You are on page 1of 24

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI

BÀI 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ


I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
1. Dân số thế giới

 Năm 2001 là 6.137 triệu người

 Giữa năm 2005 là 6,477 tỷ người.

 Hiện nay hơn 7 tỷ người.

 Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau (có 11 quốc gia/200 quốc gia với dân số trên 100 triệu
người, 17 nước có số dân từ 0,01- 0,1 triệu người).

 Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.


2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới
 Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đối ngày càng rút ngắn.
 Tốc độ gia tăng dân số thế giới ngày cnagf cao, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.
II. Gia tăng dân số
1. Gia tăng tự nhiên
a. Tỉ suất sinh thô

 Khái niệm: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở
cùng thời điểm.

 Đặc điểm: Tỉ suất thô có xu hướng giảm nhưng có sự khác nhau giữa các nhóm nước (các nước phát triển giảm
nhanh hơn).

 Nguyên nhân: Yếu tố tự nhiên, sinh học. Tập quán, tâm lí xã hội và trình độ phát triển kinh tế - xã hội…

 Công thức tính:


Tỉ suất Sinh thô = (Số trẻ em sinh ra / Tổng số dân) X 1000

 Tỉ suất sinh thô được tính theo đơn vị phần nghìn (%o)
b. Tỉ suất tử thô

 Khái niệm: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.

 Đặc điểm: Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm dần

 Nguyên nhân: Mức sống, y tế ngày càng phát triển. Chiến tranh, đói kém, bệnh dịch…ngày càng đẩy lùi.

 Công thức tính:


Tỉ suất Tử thô = (Số người chết / Tổng số dân) X 1000

 Tỉ suất tử thô được tính theo đơn vị phần nghìn (%o)


c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Tg)

 Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %).
 Công thức tính:
Tỉ suất GTTN = (Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử) : 10
 Có 5 nhóm:
 Tg ≤  0%: Nga, Đông Âu
 Tg = 0,1-0,9%: Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Cadắctan, Tây Âu...
 Tg = 1 -1,9%: Việt Nam, Ấn Độ, Bra xin, Mêhicô, Angiêri,..
 Tg = 2-2,9%: Đa số các nước ở châu Phi, Ảrậpxêút, Pakistan, Ápganixtan,Vêlêduêla, Bôlivia,..
 Tg ≥  3%: Côngô, Mali, Yêmen, Mađagaxca...
d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển  kinh tế - xã hội
 Tích cực:
 Dân số là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
 Dân số dao động tạo nguồn lao động dồi dào
 Là thị trường tiêu thụ rộng lớn
 Tiêu cực:
 Thiếu cơ sở vật chất
 Ô nhiễm môi trường
 Biện pháp:
 Thực hiện kế hoạch gia đình
 Tuyên truyền giáo dục ý thức người dân
 Ban hành các văn bản pháp luật về vấn đề dân số.
2. Gia tăng cơ học
 Gia tăng cơ học: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
 Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến
quy mô dân số.
 Nguyên nhân:
o Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm

o Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp

3. Gia tăng dân số


 Tỉ suất gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. (đơn vị %).
I. Cơ cấu sinh học

BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ


1. Cơ cấu dân số theo giới
 Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan với giới nam so với giới nữa hoặc so với tổng dân số (Đơn vị : %)
TNN = (Dnam / Dnữ) X 100%
 Trong đó:
o TNN: Tỉ số giới tính                 

o Dnam: Dân số nam

o Dnữ: Dân số nữ.

 Cơ cấu dân số theo thời gian biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
 Ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ.
 Nguyên nhân chủ yếu:
o Trình độ phát triển, kinh tế - xã hội

o Tai nạn

o Tuổi họ trung bình

o Chuyển cư

 Cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sóng xã hội và hoạch định chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
 Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
 Có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao
động của một quốc gia.
 Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
o Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.

o Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).

o Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.

 Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
 Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
o Thuận lợi: Lao động dồi dào.

o Khó khăn: Sức ép dân số lớn.

 Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
o Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao

o Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.

 Tháp dân số (tháp tuổi)


o Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.

o Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).

 Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
 Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a. Nguồn lao động
o Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

o Nhóm dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những
người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
o Nhóm dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người
thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
 Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
 Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
 Khu vực III: Dịch vụ
=> Xu hướng hiện nay là tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
 Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc
gia.
 Dựa vào:
o Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.

o Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát
triển và kém phát triển.

BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ


VÀ ĐÔ THỊ HOÁ
I. Phân bố dân cư
1. Khái niệm
 Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với
điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
 Công thức tính:
                           Mật độ dân số = Dân số/ Diện tích (người/km2)
2. Đặc điểm
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian
 Dân cư tập trung đông: Tây Âu, Nam Âu, Đông Nam Á…
 Dân cư tập trung thưa thớt: Trung Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, châu Đại Dương…
b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian
 Châu Á, Châu Âu giảm dần
 Châu Đại Dương, Châu Phi, Châu Mĩ tăng lên
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
 Nhân tố tự nhiên:
o Khí hậu

o Nguồn nước

o Địa hình và đất đai

o Khoảng sản

 Nhân tố Kinh tế - xã hội:


o Trình độ phát triển lực lượng sản xuất

o Tính chất nền kinh tế

o Lịch sử khai thác lãnh thổ

o Chuyển cư.

II.  Các loại hình quần cư


(Học sinh đọc và tham khảo thêm)
III. Đô thị hóa
1. Khái niệm
 Là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô
thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm: 3 đặc điểm
a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
Từ năm 1900 - 2005:
 Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% 48%).
 Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% 52%).
b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
 Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
 Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
 Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật, ….
3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
 Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay
đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
 Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát):
 Nông thôn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất)
 Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.

BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ


I. Các nguồn lực phát triển kinh tế
1. Khái niệm
 Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực,
đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
2. Các nguồn lực

 Vị trí địa lí:


o Tự nhiên

o Kinh tế, chính trị, giao thông

 Tự nhiên:
o Đất

o Khí hậu

o Nước

o Biển

o Sinh vật

o Khoáng vật

 Kinh tế - xã hội:
o Dân số và nguồn lao động

o Vốn

o Thị trường

o Khoa học – kĩ thuật và công nghệ

o Chính sách và xu thế phát triển

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế
 Vị trí địa lí -> Thuận lợi hoặc khó khăn cho việc giao lưu giữa các nước.
 Nguồn lực tự nhiên -> Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất
 Nguồn lực kinh tế - xã hội -> Cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế từng nước.
II. Cơ cấu nền kinh tế
1. Khái niệm

 Cơ cấu nền kinh tế là tổng thế các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành.
 Nội dung chủ yếu:

 Tổng thế các bộ phận (thành phần) hợp thành

 Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
a. Cơ cấu ngành kinh tế
 Là bộ phận cơ bản của cơ cấu kinh tế.
 Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
b. Cơ cấu thành phần kinh tế
 Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu.
 Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.
c. Cơ cấu lãnh thổ
 Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ
 Được tổ chức chặt chẽ trong một không gian thống nhất.

BÀI 26: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM,CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG
NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1. Vai trò

 Cung cấp lương thực –thực phẩm

 Cung cấp nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp

 Nguồn hàng nông sản xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ

 Giải quyết việc làm


2. Đặc điểm
a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế: cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp
lí, tiết kiệm.
b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.
c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành
dich vụ, làng nghề,.. tận dụng thời gian nhàn rỗi.
d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển  và phân bố nông nghiệp.
 Nhân tố tự nhiên:
o Đất: Ảnh hưởng tới quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi và năng suất.
o Khí hậu – nước: Ảnh hưởng tới thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay
bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
o Sinh vật: Cơ sở để tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, cơ sở thức ăn cho gia súc.

o Nhân tố kinh tế - xã hội:

o Dân cư –lao động: Ảnh hưởng tới cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi.

o Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

o Tiến bộ khoa học kĩ thuật: giúp chủ động tron sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng.

o Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng tới giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa.

III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp


1. Trang trại
 Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa
 Mục đích chủ yếu: sản xuất hàng hóa
 Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ
 Có thuê lao động 
2. Thể tổng hợp nông nghiệp
 Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở trình độ cao
 Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp.
3. Vùng nông nghiệp
 Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
 Là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

BÀI 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT


I. Cây lương thực
1. Vai trò
 Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc
 Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
 Nguồn xuất khẩu có giá trị. 
2. Các cây lương thực chính
Lúa gạo
 Đặc điểm sinh thái:
o Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước.

o Đất phù sa màu mỡ, cần nhiều phân bón.

 Phân bố:
o Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam …
o Các nước xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kì.

