You are on page 1of 4

C.

BAO BÌ THỰC PHẨM ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG:


Thực trạng:
-Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ tài nguyên và môi
trường, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt.
Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương
đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể
bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước khi
bị tiêu hủy hoàn toàn.
Nguyên nhân:
-Là do ý thức và thói quen tiêu dùng bao bì nhựa của người Việt Nam chưa
đồng đều.
-Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém…
-Chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa.
Hậu quả:
*Ô nhiễm môi trường nước:

-Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì
lượng rác thải nhựa thải ra biển mỗi năm là 0,28 tấn – 0,73 tấn, chiếm 6% và là
nước xếp thứ 4 về lượng rác thải nhựa trên biển của toàn thế giới. 
Nguyên nhân:
-Rác thải nhựa từ đất liền trôi theo ống nước ngầm, sông, suối… ra biển.
Nguyên nhân là do ý thức của người dân khi xả rác ra sông, xả rác vô ý thức
trên đường phố, gió và mưa cuốn trôi xuống cống ra biển. Hoặc nhiều loại rác
thải nhựa như khăn ướt, bông tẩy trang, băng vệ sinh,.. bị xả xuống bồn cầu rồi
ra cống tới biển.
-Rác thải nhựa do hoạt động du lịch: Khách du lịch khi tham quan, tham gia
các hoạt động vui chơi, ăn uống trên biển hoặc gần các bãi biển do thiếu ý thức
đã xả rác xuống biển hoặc bờ biển… 
-Rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt hải sản: Những chiếc lưới, dụng cụ đánh
bắt hỏng bị vứt đi hoặc rơi xuống biển, và cả chất thải từ tàu lưu thông trên
biển cũng là nguyên nhân làm tăng rác thải nhựa trên biển.
-Do sự tàn phá từ bão, sóng thần cuốn theo đồ đạc, vật dụng bằng nhựa, rác
thải nhựa từ đất liền xuống biển…
Tác hại:
Tác hại đối với sinh vật biển:
-Làm giảm khả năng hấp thu thức ăn của sinh vật:
+Theo thông tin từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thì có khoảng 267
loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải các mảnh vi nhựa trên biển:
+Trung bình trong mỗi con cá có 2,1 mảnh nhựa.
+Sinh vật biển như chim, rùa, động vật có vú… thường nhầm rác thải nhựa là
thức ăn và nuốt chúng vào. 
+Rùa biển thường nhận nhầm túi nilon là sứa. 
+Hải âu lại tưởng mảnh nhựa đỏ là mực… 
+Rác thải nhựa sau khi vào cơ thể sinh vật có thể gây tổn hại thành ruột hoặc
gây tắc nghẽn, dẫn tới giảm khả năng hấp thụ của sinh vật, thậm chí gây tử
vong.
Tác động đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể sinh vật:
-Khi sinh vật biển ăn phải rác thải nhựa, mà trong nhựa có chứa chất phụ gia
nên sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể
chúng.
-Gây ra bệnh và cái chết cho sinh vật qua đường ăn uống
-Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cho biết mỗi năm có
khoảng 100.000 động vật có vú biển, hàng triệu loài cá, chim biển đã chết vì ăn
rác thải nhựa. 
+Các sinh vật biển này có thể chết do nhựa hoặc bị thiếu thức ăn do nhựa đã
giết chết các sinh vật trong chuỗi thức ăn của chúng.
-Còn theo kết quả nghiên cứu khoa học của UC Davis vào tháng 11/2016 thì đã
có trường hợp chim biển chết do ăn phải rác thải nhựa. Và họ ước tính đến năm
2050 sẽ có 99% chim biển ăn nhầm rác thải nhựa.
Gây ra cái chết của sinh vật biển khi mắc phải, bị kẹt:
-Đối với những sinh vật biển khi vướng vào lưới đánh cá bị bỏ đi hoặc các loại
rác thải nhựa khác, chúng sẽ không thể thoát ra được nên sẽ yếu dần và chết.
 Làm phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học:
-Rác thải nhựa sẽ gây ra cái chết của nhiều loài sinh vật biển, dẫn đến nguy cơ
tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đa dạng sinh học.
-Ngoài ra còn làm thay đổi cấu trúc, thành phần loài của hệ sinh thái do việc
chuyên chở các sinh vật ngoại lai thông qua rác thải nhựa từ nơi khác đến. 
*Ô nhiễm môi trường khí:

