You are on page 1of 68

DÂN SỐ HỌC

BÀI 4: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

Mục tiêu
1. Trình bày được mối liên quan giữa dân
số, kinh tế, an ninh lương thực, giáo dục và
môi trường
2. Trình bày được các mối liên quan giữa
dân số và các vấn đề xã hội (đặc biệt là y
tế), dân số với vấn đề giới và vai trò địa vị
của người phụ nữ.
1. Dân số và phát triển kinh tế, nguồn lao
động
1.1. Khái niệm về phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế được hiểu 1 cách
chung nhất là sự tăng thu nhập bình
quân đầu người (Theo Ngân hàng Thế
giới 1991).
- Phát triển bao gồm những chỉ tiêu:
+ Tăng thu nhập.
+ Việc làm ổn định.
+ Phát triển giáo dục.
+ Phát triển giáo dục.
+ Sức khoẻ tốt.
+ Tiêu thụ nhiều thực phẩm.
+ Có căn nhà đầy đủ tiện nghi.
+ Đáp ứng những dịch vụ công: nước
sạch, điện, giao thông, giải trí, phòng
chống cháy nổ.
- Phát triển kinh tế liên quan đến cả
tổng thu nhập và tổng dân số, một chỉ
tiêu hay được dùng nhất là tổng sản
phẩm quốc dân (GNP), nó là tổng số
hàng hoá và dịch vụ cuối cùng cho sử
dụng được tạo ra bởi dân số của quốc
gia đó (Theo Ngân hàng thế giới).
- Ví dụ: Năm 1992, theo Ngân hàng thế
giới, GNP của Mĩ là 5,9 tỉ đô la. Cao
nhất thế giới, cao hơn GNP của 88
nước có thu nhập trung bình và thấp
cộng lại. Danh sách 10 quốc gia đứng
đầu sau Mĩ là: Nhật, Đức, Pháp, Ý,
Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc,
Canada, Nga.
1.2. Dân số và nguồn lao động
1.2.1. Các khái niệm
- Dân số trong độ tuổi lao động: từ 15-
60, một số nước đến 64, nữ thường
thấp hơn khoảng 5 tuổi.
- Xu hướng giảm sinh, tuổi thọ cao, tỉ lệ
dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng.
- Quy mô và cơ cấu dân số theo độ
tuổi và giới ảnh hưởng trực tiếp đến
tuổi lao động. So sánh giữa số người
trong độ tuổi lao động và ngoài độ
tuổi lao động (trẻ em, người già) cho
ta tỉ số dân số phụ thuộc.
- Tỉ số dân số phụ thuộc là chỉ tiêu về
gánh nặng kinh tế mà dân số lao
động phải gánh vác.
1.2.2. Một số thước đo cơ bản
- Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động thô: là tỉ số giữa
dân số hoạt động kinh tế và tổng dân số.
- Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động chung: là tỉ số
giữa số người tham gia hoạt động kinh tế và số
người ở trên một độ tuổi nào đó.
- Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo
tuổi và giới.
- Tuổi và giới khác nhau cho năng suất lao động
khác nhau: nhóm 25-29 có tỉ lệ tham gia lực lượng
lao động và năng suất lao động cao hơn nhiều so
các nhóm khác.
1.3. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế
1.3.1. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến tăng
trưởng kinh tế
- Các nước chậm phát triển: GNP đầu người thấp
và tỉ lệ gia tăng dân số cao.
- Các nước phát triển ngược lại: GNP đầu người
cao, tỉ lệ gia tăng dân số thấp.
- Mĩ: GNP đầu người 19.870 USD, tăng dân số
0,9%. Các nước có GNP thấp: 320 USD, tăng
dân số 3,4%.
- Tỉ lệ gia tăng GNP bình quân đầu
người = tỉ lệ gia tăng GNP – tỉ lệ tăng
dân số.
