You are on page 1of 46

 

 TRẮC NGHIỆM MÔN: LOGISTICS TOÀN CẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS TOÀN CẦU


1.    Điền vào chỗ trống: “Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi
trong xã hội  và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết   và trao đổi
ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân  ở góc độ văn
hóa, kinh tế, v.v… trên quy mô toàn cầu ”
1.    Mối liên kết 
2.    Quy mô toàn cầu
3.    Cá nhân
4.    Trong nền kinh tế thế giới
5.    Giữa các quốc gia, các tổ chức
6.    Thay đổi trong xã hội
7.    Trao đổi
2.              Vì sao phải toàn cầu hóa?
A.             Vì ngày càng tăng cường mở rộng sự liên kết hợp tác giữa các nước về tất cả
các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, môi trường, an ninh…
B.             Nhằm mục đích khai thác hiệu quả nguồn nội lực
C.             Nhằm mục đích tranh thủ nguồn ngoại lực
D.             Cả 3 đáp án trên
3.              Toàn cầu hóa có thể hiểu theo khía cạnh nào?
A.             Sự hình thành một “ngôi làng” toàn cầu (Global village)
B.             Toàn cầu hóa kinh tế - “thương mại tự do”
C.             Tác động tiêu cực của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) tìm kiếm lợi nhuận
D.             Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản 
E.              Cả 4 đáp án trên

4.              Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A.             Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
B.             Thương mại thế giới phát triển mạnh
C.             Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
D.             Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút
5.              Tổ chức nào sau đây chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?
A.             Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
B.             Tổ chức thương mại thế giới
C.             Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
D.             Liên minh châu Âu
6.              Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A.             Củng cố thị trường chung Nam Mĩ
B.             Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế
C.             Thúc đẩy tự do hóa thương mại
D.             Giải quyết xung đột giữa các nước
7.              Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng
được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?
A.             Nông nghiệp
B.             Công nghiệp
C.             Xây dựng
D.             Dịch vụ
8.              Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt
động:
A.             Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
B.             Bảo hiểm, giáo dục, y tế
C.             Du lịch, ngân hàng, y tế
D.             Hành chính công, giáo dục, y tế
9.              Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là
A.             Sự sáp nhập cuả các ngân hàng lại với nhau
B.             Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử
C.             Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau
D.             Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ
10.           Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
A.             Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế
B.             Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu
C.             Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế
D.             Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới
11.           Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến
A.             Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
B.             Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau
C.             Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn
D.             Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế

12.           Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia
A.             Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia
B.             Có nguồn của cải vật chất lớn
C.             Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
D.             Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa
13.           Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt
trái, đặc biệt là
A. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia

B. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

C. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau

D. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng


14.           Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn
nhất thế giới?

A. Liên minh châu Âu

B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương


15.           Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng
về

A. Thành phần chủng tộc

B. Mục tiêu và lợi ích phát triển

C. Lịch sử dựng nước, giữ nước

D. Trình độ văn hóa, giáo dục


16.           Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây

A. Liên minh châu Âu

B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

C. Thị trường chung Nam Mỹ

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương


17.           Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc
gia phải quan tâm giải quyết là

A. Tự chủ về kinh tế

B. Nhu cầu đi lại giữa các nước

C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm


D. Khai thác và sử dụng tài nguyên
18.           .Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa 

A. Các quốc gia trên thế giới

B. Các quốc gia phát triển

C. Các quốc gia đang phát triển

D. Một số cường quốc kinh tế.


19.           “Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân
tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?

A. Quốc tế hóa

B. Khu vực hóa

C. Toàn cầu hóa

D. Quốc hữu hóa


20.           Tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông là khía
cạnh nào của toàn cầu hóa?
A.             Sự hình thành nên một “ngôi làng” toàn cầu 
B.             Toàn cầu hóa kinh tế - “thương mại tự do”
C.             Tác động tiêu cực của các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận
D.             Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản

https://haylamdo.com/trac-nghiem-lich-su-12/trac-nghiem-xu-huong-toan-cau-
hoa.jsp 
21.           Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là

A. Sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới

B. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế

C. Sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực
22.           Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
23.           Tại sao vào những năm cuối thế kỉ XX làn sóng sáp nhập, hợp nhất các
công ty thành những tập đoàn lớn lại tăng lên nhanh chóng?

A. Do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế

B. Do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn

C. Do sự xuất hiện của hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”

D. Do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
24.           Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giá trị trao đổi thương mại trên
phạm vi quốc tế tăng cao, điều này có nghĩa là

A. nền kinh tế các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

B. sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

C. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế.

D. sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn.

25.           Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo
ngược?

A. Do nhu cầu liên kết của các quốc gia

B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất

C. Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

D. Do tác động của các vấn đề toàn cầu

26.           Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn
thời gian xây dựng và phát triển đất nước, chủ yếu là do  

A. Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài.

B. Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.
C. Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển.

D. Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.

27.           Cơ hội lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các quốc gia đang
phát triển trên thế giới là gì?

A. Tranh thủ được nguồn vốn

B. Chuyển giao khoa học kĩ thuật

C. Mở rộng thị trường

D. Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

28.           Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook… cho ta thấy
biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và
quốc tế.

https://m.loigiaihay.com/de-thi-25-cau-trac-nghiem-xu-huong-toan-cau-hoa-khu-
vuc-hoa-kinh-te-muc-do-kho-exam83088.html

29.           Sự bùng nổ của thương mại thế giới do chi phí vận chuyển được cắt
giảm là giai đoạn phát triển của toàn cầu hóa?
A.             1870 – 1913
B.             1945 – 1975
C.             1975 – nay 
D.             1913 – 1944

30.           Giai đoạn phát triển đầu tiên của toàn cầu hóa kết thúc khi nào?
A.             Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra
B.             Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
C.             Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra
D.             Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc
31.           Mục tiêu của Hiệp định Bretton Woods (1944)?
A.             Tạo ra trạng thái cân bằng trong hệ thống trao đổi tiền tệ quốc tế
B.             Khôi phục thương mại tự do quốc tế
C.             Tạo ra các kho dự trữ nhà nước có thể được sử dụng để vượt qua các cuộc
khủng hoảng kinh tế
D.             Cả 3 đều đúng

32.           Giai đoạn phát triển vàng của các quốc gia công nghiệp hóa đến hồi kết
vào giai đoạn nào?
A.             1960s
B.             1970s
C.             1980s
D.             1990s

33.           Sự thành lập và phát triển các tổ chức thương mại, tài chính thế giới,
các tập đoàn công nghệ thế giới diễn ra khoảng time nào?
A.             1870 – 1913
B.             1913 – 1944  
C.             1945 – 1975  
D.             1975 – nay

34.           Sự hiện diện của các tập đoàn xuyên quốc gia diễn ra khoảng thời gian
nào?
A.             1870 – 1913
B.             1913 – 1944  
C.             1945 – 1975  
D.             1975 – nay

35.           Các doanh nghiệp tận dụng sự phát triển của CNTT diễn ra khoảng
thời gian nào?
A.             1870 – 1913
B.             1913 – 1944  
C.             1945 – 1975  
D.             1975 – nay

36.           Đâu không phải là lợi ích của toàn cầu hóa mang lại cho vấn đề kinh tế?
A.             Gia tăng thương mại quốc tế
B.             Gia tăng luồng tư bản quốc tế
C.             Gia tăng số lượng chuẩn áp dụng
D.             Gia tăng các vấn đề về sở hữu trí tuệ
37.           Đâu là hạn chế mà Toàn cầu hóa đem lại cho kinh tế?
A.             Hiện tượng “Chảy máu chất xám”
B.             Nạn “săn đầu người”
C.             Các tổ chức quốc gia mất dần quyền lực vào tay các tổ chức đa phương
D.             Gia tăng khoảng cách giàu nghèo
E.              Cả 4 đáp án trên

38.           Đâu không là lợi ích của Toàn cầu hóa đem lại cho Chính trị?
A.             Làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới
B.             Tìm giải pháp thay thế hệ thống chính trị - hiến pháp quốc gia
C.             Tăng cơ hội cho từng người

