You are on page 1of 2

Khái niệm rác thải nhựa

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm
nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa
polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các
loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn
hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số
năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm.
Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau 450 năm –
1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm – 500 năm; bàn chải đánh răng
phân hủy sau 500 năm…

http://trungtamytequangyen.vn/bai-viet/rac-thai-nhua-tac-hai-va-hau-qua-doi-voi-moi-
truong-1100
Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở nước ta
hiện nay khoảng 24,5 triệu tấn và chất thải rắn công nghiệp là 8,1 triệu tấn. Trong đó, rác
thải nhựa, nilon hiện đang là một vấn đề khiến Chính phủ phải đau đầu. Ước tính, mỗi
ngày nước ta xả ra khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa và có từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn được
xả ra đại dương. Đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, lượng rác
thải nhựa trên biển của nước ta nhiều thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và
Philippines. Việt Nam có tổng cộng 112 cửa biển và 80% rác thải trên biển đều trôi ra từ
đây. Trong đó, phần lớn đều là rác thải sinh hoạt. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom rác thải
sinh hoạt tại đô thị hiện nay đạt khoảng 70% đến 85% và ở nông thôn chỉ khoảng 40%
đến 55%. Đối với hoạt động công nghiệp, tỷ lệ thu gom rác thải rắn đạt chỉ 31%. Phương
pháp xử lý rác thải phổ biến nhất ở nước ta vẫn là chôn lấp và đốt thủ công. Cả nước hiện
có hơn 660 bãi chôn lấp nhưng chỉ khoảng 120 bãi là hợp vệ sinh. Theo phạm vi, nơi có
tỷ lệ phát sinh rác thải nhiều nhất là khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.
Điều này đã và đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường một cách
nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý rác thải ở nước ta vẫn còn hạn chế, chẳng hạn
như: Rác chưa được phân loại tại nguồn; Thiếu công nghệ; Thiếu nguồn lực;….Tuy
nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu quy định và giải pháp đồng bộ. Hiện nay, Việt Nam
đang đặt ra mục tiêu xử lý rác thải đô thị đạt 90% vào năm 2025 và 100% vào năm 2050.
Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi mỗi người dân phải chủ động trong vấn đề phân loại
và vứt rác đúng nơi quy định, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và đầu tư
nghiên cứu nhiều hơn nữa về quy trình xử lý rác thải.
Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới
Có thể thấy rằng con số về rác thải chỉ riêng tại Việt Nam đã đủ khiến chúng ta phải hoa
mắt. Trong khi đó, toàn thế giới có đến 204 quốc gia và nhiều khu tự trị, vùng lãnh thổ
khác. Tuy không thể thống kê một cách chính xác lượng rác thải trên toàn cầu nhưng theo
ước tính, con số này có thể ở mức 4 tỷ - 5 tỷ tấn mỗi năm. Trong đó, 50% là từ các nước
phát triển. Cụ thể, với một quốc gia chiếm 4% dân số thế giới như nước Mỹ thì lượng rác
thải xả ra là khoảng 246 triệu tấn.
Mỗi năm, toàn thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa và 5.000 tỷ túi nilon.
Trong đó: Có đến một nửa sản phẩm nhựa chỉ dùng một lần; 1/3 số túi nilon không được
thu gom; 12,7 triệu tấn rác thải sẽ đi vào đại dương;….Thậm chí, lượng rác thải này đủ để
bao quanh 4 lần Trái Đất và phải mất đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy. Trong 50
năm qua, lượng rác thải nhựa đã gia tăng đến 20 lần và dự kiến sẽ tiếp tục tăng gấp đôi
trong vòng 20 năm tới.
Rác thải không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đe
dọa các loài sinh vật mà còn làm suy giảm nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói
riêng. Tính đến nay, đã có rất nhiều địa điểm du lịch trên thế giới phải đóng cửa tạm thời
hoặc vô thời hạn vì rác. Chẳng hạn như: vịnh Maya (Thái Lan), san hô trên đảo Giáng
Sinh (Úc), Boracay (Philippines),….
Hiện nay, không riêng gì Việt Nam mà phần lớn các quốc gia trên thế giới đều đang phải
đối mặt với những khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều quốc
gia tạo được những thành tựu đáng tự hào như:
- Thụy Điển có đến 99% rác thải sinh hoạt được xử lý và tiếp tục nhập khẩu rác từ các
quốc gia trên thế giới, tạo thành một nền công nghiệp có thặng dư cao.
- Australia đã áp dụng công nghệ sinh học vào tái chế rác thải nhựa.
- Na Uy tái chế 97% rác thải nhựa và vòng đời của chúng có thể lên đến 50 lần tái chế.
- Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản áp dụng công nghệ đốt chất thải rắn để phát điện.
https://phuongnam24h.com/thuc-trang-rac-thai-o-nuoc-ta-va-tren-the-gioi-hien-nay.html

You might also like