- Như vậy để tăng GNP đầu người thì
GNP phải gia tăng nhanh hơn tỉ lệ gia
tăng dân số.
- Như vậy giảm gia tăng dân số tự
nhiên sẽ đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng của nền kinh tế.
1.3.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế đến
gia tăng dân số
- Các nước phát triển, tỉ lệ gia tăng dân
số thấp do mức sinh và mức chết thấp
- Kinh tế phát triển có điều nkiện vật
chất phát triển giáo dục, y tế, tăng hiểu
biết, tăng kĩ thuật hạn chế sinh sản, có
thời gian chăm sóc sức khoẻ, giảm mắc
bệnh.
- Kinh tế phát triển, có bảo hiểm xã hội,
phúc lợi xã hội tốt, cha mẹ không phải
lo thiếu chỗ dựa khi về già nên nhu
cầu nhiều con, con trai giảm thấp.
- Thu nhập ảnh hưởng đến mức sinh:
đô thị thu nhập cao hơn nông thôn, có
điều kiện chăm sóc con tốt hơn
nhưng mức sinh thấp hơn, năm 1987,
tỉ suất sinh phụ nữ thành thị là 1,8
con, nông thôn là 2,9 con.
1.4. Dân số và đói nghèo
1.4.1. Một số khái niệm
- Mức sống: là trình độ thoả mãn nhu
cầu về vật chất và tinh thần của thành
viên trong xã hội
- Mức sống dân cư cao hay thấp phụ
thuộc vào: trình độ phát triển kinh tế
và chế độ chính trị của mỗi nước.
- Nhu cầu là sự cần thiết được bảo đảm các
điều kiện vật chất và tinh thần nào đó
nhằm thoả mãn đòi hỏi của con người để
họ tồn tại và phát triển trong những điều
kiện kinh tế xã hội nhất định.
- Nhu cầu và mức sống dân cư là 2 mặt của
một quá trình: nhu cầu được thoả mãn đó
chính là biểu hiện cụ thể của mức sống.
Đến lượt mình, mức sống lại trở thành
động lực kích thích nhu cầu mới nảy sinh.
- Mức sống phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế xã hội, phân
phối, tích luỹ, tiêu dùng sản phẩm
xã hội.
- Thu nhập, tiêu dùng, tích luỹ của
xã hội đều phụ thuộc vào tổng
dân số, cơ cấu dân số theo tuổi.
1.4.2. Mối quan hệ dân số và đói nghèo
- Đói nghèo là một bộ phận dân cư không
được hưởng những nhu cầu cơ bản, tối
thiểu để duy trì cuộc sống, có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng.
- Theo Ngân hàng thế giới: đói nghèo là sử
dụng chi tiêu dưới 1 USD/người /ngày hay
365USD/người/năm. Mĩ thu nhập gia đình
dưới 13.680 USD/năm là nghèo đói.
- Chuẩn nghèo Việt Nam hiện nay:
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016 – 2020.
- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu
vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu
vực thành thị.
- Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở
khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng
ở khu vực thành thị.
- Phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến số lượng và chất
lượng dân số.
- Có tương quan nghịch giữa GDP và tỉ
suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Mẹ lao
động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
trung bình trở lên: tỉ suất chết trẻ em
dưới 1 tuổi là 17‰, lao động giản đơn
là 29‰.
2. Dân số và phát triển con người
2.1. Khái niệm
- Phát triển con người là mở rộng các cơ hội
lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn
của con người nhằm hưởng thụ một cuộc
sống hạnh phúc, bền vững.
- Mở rộng cơ hội là người dân có những cơ
hội tốt hơn để tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ, giáo dục, việc làm, chỗ ở tốt
hơn với các điều kiện cơ bản được đáp
ứng: điện, nước, giao thông,…
2.2. Chỉ số đánh giá phát triển con người
- Chương trình phát triển Liên hợp quốc đưa
ra chỉ số để đánh giá sự phát triển của con
người gồm các chỉ tiêu (HDI- Human
Development Index).