39.           Đâu không là hạn chế từ Toàn cầu hóa đem lại đối với vấn đề Văn hóa,
XH?
A.             Sự lan tràn của chủ nghĩa đa văn hóa
B.             Thông tin trên các phương tiện truyền thông có thể làm giả
C.             Mất tính đa dạng và đặc trưng về bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia
D.             Tạo sự tự do cá nhân

40.           Điền vào chỗ trống: “Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng
 các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một 
nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở
rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao
động trên phạm vi toàn cầu.”
1.    Sự phụ thuộc lẫn nhau
2.    Vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực
3.    Nền kinh tế thế giới thống nhất
4.    Sự gia tăng nhanh chóng
41.           Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ra đời ngày nào?
A.             27/12/1945
B.             20/12/1945
C.             01/01/1945
D.             20/12/1946
42.           Đâu là phát biểu sai?
A.             IMF là tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu
B.             Nguồn vốn do các thành viên đóng góp theo tỷ lệ phần trăm
C.             Đơn vị tính toán tiền tệ của IMF là quyền rút vốn đặc biệt (SDR)
D.             Mục tiêu là tạo một quỹ tương trợ tài chính mạnh mẽ, thiết lập duy trì sự ổn
định tài chính nhằm cho vay khi có khủng hoảng kinh tế hay lạm phát
43.           Tiền thân của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) là?
A.             Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
B.             Ngân hàng thế giới (WB)
C.             Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
D.             Không phải 3 đáp án trên

44.           Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bắt đầu hoạt động từ?
A.             1/1/1990
B.             1/1/1992
C.             1/1/1994
D.             1/1/1995

45.           Năm nguyên tắc cơ bản của WTO?


A.             Nâng cao mức sống
B.             Không phân biệt đối xử
C.             Giải quyết tranh chấp
D.             Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán 
E.              Dễ dự đoán
F.              Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng
G.             Dành cho các thành viên của WTO một số ưu đãi
H.             Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi

46.           Việt Nam gia nhập WTO vào?


A.             01/01/2006
B.             11/01/2006
C.             01/01/2007
D.             11/01/2007

47.           Đâu không phải là đặc điểm của đồng EURO?


A.             Là đồng tiền thực thụ và hợp pháp có đầy đủ tư cách pháp lý
B.             Là kết quả của các thỏa hiệp, cam kết giữa các chính phủ thành viên EU
C.             Có cơ quan điều hành độc lập và chịu trách nhiệm là ngân hàng TW châu Âu
(ECB)
D.             Có cơ quan điều hành độc lập và chịu trách nhiệm là Tổ chức thương mại
TG (WTO)

48.           Đâu không là 4 yếu tố thúc đẩy thương mại phát triển?
A.             Chính trị
B.             Thị trường
C.             Chi phí
D.             Cạnh tranh
E.              Công nghệ

49.           Học thuyết nào phát biểu rằng 1 quốc gia có thể đạt được lợi thế so sánh
so với quốc gia khác nếu quốc gia đó sở hữu nguồn lực sản xuất dồi dào sẵn có
nào đó trong tự nhiên?
A.             Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 
B.             Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo 
C.             Học thuyết lợi thế tương đối H-O
D.             Học thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế của Vernon
E.              Học thuyết Cluster

50.           Học thuyết nào phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên
môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với
chi phí tương đối thấp (hay tương đối hiệu quả hơn các nước khác), ngược lại,
mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể
sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các
nước khác)?
A.             Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 
B.             Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo 
C.             Học thuyết lợi thế tương đối H-O
D.             Học thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế của Vernon
E.              Học thuyết Cluster

51.           Học thuyết nào phát biểu rằng sản phẩm sẽ được sản xuất ở nhiều quốc
gia khác nhau trong suốt vòng đời của nó?
A.             Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 
B.             Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo 
C.             Học thuyết lợi thế tương đối H-O
D.             Học thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế của Vernon
E.              Học thuyết Cluster

52.           Học thuyết nào phát biểu rằng một ngành công nghiệp cần thiết phải có
một nhóm gồm các công ty sản xuất và các nhà cung cấp tập trung trong cùng
một khu vực địa lý?
A.             Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 
B.             Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo 
C.             Học thuyết lợi thế tương đối H-O
D.             Học thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế của Vernon
E.              Học thuyết Cluster
53.           Học thuyết nào phát biểu rằng mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa
vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn
hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế
thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi?
A.             Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 
B.             Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo 
C.             Học thuyết lợi thế tương đối H-O
D.             Học thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế của Vernon
E.              Học thuyết Cluster

CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ


54.           Luật Thương mại VN có khái niệm về Hợp đồng thương mại không?
A.             Có 
B.             Không

55.           Điền vào chỗ trống: “Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi
thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải
là thương nhân hoặc các chủ thế có tư cách pháp nhân) nhằm xác lập, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương
mại.
1.    Tư cách thương nhân
2.    Hai hay nhiều bên
3.    Hành vi thương mại
4.    Quyền và nghĩa vụ
5.    Sự thỏa thuận

56.           Mục đích của hoạt động thương mại là gì?


A.             Tạo công ăn việc làm 
B.             Sinh lợi 
C.             Phát triển kinh tế
D.             Cả 3 đều đúng

57.           Theo Luật Thương mại VN, thương nhân là ai?


A.             Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh
B.             Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh
C.             Cả A và B đều đúng
D.             Cả A và B đều sai 
58.           Theo nguồn luật nào dưới đây: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp
đồng ký kết giữa 1 bên là thương nhân Việt nam và 1 bên là thương nhân nước
ngoài”?
A.             Công ước Viên năm 1980 về hợp mua bán quốc tế
B.             Luật Thương mại VN 2005
C.             Luật Trọng tài thương mại của VN năm 2010
D.             Không có đáp án đúng

59.           Đâu không phải là điều kiện hiệu lực của HĐMBQT?
A.        Hợp đồng phải được ký kết giữa 1 thương nhân VN và 1 thương nhân nước
ngoài
B.             Đối tượng của HĐ phải hợp pháp
C.             Nội dung HĐ phải hợp pháp
D.             Hình thức HĐ phải hợp pháp

60.           CISG có khái niệm về HĐMBQT không?


A.             Có
B.             Không

61.           Điền vào chỗ trống: “HĐTMQT là hợp đồng được ký kết giữa các thương
nhân có trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh) nằm trên lãnh thổ của các quốc
gia khác nhau”
1.    Quốc gia khác nhau
2.    Thương nhân
3.    Lãnh thổ
4.    Trụ sở thương mại

62.           Một doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại VN ký kết HĐTM với 1 doanh
nghiệp có trụ sở kinh doanh tại Pháp. Trong HĐ ko nêu rõ áp dụng luật của quốc
gia nào. Biết VN và Pháp là thành viên của CISG. Vậy CISG có áp dụng trong
trường hợp này không?
A.             Có
B.             Không

63.           Người bán tại VN bán 1 lô cà phê cho người mua tại Indonesia. Tranh chấp
phát sinh và người mua kiện người bán ra Tòa án TP.HCM. Biết VN là thành viên
của CISG, Indonesia không phải là thành viên của CISG. Vậy CISG có áp dụng
trong trường hợp này không?
A.             Có
B.             Không
64.           Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm?
A.             Mua bán hàng hóa hữu hình
B.             Mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin 
C.             Cung cấp dịch vụ thương mại không bị pháp luật VN cấm
D.             Thực hiện công việc
E.              Cả 4 đáp án trên

65.           Theo Điều 24 Luật Thương mại VN: Mua bán hàng hóa thực hiện bằng hình
thức nào?
A.             Văn bản 
B.             Lời nói 
C.             Hành vi 
D.             Cả 3 đáp án 

66.           Theo điều 27 Luật TMVN: Mua bán hàng hóa quốc tế thực hiện bằng hình
thức nào?
A.             Văn bản
B.             Lời nói
C.             Hành vi 
D.             Cả 3 đáp án trên

67.           Căn cứ vào đối tượng của hoạt động TMQT, có thể chia hợp đồng TMQT
thành mấy nhóm?
A.             3
B.             4
C.             5
D.             6

