You are on page 1of 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIỮA KÌ 1- K11- 2023-2024

BÀI 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
Câu 1. Về kinh tế, nhóm nước phát triển có
A. Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
B. Có quy mô GDP chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc và Ấn Độ,…).
C. ơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Câu 2: Về kinh tế, nhóm nước đang phát triển có
A. Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
B. Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn.
C. quy mô GDP chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ…).
D. Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định..
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về kinh tế với nhóm nước phát triển?
A. Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
B. Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
C. các ngành có làm lượng khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và thương mại.
D. các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về khía cạnh xã hội với nhóm nước đang phát triển?
A. Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
B. Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao.
D. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhưng xu hướng tăng nhanh chóng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân số của nhóm nước phát triển?
A. Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
B. Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao.
D. Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng về vấn đề giáo dục, y tế của nhóm nước phát triển?
A. Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã cải thiện.
B. Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã phát triển.
C. Ngành giáo dục và y tế đang phát triển.
D. Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.
Câu 7: Nhiều quốc gia ở nhóm nước đang phát triển, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi
A. đang chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn.
C. chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Câu 8: Một số nền kinh tế ở nhóm nước phát triển, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi
A. đang chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn.
C. chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. đang chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế tri thức.
Câu 9: Hiện nay một số quốc gia nhóm nước đang phát triển đang phải đối mặt với các vấn đề như
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân.
B. già hóa dân số nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao.
C. nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
D. Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm kinh tế của nhóm nước đang phát triển?
A. Có quy mô GDP chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc và Ấn Độ,…).
B. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
C. ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.
D. Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?
A. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.
B. Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.
C. (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp..
D. Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng cao.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với các nước phát triển?
A. Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.
B. (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.
C. Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.
D. Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tỷ trọng cao nhất.
Câu 13: Các nước đang phát triển thường có GNI/người ở mức
A. cao, trung bình cao và trung bình thấp.
B. thấp, trung bình thấp và rất cao.
C. trung bình cao, trung bình thấp và thấp.
D. trung bình thấp, cao và rất cao.
Câu 14: Chỉ số phát triển con người (HDI) của các nước phát triển ở mức
A. cao trở lên.
B. trung bình trở lên.
C. rất cao trở lên.
D. trung bình trở xuống.
Câu 15: Ở nhóm nước phát triển, trong cơ cấu kinh tế ngành thường chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. nông nghiệp.
B. dịch vụ.
C. lâm nghiệp.
D. công nghiệp.
Câu 16: Khu vực nào sau đây có GNI/người cao nhất?
A. Đông Á.
B. Trung Đông.
C. Bắc Mỹ.
D. Đông Âu.
Câu 17: Khu vực nào sau đây có GNI/người thấp nhất?
A. Tây Âu.
B. Bắc Mỹ.
C. Trung Phi.
D. Bắc Á.
Câu 18: Ở nhóm nước phát triển, trong cơ cấu kinh tế ngành thường chiếm tỉ trọng thấp nhất là
A. nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
B. dịch vụ.
C. công nghiệp và xây dựng.
D. lâm nghiệp, thủy sản.
Câu 19: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành của các nước phát triển có đặc điểm là
A. nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao
hơn so với nhóm ngành dịch vụ.
B. nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nhóm
ngành công nghiệp - xây dựng.
C. nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng cao nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng
thấp nhất.
D. nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ
trọng cao nhất.
Câu 20: Khu vực nào sau đây có chỉ số HDI cao nhất?
A. Đông Á.
B. Nam Mỹ.
C. Liên Bang Nga.
D. Nam Phi.
BÀI 3. TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
Câu 1: Toàn cầu hóa kinh tế có biểu hiện nào dưới đây?
A. Tăng nhanh thương mại nội địa.
B. Tăng giá trị nhập khẩu dịch vụ.
C. Phát triển xuất khẩu hàng hóa.
D. Thương mại thế giới phát triển.
Câu 2: Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là
A. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt.
B. đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển.
C. gia tăng sự phân hóa giàu nghèo.
D. thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Câu 3: Các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu không nhằm mục đích
A. nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lí quá trình cung cấp dịch vụ trên toàn cầu.
B. nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
C. khai thác triệt để các lợi thế so sánh của một quốc gia.
D. góp phần thúc đẩy phát triển thương mại thế giới.
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thúc đẩy hợp tác quốc tế.
B. Tăng tính độc quyền sản xuất.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Gia tăng phân hóa giàu nghèo.
Câu 5: Tác động tích cực của của toàn cầu hóa không phải là
A. tăng cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
B. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo nhiều cơ hội giao lưu và học tập.