+ Tuổi thọ.
+ Trình độ học vấn (tỉ lệ người lớn biết chữ,
tỉ lệ học sinh các cấp).
+ Mức sống: GDP đầu người.
2.3. Phát triển con người ở Việt nam hiện nay
Mục tiêu đến năm 2010:
- GDP tăng gấp đôi năm 2000
- Nâng cao đáng kể chỉ số HDI
- Hoàn thiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo
- Thực hiện phổ cập phổ thông trung học cơ sở
- Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 20%.
Từ đó ưu tiên 4 mục tiêu:
- Thoát khỏi nghèo
- Tạo việc làm, tăng thu nhập
- Nâng cao dân trí
- Bảo vệ môi trường
3. Dân số và môi trường
3.1. Một số khái niệm
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên.
- Tài nguyên:bao gồm tất cả các nguồn nguyên
liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin trên trái
đất, trong không gian mà con người sử dụng cho
mục đích tồn tại và phát triển của mình.
- Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của
của môi trường bởi các chất gây ô nhiễm.
- Suy thoái môi trường là làm thay đổi chất lượng
và số lượng các thành phần tạo ra môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đến con người và thiên
nhiên.
- Sự cố môi trường là các tai biến, rủi ro xẩy ra
trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi thất thường của thiên nhiên gây suy
thoái môi trường nghiêm trọng : bão lụt, hạn hán,
sạt lở đất, hoả hoạn, sập hầm lò, rò rỉ phóng xạ,

3.2. Mối quan hệ dân số và môi trường ở
Việt Nam
Có 8 vấn đề cấp bách:
- Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng
- Suy giảm chất lượng đất và diện tích đất
canh tác
- Suy giảm tài nguyên sinh vật biển ven bờ
- Tài nguyên khoáng sản, nước, sinh vật
đang sử dụng không hợp lí, cạn kiệt
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
- Hậu quả của hoá chất độc dùng trong chiến
tranh Việt Nam
- Gia tăng dân số nhanh, phân bố không đều,
không hợp lí
- Thiếu cơ sở vật chất, kĩ thuật, con người,
luật pháp để giải quyết vấn đề môi trường
Dân số là nhân tố tác động quan trọng nhất
đến các vấn đề môi trường cấp bách cả
trực tiếp và gián tiếp.
3.2.1. Mối quan hệ giữa dân số và sản
xuất nông nghiệp, đất đai
- Dân số tăng nhanh làm giảm đất canh
tác bình quân đầu người, làm thoái
hoá đất diễn ra nhanh : năm 1975 có
0,12ha đất canh tác/người, năm 1995
còn 0,10 ha/người.
- Xu hướng giảm đất canh tác do:
+ Thoái hoá đất
+ Sói lở bờ sông, biển
+ Mặn hoá và phèn hoá
+ Gia tăng dân số
+ Tăng sử dụng hoá chất trong
nông nghiệp
3.2.2. Gia tăng dân số là một trong những
nguyên nhân chủ yếu của giảm diện tích
rừng
- Năm 1945, rừng chiếm 45% diện tích đất
tự nhiên, năm 1980 còn chiếm 35%
- Hậu quả của phá rừng và cháy rừng là diện
tích đất bị hoang hoa, sói mòn, sạt lở, cạn
kiệt nguồn nước, lũ lụt ngày càng nhiều
- Dân số tăng nhanh, phá rừng làm đất nông
nghiệp là nguyên nhân số 1 làm giảm sự
đa dạng sinh học ở Việt Nam
+ Do suy giảm và mất nơi sinh sống của các loài động
thực vật
+ Áp lực tăng dân số, sự nghèo đói là nhân tố chủ yếu
dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên (cả
rừng và biển)
+ Ô nhiễm môi trường huỷ hoại hệ sinh thái của các
sinh vật
3.2.3. Ô nhiễm nước, kết quả hoạt động của con
người
- Dân số tăng, lượng nước thải, rác thải tăng
- Chất thải không được xử lí gây ô nhiễm
3.2.4. Sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm
không khí chủ yếu
- Các hơi khí độc, bụi từ sản xuất công nghiệp
không được xử lí
- Từ sản xuất các làng nghề, giao thông
4. Dân số và giáo dục
4.1.Tác động qua lại giữa dân số và giáo dục
- Gia tăng dân số nhanh dẫn đến hậu quả xấu cho
giáo dục
- Giáo dục phát triển là yếu tố quan trọng làm giảm
dân số
4.1.1. Tác động của dân số đến giáo dục
- Tác động của quy mô và cơ cấu dân số đến giáo dục:
+ Quy mô dân số lớn thì số người trong độ tuổi đi học
lớn nên đầu tư cho giáo dục lớn để mọi người trong
độ tuổi đi học được đến trường, đảm bảo chất lượng
giáo dục không giảm.