68.           Hợp đồng mua bán thông qua đấu giá, đấu thầu thuộc loại HĐTMQT nào?
A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐTMQT liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
D.             HĐTMQT trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài

69.           HĐ gia công sản phẩm thuộc loại nào?


A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐTMQT liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
D.             HĐTMQT trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
70.           HĐ bao thanh toán thuộc loại nào?
A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐTMQT liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
D.             HĐTMQT trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài

71.           HĐ chuyển giao công nghệ thuộc loại nào?


A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐTMQT liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
D.             HĐTMQT trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài

72.           HĐ vận tải hàng hóa thuộc loại nào?


A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐTMQT liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
D.             HĐTMQT trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài

73.           HĐ nhượng quyền thương mại thuộc loại nào?


A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐTMQT liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
D.             HĐTMQT trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài

74.           HĐ thuê tài chính thuộc loại nào?


A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐ dân sự
D.             Loại hình khác
75.           HĐ thuê xe thuộc loại nào?
A.             HĐTMQT liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
B.             HĐTMQT liên quan đến thương mại dịch vụ
C.             HĐ dân sự
D.             Loại hình khác

76.           Cơ sở pháp lý của HĐTMQT bao gồm?


A.             Điều ước quốc tế
B.             Luật quốc gia
C.             Tập quan thương mại quốc tế và hợp đồng mẫu
D.             Cả 3 đáp án trên 
77.           Điền vào chỗ trống: “Điều ước quốc tế được hiểu là một hiệp định quốc tế
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh,
dù được ghi nhận trong 1 văn kiện duy nhất hoặc trong 2 hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”
1.    Văn bản 
2.    Các quốc gia
3.    Được pháp luật quốc tế điều chỉnh
4.    Hiệp định quốc tế

78.           Trường hợp quốc gia của các chủ thể không tham gia điều ước quốc tế mà
có sử dụng điều ước quốc tế để điều chỉnh hợp đồng, khi luật quốc gia bị mâu
thuẫn với điều ước quốc tế thì ưu tiên áp dụng cái nào?
A.             Luật quốc gia 
B.             Điều ước quốc tế

79.           Trường hợp quốc gia của các chủ thể tham gia điều ước quốc tế, khi luật
quốc gia bị mâu thuẫn với điều ước quốc tế thì ưu tiên áp dụng cái nào?
A.             Luật quốc gia
B.             Điều ước quốc tế

80.           Các quy phạm pháp luật quốc gia trong điều chỉnh HĐTMQT được chia
thành các quy phạm nào:
A.             Quy phạm bắt buộc
B.             Quy phạm không bắt buộc
C.             Quy phạm nội dung
D.             Cả A và C

81.           Quy định về hàng hóa bị cấm XNK ở VN thuộc quy phạm gì?
A.             Quy phạm bắt buộc
B.             Quy phạm nội dung 

82.           Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ thuộc quy phạm gì?
A.             Quy phạm bắt buộc 
B.             Quy phạm nội dung

83.           HĐ có hiệu lực tức là có khả năng:


A.             Phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
B.             Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

84.           Đâu không là điều kiện hiệu lực của HĐTMQT:


A.             Hình thức hợp pháp
B.             Nội dung hợp pháp
C.       Chủ thể hợp pháp, đủ tư cách pháp lý và người ký kết phải có đủ thẩm quyền
ký kết
D.             Ký kết dựa trên nguyên tắc bắt buộc

85.           Có mấy cách để ký kết HĐTMQT?


A.             1 
B.             2
C.             3
D.             4
86.           Ký kết trực tiếp là hình thức?
A.             Đàm phán trực tiếp giữa các bên
B.             Trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng

87.           Ký kết gián tiếp là hình thức?


A.             Đàm phán trực tiếp giữa các bên
B.             Trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng

88.           Việc ký kết HĐTMQT dựa trên nguyên tắc:


A.             Tự chí ý chí
B.             Tự do ý chí

89.           Vi phạm cơ bản là gì?


A.             Là sự vi phạm của 1 bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia
không đạt được mục đích của việc giao kết HĐ
B.             Là sự vi phạm của 1 bên gây thiệt hại cho bên kia chưa đến mức làm cho
bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết HĐ

90.           Theo Luật TMVN 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, đối với vi phạm
không cơ bản, bên vi phạm chỉ được áp dụng các chế tài nào? (chọn nhiều đáp án)
A.             Buộc thực hiện đúng HĐ
B.             Phạt vi phạm
C.             Buộc bồi thường thiệt hại
D.             Tạm ngừng thực hiện HĐ
E.              Đình chỉ thực hiện HĐ
F.              Hủy HĐ

91.           Trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng HĐ thì có thể áp dụng
chế tài Hủy HĐ được ko?
A.             Có 
B.             Không

92.           Theo Luật TMVN 2005, các bên đương sự phải có sự thỏa thuận, dự kiến
trước về mức phạt trong HĐMBHHQT. Và mức phạt hay tổng mức phạt cho nhiều
vi phạm, là không quá bao nhiêu % trị giá phần HĐ bị vi phạm?
A.             5
B.             6
C.             7
D.             8

93.           Loại thiệt hại nào phải được bồi thường theo cả pháp luật VN và CISG?
A.             Thiệt hại thực tế
B.             Khoản lợi trực tiếp đáng nhẽ được hưởng 
C.             Cả 2 đều đúng 
D.             Cả 2 đều sai 

94.           Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên bị thiệt hại:
A.             Không phải chứng minh thiệt hại, được áp dụng ngay cả khi chưa có thiệt
hại
B.             Phải chứng minh thiệt hại bằng văn bản chứng từ 

95.           Nếu bên đòi bồi thường không áp dụng những biện pháp để hạn chế thiệt hại
có thể xảy ra, bên vi phạm có thể yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại bằng số
tiền đáng nhẽ có thể hạn chế được hay không?
A.             Có
B.             Không

96.           Khi HĐ bị tạm ngừng thực hiện thì nó có còn hiệu lực hay không?
A.             Có 
B.             Không

97.           Khi HĐ bị đình chỉ thực hiện thì hiệu lực của HĐ có còn không?
A.             Có
B.             Không
98.           Khi áp dụng chế tài đình chỉ HĐ, bên yêu cầu có cần phải thông báo cho
phía bên kia biết về việc đình chỉ HĐ không?
A.             Có 
B.             Không 
99.           Bản chất phạt vi phạm là giống nhau nhưng mức phạt tại các Luật khác nhau
là khác nhau?
A.             Đúng 
B.             Sai 

100.        Điều 442 Bộ luật Dân sự có quy định mức tối đa của phạt vi phạm không?
A.             Có
B.             Không (Không quy định tối đa tối thiểu)
101.       Việc cơ quan hành chính VN lúng túng, chậm trễ trong việc triển khai thủ
tục cấp giấy chứng nhận khai thác theo quy chế IUU của EU có phải là sự kiện bất
khả kháng hay ko?
A.             Có 
B.             Không
102.       Loại vi phạm các nghĩa vụ phát sinh từ hiệp định thương mại song phương,
đa phương có chủ thể là:
A.             Quốc gia
B.             Thương nhân
C.             Cả 2 

103.       Vi phạm liên quan đến việc ký kết và thực hiện các loại HĐTM cụ thể có
chủ thể là?
A.             Quốc gia
B.             Thương nhân 
C.             Cả 2 

104.        Theo pháp luật của VN, tranh chấp thương mại trước hết có cần phải giải
quyết thông qua thương lượng giữa các bên hay không?
A.             Có 
B.             Không

105.       Đâu ko là ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng thương lượng?
A.             Cách thức nhanh nhất để bảo vệ quyền lợi các bên
B.             Thủ tục đơn giản 
C.             Chi phí cao 
D.             Không ảnh hưởng tới mối quan hệ các bên
106.       Hình thức 2 bên cùng nhau đưa tranh chấp cho người thứ 3 do 2 bên
lựa chọn giải quyết với mục đích cố gắng đạt được thỏa thuận để thỏa mãn
quyền lợi của 2 bên, tuy nhiên thỏa thuận không có hiệu lực pháp lý bắt buộc
là cách giải quyết tranh chấp bằng?
A.             Thương lượng 
B.             Hòa giải
C.             Tòa án 
D.             Trọng tài

107.        Đâu không phải là ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng hòa giải?
A.             Nhanh chóng thực hiện
B.             Mang tính chuyên nghiệp 
C.             Các bên luôn có sự tin tưởng nhau 
D.             Chi phí cao 

108.        Đâu không phải là hạn chế của giải quyết tranh chấp bằng hòa giải?
A.             Các vấn đề có thể phát sinh do không có hiệu lực pháp lý
B.             Chi phí thấp
C.             Không được tiến hành nếu không có sự đồng ý của cả 2 bên 
D.             Không có hiệu lực pháp lý bắt buộc

109.       Đâu không phải là đặc điểm của Trọng tài?