Lúa mì
 Đặc điểm sinh thái:
o Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp.

o Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.

 Phân bố:
o Miền ôn đới và cận nhiệt.

o Nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên bang Nga, Canađa, Úc…

Ngô
 Đặc điểm sinh thái:
o Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

o Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

 Phân bố:
o Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng.

o Nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp..

3. Cây lương thực khác


 Đặc điểm: dễ tính, không kén đất, không cần nhiều công chăm sóc
 Vai trò: Làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp rượu bia và lương thực ở một số nước đang phát
triển.
 Một số cây hoa màu:
o Cây hoa màu ôn đới: đại mạch, kiều mạch, yến mạch, khoai tây…

o Cây hoa màu vùng cận nhiệt đới: khoai lang, sắn, kê, cao lương…

II. Cây công nghiệp


1. Vai trò và đặc điểm
 Vai trò:
o Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

o Tận dụng đất, khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.

o Phục vụ xuất khẩu.

 Đặc điểm:
o Ưa nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp

o Cần nhiều lao động có kinh nghiệm và kĩ thuật

o Trồng tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

2. Các cây công nghiệp chủ yếu


 Cây lấy đường: Mí, củ cải đường
 Cây lấy sợi: cây bông
 Cây lấy dầu: cây đậu tương
 Cây cho chất kích thích: cà phê, chè
 Cây lấy nhựa: cao su
III. Ngành trồng rừng
1. Vai trò của rừng
 Bảo vệ đất, chống xói mòn
 Điều hòa lượng nước
 Là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen quý
 Cung cấp nguyên liệu cho đời sống và hoạt động sản xuất.
2. Tình hình trồng rừng
 Rừng đang bị con người tàn phá ngày càng nghiêm trọng
 Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày đang mở rộng
 Các nước trồng nhiều rừng: Trung Quốc, Liên bang Nga, Hoa Kỳ.

BÀI 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI


I. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi
1. Vai trò
 Cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người
 Nguyên liệu cho công nghiệp
 Mặt hàng xuất khẩu có giá trị
 Cung cấp sức kéo, phân bón tận dụng phế phẩm của ngành trồng trọt.
2. Đặc điểm
 Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
 Trong nền nppng nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi còn nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
II. Các ngành chăn nuôi
 Gia súc lớn:
o Trâu: Vùng nhiệt đới ẩm

o Bò phân bố rộng hơn: Ấn Độ, Hoa Kì, Braxin Tây Âu, TQ, Achentina...

 Gia súc nhỏ:


o Lợn: Nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực.

o Cừu: Nuôi nhiều ở vùng khô hạn, đặc biệt vùng cận nhiệt đới.

o Dê: Vùng khí hậu khô hạn, ở Nam Á, châu Phi là nguồn đạm động vật quan trọng cho người dân.
 Gia cầm: Nuôi phổ biến trên thế giới, nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Liên bang Nga, Mêhicô,...
III. Ngành chăn nuôi thủy sản
1. Vai trò
 Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người thông qua tôm, cua, cá…
 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
 Mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao
 Phát triển ngành du lịch biển
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản
 Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển. Sản lượng nuôi trồng tăng gấp 3 lần, đạt 35 triệu tấn ( 10 năm trở lại
đây).
 Những nước nuôi trồng thủy sản nhiều: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đông Nam Á.

BÀI 30: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Vai trò
 Tạo ra những sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội
 Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
 Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhau như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại,
dịch vụ
 Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh.
 Củng cố an ninh quốc phòng.
2. Đặc điểm
a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
 Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
 Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu   tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
 Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.
b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định
để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành
để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
 Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất
 Công nghiệp nhẹ (nhóm B)  sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Vị trí địa lí
 Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển,sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,… lựa chọn các nhà máy, khu
công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Nhân tố tự nhiên
Đây là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện hay trở ngại.
 Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công
nghiệp: các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú.
 Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…
 Đất, rừng, biển: Xây dựng xí nghiệp công nghiệp.
3. Nhân tố kinh tế - xã hội
 Dân cư, lao động: ngành cần nhiều lao động (dệt may) phân bố ở khu vực đông dân, các ngành kĩ thuật cao
(điện tử) nơi có đội ngũ lành nghề.
 Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
 Thị trường (trong nước và ngoài nước): Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa.
 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Đường giao thông, thông tin, điện nước.
 Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp
phát triển.