+ Các nước giầu, hầu hết dân cư được đi học, tỉ lệ tốt
nghiệp đại học cao. Nước nghèo, tỉ lệ mù chữ cao.
+ Việt Nam có khoảng 15% trẻ em chưa được đến
trường, chủ yếu ở miền núi, Tây Nguyên, đồng bằng
sông Cửu Long.
+ Do nước nghèo gia tăng dân số nhanh, không
cân đối với tốc độ phát triển kinh tế nên không có
nguồn lực đầu tư cho giáo dục
+ Như vậy quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng dân số góp
phần quan trọng trong xác định quy mô giáo dục
+ Quy mô dân số và gia tăng dân số không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến giáo dục mà còn ảnh hưởng
gián tiếp qua chất lượng cuộc sống là mức thu
nhập, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục
+ Dân số tăng nhanh, người đi học tăng làm tăng
đầu tư của nhà nước và tăng đầu tư của gia đình
+ Ở nước dân số trẻ như Việt Nam, quy mô giáo
dục phổ thông lớn, ngược lại các nước dân số
già nhu cầu giáo dục phổ thông giảm.
- Các tác động khác của dân số đến giáo dục:
+ Phân bố dân số theo địa lí, di cư, bình đẳng giới
cũng tác động lên giáo dục
+ Thành thị giáo dục phát triển hơn nông thôn
+ Kinh tế xã hội khó khăn, di dân gây khó khăn cho
giáo dục
4.1.2. Tác động của giáo dục đến dân số
- Giáo dục có tác động tích cực đến dân số. Nhiều nước coi
giáo dục là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu
KHHGĐ
-Tác động của giáo dục đến mức sinh:
+ Dân trí thấp thì đẻ nhiều, dân trí cao đẻ ít. Phụ nữ học vấn
cao đẻ ít
+ Học vấn cao kết hôn muộn
- Tác động của giáo dục đến mức chết
+ Tỉ lệ tử vọng ở người có văn hoá cao thấp hơn do thu
nhập cao hơn, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn
+ Bà mẹ có trình độ có tỉ lệ chết trẻ sơ sinh, trẻ em thấp hơn
- Tác động của giáo dục đến di cư:
+ Di cư diễn ra ở người trẻ cao hơn người già
+ Di cư ở người có học vấn cao mạnh hơn
người có học vấn thấp
- Giáo dục và gia tăng dân số:
+ Gia tăng dân số nhanh như Việt Nam ảnh
hưởng ntiêu cực đến chất lượng cuộc sống
+ Đưa giáo dục dân số vào nhà trường giúp
tăng kết quả chương trình KHHGĐ
5. Dân số và bình đẳng giới
5.1. Một số khái niệm và thước đo
5.1.1. Khái niệm
- Dân số và bình đẳng giới có quan hệ mật
thiết với nhau
- Giới là khái niệm chỉ mối tương quan giữa
địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong
1 bối cảnh xã hội cụ thể. Là sự khác biệt
giữa phụ nữ và nam giới về mặt xã hội
5.1.2. Thước đo về bình đẳng giới
- Chỉ số phát triển giới (GDI- Gender
Development Index) đo lường mức độ tiến bộ
theo 3 khía cạnh của phát triển con người:
sức khoẻ, giáo dục, thu nhập nhưng gắn với
sự bất bình đẳng giữa nam và nữ
- Số đo quyền lực theo giới tính (GEM- Gender
