You are on page 1of 11

PHẦN TRẮC NGHIỆM :

SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
Câu 1: Các nước đang phát triển phân biệt với các nước phát triển bởi một trong những tiêu chí là:
A. GNI bình quân đầu người thấp hơn nhiều.
B. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm thấp.
C. Chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao.
D. Dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Câu 2: Các nước đang phát triển có đặc điểm nào sau đây ?
A. Thu nhập bình quân theo đầu người cao.
B. Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
C. Tuổi thọ trung bình của dân cư còn thấp.
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ rất cao trong cơ cấu GDP.
Câu 3: Ngành thu hút nhiều lao động và đóng góp phần lớn cho thu nhập quốc dân ở các nước phát triển là:
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Giao thông vận tải.
Câu 4: Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước đang phát triển?
A. Việt Nam. B. Nhật Bản. C. Hoa Kì. D. Đức.
Câu 5: Để phân biệt các nước phát triển và đang phát triển theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội không sử
dụng chỉ tiêu nào sau đây?
A. Thu nhập bình quân GNI/người. B. Cơ cấu nền kinh tế.
C. Chỉ số phát triển con người. D. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm
nước phát triển và đang phát triển là do
A. Trình độ phát triển kinh tế.
B. Phong phú về tài nguyên.
C. Sự đa dạng về chủng tộc.
D. Phong phú nguồn lao động.
Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm
nước phát triển và đang phát triển là do
A. trình độ phát triển kinh tế. B. phong phú về tài nguyên.
C. sự đa dạng về chủng tộc. D. phong phú nguồn lao động.
Câu 8. Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do
A. môi trường sống thích hợp. B. chất lượng cuộc sống cao.
C. nguồn gốc gen di truyền. D. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các
nước đang phát triển?
A. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm.
B. Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh.
C. Tỉ trọng dịch vụ có nhiều biến động.
D. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng.
Câu 10. Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu.
D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô-xtrây-li-a.

TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ


Câu 1. Biểu hiện nào sau đây là của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
B. Các giao dịch quốc tế về thương mại bị hạn chế.
C. Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi.
D. Vai trò của các công ty đa quốc gia giảm sút.
Câu 14. Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển?
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Câu 2. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về
A. thành phần chủng tộc. B. mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. lịch sử dựng nước, giữ nước. D. trình độ văn hóa, giáo dục.
Câu 7: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về:
A. Thành phần chủng tộc.
B. Mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. Lịch sử dựng nước, giữ nước.
D. Trình độ văn hóa, giáo dục.
Câu 8: Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế là:
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. Gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.
C. Tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt.
D. Đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển.
Câu 12: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết
là:
A. Nhu cầu đi lại giữa các nước.
B. Tự chủ về kinh tế.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .
D. Khai thác và sử dụng tài nguyên.
Câu 19. Ảnh hưởng nào không phải của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia.
B. Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
C. Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước.
D. Hình thành các rào cản thương mại đối với các nước bên ngoài.
Câu 20. Hệ quả nào sau đây là của khu vực hóa kinh tế?
A. Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất.
B. Hình thành và phát triển mạng lưới chuỗi liên kết toàn cầu.
C. Tạo lập thị trường lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối.
D. Gia tăng sự phân hóa trình độ kinh tế, khoảng cách giàu nghèo.
Câu 22. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới?
A. Gây khó khăn trong giải quyết các vấn đề chung.
B. Nâng cao vị thế của khu vực so với khu vực khác.
C. Khai thác được các lợi thế của các thành viên.
D. Giúp tăng khả năng cạnh tranh của khu vực.
Câu 4. Các công ty đa quốc gia không có vai trò nào sau đây?
A. Ngày càng mở rộng về phạm vi hoạt động.
B. Chi phối mạnh đến các chuỗi giá trị toàn cầu.
C. Góp phần liên kết các quốc gia lại với nhau.
D. Làm gia tăng số lượng các tổ chức khu vực.
Câu 5. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
toàn cầu?
A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế. B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
C. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế. D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hoá kinh tế?
A. Thương mại thế giới phát triển nhanh.
B. Tăng vai trò của các công ty đa quốc gia.
C. Các quốc gia gần nhau lập một khu vực.
D. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.
Câu 2. Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế là
A. gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.
B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
C. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt.
D. đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển.
Câu 4. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 5. Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.