C. thúc đẩy hợp tác quốc tế, sản xuất phát triển, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu.
D. thúc đẩy quá trình đô thị hóa tự phát tăng nhanh ở nước đang phát triển.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hóa?
A. Thương mại thế giới phát triển.
B. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Các quốc gia gần nhau liên kết với nhau thành tổ chức chung.
Câu 7: Các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có
A. nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
B. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều.
C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau.
D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về toàn cầu hóa?
A. Là sự gia tăng nhanh các hoạt động kinh tế vượt qua biên giới quốc gia.
B. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về văn hóa.
C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của kinh tế thế giới.
D. tạo sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển.
Câu 9: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là
A. tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ giữa các nước.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới, APEC ngày càng quan trọng.
D. các công ti đa quốc gia ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như tài chính, công nghệ.
Câu 10: Biểu hiện của Thương mại Thế giới phát triển là
A. mạng lưới tài chính toàn cầu mở rộng, không phân biệt biên giới, tự do di chuyển các luồng vốn quốc tế.
B. các tiêu chuẩn quốc tế thúc đẩy phát triển thương mại ngày càng được áp dụng với nhiều lĩnh vực trên phạm
vi toàn cầu.
C. tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng nhanh và cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới.
D. các công ti đa quốc gia có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng và hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 11: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có
A. chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
B. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều.
C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau.
D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau.
Câu 12: Hệ quả tích cực của khu vực hóa kinh tế không phải là
A. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
B. tăng cường tự do hóa thương mại trong khu vực.
C. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế nước thành viên.
D. tăng sức ép tính tự chủ về quyền lực mỗi nước.
Câu 13: Khu vực hóa kinh tế không dẫn đến
A. tăng cường tự do hóa thương mại ở trong khu vực.
B. thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia.
C. nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
D. xung đột và cạnh tranh giữa các khu vực với nhau.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không phải là của quá trình toàn cầu hoá kinh tế?
A. Giữa các nước có sự dịch chuyển hàng hoá dễ dàng.
B. Phạm vi dịch chuyển dịch vụ trên thế giới mở rộng.
C. Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành.
D. Hợp tác thương mại song phương ngày càng phổ biến.
Câu 15: Ý nào sau đây là hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế?
A. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế phát triển.
B. Nhiều tổ chức khu vực được hình thành.
C. Bổ sung các nguồn lực của mỗi quốc gia.
D. Giảm sức ép từ các quốc gia ngoài khu vực
Câu 16: Ý nào sau đây là hệ quả của khu vực hoá kinh tế?
A. Nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
B. Tăng ảnh hưởng giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
C. Tạo cơ hội trao đổi công nghệ trên toàn thế giới.
D. Làm xuất hiện mạng lưới liên kết toàn cầu
Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế?
A. Các công ty đa quốc gia ngày càng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực.
B. Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu ngày càng phát triển nhanh.
C. Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng.
D. Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều kiểu liên kết.
Câu 18: Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?
A. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau.
B. Chiếm % ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới.
C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
D. Hình thành và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu.
Câu 19: Biểu hiện của thương mại thế giới phát triển mạnh là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty đa quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các công ty xuyên quốc gia?
A. Hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.
B. Sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn.
C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
D. Phụ thuộc nhiều vào chính phủ các nước.
Câu 21: Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan thuộc kiểu liên kết nào sau đây?
A. Liên kết khu vực.
B. Liên kết liên khu vực.
C. Diễn đàn hợp tác.
D. Liên kết tam giác phát triển.
Câu 22: Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để
A. quản lí môi trường, nâng cao vấn đề an toàn sức khỏe cho người dân.
B. nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
C. đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, quản lí chất lượng sản phẩm tốt hơn.
D. khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của các nước, quản lí năng lượng tốt hơn.
Câu 23: Toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc
điểm nào sau đây?
A. Tăng cường thao túng thị trường các quốc gia khác nhau.
B. Tìm cách lũng đoạn về kinh tế của các nước trên thế giới.
C. Bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình trên trường quốc tế.
D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương và đa phương.
Câu 24: Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục.
C. Văn hoá, giáo dục, công nghiệp.
D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của toàn cầu hóa đến các nước đang phát triển?
