You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN ĐỊA LÍ 11

I/Lý thuyết
– Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.
– Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và
nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu
kinh tế và chỉ số phát triển con người.
– Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, phân tích được bảng số liệu
về kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
– Trình bày được hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.
– Trình bày được các hệ quả của khu vực hoá kinh tế.
- Phân tích được ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
– Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
– Khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
– Trình bày được cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang
phát triển.
– Trình bày được đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
– Phân tích được ảnh hưởng của vấn đề đô thị hoá, vấn đề dân cư, xã hội của khu vực đến
phát triển kinh tế – xã hội.
– Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
– Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét.
– Giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.
– Trình bày được tình hình phát triển kinh tế Brasil và những vấn đề xã hội cần phải giải
quyết.
II/TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Mạng Internet phát triển đầu tiên ở quốc gia nào dưới đây?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Hoa Kì.
Câu 2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, khu vực III thấp.
B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.
Câu 3. Quốc gia nào dưới đây có GDP/người ở mức cao?
A. Ấn Độ.
B. Hoa Kì.
C. Bra-xin.
D. LB Nga.
Câu 4. Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.
C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu.
D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô-xtrây-li-a.
Câu 5. Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là
A. Bắc Âu, Bắc Mĩ.
B. Đông Á, Tây Nam Á.
C. Bắc Mĩ, Trung Mĩ.
D. Tây Phi, Đông Phi.
Câu 6. Tiêu chí phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển không gồm

A. GNI/người.
B. cơ cấu kinh tế.
C. chỉ số HDI.
D. tuổi thọ trung bình.
Câu 7. Cơ cấu kinh tế là tập hợp
A. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
B. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
C. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.
D. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.
Câu 8. Các nước có GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Á.
B. Trung Đông.
C. Bắc Mĩ.
D. Đông Âu.
Câu 9. Các nước có thu nhập ở mức thấp hiện nay hầu hết đều ở
A. châu Âu.
B. Bắc Mĩ.
C. châu Phi.
D. Bắc Á.
Câu 10. Các nước đang phát triển phân biệt với các nước phát triển bởi một trong
những tiêu chí là
A. GNI bình quân đầu người thấp hơn nhiều.
B. tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm thấp.
C. chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao.
D. dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Câu 11. Các quốc gia đang phát triển thường có
A. chỉ số phát triển con người thấp.
B. nên công nghiệp phát triển rất sớm.
C. thu nhập bình quân đầu người cao.
D. tỉ suất tử vong người già rất thấp.
Câu 12. Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung vào ngành nào dưới đây?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Lâm nghiệp.
Câu 13. Các nước đang phát triển có đặc điểm nào sau đây?
A. Thu nhập bình quân theo đầu người cao.
B. Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
C. Tuổi thọ trung bình của dân cư còn thấp.
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ rất cao trong cơ cấu GDP.
Câu 14. Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển?
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
NHẬN BIẾT
Câu 1. Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây?
A. Tài chính.
B. Ngân hàng.
C. Bảo hiểm.
D. Vận tải biển.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu.
B. Tăng nhanh thương mại quốc tế.
C. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.
D. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.
Câu 3. Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục.
C. Văn hoá, giáo dục, công nghiệp.
D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục.
Câu 4. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 5. Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là
A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.
D. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Câu 6. EU là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Thị trường chung Nam Mĩ.
B. Liên minh châu Âu .
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
Câu 7. Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. EU và NAFTA.
B. EU và ASEAN.
C. NAFTA và APEC.
D. APEC và ASEAN.
Câu 8. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có GDP lớn nhất hiện nay là
A. EU.
B. NAFTA.
C. APEC.
D. ASEAN
Câu 9. Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào sau đây?
A. 2005.
B. 2006.
C. 2007
D. 2008.
Câu 10. Trong các tổ chức liên kết kinh tế sau, tổ chức kinh tế nào có GDP/người cao
nhất?
A. ASEAN.
B. APEC.
C. EU.
D. NAFTA.
Câu 11. Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế
giới là
A. 149
B. 150
C. 151
D.152
Câu 12. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực chiếm tỉ trọng ngày càng lớn là
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. dịch vụ.
D. lâm nghiệp.
Câu 13. Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào sau đây?
A. Số lượng có xu hướng ngày càng giảm.
B. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn.
C. Chi phối hoạt động chính trị của nhiều nước.
D. Phạm vi hoạt động chỉ trong một khu vực.