Empowerment Measure) là tỉ lệ phần trăm
phụ nữ tham gia quốc hội, các nhà lập pháp,
quan chức cao cấp,… thu nhập
- HDI đo thành tựu trung bình, GDI
điều chỉnh các thành tựu trung
bình đó để phản ánh sự bất bình
đẳng giữa nam và nữ về:
+ Cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh
(tuổi thọ)
+ Cuộc sống giầu trí thức (học vấn)
+ Có vật chất đầy đủ (thu nhập)
5.2. Ảnh hưởng của phát triển dân số đến bình
đẳng giới:
5.2.1. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến bình
đẳng giới
- Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến đầu tư cho
giáo dục, phụ nữ ít có cơ hội học nâng cao trình
độ.
- Phụ nữ trình độ văn hoá, chuyên môn thấp có
mức sinh cao.
- Phụ nữ làm việc trí óc, có nhận thức tốt hơn về
KHHGD, thường kết hôn muộn, chấp nhận biện
pháp tránh thai cao, số con ít. Ngược lại với phụ
nữ có trình độ thấp.
5.2.2. Bình đẳng giới về vấn đề sinh sản
- Giới là một trong những yếu tố quyết định sinh sản
của các cặp vợ chồng.
- Các nước đang phát triển, chồng chi phối ra quyết
định sinh sản, sử dụng các biện pháp tránh thai.
- Việt Nam đã thực hiện KHHGD, chia sẻ trách nhiệm
của nam giới ngày một tăng, nhiều phụ nữ không có
quyền quyết định, giữ vai trò thụ động: sinh vào lúc
nào, bao nhiêu con, áp dụng KHHGD hay không, xảy
ra chủ yếu ở nông thôn, đặc biệt phải có con trai nên
quyền sinh sản thuộc về nam giới.
- Hành vi sinh sản của người nữ chịu tác động mạnh
mẽ của quan niệm, thái độ của chồng, gia đình,
phong tục tập quán.
5.3. Bình đẳng giới và các chính
sách dân số
5.3.1. Cuộc cách mạng về bình đẳng
giới
- Có 3 thành phần cấu thành:
+ Bình đẳng về cơ hội phát triển.
+ Tính bền vững của cơ hội.
+ Trao quyền cho mọi người.
- 3 thành phần này được thể hiện:
+ Khả năng tiếp cận như nhau với các dịch
vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế.
+ Cơ hội như nhau tham gia vào quyết định
kinh tế và chính trị.
+ Trả công như nhau trong công việc như
nhau.
+ Được pháp luật bảo vệ như nhau.
+ Quyền công dân như nhau.
+ Loại bỏ phân biệt giới tính.
5.3.2. Giới trong dân số và phát triển
- Lồng ghép vấn đề giới vào phát triển bền vững.
- Tiếp cận chương trình sức khoẻ sinh sản toàn diện.
- Trao quyền cho phụ nữ và cải thiện vị thế của phụ
nữ về chính trị, kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khoẻ
để phụ nữ vươn tới cuộc sống đầy đủ và khoẻ
mạnh.
5.3.3. Giới với vấn đề dân số và phát triển ở Việt Nam
- Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định phụ nữ bình
đẳng với nam giới.
- Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước về bình đẳng
giới.
- Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam đến năm 2010.
Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng đời sống
vật chất và tinh thần của phụ nữ, phát huy vai trò
của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống, chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
6. Dân số và y tế
6.1. Tác động của dân số tới hệ thống y tế
6.1.1. Quy mô dân số và y tế
- Muốn đáp ứng được yêu cầu khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân
thì quy mô của hệ thống y tế phải tương
xứng với số nhu cầu đối với các loại dịch
vụ y tế.
- Dân số đông và tăng nhanh dẫn đến điều
kiện vệ sinh không đảm bảo, thuận lợi cho
bệnh tật phát triển.
- Dân số đông và tăng nhanh thì quy mô cán
bộ y tế, số cơ sở khám chữa bệnh,
phương tiện dịch vụ cũng phải tăng lên.
- Dân số tăng nhanh không được kiểm soát
là tiền đề dẫn tới quá tải hệ thống y tế, làm
cho chất lượng dịch vụ y tế giảm ảnh
hưởng trực tiếp đến chăm sóc sức khoẻ
người dân.
- Năm 1990 so với 1986, dân số tăng 8,39%, số cơ
sở y tế chỉ tăng 3,68%, chỉ tiêu giường bệnh và
cán bộ y tế giảm còn 95% và 77%. Chỉ tiêu tổng
hợp cơ bản của y tế tính trên 10.000 dân đều
liên tục giảm so với tăng dân số. Số dân do 1
bác sĩ phục vụ:
+ chung toàn thế giới: 4.000 người/ bác sĩ
+ các nước phát triển: 380 người/ bác sĩ
+ Việt Nam: năm 1996 là 2.186 người/ bác sĩ, năm
2000 là 1.865 người/ bác sĩ, thuộc loại trung
bình của thế giới.
6.1.2. Cơ cấu dân số và y tế
- Biết về cơ cấu dân số để tổ chức và phát triển hệ thống y
tế đáp ứng nhu cầu đặc trưng về giới, tuổi, nghề nghiệp,
… do sức khoẻ, tỉ lệ mắc các bệnh khác nhau.
- Cấu trúc tuổi của dân số là yếu tố quan trọng xác định
nhu cầu dịch vụ y tế khác nhau: trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5
tuổi, vị thành niên, người già,…
- Mô hình bệnh tật và tử vong liên quan nhất định đến cấu
trúc giới tính của dân số: nữ giới thường có tỉ lệ mắc
bệnh cao hơn nam giới, tử vong thấp hơn nam giới,…
- Cơ cấu giới tính, tuổi, nghề, các bệnh thường gặp là căn
cứ để phát triển y tế chuyên sâu: chuyên khoa phụ sản,
nhi, lão,…
6.1.3. Phân bố địa lí dân số và y tế
- Mật độ dân số của các vùng ảnh hưởng đến kết
quả phục vụ của hệ thống y tế: mật độ dân số
thấp hoặc quá cao đều là trở ngại cho điều trị và
dự phòng.
- Nơi mật độ dân cư thấp thường văn hoá thấp nên
cải thiện điều kiện vệ sinh, khám chữa bệnh khó
khăn, ngược lại nơi mật độ dân số cao thì ô
nhiễm môi trường, tệ nạn cao.
- Các tỉnh miền núi thường tỉ lệ mắc sốt rét cao
hơn đồng bằng. Ngược lại, HIV cao hơn ở các
đô thị.
- Sắp xếp cán bộ y tế, trang thiết bị theo nhu cầu
của bệnh tật và cơ cấu dân số là vấn đề cần
được quan tâm giải quyết: vùng sâu xa, khó
tuyển cán bộ y tế chuyên khoa, giỏi. Người Mĩ có
chính sách trả tiền học phí cho sinh viên y khoa
nếu chấp nhận làm việc tại bất kì nơi nào trong 5
năm đầu sau khi tốt nghiệp.
6.1.4. Kế hoạch hoá gia đình và y tế
- Mức sinh cao, mức chết thấp, dân số tăng nhanh làm
tăng nhu cầu KHHGD của ngành y tế.
