You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Địa lí 11
Phần 1: Trắc nghiệm
Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước
*Nhận biết:
Câu 1: Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được
trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước
A. công nghiệp mới. B. phát triển. C. công nghiệp . D. đang phát triển.
Câu 2: Chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có cơ cấu kinh tế còn lạc
hậu là nhóm nước
A. đang phát triển. B. công nghiệp mới. C. công nghiệp. D. phát triển.
Câu 3: Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung vào ngành nào dưới đây?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Lâm nghiệp.
Câu 4: Các nước phát triển có đặc điểm gì?
A. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI thấp. B. Đầu tư ra nước ngoài ít, chỉ số HDI cao.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI thấp. D. Đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI cao.
Câu 5: Các nước đang phát triển có đặc điểm nào sau đây?
A. Thu nhập bình quân theo đầu người cao.
B. Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
C. Tuổi thọ trung bình của dân cư còn thấp.
Câu 6: Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển?
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Câu 7: Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để phân chia các nước thành nước phát triển và
nước đang phát triển là:
A. GDP bình quân đầu người, HDI và cơ cấu kinh tế.
B. GNI bình quân đầu người, HDI và chất lượng cơ sở hạ tầng.
C. GNI bình quân đầu người, chất lượng cơ sở hạ tầng và tỷ lệ đô thị hoá.
D. GNI bình quân đầu người, HDI và cơ cấu kinh tế.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm xã hội của các nước đang
phát triển?
A. Cơ cấu dân số già, dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.
B. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.
C. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.
D. Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm về kinh tế của nước phát triển?
A. Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm.
B. Ngành dịch vụ có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP,
C. Tốc độ tăng GDP rất cao.
D. Thường có quy mô GDP lớn.
*Thông hiểu:
Câu 10: Châu lục có huổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là
A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội
giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là
A. thành phần dân tộc và tôn giáo. B. quy mô và cơ cấu dân số.
C. trình độ khoa học - kĩ thuật. D. nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 12: Chỉ số phát triển con người HDI được xác định dựa vào các tiêu chí nào sau đây?
A. Thu nhập, trình độ dân trí, tuổi thọ trung bình.
B. Sự hài lòng và hạnh phúc với thực tế cuộc sống.
C. Tuổi thọ trung bình, bình đẳng giới và tự do.
D. Tỉ lệ giới tính, cơ cấu dân số và GDP/ người.
Câu 13: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp. B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp. D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.
Câu 14: Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ
yếu là do
A. môi trường sống thích hợp. B. chất lượng cuộc sống cao.
C. nguồn gốc di truyền D. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 15: “Công nghệ cao” được hiểu là
A. công nghệ có giá thành cao. B. chi phí nghiên cứu cao.
C. có năng suất lao động cao. D. có hàm lượng tri thức cao nhất.
Câu 16: Các nước có GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực:
A. Đông Á B. Đông Nam Á C. Đông Âu D. Bắc Mĩ
Câu 17: Điểm nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?
A. GDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân thế giới.
B. HDI thấp hơn mức bình quân thế giới
C. Tuổi thọ cao hơn mức bình quân thế giới
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Phương diện nào dưới đây không được phản ánh trong HDI?
A. Sức khoẻ. B. Mức độ đô thị hoá. C. Học vấn D. Thu nhập.
Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực. An ninh toàn cầu.
*Nhận biết:
Câu 1: Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững là tôn chỉ hoạt động của
A. Liên hợp quốc.
B. Ngân hàng Thế giới.
C. Liên minh châu Âu.
D. Tổ chức Thương mại Thế giới.
Câu 2: Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch là
tôn chỉ hoạt động của
A. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.
B. Tổ chức Thương mại Thế giới.
C . Ngân hàng Phát triển châu Á.
D. Liên minh kinh tế Á – Âu.
Câu 3: Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho
thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên
toàn thế giới là tôn chỉ hoạt động của