MỘT SỐ TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ


NHẬN BIẾT
Câu 1. WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới.
B. Liên minh châu Âu.
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Câu 2. Tính đến tháng 1/2020, Tổ chức Thương mại Thế giới có tất cả bao nhiêu
thành viên?
A. 164.
B. 150.
C. 162.
D. 153.
Câu 3. Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là
A. EU.
B. APEC.
C. NAFTA.
D. WTO.
Câu 4. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 5. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên
nằm ở Nam bán cầu?
A. ASEAN.
B. EU.
C. NAFTA.
D. MERCOSUR.
Câu 6. Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU và ASEAN.
B. NAFTA và EU.
C. NAFTA và APEC.
D. APEC và ASEAN.
Câu 7. Tính đến năm 2020, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
A. 195.
B. 193.
C. 190.
D. 200.
Câu 8. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga.
B. Anh.
C. Trung Quốc.
D. Hoa Kỳ.
Câu 9. Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU.
B. NAFTA.
C. MERCOSUR.
D. APEC.
Câu 10. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là
A. WTO.
B. IMF.
C. APEC.
D. UN.
Câu 11. Cơ quan Năng lượng Quốc tế viết tắt là
A. IEA.
B. WTO.
C. WB.
D. IMF.
Câu 12. Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây muộn nhất?
A. UN.
B. APEC.
C. WTO.
D. IMF.
Câu 13. Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây sớm nhất?
A. UN.
B. APEC.
C. WTO.
D. IMF.
Câu 14. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á
tham gia nhất?
A. ASEAN.
B. APEC.
C. EU.
D. NAFTA.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN NINH TOÀN CẦU
NHẬN BIẾT
Câu 1. Hiện nay, thế giới phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng
A. hạt nhân.
B. tái tạo.
C. hóa thạch.
D. thủy điện.
Câu 2. Các khu vực có nhiều năng lượng là
A. Tây Nam Á, Trung Á và Mỹ Latinh.
B. Bắc Phi, Đông Nam Á và Nam Phi.
C. Biển Đông, Đông Phi và Tây Nam Á.
D. Mỹ Latinh, Bắc Á và Đông Nam Á.
Câu 3. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ viết tắt là
A. IEA.
B. OPEC.
C. WTO.
D. MRC.
Câu 4. Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào sau đây?
A. Mi-an-ma.
B. Thái Lan.
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.
Câu 5. Tình trạng thiếu dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Mĩ.
Câu 11. Vấn đề nào sau đây không mang tính chất toàn cầu?
A. Lương thực.
B. Năng lượng.
C. Nguồn nước.
D. Không khí.
Câu 12. Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao
nhất thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Mĩ.
Câu 13. Ở châu Á, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?
A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Nam Á.
D. Tây Nam Á.
Câu 14. Khu vực nào sau đây chịu tác động rất nhỏ của nạn đói trên thế giới?
A. Đông Phi.
B. Tây Âu.
C. Trung Phi.
D. Nam Á.
Câu 15. Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới
hiện nay là
A. IMF, WTO.
B. WFP, APEC.
C. FAO, WFP.
D. EU, ASEAN.
Câu 16. Cơ quan Năng lượng Quốc tế viết tắt là
A. IEA.
B. WTO.
C. WB.
D. IMF.
KHU VỰC MỸ LA TINH
NHẬN BIẾT
Câu 1. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là
A. kim loại màu.
B. kim loại quý.
C. nhiên liệu.
D. kim loại đen.
Câu 2. Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?
A. Đồng.
B. Sắt.
C. Dầu mỏ.
D. Kẽm.
Câu 3. Khoáng sản ở khu vực Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng núi An-đét và phía tây nam sơn nguyên Guy-a-na.
B. Vùng núi An-đét và phía bắc nam sơn nguyên Mê-hi-cô.
C. Vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.