BÀI 32: ĐÍA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP


I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
 Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiệ đại phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng
lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
2. Cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố
 Gồm: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
a. Khai thác than:
 Vai trò:
o Là nguồn năng lượng truyền thống cơ bản

o Là nhiên liệu cho công nghiệp nặng, luyện kim

o Là nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất

 Trữ lượng:
o Ước tính khoảng 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.

o Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm

 Phân bố:
o Nước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, LB Nga…
b. Khai thác dầu
 Vai trò:
o Nhiên liệu quan trọng “ vàng đen ”.

o Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm.

 Trữ lượng:
o Ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn.

o Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/ năm.

 Phân bố
o Nước khai thác nhiều là những nước đang phát triển thuộc  khu vực Tây Á và Tây Nam Á, Bắc Phi,
Mỹ Latinh, Đông Nam Á.
c. Công nghiệp điện lực
 Vai trò:
o Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao đời sống văn minh.

o Cơ cấu: Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tuabin khí….

 Sản lượng: Ước tính khoảng 15.000 tỉ KWh


 Phân bố :Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung
Quốc, EU…
III. Công nghiệp cơ khí
(Học sinh tự đọc và tham khảo thêm)
IV. Công nghiệp điện tử - tin học
 Vai trò:
o Là ngành công nghiệp trẻ, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước

o Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước.

 Phân loại:
o Máy tính

o Thiết bị điện tử

o Điện tử tiêu dùng

o Thiết bị viễn thông

 Đặc điểm:
o Ít gây ô nhiễm môi trường.

o Không chiếm diện tích rộng

o Tốn ít nguyên liệu

o Yêu cầu nguồn lao động có trình độ cao


 Phân bố: Chủ yếu ở các nước phát triển : Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…
V. Công nghiệp hóa chất
(Học sinh tự đọc và tham khảo thêm)
VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
 Vai trò: Sản xuất sản phẩm tiêu biểu dùng phục vụ đời sống của nhân dân
 Phân loại:
o Dệt –may

o Da giày

o Nhựa

o Sành –sứ - thủy tinh

 Đặc điểm:
o Sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp

o Cần lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn

o Cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh

o Quy trình sản xuất đơn giản, nhanh thu lợi, sản phẩm có khả năng xuất khẩu.

 Phân bố: Rộng khắp các nước trên thế giới.


VII. Công nghiệp thực phẩm
 Vai trò:
o Đáp dứng nhu cầu của con người về ăn uống.

o Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển

o Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo khả năng xuất khẩu cao.

 Phân loại:
o Chế biến các sản phẩm trồng trọt

o Chế biến các sản phẩm chăn nuôi

o Chế biến thủy, hải sản

 Đặc điểm:
o Sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp

o Cần lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng

o Cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh.

o Quy trình sản xuất đơn giản, nhanh thu lợi, sản phẩm có khả năng xuất khẩu.

 Phân bố: rộng khắp các nước trên thế giới.

BÀI 33: 1 SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP


I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
 Là sự bố trí sắp xếp phối hợp giữa các ngành sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ nhất
định.
 Nhằm phát huy những nguồn lực sẵn có để đạt được những hiệu quả cao.
2. Vai trò
 Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế xã
hội và môi trường.
 Góp phần thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển.
II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Điểm công nghiệp
 Khái niệm: Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm có một hoặc hai, ba xí nghiệp được phân bố ở nơi
gần nguồn nguyên, nhiên liệu.
 Đặc điểm:
o Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán

o Nằm cùng với một điểm dân cư

o Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc laaoj về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn
chỉnh.
 Quy mô: Nhỏ, được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thị xã, thành phố, nhằm khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ
và tận dụng nguồn lao động tại chỗ.
2. Khu công nghiệp tập trung
 Khái niệm: Là khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả
năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
 Đặc điểm:
o Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân sinh sống

o Có ranh giới rõ ràng

o Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao

o Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

o Được hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước.

 Quy mô: diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha, gồ nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có nhiều công nhân
và có tay nghề.
3. Trung tâm công nghiệp
 Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với
đô thị vừa và lớn.
 Đặc điểm:
o Ví trí địa lí thuận lợi

o Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về quy trình, công nghệ.

o Có các xí nghiệp nòng cốt, các xí nghiệp hỗ trợ, phục vụ.

o Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

o Nơi có dân cư sinh sống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ.