- KHHGD góp phần quan trọng vào giảm mức chết, nâng
cao sức khoẻ sinh sản, giảm gánh nặng xã hội đối với
dân số tăng.
6.1.5. Di dân và y tế
- Ngành y tế cần chủ động đảm bảo y tế phục vụ quá trình
di dân.
- Di dân ảnh hưởng đến y tế do bệnh tật mới, nhu cầu dịch
vụ y tế nơi đến: Dân miền núi có sốt rét lưu hành, di dân
đến nơi không có bệnh sốt rét lưu hành, các phong tục
tập quán liên quan đến sức khoẻ,…
6.2. Tác động của y tế đến các quá trình dân số
6.2.1. Y tế tác động đến mức sinh
- Trợ giúp sinh đẻ bình thường (tai biến sản khoa).
- Trợ giúp khắc phục vô sinh (Hỗ trợ sinh sản).
- Trợ giúp ngừa thai tránh sinh (KHHGD).
6.2.2. Y tế tác động lên mức chết và tuổi thọ của dân số
- Tuổi thọ dân số là 1 chỉ tiêu quan trọng nhất mà quá trình
dân số cần hướng tới.
- Kết quả tuổi thọ của dân số có tác động trực tiếp từ thành
tựu y tế.
- Phân tích các tỉ lệ mắc bệnh, tử vong, nguyên nhân tử
vong,… là căn cứ để điều chỉnh, định hướng các hoạt
động y tế thích hợp.
6.2. Tác động của y tế đến các quá trình dân số
6.2.1. Y tế tác động đến mức sinh
- Trợ giúp sinh đẻ bình thường (tai biến sản khoa).
- Trợ giúp khắc phục vô sinh (Hỗ trợ sinh sản).
- Trợ giúp ngừa thai tránh sinh (KHHGD).
6.2.2. Y tế tác động lên mức chết và tuổi thọ của dân số
- Tuổi thọ dân số là 1 chỉ tiêu quan trọng nhất mà quá trình
dân số cần hướng tới.
- Kết quả tuổi thọ của dân số có tác động trực tiếp từ thành
tựu y tế.
- Phân tích các tỉ lệ mắc bệnh, tử vong, nguyên nhân tử
vong,… là căn cứ để điều chỉnh, định hướng các hoạt
động y tế thích hợp.
- Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ,
trẻ em, đóng góp tích cực làm giảm tỉ lệ mắc,
chết. Với người lớn, kết quả chưa tương xứng
với công sức.
7. Dân số và an ninh lương thực
7.1. An ninh thực phẩm hộ gia đình và các chỉ
tiêu
- Khái niệm an ninh và mất an ninh thực phẩm
(ANTP)
+ ANTP là sẵn có nguồn cung cấp các loại thực
phẩm cơ bản vào mọi lúc để duy trì vững chắc
việc tiêu thụ thực phẩm và để giải quyết mọi sự
biến động về sản xuất cũng như giá cả.
+ Tiếp cận đủ thực phẩm cho mọi người, mọi lúc
để đảm bảo cho 1 cuộc sống năng động, khoẻ
mạnh (Ngân hàng thế giới).
+ Mất ANTP là không có, hoặc thiếu, hoặc có một cách thất
thường các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đưa vào
bữa ăn của các hộ gia đình hoặc mức tiêu thụ năng
lượng thấp dưới 80% nhu cầu khuyến nghị của Tổ chưc
y tế thế giới (đói).
+ Việt Nam từ 1993, đã triển khai dự án về An ninh lương
thực, thực phẩm quốc gia:
 Với quốc gia, có 4 nội dung: Tăng cường sản xuất, đảm
bảo sẵn có thực phẩm đa dạng, hạn chế thất thoát sau
thu hoạch, dự trữ lưu thông phân phối, đảm bảo đồng
đều và bền vững, đảm bảo tiếp cận tự nhiên và kinh tế
với các thực phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng và vệ
sinh ATTP.
