You are on page 1of 21

Đại học Kinh tế TP.

HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

DÂN SỐ PHÁT TRIỂN


-------------------
DI DÂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA

1. Ý NGHĨA
Phương trình cân bằng dân số: Pt = Po + (B – D) + (I – O)
Ta thấy dân số biến động dưới 2 dạng: tự nhiên và cơ học. Biến động tự nhiên gắn liền với quá
trình ra đời, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian, đó chính là hiện tượng sinh (B) và
hiện tượng tử (D).
Biến động cơ học biểu thị sự thay đổi về mặt không gian lãnh thổ. Quá trình này chịu sự tác
động của nhiều yếu tố KT – XH, mang bản chất KT – XH sâu sắc. Đây chính là điểm cơ bản
phân biệt hai bộ phận của biến động dân số.
Di dân tác động đến quy mô dân số, làm thay đổi quy mô dân số và làm thay đổi cả cấu trúc
dân cư. Di dân ảnh hưởng rất lớn đến KT – XH. Thật vậy, ở những nơi có quá trình công nghiệp
hoá diễn ra thì đó chính là địa điểm thu hút lực lượng lao động. Trong tiếng Việt của ta có 2 từ
“di dân” và “di cư”. Theo từ điển tiếng Việt thì “di cư” là đổi đến một miền hay một đất nước khác
sinh sống còn “di dân” là đưa dân đến ở nơi khác để sống. Như vậy, sự khác biệt giữa hai thuật
ngữ đó là tính chất của việc thay đổi nơi cư trú:
 Di cư: Người dân tự dời đến ở nơi khác với một mục đích nhất định nào đó. Ví dụ: di cư
vào Nam.
 Di dân: Chịu sự chi phối những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Di dân:
Di dân là sự di chuyển dân cư từ đơn vị lãnh thổ này sang đơn vị lãnh thổ khác với những chuẩn
mực về không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên. Định
nghĩa trên cần chú ý các khía cạnh sau:
 Không gian: phải có khoảng cách không gian tối thiểu quy định.
 Phạm vi quốc tế: quốc gia này đến quốc gia khác.
 Phạm vi quốc gia: tỉnh này sang tỉnh khác, huyện này sang huyện khác
 Thời gian: phụ thuộc vào từng cuộc điều tra cụ thể (5 – 10 năm).
 Thay đổi nơi cư trú thường xuyên.
 Đối với các nước: Nếu người dân có đủ điều kiện cư trú thì việc khai báo với chính quyền
địa phương là một thủ tục hành chính đơn giản.
 Đối với nước ta: Người dân muốn cư trú tại một nơi nào đó phải được sự đồng ý của các
cơ quan quản lý, thể hiện qua đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn hay ngắn hạn.
Dòng di dân: là tập hợp 1 quần thể người cùng đi khỏi vùng đang sinh sống và cùng đến vùng
mới để cư trú (có cùng vùng đi và vùng đến).

1
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

B
E
C Giả sử:
A → E: 80% (1)
D B → E: 10% (2)
C → E: 15% (3)
F D → E: 5% (4)
D → E: 5% (5)

Tổng dòng Di dân = (1) + (2) + (3) + (4) + (5)


A → E chiếm tỷ trọng cao nhất, cần thiết phải quan tâm dòng di dân này.
Người nhập cư (I): là người đã chuyển tới 1 vùng nào đó để sinh sống từ một địa điểm khác
ngoài vùng.
Người xuất cư (O): là người đã đi ra khỏi vùng để tới sinh sống ở 1 địa điểm khác ngoài vùng.
Người hồi cư: nếu một người đã di cư từ vùng A sang vùng B và sau đó quay trở lại cùng A
sinh sống thì được gọi là người hồi cư. Sự hồi cư là rất phổ biến vì bất kỳ nơi nào có dòng di
cư thì không tránh khỏi có một dòng di cư theo chiều ngược lại, nhưng nhỏ hơn, của những
người hồi cư.