A. Tạo điều kiện nâng cao trình độ phát triển kinh tế.
B. Thực hiện việc đa phương hóa quan hệ quốc tế.
C. Tạo cơ hội nhận công nghệ mới từ các nước phát triển.
D. Xuất khẩu các giá trị văn hóa sang các nước phát triển.
Câu 26: Vấn đề chủ yếu cần giải quyết của các quốc gia trong liên kết kinh tế khu vực là
A. tự chủ về kinh tế và quyền lực quốc gia.
B. hợp tác thương mại, sản xuất hàng hóa.
C. trao đối hàng hóa và mở rộng thị trường.
D. đào tạo nhân lực và bảo vệ môi trường.
Câu 27: Các quốc gia tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực góp phần
A. tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước.
B. tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước.
C. chuyển đổi cơ cấu kinh tế hoàn thiện,phù hợp.
D. đào tạo nhân lực, kêu gọi vốn đầu tư nhiều hơn.
Câu 28: Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như là
A. phát huy năng lực quốc gia, nâng cao trình độ phát triển kinh tế.
B. xây dựng thương hiệu sản phẩm,chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp.
C. cạnh tranh giữa các khu vực, tạo lập thị trường kinh tế rộng lớn.
D. bảo vệ môi trường và tăng vị thế, vai trò của mỗi quốc gia.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thách thức do toàn cầu hóa kinh tế gây ra?
A. Phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Môi trường bị suy thoái trong phạm vi toàn cầu.
C. Áp dụng ngay thành tựu khoa học vào phát triển.
D. Các giá trị đạo đức lâu đời có nguy cơ xói mòn.
Câu 30: Các nước đang phát triển đứng trước thách thức nào sau đây trong quá trình toàn cầu hoá?
A. Tiếp cận nguyên liệu, vốn, công nghệ, thị trường.
B. Nâng cao năng suất và hiệu quả trong kinh doanh.
C. Giải quyết việc làm và nâng cao mức sống dân cư.
D. Bất bình đẳng, phụ thuộc một số quốc gia khác

BÀI 5: MỘT SỐ TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

Câu 1: Duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững là mục tiêu hàng đầu của
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
C. Ngân hàng Thế giới (WB).
D. Liên hợp quốc (UN).
Câu 2: Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu là nhiệm vụ chủ yếu của
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
C. Ngân hàng Thế giới (WB).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 3: Tổ chức nào sau đây được thành lập nhằm hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh
bạch?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
C. Liên hợp quốc (UN).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiệm vụ chủ yếu của Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
B. Cung cấp viện trợ nhân đạo.
C. Giải quyết những vấn đề toàn cầu.
D. Ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với nhiệm vụ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)?
A. Cung cấp các khoản cho vay.
B. Bảo vệ các quyền con người.
C. Minh bạch trong thương mại.
D. Thực hiện các cứu trợ nhân đạo.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với nhiệm vụ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)?
A. Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
B. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
C. Giải quyết các tranh chấp thương mại.
D. Thực hiện các cứu trợ nhân đạo.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng với nhiệm vụ của Liên hợp quốc?
A. Thúc đẩy tự do thương mại trong khu vực.
B. Bảo vệ các quyền con người.
C. Giám sát chính sách thương mại các quốc gia.
D. Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với nhiệm vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)?
A. Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực.
B. Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển.
C. Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia.
D. Thu thập dữ liệu, đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước.
Câu 9: Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực là mục tiêu của
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
C. Ngân hàng Thế giới (WB).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiệm vụ chủ yếu của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương?
A. Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực.
B. Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương.
C. Khuyến khích hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các thành viên.
D. Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực.

BÀI 8: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ XÃ HỘI KHU VỰC MỸ LA TINH

Câu 1: Số dân đô thị ở khu vực Mỹ La tinh tăng nhanh chủ yếu do
A. di cư từ nông thôn đến và gia tăng tự nhiên.
B. lao động kĩ thuật gia tăng và tỉ suất sinh cao.
C. nhập cư từ châu lục khác đến nhiều, di cư ít.
D. lao động ở khu vực dịch vụ tăng và nhập cư.
Câu 2: Mỹ La tinh là khu vực có tỉ lệ dân thành thị
A. cao và tăng nhanh.
B. rất cao và tăng chậm.
C. cao và tăng chậm.
D. thấp nhưng tăng nhanh.
Câu 3: Tỉ lệ dân thành thị của khu vực Mỹ La tinh năm 2020 là khoảng (%)
A. 61.
B. 71.
C. 81.
D. 91.
Câu 4: Những siêu đô thị nào sau đây nằm ở khu vực Mỹ La tinh?
A. Ri-ô đê Gia- nê-rô, Mê-hi-cô, Tô-ky-ô.
B. Ri-ô đê Gia- nê-rô, Đê-li, Thượng Hải.
C. Ri-ô đê Gia- nê-rô, Mê-hi-cô, Xao Pao-lô.
D. Ri-ô đê Gia- nê-rô, Bắc Kinh, xao Pao-lô.
Câu 5: Đô thị nào có số dân lớn nhất trong các đô thị sau đây ở khu vực Mỹ La tinh?
