You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ GIỮA HKI- K11

I - SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
Câu 1: Các nước công nghiệp mới là nước
A. bắt đầu công nghiệp hóa sớm. B. đã tiến hành đô thị hóa từ lâu.
C. có ngành dịch vụ rất phát triển. D. tỉ trọng nông nghiệp rất thấp.
Câu 2. các nước phát triển có GNI/người đạt
A. thu nhập cao.
B. trung bình cao.
C. trung bình thấp.
D. thu nhập thấp.
Câu 3. Để phản ánh sức khỏe, giáo dục và thu nhập của người dân các nước thì chúng ta
đang sử dụng tiêu chí nào sau đây ?
A. GNI/người.
B. HDI.
C. GDP/người.
D. Tuổi thọ trung bình.
Câu 4. Để đánh giá trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất của các nước, người ta dùng tiêu chí nào sau đây ?
A. Cơ cấu kinh tế theo ngành.
B. Chỉ số phát triển con người.
C. Bình quân GNI theo người.
D. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
Câu 5: Quốc gia (hoặc lãnh thổ) nào sau đây ở châu Mỹ được xếp vào nước công nghiệp
mới?
A. Hàn Quốc. B. Xin-ga-po. C. Đài Loan. D. Bra-xin.
Câu 6: Để nâng cao trình độ phát triển kinh tế, các nước đang phát triển hiện nay tập
trung đẩy mạnh
A. công nghiệp hóa. B. đô thị hóa. C. xuất khẩu. D. dịch vụ.
Câu 7. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ DÂN SỐ THÀNH THỊ CỦA ĐAN MẠCH NĂM 2019
Dân số (nghìn người) Dân số thành thị (nghìn người)
5800 5098
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, tỉ lệ dân thành thị của Đan Mạch năm 2019 là
A. 87,9%. B. 78,9%. C. 58,4%. D. 50,9%.
Câu 8. Các nước phát triển thường có
A. quy mô kinh tế lớn, đầu tư nước ngoài nhỏ.
B. quy mô kinh tế lớn, trình độ phát triển thấp.
C. chỉ số HDI rất cao, phát triển kinh tế tri thức.
D. cơ cấu dân số già, nguồn lao động dồi dào.
Câu 9. Các nước đang phát triển thường có
A. cơ cấu dân số già, nguồn lao động giảm.
B. tỉ lệ sinh rất thấp, gia tăng dân số luôn âm.
C. nợ nước ngoài nhiều, quy mô kinh tế nhỏ.
D. GNI/người thấp, trình độ phát triển kinh tế cao.
Câu 10. Để phân biệt sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm
nước phát triển và nhóm nước đang phát triển, chúng ta không dựa vào tiêu chí nào sau
đây ?
A. Cơ cấu kinh tế theo ngành.
B. Bình quân GDP và GNI.
C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Chỉ số HDI và đô thị hóa.
Câu 11. Cho biểu đồ:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA HÀN QUỐC