MỘT SỐ TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ


Câu 3. Trụ sở của Liên hợp quốc được đặt ở quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kỳ. B. Xin-ga-po. C. Pháp. D. Thụy Sỹ.
Câu 21. Mục đích quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UN) là
A. thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước.
B. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
D. hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do.
Câu 3. Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là
A. EU. B. APEC. C. NAFTA. D. WTO.
Câu 12. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập và hoạt động từ năm
A. 1995. B. 1994. C. 1989. D. 1945.
Câu 9: Mục đích quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UN) là:
A. Thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước.
B. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
D. Hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do.
Câu 9. Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập với mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Nâng cao mức sống, tạo việc làm.
B. Đảm bảo sự ổn định về hòa bình.
C. Giải quyết các bất đồng chủ quyền.
D. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.
Câu 2. Liên hợp quốc không có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?
A. Bảo vệ các quyền con người.
B. Đảo bảo ổn định về tài chính.
C. Duy trì an ninh và hòa bình.
D. Cung cấp viện trợ nhân đạo.
Câu 3. Mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc là
A. duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
B. giải quyết và ngăn ngừa xung đột, viện trợ nhân đạo.
C. thúc đẩy dân chủ, ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.
D. bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN NINH TOÀN CẦU

Câu 10: Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây ?
A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu.
B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán.
C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt.
D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng.
Câu 11: Hậu quả của biến đổi khí hậu không phải là:
A. Động đất, núi lửa. B. Nước biển dâng.
C. Thời tiết thất thường. D. Có nhiều thiên tai.
Câu 12. Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?
A. Châu Á. B. Châu Phi. C. Châu Âu. D. Châu Mĩ.
Câu 2. Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh phi truyền thống?
A. Chiến tranh cục bộ. B. Xung đột sắc tộc.
C. Dịch bệnh toàn cầu. D. Khủng bố vũ trang.
Câu 5. Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là
A. vấn đề của châu Phi và có xu hướng gia giảm.
B. vấn đề toàn cầu nhưng có xu hướng gia giảm.
C. vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng.
D. vấn đề của châu Á và xu hướng gia tăng lên.

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KINH TẾ KHU VỰC MỸ LA-TINH

Câu 2. Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?
A. Đồng. B. Sắt. C. Dầu mỏ. D. Kẽm.
Câu 7. Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 8. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La - tinh?
A. A - ma - dôn. B. La – nốt. C. La Pla - ta. D. Pam-pa.
Câu 14. Các dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ Latinh?

A. Đồng bằng và sơn nguyên. B. Sơn nguyên và cao nguyên.


C. Cao nguyên và núi thấp. D. Núi cao và đồi trung du.

Câu 9. Phần lãnh thổ phía Nam của lục địa Nam Mĩ nằm trong đới khí hậu nào?
A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C. Cận nhiệt đới. D. Nhiệt đới.
Câu 10. Cơ cấu kinh tế các nước Mĩ La - tinh có sự chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp. B. tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.
C. giảm tỉ trọng ngành dịch vụ. D. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
Câu 11. Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mĩ La - tinh là
A. Bra-xin. B. Mê-hi-cô. C. Đô-mi-ni-ca. D. Nê-vít.
Câu 12. Dân cư Mĩ La - tinh có đặc điểm nào dưới đây?
A. Gia tăng dân số cao. B. Tỉ suất nhập cư lớn
C. Cơ cấu dân số vàng. D. Cơ cấu dân số trẻ.
Câu 4. Khu vực Mỹ La-tinh không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.B. Bắc Băng Dương.C. Nam Đại Dương. D. Thái Bình Dương.