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường khí: khói bụi công
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, cháy rừng,… nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn
là do rác thải nhựa gây ra.Tình trạng chất thải được đổ vào các bãi chứa lộ
thiên hoặc được đốt ngoài trời gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Tác hại:
Đối với động, thực vật: Ô nhiễm không khí làm sản sinh ra một lượng Flo lớn,
đây là một loại khí độc hại khiến cho nhiều loại động vật, vi sinh vật nhiễm độc
cực nhanh. Hơn nữa, các loại khí thải vào bên trong không khí như lưu huỳnh
dioxit, chì, flo, nito dioxit,... làm giảm đi sức đề kháng của các loại động vật,
Đồng thời thực vật cũng sẽ không có đủ lượng oxy đi quang hợp làm cho khả
năng thoát nước suy giảm, sâu bệnh hoành hành nhiều hơn.

Các hiện tượng biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính xảy ra do ô
nhiễm môi trường không khí gián tiếp tác động lên các loài thực vật. Cây thiếu
thức ăn là các chất dinh dưỡng, vi sinh vật, canxi,... Bên cạnh đó, mưa axit
cũng làm giải phóng ion nhôm vào nước làm hại rễ cây, giảm khả năng hấp thu
dưỡng chất của chúng, đồng thời ăn mòn lớp bảo vệ sáp của lá cây khiến cho
chúng chết dần chết mòn.
Biện pháp khắc phục:

Trồng nhiều cây xanh: Đẩy mạnh việc trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc
để cây xanh có thể hấp thụ các chất độc hại và khí CO2. Bên cạnh đó, ở trong
nhà nên trồng thêm các loại cây thanh lọc không khí cây thường xuân, cây lưỡi
hổ, cây tuyết tùng,...

Xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn: Vứt rác đúng nơi quy định, áp dụng các công
nghệ xử lý rác thải tân tiến trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

*Ô nhiễm môi trường đất:

Nguyên nhân: Canh tác nông nghiệp, biến đổi của tự nhiên,… Và nghiêm
trọng nhất vẫn là do chất thải bao bì nhựa.
Tác hại:

Ảnh hưởng đến đất đai: Môi trường đất khi bị ô nhiễm sẽ làm cho cấu tạo đất
bị thay đổi, dễ bị xói mòn và làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có khi có
mưa lớn, nghiêm trọng hơn có thể làm mất khả năng khai thác của đất.

Ảnh hưởng đến nguồn nước: Theo cơ chế thẩm thấu mà tình trạng ô nhiễm
môi trường đất còn làm ảnh hưởng xấu đến các mạch nước ngầm. Điều này
được cho là vô cùng nguy hiểm cho con người, bởi hiện nay hầu hết lượng
nước được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đều đến từ nguồn nước ngầm.

Ảnh hưởng tới các loài động vật: Khi đất bị ô nhiễm, nhiều loại động vật phải
di chuyển tới các khu vực khác để sinh sống. Lúc này chúng phải tìm cách
thích nghi với môi trường mới, nhưng cũng sẽ có rất nhiều loài không thể thích
nghi được và bị chết.

Biện pháp khắc phục:


-Nâng cao ý thức con người
-Thực hiện các biện pháp tuyên truyền bảo vệ môi trường
-Dự án sử dụng bao bì giấy thay cho bao bì nhựa.

You might also like