You are on page 1of 22

Họ và tên: Đào Hữu Sơn

Mã lớp bài tập: 134339


Mã số sinh viên: 20204395
Số thứ tự theo danh sách: 42
Đề tài: Rác thải nhựa ở Việt Nam? Là sinh viên em thấy
cần làm gì nhằm hạn chế những tác hại do rác thải nhựa
gây ra?
RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ II. THỰC TRẠNG
MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY

III. HẬU QUẢ


IV. BIỆN PHÁP
back

I. TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG


1. Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là những chất không được
phân hủy trong nhiều môi trường . Bao
gồm nhiều loại chai lọ , tủi dụng hay đồ
chơi cũ Chất thải ni lông gồm các bao bì
bằng nhựa polyethylene ( PE ) sau khi sử
dụng trở thành rác thải . Trong rác thải
sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng
có chứa các loại nhựa phế thải . Rác thải
ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa ,
trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE .
back

I. TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG


2. Nguyên nhân:
Vậy nguyên nhân làm tăng rác thải nhựa là do đâu?
Cuộc sống nhộn nhịp vội vã khiến nhiều người thích sử dụng đồ nhựa 1 lần, bởi chúng
nhanh, gọn, không cần rửa, lau chùi, dọn dẹp. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng những
loại nhựa này mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm mới có thể phân hủy được.
Trong khoảng thời gian đó, nó đã gây ra bao tác hại cho môi trường.
•Nhiều người tiêu dùng không suy nghĩ, cứ thấy các sản phẩm bằng nhựa rẻ, đẹp là sử
dụng mà chẳng quan tâm chúng có ảnh hưởng tới môi trường về sau
•Sau những đêm ca nhạc, lễ hội là những bãi rác được các bạn trẻ để lại nhiều vô số. Họ
để rác thải nhựa trên khắp đường phố, lẫn trong các lùm cây,… khiến cho việc thu gom,
phân loại, xử lý và tái chế số lượng rác thải nhựa này thêm khó khăn.
back

I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG


3. Mối quan hệ giữa giác thải nhựa và môi trường

Môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải


nhựa . Gây nên ô nhiễm môi trường đất , nước , không
khi ... Để cải thiện môi trường , chúng ta nên nhận thức
được trách nhiệm và ý thức của bản thân mỗi người .
Vì vậy , mọi người nên thực hiện quản lý môi trường.
back

II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY


Những con số thống kê lượng sử dụng túi nilon, chai nhựa cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt
Nam thật đáng lo ngại.
• Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi tháng, mỗi gia đình sử
dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ
Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên
tới 80 tấn.
• Còn theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng
thời gian 1990 – 2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng
lên chóng mặt, từ 3,8 kg/người/năm lên đến 41 kg/người/năm
Trong khi đó, lĩnh vực xử lý và tái chế nhựa ở Việt Nam chưa phát
triển, nên đa số rác thải được chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi
trường.
• Đơn cử ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa thì có 48.000 tấn được đem đi
chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường.
• Còn theo ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Kế hoạch đầu tư cho rằng chỉ có 10% rác
thải nhựa Việt Nam được đem đi tái chế, còn lại hơn 90% được đem đi chôn, lấp hoặc xả ra môi
trường.
Những con số ở trên cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam thật đáng báo động, đòi hỏi
chúng ta phải chung tay, nâng cao ý thức cá nhân mới có thể cùng nhau bảo vệ môi trường.
back

II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY

 Thực trạng xử lý, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam:
Việc xử lý, tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, lạc hậu và có nhiều hạn
chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn
lại là được tái chế (Theo ông Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư). Trong khi việc xử lý theo cách chôn, lấp, đốt có rất nhiều nhược điểm, gây hại cho
môi trường, con người.
Những vấn đề mà việc xử lý, tái chế rác thải nhựa gặp phải có thể nhắc đến:
•Lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải nhựa ở nước ta chưa phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ,
diễn ra chủ yếu ở một số doanh nghiệp nhỏ. Những đơn vị này có vốn đầu tư hạn chế,
công nghệ đã lỗi thời, thiếu kế hoạch… nên hiệu quả chưa có.
•Cùng với đó, người dân thiếu ý thức trong việc phân loại rác thải ngay tại nguồn gây
nhiều khó khăn cho phân loại, xử lý và tái chế. Như trong 3.000 tấn rác đem đi tái chế ở
thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ thu được 50 – 60 tấn nhựa tái sinh chất lượng thấp (Theo
thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam).
back

II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY

Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước trên thế giới có lượng rác
thải nhựa đổ ra biển lớn với 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm.
back

III. HẬU QUẢ


•Chính vì tình hình rác thải nhựa đang lên đến mức báo động như trên, thì tác hại mà chúng gây ra
cho môi trường cũng không hề nhỏ. Cụ thể:
•Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân
huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm. Đơn cử theo thông
tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau 450 năm – 1000 năm; ống hút, nắp
chai sẽ phân hủy sau 100 năm – 500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm…
•Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân
bằng sinh thái.
•Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường
nước:
•Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh
hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…
•Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá
trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể
làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
•Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian
nghỉ ngơi và thư giãn của con người…
back