Chênh lệch di dân có hai loại chênh lệch di dân:


Chênh lệch di dân thuần tuý:
NM = I – O

Với I: Số di chuyển đến


O: Số di chuyển đi
Chênh lệch di dân thuần tuý xác định quy mô dân số sau khi có sự di chuyển.
Chênh lệch di dân tổng quát (di dân thô):
GM = I + O

Chênh lêch di dân tổng quát cho thấy số lượng di chuyển đi và đến, tức tổng lượt biến động
dân số, từ đó có thể đánh gia mức độ ảnh hưởng của việc di chuyển đến điều kiện kinh tế - xã
hội.

2
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

Tỷ suất di dân:
Tỷ suất di dân thuần tuý: là tỷ số giữa di dân thuần tuý và dân số trung bình trong thời kỳ
nghiên cứu.
Công thức tính:
NM (I-O)
n= .1000 = .1000
P P

Chỉ tiêu này cho thấy di dân làm tăng hoặc giảm bao nhiêu dân số tính trên 1.000 dân.
Tỷ suất di dân thô: là tỷ số giữa di dân thô và dân số trung bình trong thời kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:

GM (I+O)
m= .1000 = .1000
P P

Chỉ tiêu này cho thấy số lượt biến động do di dân tính bình quân cho 1.000 dân số trong thời
gian nghiên cứu.

3. PHÂN LOẠI DI DÂN VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DI DÂN


Phân loại di dân
Tuỳ theo điều kiện không gian, giới hạn địa lý, tính chất điều kiện sống và hình thức tổ chức mà
di dân có thể được phân thành nhiều loại.
Căn cứ theo không gian giữa nơi đi và nơi đến thì di dân chia thành 2 loại (1) di dân quốc tế
và (2) di dân trong nước. Xét theo giới hạn địa lý và khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến thì di
dân trong nước được chia thành 2 loại (2.1) di dân nội vùng và (2.2) di dân ngoại vùng.
Căn cứ theo tính chất điều kiện sống bao gồm di dân nông thôn – thành thị; thành thị – nông
thôn; thành thị – thành thị; nông thôn – nông thôn.
Căn cứ vào hình thức tổ chức thì chia thành (1) di dân có tổ chức do tác động của nhà nước,
do sự phân phối lao động có tổ chức, có điều phối của nhà nước; (2) di dân tự do là hình thức
di dân có tính cách tự phát để thoả mãn yêu cầu cá nhân; (3) di dân hợp pháp có sự chấp thuận
của chính quyền nơi đi và nơi đến; (4) di dân không hợp pháp tức là không có sự chấp thuận
của chính quyền, hình thức di dân này khó khăn cho vấn đề quản lý xã hội.
Các đặc trưng về người di dân
Đặc trưng về giới tính, thường nam giới có xu hướng di chuyển nhiều hơn và xa hơn so với nữ
giới.
Đặc trưng về tuổi, khi nghiên cứu về di dân, người ta thường chia dân số ra làm 3 nhóm tuổi:
 Nhóm tuổi 15 – 29
 Nhóm tuổi 30 – 44
 Nhóm tuổi 45 trở lên
Trong 3 nhóm tuổi trên, nhóm tuổi 15 – 29 chiến tỷ lệ cao nhất trong quần thể người di chuyển,
kế tiếp là nhóm tuổi 35 – 44 và sau cùng là nhóm tuổi 45 trở lên.
Đặc trưng về văn hoá, thường những người có trình độ văn hoá cao thì có khả năng dễ tìm
kiếm việc làm và nơi cư trú ở những nơi khác, do đó mức độ di chuyển so với những người
khác cao hơn.
3
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

Đặc trưng về nghề nghiệp, nghề nghiệp và sự thành thạo trong sản xuất kinh doanh là sự thể
hiện địa vị kinh tế, xã hội, có tay nghề cao có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm, do đó nhóm
người này di chuyển nhiều hơn.