A.             Nguyên tắc xét xử là công khai
B.             Thời gian tố tụng do các bên tự thỏa thuận
C.             Quyết định của trọng tài là chung thẩm 
D.             Lệ phí do Trọng tài viên đưa ra, cao hơn rất nhiều so với Tòa án

110.        Đâu không phải là đặc điểm của Tòa án ?


A.             Nguyên tắc xét xử là công khai
B.             Thời gian mở phiên tòa theo quy định của pháp luật
C.             Quyết định của Tòa án là chung thẩm 
D.             Lệ phí thống nhất chung theo các tòa

111.       Đâu không phải là đặc điểm của thanh toán quốc tế?j
A.             Các thông tin về tín dụng tìm kiếm khó khăn 
B.             Các liên hệ mang tính chất cá nhân
C.             Thu tiền khó khăn và tốn kém
D.             Không có hành lang pháp lý hỗ trợ
E.              Chi phí pháp lý cao

112.        Rủi ro trong TMQT chia thành mấy loại?


A.             2
B.             3
C.             4
D.             5
113.       Việc cung cấp chứng từ giả mạo để thanh toán thuộc loại rủi ro gì?
A.             Rủi ro gian lận 
B.             Rủi ro tài chính
C.             Rủi ro thương mại
D.             Rủi ro quốc gia

114.       Hàng hóa không được giao hoặc giao hàng có giá trị thấp hơn thuộc loại rủi
ro gì?
A.             Rủi ro gian lận
B.             Rủi ro tài chính
C.             Rủi ro thương mại
D.             Rủi ro quốc gia

115.       Phá sản thuộc loại rủi ro gì?


A.             Rủi ro gian lận
B.             Rủi ro tài chính 
C.             Rủi ro thương mại 
D.             Rủi ro quốc gia

116.       Rủi ro chính chị và rủi ro luật pháp thuộc loại rủi ro gì?
A.             Rủi ro gian lận
B.             Rủi ro tài chính
C.             Rủi ro thương mại
D.             Rủi ro quốc gia

117.       Không thanh toán hoặc thanh toán 1 phần thuộc loại rủi ro gì?
A.             Rủi ro gian lận
B.             Rủi ro tài chính 
C.             Rủi ro thương mại
D.             Rủi ro quốc gia

118.       Đâu là phương thức an toàn tuyệt đối cho người XK?
A.             Trả trước
B.             Ghi sổ 
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

119.       Đâu không là đặc điểm của phương thức trả trước? (nhìu đáp án)
A.             Yêu cầu khách hàng thanh toán trước khi chính thức giao hàng 
B.             Rủi ro được chuyển hoàn toàn sang phía người mua
C.             Người bán tin tưởng vào người mua 
D.             Dành cho các giao dịch quốc tế tại các quốc gia có tệ nạn lừa đảo, rủi ro do
bất ổn định chính trị hoặc thị trường ngoại hối bị đóng băng, và ko có đồng tiền
chuyển đổi.
E.              Giao dịch giá trị lớn

120.       Đâu là phương thức an toàn tuyệt đối cho người NK?
A.             Trả trước
 B. Ghi sổ
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

121.       Đâu không phải là đặc điểm của phương thức ghi sổ?
A.             Sau khi hoàn thành giao hàng thì mới ghi Nợ TK cho bên NK
B.             Rủi ro được chuyển hoàn toàn sang người bán
C.             Chỉ nên áp dụng với trường hợp 2 bên có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn
nhau hoặc giá trị hợp đồng không lớn lắm
D.             Áp dụng cho các giao dịch quốc tế thương mại

122.       Đăc trưng của giao dịch quốc tế phi thương mại là?
A.             Có thể quy ra số tiền thanh toán ngay trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
B.             Chỉ quy ra số tiền thanh toán sau khi có kết quả của việc hoàn thành nghĩa
vụ

123.       Tiền điện, tiền nước, điện thoại, Internet, tiền phạt, tiền thưởng, tiền bổi
thường thuộc loại phương thức nào?
A.             Trả trước
B.             Ghi sổ
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

124.       Chuyển kiều hối, tiền du học học sinh thuộc loại nào?
A.             Trả trước
B.             Ghi sổ
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

125.       Chuyển lãi vay nợ, cổ tức, trái tức ra nước ngoài thuộc loại nào?
A.             Trả trước
B.             Ghi sổ
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

126.       Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài thuộc loại nào?


A.             Trả trước
B.             Ghi sổ
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

127.       Chuyển tiền viện trợ không hoàn lại cho nước ngoài thuộc?
A.             Trả trước
B.             Ghi sổ
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

128.       Cơ sở để mở L/C là?


A.             Hợp đồng ngoại thương
B.             Thư chào hàng còn trong thời hạn hiệu lực
C.             Thư hỏi hàng còn trong thời hạn hiệu lực
D.             Cả 3 đều sai
E.              Cả 3 đều đúng

129.       Phương thức nào sòng phẳng bảo đảm quyền lợi cho cả 2 bên?
A.             Trả trước
B.             Ghi sổ
C.             Tín dụng chứng từ
D.             Nhờ thu kèm chứng từ

130.        Đâu không là đặc điểm của phương thức L/C?


A.             Ngân hàng bên nước người bán mở L/C
B.             Ngân hàng bên nước người mua mở L/C
C.             Ngân hàng đóng vai trò chủ động thanh toán
D.             Chỉ phù hợp với quan hệ thanh toán mậu dịch
E.              Có ít nhất 3 bên tham gia
F.              Người bán không chắc chắn về khả năng thanh toán của người mua

131.       Trong cách phương pháp thanh toán quốc tế, hãy sắp xếp theo thứ tự tăng
dần của:
1.    Vai trò của ngân hàng trong thanh toán

Ghi sổ, trả trước, nhờ thu, L/C


2.              Mức độ rủi ro đối với bên mua và bên bán

3.              Mức độ tin tưởng của người bán với người mua

Trả trước, L/C, nhờ thu, ghi sổ


132.       Đâu không phải là đặc điểm của pp nhờ thu?
A.             Quyền lợi của ng bán và người mua được đảm bảo
B.             Việc trả tiền chậm
C.             Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, chưa khống chế được người mua
D.             Người bán không có đủ khả năng tiếp cận với nguồn tài chính khác

133.        Căn cứ vào hình thái tồn tại, có thể chia tiền tệ thành:
A.             Tiền mặt; Tiền ghi sổ/tiền chuyển khoản
B.             Tiền thế giới; Tiền quốc tế; Tiền quốc gia
C.             Tiền tệ tính toán; Tiền tệ thanh toán

134.       Căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền tệ, có thể chia tiền tệ thành:
A.             Tiền mặt; Tiền ghi sổ/tiền chuyển khoản
B.             Tiền thế giới; Tiền quốc tế; Tiền quốc gia
C.             Tiền tệ tính toán; Tiền tệ thanh toán

135.       Căn cứ vào mục đích sử dụng trong thanh toán, có thể chia tiền tệ thành:
A.             Tiền mặt; Tiền ghi sổ/tiền chuyển khoản
B.             Tiền thế giới; Tiền quốc tế; Tiền quốc gia
C.             Tiền tệ tính toán; Tiền tệ thanh toán

136.       Trong tổng khối lượng thanh toán chung, loại tiền tệ nào chiếm chủ yếu?
A.             Tiền mặt
B.             Tiền chuyển khoản 
C.             Tiền thế giới
D.             Tiền quốc tế

137.       Loại tiền tệ nào được các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm phương tiện
thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế?
A.             Tiền mặt
B.             Tiền chuyển khoản 
C.             Tiền thế giới
D.             Tiền quốc tế

138.       Các đơn vị tiền tệ được hình thành thông qua các Hiệp định, các tổ chức tài
chính quốc tế thuộc loại tiền nào?
A.             Tiền mặt
B.             Tiền chuyển khoản 
C.             Tiền thế giới
D.             Tiền quốc tế

139.       Đâu không phải là tiền quốc tế?