Rác thải nhựa rất khó bị phân hủy


back

IV. BIỆN PHÁP


Để bảo vệ bản thân, làm đẹp Việt Nam, làm sạch trái đất, không còn
cách gì hơn là chúng ta cần phải hạn chế lượng rác thải nhựa thải ra môi
trường bằng một số biện pháp sau:
• Sau khi sử dụng đồ nhựa, hãy vất bỏ vào thùng rác, điểm thu gom,
tránh vứt bừa bãi.
• Hạn chế sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa sử dụng một lần và thay thế
bằng đồ sử dụng nhiều lần từ vải, sứ, gỗ, tre,…
• Mỗi người và gia đình cần phân loại rác thải nhựa trước khi mang ra
bãi rác hoặc để người thu gom rác đến xử lý giúp việc tái chế nhựa dễ
dàng hơn
• Các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… và mỗi cá nhân
phải chung tay bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế dùng cốc nhựa, túi
nilon, các đồ dùng nhựa 1 lần và thay vào đó hãy sử dụng sản phẩm sinh
học thân thiện với môi trường
Là sinh viên, em thấy cần làm gì nhằm
hạn chế những tác hại của rác thải nhựa
gây ra ? `
1. Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa
Sử dụng ống hút có những tiện lợi nhất định, nhưng lại tạo ra một
lượng rác thải không nhỏ. Thay vì sử dụng ống hút nhựa, hãy chọn
dùng loại ống hút làm từ thép không gỉ hoặc ống hút làm từ tre
dùng nhiều lần.
2. Hạn chế kẹo cao su.
Theo truyền thống, kẹo cao su được làm từ nhựa cây chicle, một loại cao su tự
nhiên. Nhưng khi các nhà khoa học tạo ra cao su tổng hợp, polyethylene và
polyvinyl acetate, thì nhiều nhà sản xuất bắt đầu dùng nó để thay thế cao su thiên
nhiên trong hầu hết các loại kẹo cao su vì tính kinh tế của nó. Bởi vậy, khi ăn kẹo
cao su, chúng ta không chỉ bạn đang nhai nhựa, mà còn có thể nhai nhựa độc hại.
3. Mua đồ có bao bì hộp giấy thay vì chai/hộp nhựa.
Khi mua bột giặt hay chất tẩy khác, hãy lựa chọn sản phẩm cùng loại
nhưng được đóng trong hộp giấy thay vì chai nhựa (nếu có). Các-
tông có thể dễ dàng tái chế và chế tạo thành nhiều sản phẩm hơn là
nhựa.
4. Mua số lượng lớn
Khi mua những loại thực phẩm và lương thực như gạo, mì ống,
đậu, các loại hạt, ngũ cốc… nếu lựa chọn mua với số lượng lớn
đầy ắp túi đựng hoặc đồ chứa có thể tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm
cả tiền bạc và bao bì.
5. Dùng lọ thủy tinh có thể tái sử dụng.
Chúng ta có thể mua nhiều loại thực phẩm được dựng trong bình/lọ
thủy tinh thay vì bằng nhựa. Nếu có đồ đựng bằng nhựa khi mua một
số sản phẩm khác, nếu còn lành lặn thì đừng vứt chúng đi, hãy rửa sạch
và sử dụng chúng để lưu trữ thực phẩm.
6. Mang theo đồ đựng của riêng nếu có thể.
Cho dù mua đồ ăn để mang về hoặc gói đồ ăn còn thừa ở nhà
hàng sau khi dùng bữa, nhớ mang theo các đồ đựng có thể tái sử
dụng. Khi gọi đồ mang về, hãy thông báo với nhà hàng rằng chúng
ta có thể lấy thức ăn vào hộp mang sẵn. Hầu hết các nhà hàng sẽ
chấp nhận yêu cầu đó.
7. Hạn chế tích trữ bằng cách đông lạnh thực phẩm.
Thực tế là tích trữ thực phẩm ở ngăn đá của tủ lạnh hay tủ đông sẽ
mang đến sự tiện lợi cho chúng ta, nhưng nó cần sử dụng đến nhiều bao
bì nhựa để bọc thực phẩm. Hãy cân nhắc vì ngoài lợi ích về môi trường
mà nó mang thì còn có những lợi ích khác nhìn thấy rõ ràng – đó là
chúng ta sẽ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn hơn và tránh được các hóa chất
trong bao bì nhựa của chúng.
8. Tuyên truyền, vận động.
Nếu đã làm tốt những hành động ở trên, thì hãy tuyên truyền, vận
động bạn bè, người thân cùng chung tay hạn chế tác hại của rác
thải nhựa; tạo nên một môi trường học tập, một xã hội xanh, sạch,
đẹp, “ Nói không với rác thải nhựa ’’ nhé !

You might also like