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc
giai đoạn 2010 - 2018 ?
A. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.
B. Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.
C. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
D. Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.
II - TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ VÀ AN NINH TOÀN CẦU
Câu 12: Các nước nhận đầu tư có cơ hội để
A. tận dụng các lợi thế tài nguyên. B. sử dụng đất đai, lao động giá rẻ.
C. thu hút vốn, tiếp thu công nghệ. D. sử dụng ưu thế thị trường tại chỗ.
Câu 13: Các nước đầu tư có cơ hội để
A. thu hút vốn, tiếp thu các công nghệ mới.
B. thu hút các bí quyết quản lý kinh doanh.
C. giải quyết việc làm và đào tạo lao động.
D. tận dụng lợi thế về lao động, thị trường.
Câu 14: Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục.
C. Văn hóa, giáo dục, công nghiệp. D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục.
Câu 15: Biểu hiện của Thương mại Thế giới phát triển mạnh là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng rất lớn.
D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rất rộng.
Câu 16: Tổ chức nào sau đây cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các
nước đang phát triển?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới.
B. Quỹ tiền Tệ quốc tế (IMF).
C. Ngân hàng Thế giới (WB).
D. Diễn đàn hạp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 17: Vấn đề nào sau đây chỉ được giải quyết khi có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các
nước trên toàn thế giới?
A. Sử dụng nước ngọt. B. An ninh toàn cầu.
C. Chống mưa axit. D. Ô nhiễm không khí.
Câu 18: Vấn đề nào sau đây hiện nay đang đe doạ nghiêm trọng đến an ninh của nhiều
quốc gia trên thế giới?
A. Xung đột sắc tộc. B. Xung đột tôn giáo.
C. Các vụ khủng bố. D. Buôn bán vũ khí.
Câu 19: Việc giải quyết vấn đề nào sau đây đòi hỏi có sự hợp tác toàn cầu?
A. Ồn định, hòa bình thế giới. B. Sử dụng hợp lí tài nguyên.
C. Chống khan hiếm nước ngọt. D. Bảo vệ môi trường ven biển.
Câu 20: Tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế toàn cầu là
A. làm thiệt hại sinh mạng rất nhiều người.
B. làm suy giảm GDP của hầu hết các nước.
C. gây ra nạn thất nghiệp trên toàn thế giới.
D. giảm thu nhập của những người lao động.
Câu 21. Thương mại thế giới phát triển mạnh là biểu hiện của toàn cầu hóa về
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. môi trường.
D. khoa học.
Câu 22. Tổ chức nào sau đây là tổ chức khu vực ?
A. Liên hợp quốc.
B. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
C. Tổ chức Thương mại Thế giới.
D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 23. IMF là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào?
A. Tổ chức thương mại thế giới.
B. Liên hợp quốc.
C. Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Câu 24. Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch
là mục đích của
A. Liên minh châu Âu.
B. Cục Điều tra Liên bang Mỹ.
C. Tổ chức Thương mại Thế giới.
D. Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc.
Câu 25. Vấn đề nào sau đây không thuộc về an ninh phi truyền thống?
A. An ninh lương thực.
B. Xung đột về sắc tộc.
C. Xung đột vũ trang.
D. An ninh năng lượng.
Câu 26. Ý nào sau đây không phải là biện pháp bảo vệ hòa bình?
A. Tăng cường đối thoại trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột.
B. Tích cực chạy đua vũ trang, đầu tư lớn cho quốc phòng.
C. Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
D. Tham gia tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
III- KHU VỰC MỸ LATINH
Câu 27. Các dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ La-tinh ?
A. Đồng bằng và sơn nguyên.
B. Sơn nguyên và cao nguyên.
C. Cao nguyên và núi thấp.
D. Núi cao và đồi trung du.
Câu 28. Biển của khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi để
A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.
B. đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
C. đẩy mạnh các hoạt động du lịch.
D. khai thác khoáng sản dầu khí.
Câu 29: Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở khu vực Mỹ Latinh là
A. bạc, đồng, ni-ken, bô-xít, mangan, dầu mỏ.
B. bạc, đồng, ni-ken, bô-xít, than đá, dầu mỏ.
C. chì, kẽm, ni-ken, bô-xít, mangan, dầu mỏ.
D. chì, kẽm, đồng, bô-xít, than đá, u-ra-ni-um.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh vật ở khu vực Mỹ Latinh?
A. Chiếm khoảng 25% diện tích rừng trên Trái Đất.
B. Có nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
C. Rừng mưa nhiệt đới A-ma-dôn lớn nhất thế giới.
D. Diện tích của rừng trồng lớn hơn rừng tự nhiên.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng về rừng ở khu vực Mỹ Latinh?
A. Cung cấp các loại lâm sản có giá trị.
B. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Giúp cân bằng môi trường sinh thái.
D. Là nơi dân cư phân bố rất tập trung.
Câu32: Mỹ Latinh là khu vực có tỉ lệ dân thành thị
A. rất cao và tăng nhanh. B. rất cao và tăng chậm.
C. khá cao và tăng chậm. D. nhỏ và gia tăng nhanh.
Câu 33: Số dân đô thị ở khu vực Mỹ Latinh tăng nhanh chủ yếu do
A. di cư từ nông thôn đến và gia tăng tự nhiên.
B. lao động kĩ thuật gia tăng và tỉ suất sinh cao.
C. nhập cư từ châu lục khác đến nhiều, di cư ít.
D. lao động ở khu vực dịch vụ tăng và nhập cư.
Câu 34. Với cơ cấu dân số trẻ thì khu vực Mỹ La-tinh không phải lo giải quyết vấn đề
A. thiếu hụt nhân lực cho sản xuất.
B. chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
C. mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.
D. tạo việc làm và nâng cao mức sống.
Câu 35: Do đô thị hóa tự phát nên dân đô thị ở khu vực Mỹ Latinh
A. ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập rất thấp.
B. thất nghiệp đông, thu nhập thấp, môi trường sống không tốt.
C. chủ yếu là làm thuê, mức sống thấp, điều kiện sống khá tốt.
D. thiếu việc làm, dân trí thấp, thu nhập khá tốt và rất ổn định.
Câu 36: Khu vực Mỹ Latinh có
A. dân số ít, cơ cấu dân số rất già. B. gia tăng dân số rất cao, dân trẻ.
C. dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. D. gia tăng dân số rất nhỏ, dân già.
Câu 37: Mỹ Latinh có nền văn hóa độc đáo chủ yếu do
A. có nhiều thành phần dân tộc. B. có người bản địa và da đen.
C. nhiều quốc gia nhập cư đến. D. nhiều lứa tuổi cùng hòa hợp.
Câu 38: Vấn đề nan giải bao trùm ở Mỹ Latinh là
A. có nhiều siêu đô thị dân đông. B. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao.
C. dân nông thôn vào đô thị đông. D. chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
Câu 39. Hiện nay khu vực Mỹ La-tinh cần phải giải quyết vấn đề
A. thiếu tài nguyên.
B. nợ nước ngoài.
C. bùng nổ dân số.
D. đánh đuổi thực dân.
Câu 40: Biện pháp phát triển kinh tế có hiệu quả của nhiều nước ở Mỹ Latinh hiện nay là
A. tích cực hội nhập, chống bạo lực, giảm tỉ lệ lạm phát, giải quyết việc làm.
B. tích cực hội nhập, tự do hóa thương mại, chính sách hướng đến người dân.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, phát triển thương mại, giảm thất nghiệp.
D. tự do hóa thương mại, chống bạo lực, tăng cường sự hợp tác giữa các nước.
Câu 41: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của khu vực Mỹ Latinh là
A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. dịch vụ. D. xây dựng.
Câu 42: Các ngành kinh tế chủ đạo ở Mỹ Latinh là
A. khai khoáng, chế tạo máy và du lịch.
B. trồng trọt, chăn nuôi và khai khoáng.
C. đánh cá, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
D. khai khoáng, nông nghiệp và du lịch.

IV. TỰ LUẬN
• Ôn luyện bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu.
Liên hệ thực tế với Việt Nam.
• Ôn luyện kỹ năng biểu đồ tròn và biểu đồ kết hợp

You might also like