A. Tổ chức Thương mại Thế giới.
B. Tổ chức Du lịch Thế giới.
C. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
D. Liên minh châu Phi.
Câu 4: Cung cấp các khoản hỗ trợ và trí thức cho các nước đang phát triển để giảm nghèo,
tăng thịnh vượng chung và thúc đẩy phát triển bền vững là tôn chỉ hoạt động của
A. Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.
B. Ngân hàng Trung ương châu Âu.
C. Thị trường chung Nam Mỹ.
D. Ngân hàng Thế giới.
Câu 5: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương có bao nhiêu thành viên tính
đến năm 2021?
A. 190 B. 164 C. 21 D. 193
Câu 6: Liên Hợp Quốc (UN) được thành lập năm nào?
A. 1945 B. 1995 C. 1944 D. 1989
Câu 7: An ninh lương thực là gì?
A. Là việc đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận nguồn lương thực một cách đầy đủ, an toàn để
duy trì cuộc sống khỏe mạnh
B. Là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu
của con người và cho các hoạt động kinh tế - xã hội
C. Là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D. Là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng
nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động.
Câu 8: Vấn đề nào dưới đây là vấn đề an ninh truyền thống?
A. An ninh năng lượng. B. An ninh nguồn nước.
C. An ninh mạng. D. An ninh quân sự.
Câu 9. Vấn đề nào dưới đây là vấn đề an ninh phi truyền thống?
A. An ninh chính trị. B. An ninh quân sự.
C. Chiến tranh, xung đột vũ trang D. An ninh lương thực.
*Thông hiểu:
Câu 10: Tổ chức nào dưới đây không phải là tổ chức kinh tế khu vực?
A. Liên minh Châu Phi (AU)
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO).
D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Câu 11: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. EU và NAFTA. B. EU và ASEAN.
C. NAFTA và APEC. D.APEC và ASEAN.
Câu 12: EU là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Thị trường chung Nam Mĩ. B. Liên minh châu Âu.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
Câu 13: Theo cơ quan Năng lượng quốc tế, tổng tiêu thụ năng lượng hóa thạch trên thế
giới năm 2020 chiếm bao nhiêu?
A. 66,8% B. 64,8% C. 68,4% D. 86,4%
Câu 14: Đâu không phải là giải pháp để bảo đảm an ninh lương thực?
A. Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế, đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng.
B. Cung cấp lương thực, thực phầm và cứu trợ nhân đạo cho các khu vực khó khăn
C. Đẩy mạnh sản xuất lương thực
D. Nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế.
Câu 15. Tổ chức nào dưới đây không phải là tổ chức kinh tế toàn cầu?
A. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
B. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
C. Ngân hàng thế giới (WB).
D. Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (USAN).
Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh
*Nhận biết:
Câu 1: Vùng núi lớn nhất ở Mĩ Latinh là
A. Anđét. B. Anpơ. C. Antai. D. Coođie.
Câu 2: Mĩ Latinh không có kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Xích đạo. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới.
Câu 3: Nhận xét nào đúng về vị trí địa lí của Mĩ La tinh?
A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Phía Tây tiếp giáp Đại Tây Dương.
C. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
Câu 4: Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Đồng bằng A-ma-zôn. B. Đồng bằng Pam-pa.
C. Vùng núi An-đét. D. Đồng bằng La Pla-ta.
Câu 5: Dân cư Mĩ la tinh có đặc điểm nào dưới đây?
A. Gia tăng dân số thấp. B. Tỉ suất nhập cư lớn
C. Tỉ lệ dân thành thị cao. D. Dân số đang trẻ hóa.
Câu 6: Vùng núi nổi tiếng nhất của Mỹ La tinh là
A. An-tai. B. Cooc-đi-e. C. An-đet. D. An-pơ.
Câu 7: Mĩ Latinh bao gồm các bộ phận lãnh thổ
A. Mêhicô, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
B. Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribê.
C.Mêhicô, quần đảo Caribê và Nam Mĩ.
D. Mêhicô, Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribê.
Câu 8: Loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Mĩ Latinh là
A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Kim loại màu và kim loại quý.
C. Kim loại đen. D. Than đá.
Câu 9: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
B. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc.
C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
D. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
*Thông hiểu:
Câu 10: Vùng núi lớn nhất ở Mĩ Latinh là
A. Anđét. B. Anpơ. C. Antai. D. Coođie.
Câu 11: Mĩ Latinh không có kiểu cảnh quan nào sau đây?
A. Xích đạo. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới.