Câu 13: Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây ?
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 14: Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh ?
A. Pampa. B. Mixixipi. C. La Plata. D. Amadôn.
Câu 15: Quốc gia có quy mô GDP lớn nhất Mỹ La tinh là:
A. Bra-xin. B. Mê-hi-cô. C. Đô-mi-ni-ca. D. Nê-vít.
Câu 16: Đặc điểm xã hội nổi bật ở hầu hết các nước Mỹ La Tinh là:
A. Điều kiện sống của dân cư đô thị cao.
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp.
C. Phần lớn dân cư sống ở nông thôn.
D. Chênh lệch giàu nghèo lớn.
Câu 17: Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn
gốc nhiệt đới là:
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Có nhiều loại đất khác nhau.
C. Có nhiều cao nguyên bằng phẳng. D. Có khí hậu nhiệt đới điển hình.
Câu 18: GDP của một số nước Mỹ La- tinh năm 2017 (Đơn vị: tỉ USD)
Quốc gia Thế giới Bra-xin Venezuela Chi-lê Bô-li-vi-a Ac-hen-ti-na
GDP 80.683,8 2.055,5 561,6 277,1 37,6 637,6
Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP của các quốc gia
Mĩ Latinh ?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.
Câu 7. Cho bảng số liệu:
TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH, NĂM 2016 VÀ NĂM 2017 (Đơn vị:
tỉ USD)
Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP của các quốc gia Mỹ Latinh?
A. Miền. B. Đường. C. Tròn. D. Cột.
Câu 19: Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả ở các đô thị lớn là:
A. Hiện đại hóa sản xuất.
B. Thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. Quá trình công nghiệp hóa.
D. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên của Mĩ La tinh ?
A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Hầu hết lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa.
D. Khoáng sản chủ yếu là kim loại màu.
Câu 25: Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn
gốc nhiệt đới là:
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Có nhiều loại đất khác nhau.
C. Có nhiều cao nguyên bằng phẳng. D. Có khí hậu nhiệt đới điển hình.
Câu 26: Các sơn nguyên ở Mỹ La tinh thuận lợi phát triển:
A. Trồng trọt và trồng cây lâm nghiệp.
B. Lâm nghiệp và trồng cây lương thực.
C. Chăn nuôi và trồng cây công nghiệp.
D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.
Câu 27: Mỹ La tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại:
A. Cao nhất thế giới. B. Thấp nhất thế giới.
C. Ở mức trung bình. D. Ở mức khá thấp.
Câu 28: Ở Mỹ La tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây ?
A. Đồng bằng La Pla-ta. B. Vùng núi An-đét.
C. Đồng bằng A-ma-dôn. D. Đồng bằng Pam-pa.
Câu 23. Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt
đới là
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. có nhiều loại đất khác nhau.
C. có nhiều cao nguyên bằng phẳng. D. có khí hậu nhiệt đới điển hình.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài
giảm mạnh ở Mĩ La tinh?
A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.
Câu 25. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả là
A. hiện đại hóa sản xuất. B. thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. quá trình công nghiệp hóa. D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên của Mĩ La tinh?
A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng. B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Khoáng sản chủ yếu là kim loại màu. D. Hầu hết lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục
địa.
Câu 27. Biểu hiện rõ rệt của việc cải thiện tình hình kinh tế ở nhiều nước Mĩ La tinh là
A. giảm nợ nước ngoài, đẩy mạnh nhập khẩu.
B. xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát.
C. công nghiệp phát triển, giảm nhanh xuất khẩu.
D. tổng thu nhập quốc dân ổn định, trả được nợ nước ngoài.
Câu 28. Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm.
B. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số.
C. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên.
D. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa.
Câu 7. Cơ cấu GDP khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.
B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường.
C. Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.
D. Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp.
EU - MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC LỚN. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ
GIỚI
Câu 1. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?
A. 1957. B. 1958. C. 1967. D. 1993.
Câu 3. Năm 2021, Liên minh châu Âu có tất cả bao nhiêu thành viên?
A. 26. B. 27. C. 28. D. 25.
Câu 7. Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU?
A. Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển. B. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua.
C. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Phần Lan, Bỉ.
Câu 9..Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở
A. Brucxen (Bỉ). B. Béc- lin (Đức).
C. Pari (Pháp). D. Matxcova (Nga).
Câu 13. Tên gọi Liên minh châu Âu (EU) có từ năm nào?
A.1963. B.1973. C.1983 D.1993
Câu 14. Cơ quan có quyền quyết định cao nhất ở EU là
A.Hội đồng châu Âu.
B.Hội đồng bộ trường châu Âu.
C.Ủy ban châu Âu.
D.Nghị viện châu Âu.
Câu 15. Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục đích của EU?
A. Kinh tế. B.Quân sự. C. Luật pháp. D. Nội vụ.
Câu 16. Cơ quan nào sau đây kiểm tra những quyết định của Ủy ban Liên minh châu Âu?
A. Cơ quan kiểm toán. B.Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu. D.Tòa án châu Âu.
Câu 11. Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu?
A. Thái Bình Dương. B. Ma-xtrích. C. Măng-sơ. D. Ma-xơ Rai-nơ.
Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng với EU ?
A. Là một liên minh chủ yếu về an ninh và chính trị.
B. Liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế.
C. Số lượng thành viên của EU tính đến 2023 là 27 quốc gia.
D. Tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất.
Câu 22: Cơ quan có vai trò quan trọng trong các quyết định của EU là:
A. Hội đồng Châu Âu. B. Cơ quan kiểm toán
C. Tòa án Châu Âu. D. Nghị viện Châu Âu.
Câu 23: Quá trình mở rộng các nước thành viên EU chủ yếu hướng về:
A. Phía Tây. B. Phía Đông.
C. Phía Bắc. D. Phía Nam.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu ?
A. Liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới.
B. Có kinh tế phát triển khá đều giữa các nước.
C. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
D. Là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
TỰ LUẬN
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
QUY MÔ GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Quốc gia Quy mô GDP
Đức 4223
Nhật Bản 4937
Cộng hòa Nam Phi 420
Việt Nam 363
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
a. Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô GDP theo giá hiện hành của một số
quốc gia năm 2021.
b. Nhận xét về quy mô GDP theo giá hiện hành của một số quốc gia năm 2021.
Bài làm
6000