A.             SDR
B.             EURO
C.             USD

140.       Trong thanh toán quốc tế, những mặt hàng như dầu lửa, thuốc lá phải được
thanh toán bằng đồng tiền gì?
A.             EURO
B.             USD
C.             GBP
D.             RMB

141.        Thanh toán cao su, kim loại màu thì dùng đồng gì?
A.             EURO
B.             USD
C.             GBP
D.             RMB

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS QUỐC TẾ

CHƯƠNG 4: CÁC CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


142.       Điền vào chỗ trống: “Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa
bằng đường biển do… ký phát cho… sau khi hàng hóa đã được nhận để chở hay đã
được bốc lên tàu.”
A.             Người gửi hàng, người nhận hàng
B.             Người gửi hàng, người có chức năng
C.             Người có chức năng, người gửi hàng 
D.             Người có chức năng, người nhận hàng

143.       Chọn câu sai:


A.             Sử dụng vận đơn đường biển trong vận tải container, ô tô, kiện, thùng
B.             Sử dụng vận đơn đường biển với bất kì loại hàng hóa không yêu cầu toàn bộ
dung tích của con tàu
C.             Sử dụng hợp đồng thuê tàu với những mặt hàng yêu cầu toàn bộ dung tích
của con tàu 
D.             Sử dụng vận đơn đường biển với những mặt hàng yêu cầu toàn bộ dung tích
của con tàu (hàng rời, dầu,…)

144.       Chức năng của B/L không phải là:


A.             B/L là vận đơn dùng trong vận tải đa phương thức
B.             B/L là hợp đồng vận tải
C.             B/L là biên lai nhận hàng
D.             B/L là giấy chứng nhận quyền sở hữu

145.       Các giao dịch thanh toán bằng tín dụng hoặc nhờ thu kèm chứng từ yêu cầu
sử dụng loại vận đơn gì?
A.             Vận đơn bẩn
B.             Vận đơn sạch
C.             Vận đơn đích danh

D.             Vận đơn theo lệnh

146.       Người chuyên chở có quyền không nhận vận tải hàng hóa có Vận đơn bẩn?
A.             Đúng

B.             Sai

147.       Căn cứ vào hành trình của hàng hóa, vận đơn nào không thuộc nhóm:
A.             Vận đơn đi thẳng
B.             Vận đơn đích danh
C.             Vận đơn chở suốt

D.             Vận đơn đa phương thức

148.       Căn cứ vào ghi chú của thuyền trưởng trên vận đơn, vận đơn nào thuộc
nhóm:
A.             Vận đơn hoàn hảo, vận đơn không hoàn hảo
B.             Vận đơn sạch, vận đơn bẩn
C.             Cả A và B đều được

D.             Cả A và B đều sai

149.       Vận đơn nào được dùng trong trường hợp cần phải chuyển tải?
A.             Vận đơn đi thẳng
B.             Vận đơn chở suốt
C.             Vận đơn vận tải liên hợp

D.             Cả 3 đều sai

150.       Vận đơn nào được dùng trong trường hợp hàng được chuyển thẳng từ cảng
xếp đến cảng dỡ mà không qua trung chuyển?
A.             Vận đơn đi thẳng
B.             Vận đơn chở suốt
C.             Vận đơn vận tải liên hợp

D.             Cả 3 đều sai

151.       Vận đơn nào được dùng trong trường hợp hàng được vận chuyển bằng ít
nhất 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên?
A.             Vận đơn đi thẳng
B.             Vận đơn chở suốt
C.             Vận đơn vận tải liên hợp

D.             Cả 3 đều sai

152.       Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng sở hữu của hàng hóa, có những loại
vận đơn nào?
A.             Vận đơn đích danh
B.             Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn theo lệnh

D.             Cả 3 đáp án trên
153.       Vận đơn nào mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng?
A.             Vận đơn đích danh
B.             Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn theo lệnh

D.             Cả 3 đáp án trên

154.       Vận đơn nào mà trên đó ghi giao hàng theo lệnh của một người nào đó?
A.             Vận đơn đích danh
B.             Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn theo lệnh

D.             Cả 3 đáp án trên

155.       Vận đơn nào không ghi tên người nhận hàng?
A.             Vận đơn đích danh
B.             Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn theo lệnh

D.             Cả 3 đáp án trên

156.       Vận đơn nào có thể chuyển nhượng được?


A.             Vận đơn đích danh
B.             Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn theo lệnh

D.             Cả 3 đáp án trên

157.       Vận đơn nào không thể chuyển nhượng được?


A.             Vận đơn đích danh
B.             Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn theo lệnh

D.             Cả 3 đáp án trên
158.       Nội dung nào trên vận đơn thể hiện tính chất “chuyển nhượng được” của
vận đơn đó? 
A.             Mục “Shipper”
B.             Mục “Consignee”
C.             Mục “Consignor”

D.             Mục mô tả chi tiết về hàng hóa

159.       Vận đơn vô danh hay vận đơn xuất trình (loại "Bearer") thì: 
A.             Có thể chuyển nhượng cho người thứ ba bằng cách ký hậu
B.             Đã ghi rõ thông tin người nhận hàng trên vận đơn
C.             Là loại vận đơn không lưu thông được

D.             Không có đáp án nào đúng

160.       Loại vận đơn nào rủi ro nhất và loại vận đơn nào ít linh động nhất, theo thứ
tự? *
A.             Vận đơn đích danh, Vận đơn vô danh
B.             Vận đơn vô danh, Vận đơn theo lệnh
C.             Vận đơn đích danh, Vận đơn theo lệnh

D.             Vận đơn vô danh, Vận đơn đích danh

161.       Chứng từ VTĐPT do ai phát hành. Chọn câu trả lời đúng
A.             MTO
B.             Chủ tàu
C.             Chủ hàng

D.             Đại lý tàu biển

162.       Vận đơn đường biển do ai phát hành. Chọn câu trả lời đúng nhất
A.             MTO
B.             Người vận chuyển đường biển
C.             Chủ hàng
D.             Đại lý tàu biển
163.       Master bill of landing do ai phát hành. Chọn câu trả lời đúng 
A.             MTO
B.             Người vận chuyển đường biển
C.             Chủ hàng

D.             Đại lý tàu biển

164.       House bill of landing điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên nào?
A.             MTO và đại lí tàu biển
B.             Chủ hàng và chủ tàu
C.             Người gom hàng và chủ hàng

D.             Đại lý tàu biển và chủ hàng

165.       Nhìn vào nội dung nào trên vận đơn để xác định tính chất chuyển nhượng
được của vận đơn
A.             Shipper
B.             Consignee
C.             Consignor

D.             Notifying party

166.       Chứng từ VTĐPT loại “bearer’ (xuất trình) là loại


A.             Có thể chuyển nhượng cho người thứ 3 bằng cách kí hiệu
B.             Đã ghi rõ tên người nhận hàng trên chứng từ
C.             Là loại không lưu thông được

D.             Không có đáp án

167.       Nếu trong ô “Consignee” ghi chữ “To order”, thì người nào có quyền phát
lệnh ?
A.             Theo lệnh của người nhận hàng
B.             Theo lệnh của người gửi hàng
C.             Theo lệnh của Ngân hàng
D.             Theo lệnh của người vận chuyển