Câu 12: Nhận xét nào đúng về vị trí địa lí của Mĩ La tinh?
A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Phía Tây tiếp giáp Đại Tây Dương.
C. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
Câu 13: Dân cư Mĩ la tinh có đặc điểm nào dưới đây?
A. Gia tăng dân số thấp. B. Tỉ suất nhập cư lớn
C. Tỉ lệ dân thành thị cao. D. Dân số đang trẻ hóa.
Câu 14: Loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Mĩ Latinh là
A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Kim loại màu và kim loại quý.
C. Kim loại đen. D. Than đá.
Câu 15: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
B. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc.
C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
D. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh
*Nhận biết:
Câu 1: Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La tinh có đặc điểm nào sau
đây?
A. Quy mô GDP lớn, chiếm khoảng 20% của thế giới.
B. Tốc độ tăng GDP nhìn chung còn chậm và không ổn định.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp.
D. Quy mô GDP của các nước trong khu vực ít chênh lệch.
Câu 2. Kinh tế Mỹ La tinh phát triển thiếu ổn định không do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tỉ lệ người nghèo cao và có sự chênh lệch lớn.
B. Nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường.
C. Sự bất ổn về chính trị, xã hội trong thời gian dài.
D. Xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.
Câu 3. Thế mạnh trong nông nghiệp của Mỹ La tinh là
A. cây lương thực.
B. cây ăn quả.
C. cây công nghiệp.
D. chăn nuôi.
Câu 4. Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất đối với khu vực Mỹ La tinh là
A. thực phẩm.
B. cơ khi.
C. điện tử – tin học.
D. khai thác khoáng sản.
Câu 5. Mỹ La tinh là khu vực thu hút khách du lịch do có
A. cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nền văn hoá đặc sắc.
B. giá dịch vụ du lịch rẻ.
C. cơ sở hạ tầng du lịch có chất lượng tốt.
D. lao động trong ngành du lịch có trình độ cao.
Câu 6: Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của khu vực Mỹ La tinh là
A. dầu thô, thép,...
B. hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, …
C. quặng khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, …
D. máy móc, thiết bị công nghệ cao.
Câu 7: Công nghiệp khai khoáng khu vực Mỹ La tinh phát triển dựa vào:
A. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú
B. Đầu tư công nghệ - khoa học
C. Nguồn nhân công giàu kinh nghiệm
D. Điều kiện khí hậu thuận lợi.
Câu 8: GDP của khu vực Mỹ La tinh còn thấp là do:
A. Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình nhập cư là lịch sử khai thác lãnh thổ.
B. Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế.
C. Nền văn hóa đa dạng, đặc sắc
D. Các nước trong khu vực đều là các nước phát triển, phụ thuộc vào nước ngoài.
Câu 9: Cơ cấu kinh tế Mỹ La tinh giai đoạn năm 1990 – 2020 có xu hướng:
A. tăng tỉ trọng ngành dịch vụ
B. tăng tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp
C. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng
D. tăng tỉ trọng ngành thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
*Thông hiều:
Câu 1: Sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của Mĩ Latinh là
A. cây lương thực. B. cây công nghiệp. C. cây thực phẩm. D. các loại gia súc.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều,
đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?
A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.
Câu 3. Nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ La tinh năm 2020 là
A. Mê-hi-cô. B. Bra-xin. C. Ac-hen-ti-a. D. Pê-ru.
Câu 4. Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh năm 2020 xuống -6,6% do ảnh hưởng
của
A. xung đột vũ trang trong khu vực. B. thiên tai bão lũ và động đất.
C. khủng hoảng kinh tế thế giới. D. dịch bệnh.
Câu 5: Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ La-tinh là
A. dựa vào xuất khẩu hàng công nghiệp. B. phát triển ổn định, độc lập và tự chủ.
C. tốc độ tăng trưởng cao. D. tốc độ phát triển không đều.
Câu 6: Nước có GDP/người lớn nhất khu vực Mỹ La tinh năm 2020 là
A. Mê-hi-cô. B. Bra-xin. C. Ac-hen-ti-a. D. Chi-lê.
Phần 2: Tự luận
Câu1 . Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA KHU VỰC MỸ LA TINH GIAI ĐOẠN 1961 - 2020

Năm 1961 1980 2000 2010 2019 2020


Tốc độ tăng GDP (%) 6,2 6,7 3,6 6,4 0,7 -6,6

Nêu nhận xét và giải thích về tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 – 2020.

Câu 2: Tại sao về mặt tự nhiên, khu vực Mỹ La tinh có cảnh quan rất đa dạng?

Câu 3: Đặc điểm đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực Mỹ La tinh?7

You might also like