You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP HKI

BÀI 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới


1.Dân số thế giới
- Dân số thế giới hiện nay khoảng 7 tỷ người.
- Quy mô dân số các nước, các vùng lãnh thổ khác nhau. Các nước có dân số đông
nhất TG: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì..
2.Tình hình phát triển dân số trên thế giới.
- Thời gian để dân số tăng gấp đôi và tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số TG ngày càng lớn.
II. Gia tăng dân số
1.Gia tăng tự nhiên
a. Tỉ suất sinh thô:
- Là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng
một thời điểm. ĐV: %o.
- Các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô là: Tự nhiên- sinh học, phong tục tập quán,
tâm lí XH, trình độ phát triển KT- XH…
b. Tỉ suất tử thô:
- Là tương quan giữa số người mất đi trong năm so với số dân trung bình ở cùng
một thời điểm. ĐV: %o
- Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm nhờ vào sự tiến bộ về y tế, khoa học kĩ thuật và trình
độ phát triển KT – XH.
- Nguyên nhân: Kinh tế - xã hội ( chiến tranh, đói kém, bệnh tật), Thiên tai…..
c. Tỉ suất gia tăng tự nhiên:
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
- Công thức = Tỷ suất sinh thô – tỷ suất tử thô. (đơn vị %).
- Tỉ suất sinh thô là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự biến động dân cư trên thế
giới và được coi là động lực phát triển dân số.
d. Hậu quả của gia tăng dân số không hợp lí ảnh hưởng đến:
- Kinh tế: chậm phát triển.
- Xã hội: gây sức ép lên vấn đề việc làm, thiếu nhà ở, giáo dục, y tế…
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
2. Gia tăng cơ học
- Sự di chuyển dân cư từ nơi này đến nơi khác sự biến động cơ học của dân cư.
-Tỉ suất gia tăng cơ học được tính bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.
- Đối với từng khu vực, từng quốc gia, gia tăng cơ học có ý nghĩa quan trọng.
3. Gia tăng dân số
- Tỉ suất gia tăng DS được tính bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng TN và tỉ suất gia
tăng cơ học.
- Đơn vị tính : %
BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ
I . Cơ cấu sinh học
1.Cơ cấu dân số theo giới :
- Biểu thị mối tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân .
- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng khu vực.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ cấu DS theo giới: Trình độ phát triển KT-XH, tai
nạn, tuổi thọ…
- Ảnh hưởng:Đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống và chiến lược phát triển KT-
XH.
2.Cơ cấu dân số theo tuổi
a. Nhóm tuổi chính:
Cơ cấu DS theo tuổi là sự tập hợp nhóm người sắp xếp theo từng nhóm tuổi nhất
định .
- Thường chia thành 3 nhóm tuổi chính:
+ Nhóm 0-14: dưới tuổi lao động.
+ Nhóm 15-59: trong tuổi lao động.
+ Nhóm > 60: trên tuổi lao động.
- Phân loại: + Dân số già: nhóm trên tuổi LĐ > 15% và nhóm dưới tuổi LĐ < 25%.
+ Dân số trẻ: nhóm trên tuổi LĐ < 10% và nhóm dưới tuổi LĐ > 35%.
- Các nước đang phát triển có cơ cấu DS trẻ còn các nước phát triển có cơ cấu DS già.
b. Tháp dân số:
- Tháp dân số cho biết những đặc trưng về dân số như cơ cấu tuổi, giới, tỉ suất sinh, tử,
gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình…
- Có 3 kiểu tháp cơ bản:
+ Kiểu mở rộng: thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, dân số tăng, tuổi thọ TB
thấp.
+ Kiểu thu hẹp: thể hiện tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng DS có xu
hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định: thể hiện tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ TB cao, dân số ổn định cả về qui
mô và cơ cấu.
II. Cơ cấu xã hội của dân số
1.Cơ cấu dân số theo lao động
a. Nguồn lao động:
- Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao
động.
- Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm dân số họat động kinh tế: gồm những người có việc làm ổn định hay việc
làm tạm thời và những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu lao động.
+ Nhóm dân số không họat động kinh tế gồm: học sinh, sinh viên, nội trợ.
2.Dân số họat động theo khu vực kinh tế
- Chia làm 3 nhóm
+ Dân số hoạt động trong KVI: Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
+ Dân số hoạt động trong KVII: Công nghiệp – xây dựng.
+ Dân số hoạt động trong KVIII: Dịch vụ.
- Dân số họat động theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nước:
+ Các nước đang phát triển có tỉ lệ lao động ở khu vực I cao nhất.
+ Các nước phát triển có tỉ lệ lao động khu vực III cao nhất.
3.Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Căn cứ tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên và số năm đi học.
- Cơ cấu DS theo tuổi phản ánh trình độ học vấn, dân trí của từng quốc gia.

BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
I. Sự phân bố dân cư
1. Khái niệm
- Phân bố dân cư: là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ nhất định nhằm phù hợp với điều kiện sống và yêu cầu của xã hội.
- Mật độ dân số và công thức tính mật độ dân số = Số dân cư trú/1 km2.
- Đơn vị: Người/ km2
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư:
- Nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản.
Dân cư phân bố đông đúc ở vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ, có nguồn nước dồi
dào, có địa hình bằng phẳng, có đất đai màu mỡ có khoáng sản phong phú. Ngược
lại sẽ phân bố thưa thớt ở vùng KH khắc nghiệt, thiếu nước, địa hình núi cao, đất
đai cằn cỗi....
- Nhân tố kinh tế – xã hội:(có ý nghĩa quyết định).
+ Trình độ phát triển KT-XH. Nơi có trình độ KHKT của con người cao thì nơi
đó có dân cư tập trung đông đúc hơn các vùng khác.
+ Tính chất nền kinh tế: Nơi có ngành CN phát triển thì dân cư tập trung dày đặc
hơn vùng nông nghiệp
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ. Nơi có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư sẽ tập
trung đông đúc hơn
II. Đô thị hóa
1. Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là sự tập trung dân cư vào các thành phố, các đô thị và phổ biến rộng
rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh: từ 13,6% năm 1990 đến 2005 là 48%.
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường
- Tích cực:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
+ Thay đổi lại phân bố dân cư
- Tiêu cực: Đô thị hóa không gắn với công nghiệp hóa:
+ Chất lượng cuộc sống giảm: thiếu hụt lương thực, thiếu việc làm, điều kiện
sinh hoạt ngày càng thiếu thốn.
+ Môi trường ô nhiễm.Tài nguyên cạn kiệt.
+ Tệ nạn xã hội gia tăng…

BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế


1. Khái niệm:
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường
lối chính sách, vốn, thị trường…ở trong và ngoài nước có thể khai thác được để
phát triển kinh tế của một lãnh thổ.
2. Các loại nguồn lực: Nguồn lực được phân thành ba loại:
- VTĐL:Phân bố ở nơi gần hay xa biển, vùng trung tâm hay gần các quốc gia nào đó
- Nguồn lực tự nhiên: Đất, nước, khí hậu, biển, sinh vật, khoáng sản.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội:
+ Dân số và lao động.
+ Vốn – thị trường.
+ Khoa học kĩ thuật, đường lối chính sách.
II. Cơ cấu nền kinh tế
1. Khái niệm: Là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu
cơ tương đối ổn định hợp thành.
2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
a) Cơ cấu ngành:
- Chia làm 3 nhóm ngành:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Công nghiệp – xây dựng.
+ Dịch vụ.
- Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển kinh tế.
b) Cơ cấu thành phần kinh tế: Gồm:
+ Thành phần kinh tế nhà nước.
+ Thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
c) Cơ cấu lãnh thổ:
Cơ cấu lãnh thổ gồm: Toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.

Lưu ý một số bài toán tính đơn giản mật độ DS, giới tính và nhận xét bảng số liệu,
biểu đồ có liên quan nội dung bài học.

You might also like