 Quy mô: lớn, công nhân có trình độ tay nghề, có tầm ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế quốc gia đó.
4. Vùng công nghiệp
 Khái niệm: Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
 Đặc điểm:
o Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng
trong quá trình hình thành công nghiệp.
o Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

o Có các ngành phục vụ, bổ trợ.

 Quy mô: rộng lớn.

BÀI 34: VAI TRÒ,CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGHÀNH DỊCH VỤ.
I. Cơ cấu và vai trò  của các ngành dịch vụ
 Khái niệm: Dịch vụ là ngành sản xuất đặc biệt, không trực tiếp tạo ra sản phẩm.
1. Cơ cấu
 Cơ cấu ngành hết sức phức tạp
 Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm:
o Dịch vụ kinh doanh: vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các
dịch vụ nghề nghiệp,…
o Dịch vụ tiêu dùng: hoạt động buôn bán, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân ( y tế, giáo dục, thể dục thể
thao…)
o Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,…

2. Vai trò
 Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho
người dân.
 Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử,
cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
 Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vật
chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ, đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
 Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
 Sự phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến mạng lười ngành dịch vụ.
 Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư có ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lười ngành
dịch vụ.
 Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu dịch vụ.
 Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
ngành dịch vụ du lịch.
III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.
 Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, còn ở các nước đang phát triển,
tỉ trọng của dịch vụ thường chỉ dưới 50%

BÀI 35: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHẤN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải
1. Vai trò
 Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
 Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
 Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
 Thúc đẩy hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
 Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
 Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.
2. Đặc điểm
 Sản phẩm: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
 Các tiêu chí đánh giá:
o Khối lượng VC (số hành khách,số tấn hàng hoá)

o Khối lượng luân chuyển (người.km ; tấn . km)

o Cự li vận chuyển trung bình (km)

 Công thức tính:


o Khối lượng vận chuyển= Khối lượng luân chuyển / Cự li vận chuyển+ KLLC=KLVC×Cự li vận
chuyển.
o Cự li vận chuyển= Khối lượng luân chuyển / Khối lượng vận chuyển

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
 Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
 Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
 Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
 Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.
2. Các điều kiện kinh tế - xã hội
 Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của
giao thông vận tải.
o Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.

o Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển,phân bố,hoạt động ngành giao thông vận tải.

o Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển

 Phân bố dân cư ( đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải
hành khách ( vận tải bằng ô tô).

BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI


I. Đường sắt
 Ưu điểm: Chở hàng nặng, đi xa, tốc độ nhanh, giá rẻ, an toàn.
 Nhược điểm:
o Chỉ hoạt động trên các tuyến đường cố định.

o Đầu tư lớn.

 Đặc điểm và xu hướng phát triển:


o Đầu máy và tốc độ ngày càng được cải tiến

o Đường ray được cải tiến

o Mức độ tiện nghi ngày càng cao

o Tổng chiều dài là 1,2 triệu km

 Nơi phân bố chủ yếu: Châu Âu, Hoa Kì.


II. Đường ô tô
 Ưu điểm:
o Tiện lợi cơ động, thích ứng cao với các điều kiện địa hình.

o Phối hợp với các phương tiện vận tải khác.

o Có hiệu quả kinh tế cao ở các cự ly ngắn và trung bình, giá rẻ.

 Nhược điểm:
o Tốn nguyên, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường

o Gây tai nạn và ách giao thông.

 Đặc điểm và xu hướng phát triển:


o Phương tiện vận tải và hệ thống đường ngày càng được cải tiến.
o Khối lượng luân chuyển ngày càng tăng

o Chế tạo các loại ít tồn nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường

 Nơi phân bố chủ yếu: Hoa Kỳ, Tây Âu, Châu Úc, Nhật Bản…
III. Đường ống
 Ưu điểm:
o Giá rẻ, ít tốn mặt bằng xây dựng

o Rất hiệu quả khi vận chuyển dầu mỏ, khí đốt.

 Nhược điểm:
o Không vận chuyển được các chất rắn

o Khó khắc phục khi xảy ra sự cố

 Đặc điểm và tình hình phát triển:


o Mới xây dựng trong thế kỉ XX

o Gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt.

 Phân bố: Trung Đông, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc…
IV. Đường sông, hồ
 Ưu điểm:
o Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh

o Gía rẻ.

