung thư vú…

4 Thực tại , hiện trạng của “nhựa”


Thực trạng nhựa không tái chế đang ở mức đáng báo động được thể hiện qua những con số thống kê:

·       Lượng tiêu thụ đồ nhựa của cả thế giới: Thống kê của WHO cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu
thụ 1 triệu chai nhựa tương đương với 1 triệu nắp chai nhựa không tái chế, mỗi năm có 5.000 tỷ túi
nilon dung một được sử dụng…  Chưa kể đến các loại sản phẩm làm từ nhựa không tái chế khác
như: tã dùng một lần, ống hút, các loại hộp đựng bánh pizza…
·       Lượng rác thải đổ ra môi trường: Đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có
6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác
thải nhựa, trong đó có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển.
·       Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt: Trong 50 năm qua lượng nhựa được sử dụng tăng 20
lần, dự báo có thể gấp đôi trong 20 năm nữa.
 ·       Lượng nhựa trong môi trường được xử lí đúng quy trình chỉ chiếm 9%,còn lại hơn 90%
không được xử lí theo quy trình hay vẫn đang còn tồn tại trên đất liền,trôi dạt,đọng lại ở các đại
dương.

Thực trạng nhựa tái chế thì dường như đối lập hoàn toàn:

·       Chỉ các nước phát triển như Na Uy, Đức, Áo, Thụy Điển thì nhựa tái chế là nguyên liệu được
sử dụng ưu tiên nhất chiếm đến hơn 90%,kèm theo đó là kĩ thuật tái chế nhựa luôn dẫn đầu trên thế
giới(luôn đạt ngưỡng tái chế nhựa trên 95%).
·       Ngược lại, ở những nước đang phát triển thậm chí là các cường quốc kinh tế như Mĩ,Anh chỉ
khoảng 15-20% các vật dụng sinh hoạt,đồ chơi,chi tiết máy là sử dụng nhựa tái chế.

5Giải pháp

Hiện nay, để giảm thiểu tối đa rác thải nhựa, bạn có thể thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách sử dụng
các sản phẩm dùng nhiều lần, hoặc dùng các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn giúp bảo vệ môi
trường

 Đa dạng các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn bảo vệ môi trường như: túi, dao, thìa, nĩa,
ống hút, cốc giấy, găng tay
 Sử dụng nhựa để làm những thứ trang trí , vật dụng , chậu đựng cây ,...

 Bớt 1 được 10: bớt sử dụng nhựa để chung tay bảo vệ trái đất

 Hành động:
 Phân rác đúng với tên của nó
 Sử dụng túi vải thay vì túi nilong
 Trồng cây
 Tạo các sản phẩm bằng nhựa

You might also like