You are on page 1of 4

Tự luận

câu 3: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm
nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang
phát triển.
Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:
+ Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới
+ Chiếm 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.
– Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:
+ Trong cơ cấu dân số các nước này: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp và tỉ
lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
+ Tuổi thọ trung bình của người dân các nước này cao hơn tuổi thọ trung bình của
thế giới (76 tuổi).
Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội, môi
trường?
-Kinh tế: Hạn chế tốc độ tăng trưởng KT
+ Khó khăn cho việc giải quyết việc làm, sắp xếp lao động
+ Làm giảm GDP và các chỉ tiêu kinh tế theo đầu người.
+ Nhu cầu tiêu dùng lớn, hạn chế việc tích lũy tái sản xuất mở rộng của nền KT
-Xã hội:
+ Thu nhập và mức sống dân cư thấp
+ Gây áp lực nặng nề tới việc đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội khác.
-Môi trường:
+ Cạn kiệt nguồn tài
+Biến đổi khí hậu: nhiệt độ trái đất tăng lên
+ Ô nhiễm nguồn nước ngọt
+ Suy giảm đa dạng sinh vật: Nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 4:
a) Biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành vấn đề cấp bách bởi vì:
- Sự thay đổi khí hậu dang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có bởi một khối
lượng khổng lồ khí CO2, CH4 và các khí khác gây hậu quả nghiêm trọng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây ung thư da, mù mắt…
- Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối bị mất mùa, dịch bệnh hại
cây trồng vật nuôi…
- Băng tan gây ngập lụt, mất đất nông nghiệp, đe dọa thiếu lương thực
- Nhiều thiên tai nghiệm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả (bão, lụt…)
- Mưa axit ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, các công trình xây dựng…
b) Nỗ lực của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Việt Nam là một trong những nước có Chương trình mục tiêu quốc gia chống
biến đổi khí hậu sớm nhất (từ tháng 12, năm 2008). Đây là cơ sở để nước ta có
những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, xây dựng luật phòng chống thiên tai, ban hành các chính sách cứu
trợ thiên tai cho từng vùng.
- Khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác quốc
tế, huy động nguồn lực… cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Việt
Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2015 sẽ vận động được nguồn tài trợ 3 đến 5 tỉ USD
chống biến đổi khí hậu.
- Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu
- Sắp tới, kế hoạch chống biến đổi khí hậu của nước ta sẽ tập trung vào 5 vấn đề
lớn:
+ Khẩn trương xây dựng và gia cố hệ thống đê biển, quai đê ở ĐBSCL.
+ Chú trọng đến rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn có
tác dụng tiêu lực sóng biển, giảm bão lũ
+ Phòng chống triều cường tại các tỉnh phía Nam
+ Đưa ra đề án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
+ Hoàn thiện hệ thống quan trắc, đo đạc, dự báo thời tiết.
Câu 5: Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại
Hiện nay, môi trường trên Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trọng, ô nhiễm nặng nề
về nguồn nước, đất, khí quyển:
- Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề bởi khí thải công nghiệp, khói xe; lượng CO 2
tăng lên đáng kể gây ra hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên; hiện tượng mưa
axit xuất hiện ở nhiều nơi; thủng tầng ô dôn…gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe đời sống con người và các hoạt động kinh tế.
- Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào
các sông, hồ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới:
có khoảng 1,3 tỉ người bị thiếu nước sạch (1 tỉ người thuộc các nước đang phát
triển).
- Nước thải chưa xử lí thải ra song, biển cùng sự cố tràn dầu, đắm tàu…đã làm ô
nhiễm môi trường biển và đại dương gây tổn thất lớn, phá hủy môi trường sống
của nhiều loài sinh vật dưới nước.
b, liên hệ vấn đề chủ yếu về vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta
Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện ở sự gia tăng các thiên
tai (bão, lũ, hạn hán…) và sự biến đổi thất thường về khí hậu, thời tiết.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã
trở thành vấn đề quan trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu
động dân cư và mốt ố vùng cửa sông, ven biển.
Câu 6 :Một trong những vấn đề xã hội mang tính cấp thiết cần giải quyết của
từng nhóm nước hiện nay là gì? Tại sao? Hướng giải quyết các vấn đề đó như
thế nào?
a) Vấn đề xã hội mang tính cấp thiết cần giải quyết của từng nhóm nước:
- Đối với các nước đang phát triển: vấn đề về dân số
- Đối với các nước phát triển: vấn đề vê tài nguyên và môi trường
b) Giải thích:
* Đối với các nước đang phát triển:
- Tỉ trọng dân số so với thế giới rất lớn: chiếm khoảng 80 % dân số của thế giới.
- Tốc độ phát triển dân số rất nhanh: chiếm khoảng 95% số dân gia tăng hàng năm
của thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình năm của các nước này trong giai
đoạn 1995 – 2000 là 1,7%, giai đoạn 2001 – 2005 là 1,5%.
- Kinh tế chậm phát triển
- Hậu quả:
+ Gây sức ép rất lớn tới phát triển kinh tế và tái sản xuất mở rộng
+ Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: y tế, giáo dục, việc làm…
+ Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó cải thiện
* Đối với các nước phát triển:
- Công nghiệp phát triển, các chất thải của sản xuất công nghiệp nhiều.
- Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, rác thải sinh hoạt nhiều.
- Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu rất lớn, khai thác và tác động mạn tới môi
trường tự nhiên.
- Hậu quả:
+ Làm cho môi trường bị ô nhiễm
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
(Chú ý: cần có số liệu chứng minh)
c) Hướng giải quyết:
- Đối với các nước đang phát triển:
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt kế hoạch hóa dân số và kế
hoạch hóa gia đình
+ Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế
+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân
- Đối với các nước phát triển
+ Tăng cường sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu sạch để hạn chế tới mức tối đa
các chất thải và sự tác động vào môi trường tự nhiên
+ Xử lí triệt để các chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường

You might also like