You are on page 1of 12

Bài 23: Cơ cấu dân số

1. Cơ cấu sinh học:


- Cơ cấu theo giới 2. Cơ cấu xã hội:
- Cơ cấu theo tuổi - Cơ cấu theo lao động
- Cơ cấu theo trinh độ văn hóa
Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số
Là sự phân chia toàn bộ dân số thành
các bộ phận khác nhau theo một số tiêu
chí nhất định
I. Cơ cấu sinh học
1. Cơ cấu dân số thế giới
- Biểu thị tương quan giữa giới nam so với
giới nữ hoặc so với tổng số dân. (Đv: %)

Cách 1: Cách 2:

Tnam ( nữ ) = [Dnam (nữ) : Dtb] . 100%

- Tnam ( nữ ) : Tỉ lệ nam ( nữ ) trong tổng số dân ( % )


- Dnam: Dân số nam
- Dtb: Tổng số dân
  
Đặc điểm
 
+ Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực.
+ Nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại
Nước phát triển: Nữ > nam Nước đang phát triển: Nam > nữ
Nguyên nhân và ảnh hưởng

Nguyên nhân:
Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.

Ảnh hưởng:
Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...
I. Cơ cấu sinh học
2. Cơ cấu dân số theo tuổi

- Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo


những nhóm tuổi nhất định.
- Ý nghĩa: nó thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi
thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao
động của một quốc gia.
- Cơ cấu dân số các nước trên thế giới:
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi)
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
a. Nguồn lao động:
+ Khái niệm: là dân số trong tuổi lao động có thể tham gia lao động.
+ Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao
động được chia làm hai nhóm :
– Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định có việc làm tạm thời và những
người có nhu cầu lao động nhiều: chưa có việc làm.
– Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người
thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.

b. Dân số theo khu vực kinh tế:


Các khu vực kinh tế:
+ Khu vực I: Nông- lâm- ngư nghiệp
+ Khu vực II: Công nghiệp- xây dựng
II. Cơ cấu xã hội
2. Cơ cấu dân số theo lao động
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư
- Là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của 1 quốc gia
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá:
+ Tỷ lệ người biết chữ( 15 tuổi trở lên)
+Số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên
Các nhóm nước Tỷ lệ người biết chữ (%) Số năm đi học

Các nước phát triển >90 10,0

Các nước đang phát triển 69 3,9

Các nước kém phát triển 46 1,6


- Sự chênh lệch về trình độ văn hoá giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển, giữa
hai khu vực nông thôn và thành thị trong từng nước còn rất cao. Ở những nơi trình độ học
vấn cao, sự chênh lệch càng lớn.
VD: Sự chênh lệch về tỉ lệ người biết chữ ở một số nước:
+ Canada; Đan Mạch; Phần Lan: 100%
+ Việt Nam: 94%
+ Cam-pu-chia: 48,5%
- Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như: cơ cấu dân số theo dân tộc, tôn giáo,
mức sống…

Vì sao nói giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự phát triển của đất nước ?
Bởi VH-GD là nhân tố cơ bản trong sự phát triển bền vững của 1 đất nước, góp phần
giảm sinh và giảm mức tử vong của con người, nâng cao chất lương dân số.

You might also like