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DI DÂN


Nguồn số liệu: có 3 nguồn số liệu
 Qua tổng điều tra dân số.
 Qua điều tra chọn mẫu.
 Qua hệ thống đăng ký hộ tịch, hộ khẩu.
Phương pháp đánh giá di dân
Phương pháp trực tiếp:
Là phương pháp dựa trên thông tin nhận được từ các câu hỏi tại thời điểm điều tra, thường có
4 câu hỏi được sử dụng:
 Nơi sinh.
 Độ dài thời gian cư trú tại vùng điều tra.
 Nơi cư trú cuối cùng trước khi di cư tới địa điểm điều ra.
 Nơi cư trú tại thời điểm điều tra.
Mỗi câu hỏi như vậy sẽ cho chúng ta thông tin về người đã thay đổi nơi cư trú hay không thay
đổi nơi cư trú. Tổng hợp 4 loại câu hỏi trên ta có được số liệu hoàn chỉnh để nghiên cứu về di
dân.
Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp gián tiếp đánh giá di dân chủ yếu dựa trên những thông tin nhận được về quy
mô, cơ cấu dân số, về mức độ sinh tử tại 2 thời điểm điều tra. Căn cứ vào phương trình cân
bằng dân số:
Pt = P0 + (B – D) + (I – O)
Ta sẽ tính được chênh lệch di dân (I – O) nếu như Po, Pt và B, D đều được biết.
Phương pháp gián tiếp được thực hiện bằng một số cách như sau:
Phương pháp xác định di dân dựa trên hệ thống đăng ký hộ tịch hộ khẩu:
Công thức tính:
(I – O) = NM = Pt – P0 – (B – D)
Với: NM: Chênh lệch do di dân.
Po, Pt: Dân số ở thời điểm o và thời điểm t.
B, D: Số sinh và số chết trong thời kỳ n năm, từ lúc năm 0 tới năm t.
Nhận xét: dễ tính toán, đơn giản, có thể đánh giá số di dân tại bất kỳ thời điểm nào. Nhưng số
liệu sinh, tử, tổng dân số từ hệ thống đăng ký hộ tịch, hộ khẩu thường có độ tin cậy kém. Đặc
điểm khá phổ biến ở các nước đang pháp triển.
Phương pháp xác định di dân dựa trên tỷ lệ sống giữa hai thời điểm điều tra:
Công thức tính:
NMa = P(a + n, t + n) – Spa,
Với: NMa: Là chênh lệch di dân ở độ tuổi a từ thời kỳ t –> t+n.
Pa, t: Dân số ở tuổi a vào thời điểm t.
4
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

S: Tỷ lệ sống của tuổi a trong thời kỳ t > t + n.


Phương pháp tỷ số:
Công thức tính:

NMI = Pi (t + n) – P(t + n) . RI

Với: Pi: Dân số vùng i, tại thời điểm (t+n).


P(t+n): Dân số cả nước, tại thời điểm (t+n).
Ri (t) = Pi,t/Pt : Tỷ trọng dân số vùng i, năm t so với dân số cả nước năm t.

5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI DÂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
Di dân là một hiện tượng phức tạp và luôn xảy ra trong cuộc sống loài người. Di dân luôn chiếm
một vị trí đặc biệt trong vấn đề nghiên cứu dân số vì di dân tác động đến việc phân bố dân cư,
lao động của một vùng, một quốc gia. Thật vậy, từ những đánh giá về di dân người ta có thể
xây dựng nên các kế hoạch phát triển dân số, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di dân:
Nhóm yếu tố kinh tế xã hội:
 Do nhu cầu thu nhập của dân cư chuyển từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập
cao.
 Do cơ hội tìm kiếm việc làm.
 Do điều kiện văn hoá tinh thần, giáo dục, y tế, điều kiện làm việc.
 Do môi trường sống, khí hậu thời tiết, phân biệt chủng tộc, thành kiến địa phương.
Nhóm yếu tố tác động của nhà nước:
 Thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các chủ trương chính sách nhà
nước.
 Nhà nước phân bố sao cho hợp lý lực lượng lao động giữa địa phương với các vùng hay
trong trường hợp có sự quá tải của dân số.
 Chủ trương xây dựng những khu kinh tế, khu công nghiệp mới, bảo tồn cơ cấu xã hội,
phong tục tập quán.
Tác động của di dân đến vấn đề kinh tế xã hội:
Di dân đối với vấn đề đô thị hoá: Ở các nước đang phát triển, vấn đề di dân từ nông thôn ra
thành thị có tác động sâu sắc đối với vấn đề đô thị hoá. Thật vậy, di dân có khả năng thúc đẩy
nhanh quá trình đô thị hoá, đáp ứng nhu cầu sức lao động.
Di dân đối với vấn đề kinh tế xã hội: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị ở những quốc gia
đang phát triển gây khó khăn rất nhiều cho việc quản lý hành chính, xã hội bị xáo trộn, tệ nạn
xã hội gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Di dân đối với vấn đề lao động: Di dân là yêu cầu và là điều kiện để phát triển thị trường nói
chung và thị trường sức lao động nói riêng. Di dân điều tiết hợp lý sức lao động trong phạm vi
cả nước, làm giảm bớt mức chênh lệch về đời sống giữa các vùng và làm tăng sức cạnh tranh
trong lãnh vực lao động.
Di dân đối với biến nhân khẩu: Di dân làm thay đổi cả số lượng lẫn chất lượng dân cư, thật vậy
di dân ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dân số, cấu trúc dân cư, đặc biệt cấu trúc dân cư theo