D. Khu vực Trung Mỹ và ở phía nam sơn nguyên Guy-a-na.
Câu 4. Các nước Mỹ Latinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào quốc gia nào sau
đây?
A. Hoa Kì.
B. Đức.
C. Hà Lan.
D. Pháp.
Câu 5. Khối thị trường chung Nam Mỹ gồm những quốc gia nào dưới đây?
A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay.
C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuela, Pê-ru.
D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
Câu 6. Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là
A. NAFTA.
B. EU.
C. MERCOSUR.
D. APEC.
Câu 7. Năm 2020, khu vực Mỹ Latinh đóng góp khoảng
A. 6% vào GDP của thế giới.
B. 8% vào GDP của thế giới.
C. 5% vào GDP của thế giới.
D. 7% vào GDP của thế giới.
Câu 8. Các quốc gia nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ Latinh?
A. Ac-hen-ti-na và Pêru.
B. Bra-xin và Mê-hi-cô.
C. Pa-ra-goay và Bra-xin.
D. Mê-hi-cô và Chi-lê.
Câu 9. Khu vực Mỹ Latinh tiến hành công nghiệp hóa
A. rất sớm.
B. khá sớm.
C. muộn.
D. rất muộn.
Câu 10. Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại
A. cao nhất thế giới.
B. thấp nhất thế giới.
C. ở mức trung bình.
D. ở mức khá thấp.
Câu 11. Ở Mỹ Latinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng
nào sau đây?
A. Đồng bằng A-ma-dôn.
B. Vùng núi An-đét.
C. Đồng bằng La Pla-ta.
D. Đồng bằng Pam-pa.
Câu 12. Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng
A. 21 triệu km2.
B. 22 triệu km2.
C. 20 triệu km2.
D. 23 triệu km2.
Câu 13. Khu vực Mỹ La-tinh không có bộ phận nào sau đây?
A. Eo đất Trung Mỹ.
B. Toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
C. Mê-hi-cô.
D. Toàn bộ lục địa Bắc Mỹ.
Câu 14. Khu vực Mỹ La-tinh không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Nam Đại Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 15.Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
Câu 16. Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây với nhau?
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
D. Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Câu 17. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Mỹ Latinh có quy mô GDP trên 1000 tỉ
USD?
A. Bra-xin.
B. Chi-lê.
C. Ac-hen-ti-na.
D. Ê-cua-đo.
Câu 18. Ở khu vực Mỹ Latinh có kênh đào nổi tiếng nào sau đây?
A. Xuy-ê.
B. Moscow.
C. Kiel.
D. Panama.
Câu 19. Vùng núi An-đét có tiềm năng lớn về
A. khoáng sản, thủy điện và du lịch.
B. thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
C. nông sản, lâm sản và công nghiệp.
D. thủy điện, vận tải và công nghiệp.
Câu 20. Ở khu vực Mỹ Latinh không có đồng bằng nào sau đây?
A. Đồng bằng La Pla-ta.
B. Đồng bằng A-ma-dôn.
C. Đồng bằng La-nốt.
D. Đồng bằng Trung tâm.
Câu 21. Khu vực nào sau đây ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?
A. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt.
B. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti.
C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti.
D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti.
Câu 22. Các dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ Latinh?
A. Đồng bằng và sơn nguyên.
B. Sơn nguyên và cao nguyên.
C. Cao nguyên và núi thấp.
D. Núi cao và đồi trung du.
Câu 23. Ở khu vực Mỹ Latinh không có sơn nguyên nào sau đây?
A. Mê-hi-cô.
B. Bra-xin.
C. Cô-lô-ra-đô.
D. Guy-a-na.
Câu 24. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là
A. kim loại màu.
B. kim loại quý.
C. nhiên liệu.
D. kim loại đen.
Câu 25. Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?
A. Đồng.
B. Sắt.
C. Dầu mỏ.
D. Kẽm.

You might also like