5000

4000

3000

2000

1000

0
Đức Nhật Bản Cộng hoà Nam Phi Việt Nam

Quy mô GDP Column1


BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA,
NĂM 2021
(Đơn vị: tỉ USD)
Nhận xét:
- Nhật có quy mô GDP cao nhất( 4937 tỉ USD), tiếp theo là Đức ( 4223 tỉ USD), tiếp theo
là Cộng hoà Nam Phi( 320 tỉ USD), cuối cùng là Việt Nam ( 363 tỉ USD)
- Quy mô GDP có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia:
+ Đức và Nhật có quy mô GDP cao gấp nhiều lần so với Cộng hoà Nam Phi và Việt Nam.
Đức gấp 10,05 lần Cộng hoà Nam phi, gấp 11,6 lần Việt Nam. Nhật gấp 11,75 lần Cộng hoà
Nam Phi, gấp 13 lần Việt Nam.

Câu 2: Cho bảng số liệu:


GDP/người theo giá hiện hànhcủa một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000 và năm 2020
(Đơn vị: USD)
Quốc gia Năm 2000 Năm 2020
Ac - hen - 7708 8579
ti - na
Bra - xin 3749 6797
Mê - hi - cô 7158 8329
Chi - lê 5100 13232
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
Nhận xét GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia Mỹ La Tinh năm
2000 và năm 2020.
Bài làm
Tốc độ tăng trưởng GDP/người theo giá hiện hành của một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000
và năm 2020
(Đơn vị: %)

Quốc gia Năm 2000 Năm 2020


Ac - hen - 100% 111,3%
ti - na
Bra - xin 100% 181,3%
Mê - hi - cô 100% 116,4%
Chi - lê 100% 259,5%

Nhận xét:
- Trong năm 2000:
+ GDP/Người của Ác-hen-ti-na cao nhất( USD), theo sau là Mê-hi-cô(7158 USD), tiếp
theo là Chi-lê(5100 USD), cuối cùng là Bra-xin(3749 USD).
- Trong năm 2020:
+ GDP/Người của Chi-lê cao nhất( 13232 USD), theo sau là Ác-hen-ti-na( 8579 USD),
tiếp theo là Mê-hi-cô( 8329 USD), cuối cùng là Bra-xin(6797USD).
- Tốc độ tăng trưởng:
+ Chile có tốc độ tăng trưởng cao nhất( 259,5% năm 2020 so với 100% năm 2000)
+ Braxin có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai(181,3% năm 2020 so với 100% năm 2000)
+ Mê-hi-cô có tốc độ tăng trưởng cao thứ ba( 116,4% năm 2020 so với 100% năm 2000)
+Ác-hen-ti-na có tốc độ tăng trưởng thấp nhất( 111,3% năm 2020 so với 100% năm
2000)

Câu 3 : Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đem lại những cơ hội gì cho nước ta ?
- được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) và những đãi ngộ quốc gia khác (NT) nếu như chúng được áp
dụng từ tất cả các thành viên của WTO.
- tranh thủ được cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng
hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ k.inh tế thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các
cường quốc thương mại
- từng bước ổn định được thị trường xuất khẩu.
- đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng, điều chỉnh và tăng cường chính sách và cơ chế quản lý, điều hành nền
kinh tế của mình cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Câu 5 :Toàn cầu hóa kinh tế đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội gì?
+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống,
hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan
hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của
nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.
+ + Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất
và kinh doanh tới tất cả các nước.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI):
+Được nhận viện trợ từ Viện trợ phát triển (ODA):
+ Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam.
+tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý.
+ duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách
kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường
quốc tế.
CÂU 5: giải thích vì sao nền kinh tế mỹ la tinh phát triển chậm và không ổn định ?
- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trại chiếm giữ phần lớn đất
canh tác, dân nghèo không có ruộng đất để canh tác.

- Các nước này duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên
Chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.

- Tình hình chính trị không ổn định tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và đầu tư nước ngoài
giảm mạnh.

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ nên các nước Mĩ Latinh
phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

- Quá trình cải cách kinh tế vấp phải sự phản kháng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài
nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.
Câu 6: Vì sao cần thiết phải bảo vệ hòa bình ?
-Thực trạng:
+ Có nhiều vấn đè trên thế giới: đói nghèo, pbct, sắc tộc,tôn giáo,..; xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu,
tranh chấp biên giới, lãnh thổ,… đang diễn ra với nhiều mức độ khác nhau, đe daonj đến hoà bình và an
ninh quốc tế.
+ Sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, một só quốc gia có sự cạnh trah gay gắt về kinh tế.
-Ý nghĩa:
+ Hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng chung.
+ Hoà bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống con người: đảm bảo các quyền con người, bảo vệ con
người trước bất công.
 Bảo vệ hào hoà bình được xác định là trách nhiệm của mỗi công dân, mọi quốc gia trên thế giới

You might also like