5
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

tuổi và giới tính. Như vậy, các biến nhân khẩu như: số sinh, số chết, tỷ suất sinh, tỷ suất chết,
tuổi kết hôn ... đều bị ảnh hưởng rất rõ rệt.

6. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ DI DÂN

Nghiên cứu di dân trên thế giới chỉ bắt đầu dưới thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa ở phương
Tây với sự hợp tác của nhiều ngành khoa học khác nhau (địa-nhân văn, lịch sử, xã hội học,
kinh tế học, nhân học, nhân khẩu học, thống kê học…). Mặc dù các lý thuyết này có thể vận
dụng cho các luồng di dân khác nhau (nông thôn- thành thị, thành thị- nông thôn, thành thị-
thành thị, nông thôn- nông thôn, di dân nông thôn, di dân quốc tế…), song hầu hết các lý thuyết
về di dân đều tập trung trả lời câu hỏi là: Tại sao người dân lại di chuyển? Các nhân tố nào dẫn
đến sự di chuyển? Tại sao trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ người di cư vẫn vươn lên? Di
dân có tính tuyển chọn ra sao, có sự khác biệt cơ bản nào giữa người di cư và người ở lại, mối
liên hệ giữa các cộng đồng dân cư?

6.1. Lý thuyết quá độ về di dân


Lý thuyết quá độ về di dân đã chỉ ra tầm quan trọng tương đối của các hình thái di chuyển khác
nhau tương ứng với trình độ phát triển của xã hội. Tương tự như lý thuyết quá độ về dân số, và
bị chi phối mạnh mẽ bởi lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết này phân chia các giai đoạn cơ bản
phát triển kinh tế - xã hội tương ứng với qui mô di dân: Giai đoạn đầu của xã hội truyền thống,
trong đó qui mô di dân bị hạn chế, diễn ra dưới hình thức nhỏ lẻ. Sau đó đến giai đoạn chuyển
tiếp của xã hội được đặc trưng bởi thời kỳ đầu công nghiệp hóa và quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng là sự ra tăng nhanh về qui mô di dân (đặc biệt là di dân nông thôn – đô thị) trong
giai đoạn tiền công nghiệp hóa. Sau đó, bước sang giai đoạn phát triển cao ở các xã hội hiện
đại, di dân ra đô thị đạt đến ngưỡng bão hòa. Dòng di dân này được thay thế bởi quá trình phi
đô thị hóa với sự mở rộng các hình thái di chuyển quốc tế và đến các khu vực ngoại vi. Điều
đáng lưu ý từ lý thuyết quá độ di dân là các giai đoạn phát triển thường xuyên xen kẽ nhau, dẫn
tới các hình thức và qui mô di dân khác nhau có thể đồng thời xuất hiện cùng một khu vực, và
trong cùng một thời kỳ nhất định.

