You are on page 1of 15

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại


Bài 1 trang 9 sgk Địa Lí 11: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
Lời giải:
- Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người người
(GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người
(HDI) ở mức cao.
- Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và
chỉ số HDI ở mức thấp.
- Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan
xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác nhau ở lĩnh vực thế mạnh của
mình.
- Phần lớn các nước đang phát triển đềucó nợ nước ngoài và nhiều nước khó có
khả năng thanh toán nợ.
Bài 2 trang 9 sgk Địa Lí 11: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.
Lời giải:
a. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế
kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và
phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những
thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. Các công nghệ này đã tác
động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, bốn công
nghệ trụ cột tạo ra nhiều thành tựu nhất, bao gồm: công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
b. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát
triển kinh tế - xã hội.
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể làm ra
sản phẩm (sản xuất phần mềm các ngành công điện tử,...).
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu
mới, công nghệ gen,...) các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,..).
- Thay đổi cơ cấu lao động: Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp
tạo ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm
trên máy tính...) ngày càng cao.
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi
toàn cầu.
Bài 3 trang 9 sgk Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ đường biểu hiện
tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận
xét.

Năm 1990 1998 2000 2004


Tổng nợ 1310 2465 2498 2724
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 11 | Giải bài tập Địa Lý 11


Biểu đồ tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển giai đoạn 1990 -
2004.
- Nhận xét: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh, từ
1990 đến 2004 tăng lên gấp 2 lần.
BÀI 2
Bài 1 trang 12 sgk Địa Lí 11: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa
kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
Lời giải:
a. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế.
- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ
kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến
mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hóa có những
biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài
tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có
vị trí ngày càng to lớn.
- Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn
cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) thế giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa
thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động
rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty xuyên quốc gia nắm trong tay
nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
b. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
- Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế
tòan cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng
nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
Bài 2 trang 12 sgk Địa Lí 11: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình
thành dựa trên những cơ sở nào?
Lời giải:
Do sự phát triển không đều và sức ép của cạnh tranh, trong các khu vực trên thế
giới, những quốc gia có nét chung về địa lý, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục
tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc
thù. Hiện nay trên thế giới, ở mỗi châu lục đều có tổ chức quốc tế khu vực.
BÀI 3
Bài 1 trang 16 sgk Địa Lí 11: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số
diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu
ở nhóm nước phát triển.
Lời giải:
- Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát
triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm
của thế giới
- Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người
dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ
dân số thế giới ngày càng tăng. Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi
từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên
nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm
nước phát triển có dân số già.
Bài 3 trang 16 sgk Địa Lí 11: Lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường
toàn cầu theo mẫu:

Lời giải:

Vấn đề môi trường Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp


Biến đổi khí hậu: Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển, gây hiệu ứng nhà
kính. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Giảm khí phát thải CO2.
Ô nhiễm nguồn nước ngọt:. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được
xử lí đưa trực tiếp vào các sông hồ. Nguồn nước nhiều nơi trên thế giới bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Xử lí nước thải trước khi đưa vào các sông, hồ.
Suy giảm đa dạng sinh học: Con người khai thác thiên nhiên quá mức.
Nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Khai thác hợp lí, đi đôi với bảo vệ, phát triển ( nuôi trồng, bảo tồn,...)
BÀI 5
Bài 1 trang 23 sgk Địa Lí 11: Các nước châu Phi cần có những giải pháp gì để
khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên?
Lời giải:
- Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Áp dụng các biện pháp thuỷ lợi để hạn chế sự khô hạn.
bài 2 trang 23 sgk Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét sự thay đổi
tỉ lệ dân số châu Phi so với các châu lục khác:
Lời giải:
Tỉ lệ tăng của dân số châu Phi nhanh và tương đối đều qua các thời kì, trong khi
một số châu lục khác giảm (châu Âu), không tăng (châu Đại Dương),tăng giảm
không ổn định (châu Mĩ), tăng nhẹ (châu Á).
Bài 3 trang 23 sgk Địa Lí 11: Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân cư
và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này.
Lời giải:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, nên dân số tăng nhanh, gây nhiều áp lực
nặng nề đến chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế và tài nguyên, môi trường.
- Tỉ lệ người nhiễm HIV cao, làm suy giảm lực lượng lao động.
- Các cuộc xung đột tại nhiều khu vực đã cướp đi hàng triệu sinh mạng, trong đó
có một lực lượng lớn người trong độ tuổi lao động.
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, xung đột sắc tộc, đói
nghèo; bệnh tật đã và đang đe doạ cuộc sông của hàng trăm triệu người châu
Phi.
Đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 11
I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc
điểm là

A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.


B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, hu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 2. Trong số các quốc gia sau quốc gia nào là nước công nghiệp mới?

A. Hàn Quốc.
B. Thụy Điển.
C. Việt Nam.
D. Nhật Bản.

Câu 3. Việt Nam hiện nay là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào
dưới đây?

A. EU.
B. NAFTA.
C. ASEAN.
D. MERCOSUR.
Câu 4. Hiện nay trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở

A. nhóm nước phát triển.


B. nhóm nước đang phát triển.
C. nhóm G8.
D. nhóm nước NICs.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay trên thế
giới là do

A. con người khai thác quá mức.


B. biến đổi khí hậu toàn cầu.
C. ô nhiễm môi trường.
D. dịch bệnh.

Câu 6. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan

A. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm.


B. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
C. hoang mạc, bán hoang mạc.
D. xa van và xa van - rừng.

Câu 7. Quốc gia nào hiện nay đầu tư vào khu vực Mĩ La Tinh nhiều nhất?

A. Canada.
B. Nhật Bản.
C. Hoa Kỳ.
D. Nga.
Câu 8. Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc trong khu vực Tây Nam Á?

A. Ấn Độ giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Hồi giáo.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nền kinh tế tri thức?

A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu.


B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu.
C. Trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu.
D. Dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về xu hướng toàn cầu hóa?

A. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia trong khu vực.
B. Tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới.
C. Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
D. Là xu thế tất yếu.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?

A. Tạo ra nguồn lao động dồi dào.


B. Giá nhân công rẻ.
C. Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp.
D. Thiếu nguồn lao động.
Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu làm diện tích đất ven các hoang mạc, bán hoang
mạc của châu Phi hiện nay ngày bị hoang hóa là do

A. vị trí địa lí .
B. khai thác rừng quá mức.
C. thiếu nước trong sản xuất .
D. khai thác khoáng sản.

Câu 13. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát ở khu vực
Mĩ La Tinh là do

A. dân số tăng nhanh.


B. kinh tế phát triển mạnh.
C. cải cách ruộng đất không triệt để.
D. chính sách chuyển cư.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của khu vực Trung Á?

A. Nằm ở ngã 3 châu lục.


B. Từng có “Con đường tơ lụa’’ đi qua.
C. Dân cư phần lớn theo đạo Hồi.
D. Cảnh quan chính là thảo nguyên và hoang mạc.

Câu 15. Điểm khác nhau về mặt kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây
Nam Á là

A. có khí hậu khô nóng.


B. có khả năng phát triển kinh tế biển.
C. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.
D. có nguồn dầu mỏ phong phú.
Câu 16. Điểm giống nhau về mặt xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á

A. có thế mạnh về nông, lâm, thủy sản.


B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hồi.
C. có nền kinh tế phát triển mạnh.
D. có trữ lượng dầu mỏ lớn.

Câu 17. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị:
%)

Nhóm tuổi

0 – 14

15 - 64

65 trở lên

Đang phát triển

32

63

5
Phát triển

17

68

15

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ cấu
dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước?

A. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ.


B. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số già.
C. Nhóm nước phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi
thấp.
D. Nhóm nước đang phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65
tuổi thấp.

Câu 18. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về lượng
dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới?

A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác lớn nhất.
B. Bắc Mĩ là khu vực tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất.
C. Trung Á là khu vực có sự chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng nhỏ
nhất.
D. Chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng của Trung Á lớn hơn Đông
Âu.
Câu 19. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị:
%)

Nhóm tuổi

0 - 14

15 - 64

65 trở lên

Đang phát triển

32

63

Phát triển

17

68

15
Để thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm
nước đang phát triển, giai đoạn 2000 – 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp
nhất?

A. Cột chồng .
B. Miền.
C. Tròn.
D. Đường.

Câu 20. Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU PHI, GIAI ĐOẠN 1985
– 2004 (Đơn vị: %)

Năm

Quốc gia

1985

1990

1995

2000

2004

Nam Phi
-1,2

-0,3

3,1

3,5

3,7

Để thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi, giai đoạn 1985-2004,
biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột .
B. Miền.
C. Tròn.
D. Đường.

B. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa? Theo em toàn cầu hóa mang đến cho
Việt Nam những cơ hội gì? (3,0 điểm)

Câu 2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội của Châu Phi? Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục
những khó khăn về mặt tự nhiên? (2,0 điểm)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 11


A. Trắc nghiệm 1d2a3c4b5a6b7c8d9b10a11d12b13c14a15b16b17d18d19c20a
B. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh.(0,25đ)
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. (0,25đ)
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.(0,25đ)
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. (0,25đ)
b. Toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam:
- Cơ hội:
+ Tự do hoá thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.(0,25đ)
+ Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.(0,25đ)
+ Đón đầu và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.(0,25đ)
+ Tạo điều kiện để đa phương hóa quan hệ quốc tế.(0,25đ)
- Thách thức:
- Cạnh tranh kinh tế phải làm chủ các ngành kinh tế mũi nhọn trong khi điều
kiện nhân lực, CSVC, KT hạn chế…(0,25đ)
- Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường; xói mòn giá trị đạo đức, khó
khăn trong giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp (0,25đ).
- Áp lực nặng nề về tự nhiên, suy thoái môi trường( 0,25đ).
- Chuyển giao công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm MT (0,25đ).
Câu 2 (2,0 điểm)
* Thuận lợi:
- Khoáng sản giàu có và đa dạng: kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu à phát
triển CN (0,25đ).
* Khó khăn:
- Khí hậu khô nóng: thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất (0,25đ).
- Diện tích hoang mạc, bán hoang mạc và xa van lớn: khó khăn cho phát triển
NN (0,25đ).
- Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức, làm hoang mạc hóa đất đai (0,25đ).
- Tài nguyên khoáng sản bị khai thác mạnh, có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm môi
trường (0,25đ).
b. Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn về mặt tự
nhiên
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí (0,5đ).
+ Tăng cường các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn (0,5đ

You might also like