 Nhược điểm:
o Tốc độ chậm

o Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

 Tình hình phát triển:


o Phát triển sớm

o Cải tạo sống, đào kênh

 Phân bố: Khắp các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Canada.
V. Đường biển
 Ưu điểm:
o Đảm bảo vận chuyển các tuyến giao thông vận tải quốc tế.

o Khối lượng luân chuyển lớn, giá rẻ.

 Nhược điểm: Dễ gây ô nhiễm môi trường, tốc độ chậm


 Tình hình phát triển và phân bố:
o Chiếm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của các phương tiện vận tải trên thế giới.
o 2/3 số hải cảng nằm ở 2 bờ đại tây dương.

o Các kênh nối biển đang được xây dựng, đội tàu buôn rất phát triển.

o Phương tiện ngày càng cải tiến, có nhiều tàu chuyên dụng…

VI. Đường hàng không


 Ưu điểm:
o Tốc độ nhanh (800 – 900 km/h)

o Không bị ảnh hưởng bởi địa hình

o Giao lưu quốc tế đặc biệt chuyên chở hành khác giữa các châu lục.

 Nhược điểm:
o Cước phí đắt, trọng tải thấp

o Dễ gây ô nhiễm khí quyển (thủng tầng ôzôn)

 Tình hình phát triển và phân bố:


o Có 5000 sân bay dân dụng

o ½ sân bay quốc tế tập trung Hoa Kỳ và Tây Âu.

o Các nước là cường quốc về hàng không là: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Bang Nga…

BÀI 39: ĐỊA LÍ NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC


I. Vai trò của ngành thông tin liên lạc
 Đảm nhận sự vận chuyển đến các tin tức nhanh chóng kịp thời
 Góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước trên thế giới
 Thay đổi mạnh mẽ quan niệm của con người về thời gian và không gian.
 Tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của thế giới.
 Là thước đo của nền văn minh.
II. Tình hình phát triển và phân bố ngành thông tin liên lạc
1. Tình hình phát triển
 Thời kì cổ đại: Dùng tiếng hú, ám hiệu sau đó dùng các phương tiện vận tải (Chim, ngựa, thuyền…)
 Ngày nay, thông tin liên lạc đã phát triển và đang dạng
o Lần thứ nhất: xuất hiện thông tin bằng ngôn ngữ để trao đổi và truyền bá thông tin.

o Lần thứ hai: sáng tạ ra chữ viết để lưu giữ và trao đổi

o Lần thứ ba: phát minh ra kĩ thuật in ấn và sản xuất giấy để lưu giữ và truyền thông tin đi thuận lợi hơn.

o Lần thứ tư: ứng dụng điện báo, điện thoại và ti vi để truyền chữ viết, âm thanh, hình ảnh.

o Lần thứ năm: ứng dụng internet – số hóa và truyền đi tức thời – vượt thời gian và không gian.

2. Đặc điểm chung:


 Tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
 Sự phát triển ngành thông tin liên lạc gắn liền với công nghệ truyền dẫn.
3. Các loại phương tiện và phương thức truyền dẫn
 Điện báo (năm 1884): là hệ thống phi thoại, sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, hàng hải.
 Điện thoại (năm 1876): truyền tín hiệu âm thanh giữa người với người, dữ liệu giữa các máy tính.
 Telex (năm 1958): Truyền tin nhắn và các số liệu trực tiếp.
 Fax (năm 1958): Truyền văn bản và hình ảnh, đồ họa đi xa.
 Radio và vô tuyến (năm 1895 và 1936) : Là hệ thống thông tin đại chúng, truyền âm thanh và hình ảnh.
 Máy tính và Internet (năm 1989): là thiết bị đa phương tiện, cho  phép truyền  âm thanh, hình ảnh, phần mềm,
dữ liệu…

BÀI 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI


I. Khái niệm về thị trường
1. Khái niệm
 Thị trường: là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua
 Hàng hóa, dịch vụ: là các sản phẩm hoặc các dịch vụ được đem ra trao đổi.
 Vật ngang giá (tiền, vàng): Là vật để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ
2. Cơ chế hoạt động của thị trường:
 Thị trường hoạt động theo quy luật cung – cầu
o Cung > Cầu: giá giảm, người mua lời.

o Cung < Cầu: giá tăng,người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.

o Cung = Cầu: giá cả ổn định (vai trò của Maketting).

 Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội,nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ
cần,mong muốn,thông qua việc tạo ra,chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
II. Ngành thương mại
1. Vai trò:
 Thương mại là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng
 Đối với nhà sản xuất:
o Cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc, tiêu thụ sản phẩm

o Điều tiết sản xuất (sản xuất ở quy mô và chất lượng mới)

 Đối với người tiêu dùng:


o Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

o Tạo thị hiếu mới, nhu cầu mới.

 Nội thương: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
 Ngoại thương: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
2. Cán cân xuất – nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a. Cán cân xuất nhập khẩu
 Khái niệm: cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu
 Phân loại:
o Xuất khẩu > Nhập khẩu: xuất siêu

o Nhập khẩu > Xuất khẩu: nhập siêu

b. Cơ cấu xuất nhập khẩu


 Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ:
o Các nước phát triển: xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập nguyên liệu, năng lượng.

o Các nước đang phát triển: xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng, nhập nguyên liệu,máy móc.

III. Đặc điểm của thị trường thế giới


 Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến
động.
 Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên TG, chiếm tỷ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến, các
mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỷ trọng
 Hoạt động buôn bán trên TG tập trung vào các nước TBCN phát triển
 Các cường quốc về XNK chi phối mạnh mẽ nền KTTG và đồng tiền của những nước này là ngoại tệ mạnh
trong hệ thống tiền tệ thế giới
IV. Các tổ chức thương mại lớn trên thế giới
(Học sinh tự tìm hiểu vầ đọc thêm)

BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.


I. Môi trường
1. Khái niệm:
 Môi trường là tổng hợp những nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội có tác động tới một cá thể, một
quần thể hoặc một cộng đồng.
2. Phân loại
 Môi trường tự nhiên: địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật…
 Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ xã hội như trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.
 Môi trường nhân tạo: Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự cho phối của con
người (nhà ở, nhà máy, thành phố…).
3. Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
 Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con người,con người tác động vào môi
trường tự nhiên thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.
 Môi trường nhân tạo: là kết quả lao động của con người,phụ thuộc vào con người,con người không tác động
vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người.
1. Chức năng
 Là không gian sống
 Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
 Là nơi chứ đựng các chất thải
2. Vai trò
 Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng nhưng không quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.
III. Tài nguyên thiên nhiên
1. Khái niệm:
 Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản
xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
2. Phân loại
 Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
 Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.
 Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
o Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.

o Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng.

o Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước.

BÀI 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỀN BỀN VỮNG


I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
 Hiện trạng của tài nguyên và môi trường:
o Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật)

o Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu
ứng nhà kính.
 Sự phát triển bền vững:
o Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn
chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
o Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất,
tinh thần ngày càng cao,trong môi trường sống lành mạnh.
 Cơ sở của sự phát triển bền vững:
o Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái
tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.
o Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.

o Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng
các hệ sinh thái.
 Hướng giải quyết các vấn đề môi trường:
o Phải có sự phối hợp,nỗ lực chung của các quốc gia,mọi tầng lớp trong xã hội.

o Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh.

o Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.

o Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp tài nguyên.

II. Vấn đề môi tường và phát triển bền vững ở các nước phát triển
 Chủ yếu gắn với những tác động đến môi trường của sự phát triển công nghiệp và đô thị.
 Những vấn đề toàn cầu đều từ các trung tâm khí thải lớn
 Nhiều công ty tư bản đã chuyển cơ sở sản xuất gây ô nhiễm -> làm vấn đề môi trường ở các nước đang phát
triển thêm phức tạp.
III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển
1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển:
 Chiếm hơn ½ diện tích lục địa, chiếm ¾ dân số thế giới
 Là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên
 Sự chậm phát triển – sự hủy hoại môi trường – sự bùng nổ dân số là những vấn đề nan giải của các nước đang
phát triển.
2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
 Khai thác và chế biến khoáng sản là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước đang phát triển ( các
nước Tây Á, nhiều nước Châu Phi, Mĩ La Tinh)
 Việc khai thác mỏ lớn mà không chú trọng đến biện pháp bảo vệ -> môi trường bị ô nhiễm.
3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
 Tài nguyên rừng rất phong phú
 Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,… dẫn tới
rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.

You might also like