6.2. Quy luật di dân của EG. Ravenstein


Trong những năm 80 của thế kỷ 19, Ravenstein là nhà khoa học đóng vai trò mở đường cho
việc phát triển lý thuyết di dân, điều này được phản ánh trong tác phẩm: "Các qui luật di dân"
(Laws of migration). Ông nghiên cứu các cuộc di chuyển dân cư ở nước Anh và ông nhận thấy
sự di dân có mối liên quan với qui mô dân số, mật độ, khoảng cách di chuyển. Qua đó ông đã
từng bước xây dựng những lý thuyết mang tính chất tổng quát hóa, trong đó có rất nhiều điểm
có ý nghĩa đến tận ngày nay, có thể kể tới:
+ Phần lớn các cuộc di chuyển diễn ra trong khoảng cách ngắn.
+ Nữ giới chiếm ưu thế trong di chuyển khoảng cách ngắn.
+ Đối với mỗi dòng di cư đều có những dòng di dân ngược lại.
+ Sự di chuyển từ các vùng nông thôn, các vùng sâu, xa xôi (hinterland) vào các thành phố
thường diễn ra theo nhiều giai đoạn (stages)
+ Yếu tố kinh tế chính là động lực chính của di dân.

6
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

Bảy quy luật động thái dân số của EG. Ravenstein


(1) Di cư và khoảng cách.
(a) "Chúng tôi đã chứng minh được rằng đa số di dân chỉ tiến hành di chuyển ở phạm vi ngắn"
và "Sức hút của nơi hấp thụ người nhập cư sẽ giảm dần tỉ lệ với khoảng cách, điều đó có nghĩa
là khoảng cách càng tăng thì sức hấp dẫn càng giảm".
(b) "Một số trường hợp người di dân tiến hành di chuyển xa, thì họ thường hướng tới các thành
phố, trung tâm thương mại lớn ”.

(2) Sự di cư theo các giai đoạn.


(a) "Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra liên tục, điều này đã tạo ra các dòng di cư,
hướng đến các trung tâm thương mại và công nghiệp lớn, những nơi có sức hút lớn về việc
làm và thu nhập".
(b) "Cơ chế của quá trình này là: dân cư của một quốc gia sẽ tập trung di chuyển từ nông thôn
đến các thành phố phát triển, và các khoảng trống dân số ở các vùng nông thôn sẽ được lấp
đầy bởi những người di cư khác đến từ các vùng xa xôi hẻo lánh hơn. Cư dân ở trung tâm nhỏ
sẽ chuyển tới các trung tâm lớn hơn. Cứ như vậy, quá trình di cư diễn ra theo nhiều giai đoạn
kế tiếp nhau theo hướng di chuyển về trung tâm đô thị lớn, cho tới khi sức hấp dẫn của các
thành phố lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh dần dần tác động tới cả các vùng xa xôi nhất của
đất nước".
(c) "Quá trình phân tán là quá trình ngược lại của quá trình hấp thụ và nó mang các đặc trưng
tương tự".

(3) Dòng di cư xuôi và ngược. "Mỗi dòng di dân chính đều tạo ra một dòng di dân ngược để
bù đắp lại. Trong các thuật ngữ hiện đại, stream và counterstream đã được thay thế cho thuật
ngữ current và counter-current mà Ravenstein sử dụng

(4) Sự khác biệt giữa đô thị-nông thôn trong xu hướng di cư "Người sinh ra ở các đô thị,
thành phố thường ít di cư hơn so với những người sinh ra ở vùng nông thôn ".

(5) Sự vượt trội của phụ nữ trong số người di cư khoảng cách ngắn. "Phụ nữ chiếm ưu
thế trong trong việc di cư ở khoảng cách ngắn". Ngược lại đối với việc di cư ở khoảng cách lớn
(ví dụ từ quốc gia này tới quốc gia khác) thì nam giới lại chiếm ưu thế

(6) Công nghệ và di cư. Dựa trên các nghiên cứu thực tế, Ravenstein cho rằng, sự gia tăng
các phương tiện di chuyển và sự phát triển kỹ thuật trong sản xuất và thương mại tác động đến
gia tăng di cư”.