168.       Phân loại theo tính chất chuyển nhượng của vận đơn, vận đơn chia làm
A.             Vận đơn theo lệnh/ Vận đơn vô danh/ Vận đơn sạch
B.             Vận đơn chuyển nhượng được/ Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn theo lẹnh/ Vận đơn vô danh/ vân đơn đích danh

D.             Combidoc/Multidoc/FBL

169.       Chứng từ VTĐPT ở dạng không chuyển nhượng thì được phát hành theo các
hình thức sau
A.             Xuất trình
B.             Theo lệnh
C.             Đích danh

D.             Không có đáp án

170.       Vận đơn nào rủi ro nhất và vận đơn nào ít linh động nhất, theo thứ tự?
A.             Vận đơn đích danh/ Vận đơn vô danh
B.             Vận đơn vô danh/ Vận đơn theo lệnh
C.             Vận đơn đích danh/ Vận đơn theo lệnh

D.             Vận đơn vô danh/ Vận đơn đích danh

171.       Vận đơn nào mà mục tên người nhận hàng được bỏ trống hoặc ghi thuật ngữ
“to order”?
A.             Vận đơn đích danh
B.             Vận đơn theo lệnh
C.             Vận đơn đa phương thức

D.             Cả 3 đều sai

172.       Vận đơn nào được sử dụng trong vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường
sắt, cho cả nội địa và quốc tế?
A.             Vận đơn đường biển
B.             Vận đơn thống nhất
C.             Vận đơn hàng không 

D.             Hợp đồng thuê tàu

173.       Vận đơn gốc và vận đơn copy được phân nhóm dựa vào đặc điểm:
A.             Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hóa
B.             Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông
C.             Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng sở hữu của hàng hóa

D.             Căn cứu vào hành trình của hàng hóa

174.       Vận đơn nào không thể chuyển nhượng được?


A.             Vận đơn theo lệnh
B.             Vận đơn vô danh
C.             Vận đơn gốc

D.             Vận đơn copy

175.       Đặc điểm nào không phải của vận đơn gốc?
A.             Vận đơn phải có chữ ký bằng tay 
B.             Có thể có hoặc không có dấu “Original”
C.             Không thể giao dịch chuyển nhượng được

D.             Là loại vận đơn được phát hành bởi hãng tàu hoặc forwarder.

176.       Đặc điểm của vận đơn copy?


A.             Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc
B.             Không có chữ ký bằng tay
C.             Thường có dấu “Copy” và không chuyển nhượng được 

D.             Cả 3 đều đúng
177.       Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hóa, có các loại vận đơn nào?
A.             Vận đơn đã xếp hàng 
B.             Vận đơn nhận hàng để xếp
C.             Vận đơn chưa xếp hàng

D.             Cả A và B đều đúng

178.        Vận đơn đã xếp hàng không phải là vận đơn:


A.             Được phát hành sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu
B.             Được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ xếp
hàng và vận chuyển hàng bằng con tàu ghi trên vận đơn
C.             Trên vận đơn có đóng dấu “Shipped on board”, “On board”, “Laden on
Board” hoặc “Shipped”

D.             Trên vận đơn có ghi rõ ngày tháng giao hàng và tên tàu chuyên chở hàng
hóa

179.       Đâu không là đặc điểm của vận đơn nhận hàng để xếp?
A.             Được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu
B.             Thực tế hàng hóa đã được xếp lên tàu từ trước
C.             Khi hàng đã thực sự xếp lên tàu có thể đóng dấu thêm “Shipped on board”
để biến thành vận đơn đã xếp hàng

D.             Trên vận đơn ghi “Received for shipment”

180.       Vận đơn tàu chợ và Vận đơn tàu chuyến là nhóm được chia theo:
A.             Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hóa
B.             Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông
C.             Căn cứ vào phương thức thuê tàu

D.             Căn cứu vào hành trình của hàng hóa

181.       Đặc điểm không phải của Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill)
A.             Là phương thức giải phóng hàng thông qua hệ thống mạng nội bộ của hãng
tàu hoặc forwarder
B.             Có chức năng sở hữu hàng hóa
C.             Khi sử dụng Seaway bill sẽ không phát hành B/L gốc
D.             Thường áp dụng với những công ty đã làm ăn uy tín với nhau

E.              Seaway bill là bill đích danh hoặc bill theo lệnh.

182.       Khi hàng đến cảng nhưng B/L chưa đến thì người nhận hàng nên làm gì?
A.             Dùng Giấy gửi hàng đường biển
B.             Dùng Vận đơn gốc
C.             Dùng Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi

D.             Người nhận hàng phải trao đổi với Shipper

183.       Đặc điểm của vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi (B/L Surrendered) (Có thể
chọn nhiều đáp án)
A.             Có chức năng sở hữu hàng hóa
B.             Sử dụng B/L Surrendered cả khi chưa phát hành B/L gốc
C.             Người chuyên chở hoặc đại lý đóng thêm dấu “Surrendered” đồng thời điện
báo “Express Release” cho đại lý tại cảng đến biết
D.             Đại lý giao hàng cho người nhận bắt buộc cần xuất trình B/L gốc

E.              Người gửi hàng chỉ cần Fax bản B/L Surrendered này đến người nhận là
người nhận có thể nhận được hàng.

184.       B/L Surrendered chỉ dùng cho loại vận đơn nào?
A.             Vận đơn đi thẳng 
B.             Vận đơn chở suốt
C.             Vận đơn đích danh 

D.             Vận đơn theo lệnh

185.       Khi dùng vận đơn nào thì không cần xuất trình B/L gốc?
A.             Vận đơn đi thẳng 
B.             Vận đơn đích danh
C.             Vận đơn đã xếp hàng 
D.             Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi

186.       Vận đơn nào do người chuyên chở trực tiếp (hãng tàu) phát hành?
A.             Seaway bill 
B.             B/L Surrendered
C.             Master B/L

D.             House B/L

187.       Vận đơn nào do người giao nhận/forwarder phát hành?


A.             Seaway bill 
B.             B/L Surrendered
C.             Master B/L

D.             House B/L

188.       Đặc điểm nào không phải của vận đơn hàng không (Air waybill)?
A.             Chỉ áp dụng cho vận tải hàng không
B.             Là giấy biên nhận hàng hóa 
C.             Là bản hợp đồng giữa người gửi hàng và người chuyên chở hàng không

D.             Có thể là vận đơn đích danh hoặc vô danh, có thể chuyển nhượng

189.       Sử dụng chứng từ nào khi Shipper muốn sử dụng toàn bộ hoặc gần như hoàn
toàn dung tích vận tải của con tàu để vận tải hàng hóa?
A.             Vận đơn đường biển
B.             Vận đơn chủ
C.             Hợp đồng thuê tàu 

D.             Giấy gửi hàng đường biển

190.       Đặc điểm của hợp đồng thuê tàu trần?


A.             Cung cấp cả tàu và thuyền viên 
B.             Chỉ cung cấp tàu, không có thuyền viên 
C.             Chỉ cung cấp thuyền viên, không có tàu

D.             Không cung cấp cả tàu và thuyền viên

191.       Hợp đồng nào thuê tàu vận chuyển nhiều chuyến liên tục mà không quy định
số chuyến trong 1 khoảng thời gian nhất định?
A.             Hợp đồng thuê tàu từng chuyến 
B.             Hợp đồng thuê tàu định hạn
C.             Hợp đồng chuyên chở

D.             Hợp đồng thuê bao trọn

192.       Hợp đồng nào quy định chủ máy bay (lessor) phải cung cấp máy bay và một
vài dịch vụ khác nữa cho người thuê máy bay (lessee)?
A.             Hợp đồng thuê bao trọn (A Wet Lease Agreement)
B.             Hợp đồng thuê trơn (A Dry Lease Agreement)
C.             Hợp đồng thuê ẩm (A Damp Lease Agreement)