A. La-ha-ba-na.
B. Xan-hô-xê.
C. Xao Pao-lô.
D. Ca-ra-cát.
Câu 6: Khu vực Mỹ La tinh có
A. dân số ít, cơ cấu dân số rất già.
B. gia tăng dân số rất cao, dân trẻ.
C. gia tăng dân số thấp, cơ cấu dân số trẻ.
D. gia tăng dân số rất nhỏ, dân số già.
Câu 7: Dân cư Mỹ La tinh có đặc điểm nào sau đây?
A. Gia tăng dân số cao.
B. Tỉ suất nhập cư lớn
C. Gia tăng dân số khá thấp.
D. Dân số đang trẻ hóa.
Câu 8: Mỹ La tinh có nền văn hóa độc đáo, đa dạng chủ yếu do
A. có thành phần dân cư đa dạng.
B. có người bản địa và da đen.
C. nhiều quốc gia nhập cư đến.
D. nhiều lứa tuổi cùng hòa hợp.
Câu 9: Khu vực Mỹ La tinh có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế do vị trí tiếp giáp với
A. EU.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Hoa Kỳ.
Câu 10: Phần lớn lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh nằm ở trong vùng
A. nhiệt đới và cận xích đạo.
B. ôn đới và cận nhiệt đới.
C. cận nhiệt đới và nhiệt đới.
D. cận xích đạo và xích đạo.
Câu 11: Phía tây Mỹ La tinh có thuận lợi chủ yếu cho phát triển ngành kinh tế nào sau đây?
A. Thủy điện.
B. Trồng trọt.
C. Khai thác thủy sản.
D. Nuôi trồng thủy sản.
Câu 12: Các quốc đảo trong vùng biển Ca-ri-bê có thuận lợi chủ yếu cho phát triển ngành nào sau đây?
A. Khai khoáng và thủy điện.
B. Thủy điện và du lịch.
C. trồng cây công nghiệp và cây ăn quả .
D. Trồng trọt và Chăn nuôi.
Câu 13: Thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực Mỹ La tinh là
A. rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm.
B. rừng thưa, cây bụi lá cứng và xavan.
C. rừng lá kim, rừng thưa, thảo nguyên.
D. rừng lá rộng ôn đới, cây bụi, xavan.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh vật ở khu vực Mỹ La tinh?
A. Chiếm trên 20% diện tích rừng trên Trái Đất.
B. Động vật phong phú với nhiều loài đặc hữu.
C. Rừng nhiệt đới ẩm A-ma-dôn lớn nhất thế giới.
D. Diện tích của rừng trồng lớn hơn rừng tự nhiên.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của tài nguyên rừng ở khu vực Mỹ La tinh?
A. Cung cấp các loại lâm sản có giá trị.
B. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Giúp cân bằng môi trường sinh thái.
D. Là nơi dân cư phân bố rất tập trung.
Câu 16: Hoạt động nào sau đây không làm suy giảm đa dạng sinh học của rừng ở Mỹ La tinh?
A. Khai thác gỗ.
B. Cháy rừng.
C. Lấy đất làm nông nghiệp.
D. xây dựng vườn quốc gia.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về sông, hồ của khu vực Mỹ La tinh?
A. Có ít sông lớn nhưng có nhiều hồ lớn.
B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là mưa.
C. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng.
D. Sông ngòi khá dày đặc, đều ngắn và dốc.
Câu 18: Dân cư Mỹ La tinh thuận lợi về
A. cung cấp nguồn lao động và thị trường tiêu thụ rộng.
B. đáp ứng lao động trình độ cao và nhiều ở các đô thị.
C. lực lượng lao động nông thôn đông đảo, văn hóa cao.
D. số người trong độ tuổi lao động nhiều, dân trí rất cao.
Câu 19: Do đô thị hóa tự phát nên dân đô thị ở khu vực Mỹ La tinh
A. ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập rất thấp.
B. thất nghiệp đông, thu nhập thấp, môi trường sống không tốt.
C. chủ yếu là làm thuê, mức sống thấp, điều kiện sống khá tốt.
D. thiếu việc làm, dân trí thấp, thu nhập khá tốt và rất ổn định.
Câu 20: Vấn đề nan giải xã hội bao trùm ở Mỹ La tinh là
A. có nhiều siêu đô thị dân đông.
B. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao.
C. dân nông thôn vào đô thị đông.
D. chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

You might also like