 Với hộ gia đình: Mọi người không bị đói, được
ăn no, được ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng,
đảm bảo sạch, không độc, không phải là nguồn
gây bệnh cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc, có
đủ cho nhu cầu của gia đình.
7.2. Đối phó với mất an ninh thực phẩm hộ gia
đình
- Các chỉ tiêu sớm và biện pháp đối phó:
+ Chống thất thu: Thiếu/thừa mưa, thiếu giống và
đầu tư sản xuất, sâu bệnh,
+ Thiếu đất, sức kéo.
- Các chỉ tiêu căng thẳng, tình trạng giảm khả năng
tiếp cận thực phẩm và biện pháp đối phó:
+ Tăng bất thường số người tìm việc làm.
+ Bán nhiều đồ trang sức, công cụ lao động.
+ Bán đất đai, nhà cửa.
+ Bán đất đai, nhà cửa.
+ Tăng số người vay tín dụng.
+ Tăng tìm kiếm thực phẩm tự nhiên.
+ Giảm số bữa ăn trong ngày.
+ Tăng giúp đỡ, đùm bọc giữa các hộ gia đình.
(Thu thập thông tin bằng phương pháp đánh giá nhanh tại
các hộ gia đình)
- Các chỉ tiêu muộn: xảy ra khi khả năng tiếp cận đã
giảm, phản ánh hậu quả của mất ANTP:
+ Suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao.
+ Thoái hoá đất.
+ Bán đất, ăn hạt giống, di cư vĩnh viễn (bỏ quê).
7.3. Các biện pháp đảm bảo an ninh thực phẩm
gia đình
7.3.1. ANTP hộ gia đình
Xây dựng mô hình phân tích nguyên nhân thiếu/
mất ANTP hộ gia đình ở từng địa phương và mô
hình nguyên nhân suy dinh dưỡng, tử vong ở trẻ
em để tìm các biện pháp cải thiện ANTP hộ gia
đình
Mô hình

(?)
Qua mô hình cần can thiệp vào các nguyên nhân
trực tiếp sau:
- Cải thiện sản xuất.
- Tăng cường dự trữ lương thực, thực phẩm.
- Cải thiện thu nhập và sức mua.
- Đảm bảo ATVSTP.
- Cải thiện kiến thức, thực hành dinh dưỡng.
7.3.2. Các biện pháp cải thiện
an ninh dinh dưỡng hộ gia đình
Mô hình
Mô hình

- Giải quyết các nguyên nhân trực tiếp: hậu quả


suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ em.
+ Giải quyết nạn thiếu/ đói ăn hoặc ăn không hợp lí
(biện pháp chủ động phòng chống suy dinh
dưỡng: ưu tiên chăm sóc trẻ ngay từ khi sinh
đến 24 tháng tuổi, chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ
trước khi sinh, khi cho con bú, triển khai các
chương trình vi chất dinh dưỡng, bữa ăn học
đường).
+ Cải thiện kiến thức, thực hành chăm sóc bà mẹ,
trẻ em.
+ Cải thiện dịch vụ y tế và môi trường để phòng
chống bệnh tật.
- Biện pháp đảm bảo ANTP hộ gia đình:
+ Đảm bảo các hộ gia đình có sẵn thực phẩm đa
dạng trong nhà bằng mô hình VAC (Vườn-Ao-
Chuồng).
+ Cung cấp thực phẩm ổn định, bền vững cho hộ
gia đình (xây dựng hệ thống kho tàng dự trữ
lương thực thực phẩm ở hộ gia đình và địa
phương.
+ Đảm bảo các hộ gia đình tiếp cận được với
lương thực thực phẩm cần thiết (có xây dựng
các thị trường mới, chợ, cửa hàng cho các cụm
dân cư, nhất là các vùng sâu, vùng xa).
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like