D.             Hợp đồng chuyên chở (Contract of affreightment)

193.       Chứng từ hàng hóa bao gồm (Có thể chọn nhiều đáp án)
A.             Hóa đơn (Invoice)
B.             Giấy gửi hàng đi biển (Seaway bill)
C.             Hợp đồng thuê tàu (Charter parties) 
D.             Phiếu đóng gói/Bảng kê khai hàng hóa (Packing list)
E.              Phiếu hun trùng (Fumigation certificate)
F.              Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

G.             Hóa đơn tạm tính (Pro-forma Invoice)

194.       Hóa đơn nào được cơi như chứng từ đòi tiền?
A.             Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
B.             Hóa đơn tạm tính (Pro-forma Invoice)
C.             Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice)

D.             Hóa đơn thương mại chuyên dụng


195.       Đâu là đặc điểm của hóa đơn thương mại (Commercial invoice)? (Có thể
chọn nhiều đáp án)
A.             Là hóa đơn mà người nhập khẩu gửi cho người xuất khẩu
B.             Ghi chi tiết về các hàng hóa được mua và số tiền phải trả
C.             Có thể ghi chung chung, không cần chi tiết
D.             Được sử dụng cho mục đích vận tải
E.              Có thể được gửi trực tiếp cho người NK, gửi hèm hàng hóa hoặc gửi qua
ngân hàng

F.              Không cần phải ghi chính xác và cẩn thận

196.       Trong trường hợp người XK yêu cầu thanh toán bằng L/C, thì người XK cần
phải gửi cho người NK hóa đơn gì?
A.             Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
B.             Hóa đơn tạm tính (Pro-forma Invoice)
C.             Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice)

D.             Hóa đơn thương mại chuyên dụng

197.       Đâu là đặc điểm của Hóa đơn tạm tính (Pro-forma Invoice) (Có thể chọn
nhiều đáp án)?
A.             Là bản báo giá mà người XK gửi cho người NK nhằm mục đích mở thư tín
dụng
B.             Còn được gọi là Hóa đơn chiếu lệ
C.             Dùng để thanh toán
D.             Có thể ghi khác thông tin với Hóa đơn thương mại 

E.              Không cần ghi rõ ngày hết hiệu lực

198.       Trường hợp có sự khác nhau giữa tín dụng thư và các chứng từ thực, ai sẽ
phải sửa lại và chịu toàn bộ thiệt hại?
A.             Người Xuất khẩu
B.             Người Nhập khẩu
C.             Hãng tàu 
D.             Công ty giao nhận

199.       Theo CISG, đối với các đơn chào hàng không thể hủy ngang, người XK và
người NK:
A.             Có thể hủy đơn bất kỳ lúc nào mà không cần lý do hay bị tổn thất gì
B.             Không thể hủy ngang khi chưa tới ngày đáo hạn của nó
C.             Có thể hủy ngang với lý do cụ thể

D.             Không có đáp án nào đúng

200.        Hóa đơn lãnh sự là hóa đơn thương mại được cung cấp bởi?
A.             Phòng Thương mại quốc tế (ICC)
B.             Phòng lãnh sự của nước xuất khẩu hàng hóa 
C.             Phòng lãnh sự của nước nhập khẩu hàng hóa

D.             Chính phủ quốc gia nước xuất khẩu 

201.       Mục đích nào không phải của việc sử dụng hóa đơn lãnh sự (Consular
Invoice)? 
A.             Chứng nhận nhà XK bán phá giá hàng hóa
B.             Cung cấp thông tin về nhóm hàng chịu thuế NK
C.             Xác định xuất xứ hàng hóa

D.             Lên kế hoạch về ngoại hối

202.       Đặc điểm nào không phải là của hóa đơn thương mại chuyên dụng
(specialized commercial invoices)?
A.             Do các máy in chuyên dụng của Văn phòng Quốc tế in
B.             Dễ dàng nhận biết mà chi phí lại thấp
C.             Được xem là rào cản thương mại

D.             Giảm thiểu được số lượng lao động trong Hải quan

203.       Đặc điểm nào không phải của Bản kê khai hàng hóa (Packing list)?
A.             Là danh sách chi tiết về các thứ trong một lô hàng
B.             Là chứng từ chi tiết do người xuất khẩu cung cấp
C.             Là chứng từ chi tiết do người nhập khẩu cung cấp

D.             Chỉ ra có bao nhiêu container trong lô hàng, hàng nào được đóng trong 1
container

204.       Đặc điểm nào không phải của Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of
Origin)?
A.             Là một chứng từ chỉ ra xuất xứ của hàng hóa
B.             Chỉ do phòng thương mại của nước XK cấp
C.             Có thể do phòng thương mại của nước XK cấp hoặc do người XK cấp

D.             Chỉ phản ánh hàng hóa được vận chuyển từ nơi đó, chứ không phải sản xuất
từ nơi đó.

205.       Đâu không là mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)?
A.             Nhằm mục đích thị trường 
B.             Nhằm mục đích chính trị - XH
C.             Xác định mức thuế NK

D.             Xác định mức thuế XK 

206.       Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) do ai cung
cấp?
A.             Một công ty kiểm định độc lập
B.             Bộ Nông nghiệp của quốc gia XK 
C.             Bộ Công thương của quốc gia XK

D.             Cả A và B đều đúng 

207.       Đối với hình thức Tàu chuyến (Voyage Shipping), người ta sử dụng loại
giấy tờ gì?
A.             B/L
B.             Invoice
C.             Charter Party

D.             Cả 3 đều đúng

208.       Đối với hình thức Tàu chợ (Liner Shipping), người ta sử dụng loại giấy tờ
gì?
A.             B/L
B.             Invoice
C.             Charter Party

D.             Cả 3 đều đúng

209.       Bản lược khai hàng hóa (Manifest) do ai cung cấp?


A.             Người XK
B.             Người NK 
C.             Người chuyên chở 

D.             Phòng thương mại nước XK 

CHƯƠNG 5: THỦ TỤC HẢI QUAN

https://camnangxnk-logistics.net/ngan-hang-cau-hoi-nghiep-vu-phan-loai-hang-
hoa/ 

210.        Câu nào sai?


A.             Thủ tục hải quan là một quy trình phức tạp
B.             Thuế XNK là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong
quan hệ thương mại quốc tế
C.             Hầu hết các nước đều khuyến khích nhập khẩu hàng hóa

D.             Người làm thủ tục hải quan rất dễ mắc lỗi trong quá trình thực hiện do lượng
giấy tờ yêu cầu khá nhiều

211.       Đâu là đặc điểm của Thuế XNK? (Có thể chọn nhiều đáp án)
A.             Là thuế trực thu, đánh vào hàng hóa XNK
B.             Là thuế gián thu, đánh vào hàng hóa XNK
C.             Gắn liền với hoạt động ngoại thương
D.             Gắn liền với hoạt động trong nước

E.              Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế

212.       Đâu là vai trò của thuế XNK?


A.             Đảm bảo số thu cho ngân sách
B.             Bảo hộ sản xuất trong nước
C.             Kiểm soát hoạt động ngoại thương

D.             Cả 3 đáp án đều đúng

213.       3 tiêu chuẩn tính thuế NK là:


A.             Loại hàng hóa NK
B.             Giá trị hàng hóa NK 
C.             Giá trị sử dụng hàng hóa NK
D.             Nước NK hàng hóa

E.              Nước XK hàng hóa

214.       Đâu không là đặc điểm của mã Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
(Harmonized Commodity Description and Coding Systems – Mã HS)?
A.             Dùng để phân loại hàng xuất và nhập khẩu
B.             Các quốc gia đều dùng chung một hệ thống phân loại và mã HS
C.             Mỗi sản phẩm đều có 1 mã có đến 10 chữ số
D.             6 số đầu tượng trưng cho gốc của mã quốc tế

E.              4 số sau đặc trưng cho quốc gia

215.       Quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa
hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới gồm có mấy quy tắc?
A.             3
B.             4
C.             5
D.             6

216.       Các quy tắc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam được áp dụng theo thứ tự nào?
A.             Tuần tự theo từng quy tắc.
B.             Bất kỳ quy tắc nào.
C.             Mỗi Quy tắc chú giải đều có quy định riêng để chú giải hàng hóa có thể xác
định nhiều mã số HS khác nhau

D.             Cả 03 đáp án trên đều đúng

217.       Việc phân loại hàng hóa phải căn cứ theo các thông tin nào dưới đây:
A.             Căn cứ vào hồ sơ hải quan
B.             Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật.
C.             Căn cứ các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng
của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

D.             Tổng hợp cả 3 câu trên 

218.       Mục đích của việc Phân loại hàng hóa là gì?
A.             Xác định mã số hàng hóa
B.             Làm cơ sở tính thuế
C.             Thực hiện chính sách quản lý hàng hóa

D.             Cả 3 đáp án trên

219.       Đâu là câu đúng?


A.             Theo quy tắc 1 trong 6 quy tắc tra cứu mã HS, tên của các phần, của chương
hoặc phân chương được đưa ra nhằm mục đích tra cứu, xác định chính xác loại
hàng luôn
B.             Tên của các phần, chương, phân chương mang tính định hướng cụ thể, đủ để
phân loại hàng hóa
C.             Việc phân loại hàng hóa được xác định theo nội dung của từng nhóm và các
chú giải trong các phần, chương, nếu dựa 2 mục trên không phân loại được thì mới
áp dụng các quy tắc tiếp theo
D.             Việc phân loại hàng hóa được xác định theo nội dung của từng nhóm và các
chú giải trong các phần, chương hoặc có thể áp dụng các quy tắc tiếp theo

220.       Quy tắc (2) thuộc Quy tắc tổng quát được áp dụng để phân loại khi:
A.             Các mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, Các mặt hàng
ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời;
B.             Bao bì chứa đựng sản phẩm
C.             Nhóm hàng mô tả cụ thể nhất, đặc trưng nhất và có số thứ tự sau cùng
D.             Tất các các trường hợp trên.

221.       Theo mục đích của Quy tắc 2(a) “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo
rời” là như thế nào?
A.             Hàng hóa mà bộ phận của chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau bằng các dụng
cụ lắp ráp (vít, bu-lông, đai ốc, ê -cu,v.v…);
B.             Hàng hóa được ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại, với điều kiện
những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp;
C.             Hàng hóa là các bộ phận cấu thành mà không phải trải qua bất cứ quá trình
gia công nào khác để sản phẩm trở thành dạng hoàn thiện.
D.             Cả 03 đáp án trên.

222.       Cách phân loại theo quy tắc 3(b) chỉ nhằm vào các trường hợp nào ?
A.             Sản phẩm hỗn hợp
B.             Sản phẩm cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau
C.             Sản phẩm cấu tạo từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau
D.             Hàng hóa được đóng gói ở dạng bộ để bán lẻ 
E.              Cả 4 trường hợp trên.

223.       Theo Quy tắc 3(b) Hàng hóa  được coi như dạng bộ được đóng gói bán lẻ 
phải có những điều kiện gì ?
A.             Phải có ít nhất hai loại hàng khác nhau, mà ngay từ ban đầu thoạt nhìn có thể
xếp vào nhiều nhóm hàng khác nhau;
B.             Gồm những sản phẩm hoặc hàng hóa được xếp đặt cùng nhau để đáp ứng
một yêu cầu nhất định hoặc để thực hiện một chức năng xác định;
C.             Được xếp theo cách thích hợp để bán trực tiếp cho người sử dụng mà không
cần đóng gói tiếp;
D.             Cả 03 đáp án trên.
224.       Quy tắc 5 thuộc các Quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa
theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được áp dụng để phân
loại cho loại hàng hóa nào ?
A.             Hàng hóa là sản phẩm hỗn hợp
B.             Hàng hóa là bao bì, vật chứa đựng
C.             Hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời
D.             Hàng hóa được đóng gói ở dạng bộ để bán lẻ

225.       Quy tắc 4 là phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa như thế nào?
A.             Đặc biệt nhất
B.             Khác nhau nhất
C.             Giống nhau nhất

D.             Cả 3 đều đúng

226.       Quy tắc 5a không áp dụng đối với bao bì nào?


A.             Bao bì tương tự, thích hợp để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định
B.             Bao bì có hình dáng đặc biệt để chữa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định
C.             Bao bì có thể dùng trong thời gian dài, đi kèm với sản phẩm khi bán

D.             Bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng

227.       Quy tắc 5b không áp dụng đối với bao bì nào?


A.             Bao bì có thể tái sử dụng
B.             Bao bì là loại thường
C.             Cả A và B đều đúng

D.             Cả A và B đều sai 

228.       Quy tắc 6 là:


A.             Áp dụng cho các nhóm 
B.             Áp dụng cho phân nhóm cùng cấp độ
C.             Áp dụng cho phân nhóm khác cấp độ

D.             Cả 3 đều sai 
229.       Trị giá tính thuế NK dược áp dụng tuần tự mấy phương pháp?
A.             3
B.             4
C.             5

D.             6

230.       Phương pháp so sánh trong các phương pháp tính thuế NK của hải quan là
xác định giá trị hàng hóa dựa trên:
A.             Trị giá giao dịch của hàng hóa NK giống hệt
B.             Trị giá giao dịch của hàng hóa NK tương tự
C.             Trị giá giao dịch của hàng hóa XK giống hệt
D.             Trị giá giao dịch của hàng hóa XK tương tự
E.              Cả A và B đều đúng

F.              Cả C và D đều đúng

231.       Nếu hàng hóa chưa được sản xuất từ trước đến nay, thì hàng hóa này đủ điều
kiện áp dụng phương pháp nào trở đi?
A.             Phương pháp 1
B.             Phương pháp 2 
C.             Phương pháp 3 

D.             Phương pháp 4

232.       Ông A mua một chiếc xe ô tô ở nước ngoài và sử dụng trong thời gian làm
việc ở nước ngoài. Sau thời hạn công tác, ông A mang theo ô tô về nước. Khi NK,
ông A xuất trình cho cơ quan HQ hóa đơn khi mua xe. Tính đến thời điểm NK thì
chiếc ô tô đã qua sử dụng và trị giá còn lại không còn tương ứng với giá ghi trên
hóa đơn. Ở đây áp dụng phương pháp tính thuế NK nào?
A.             PP trị giá giao dịch
B.             PP trị so sánh
C.             PP khấu trừ
D.             PP trị giá tính toán

E.              PP suy luận

233.       Không có giao dịch mua bán thì không áp dụng được phương pháp nào?
A.             PP trị giá giao dịch
B.             PP trị so sánh
C.             PP khấu trừ
D.             PP trị giá tính toán

E.              PP suy luận

234.       Không có hàng tương tự hay hàng giống hệt với hàng đã qua sử dụng thì
không áp dụng được pp nào?
A.             PP trị giá giao dịch
B.             PP trị so sánh
C.             PP khấu trừ
D.             PP trị giá tính toán

E.              PP suy luận

235.       Không có thông tin về chi phí sản xuất thì không áp dụng được pp nào?
A.             PP trị giá giao dịch
B.             PP trị so sánh
C.             PP khấu trừ
D.             PP trị giá tính toán

E.              PP suy luận

236.       Không có giá bán tại thị trường nội địa thì không áp dụng được pp nào?
A.             PP trị giá giao dịch
B.             PP trị so sánh
C.             PP khấu trừ
D.             PP trị giá tính toán

E.              PP suy luận

237.       Phần lớn thuế suất thuế XK có mức thuế là:


A.             0%
B.             5%
C.             10%

D.             Tùy trường hợp

238.       Thuế suất thuế NK phân biệt thành:


A.             Thuế suất thông thường
B.             Thuế suất ưu đãi
C.             Thuế suất ưu đãi đặc biệt

D.             Cả 3 đều đúng

239.       Thuế suất thông thường bằng bao nhiêu lần thuế suất ưu đãi?
A.             0,5
B.             1
C.             1,5

D.             2

240.       Thuế suất thuế NK phân biệt dựa vào yếu tố nào?
A.             Xuất xứ hàng hóa NK
B.             Giá trị hàng hóa XK
C.             Mục đích sử dụng của hàng hóa XK

D.             Cả 3 đáp án 

You might also like