(7) Ưu thế của động cơ kinh tế. "những bộ luật mang tính áp bức, bất công, phân biệt đối xử,
sự phân biệt chủng tộc, việc đánh thuế nặng, khí hậu không thích hợp, môi trường xã hội không
tốt... tất cả đều có ảnh hưởng nhất định, nhưng yếu tố kinh tế mới chính là động lực quyết định
thúc đẩy quá trình di cư.

7
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

Từ lý thuyết Ravenstein, về sau một số tác giả khác đã dựa vào nghiên cứu phát triển thêm.
Chẳng hạn, trên cơ sở “định luật Vạn vật hấp dẫn của Isaac Newtons” nhà nghiên cứu Rielly
(1931) đã xây dựng nên lý thuyết lực hấp dẫn (Reilly's law of retail gravitation)[3], tác giả đưa
ra nhận định các thành phố càng lớn- được đại diện bằng qui mô dân số của thành phố thì
phạm vi hấp dẫn đối với người di cư của nó càng xa (có thể hiểu đó như danh tiếng, mức độ
hấp dẫn của thành phố phụ thuộc vào qui mô dân số của thành phố, thành phố càng lớn phạm
vi lan tỏa càng xa. Tuy nhiên điều này sau đó cũng đã nhận được các ý kiến phản biện, cho
rằng các thành phố có lịch sử phát triển lâu đời thì đương nhiên sẽ có dân số lớn hơn so với
các thành phố mới, tuy nhiên cơ hội việc làm tại các thành phố mới đôi khi lại dồi dào hơn do ít
phải cạnh tranh hoặc có thể do được ưu đãi nhiều hơn). Hoặc theo tác giả Stouffer (1940)[4]
khoảng cách cơ học không có ý nghĩa quan trọng, người di cư lựa chọn định cư ở nơi nào đó
là do các yếu tố kinh tế - xã hội, hoặc các cơ hội mà người di cư có thể tiếp nhận được, đấy là
cơ sở hình thành nên sự quyết định của người dân. Sau đó dựa trên những ý tưởng của
Ravenstein, Everett Lee phát triển và chi tiết hóa lại và trở thành mô hình phổ biến trong nghiên
cứu di dân hiện đại.

6.3. Lý thuyết về "lực hút, lực đẩy" của Evertt S. Lee*


* Giới thiệu mô hình
Everett S. Lee trong tác phẩm “Lý thuyết di dân” (A Theory of Migration) xuất bản năm 1966 đã
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di dân và chia thành những nhóm nhỏ như:
+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân (origin);
+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của người di dân (migration’s destination);
+ Nhóm những trở ngại, trở lực giữa nơi xuất phát và nơi đến mà người di dân phải vượt qua
(Everett S. Lee gọi đó là những trở ngại trung gian - intervening obstacles);
+ Nhóm những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của di dân.

Mô hình di dân của Everett S. Lee bao gồm hai vòng tròn lớn tượng trưng cho nơi xuất phát
(origin) và nơi đến (destination). Trong hai vòng tròn lớn này có một số ký hiệu có ý nghĩa khác
nhau:
+ Ký hiệu (+): tượng trưng cho những yếu tố thuận lợi (positive) đối với sự di dân (lực hút).
+ Ký hiệu (-): Tượng trưng cho những yếu tố bất lợi (negative) với sự di dân (đóng vai trò là lực
đẩy).
+ Ký hiệu (O): tượng trưng cho những yếu tố mang tính chất lượng tính đối với sự di dân[6].

* Diễn giải mô hình


Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau về việc đơn giản hóa sự giải thích các hiện tượng
kinh tế-xã hội trong lý thuyết di dân của Everett S. Lee nhưng qua mô hình di dân mà ông đưa
ra, nhiều yếu tố cơ bản tác động tới quyết định chuyển cư, tới hướng chuyển cư, mục đích
chuyển cư, cách thức chuyển cư... đã được xác định và kiến giải cụ thể. Thực tế cho thấy quyết
định dời khỏi nơi sống hiện tại của một cá nhân, thậm chí là cả một cộng đồng xuất phát từ tổng
hợp nhiều lý do. Có thể là do hôn nhân hay do ly dị, học tập hoặc tốt nghiệp, thay đổi việc làm
hay về nghỉ hưu, hoặc cũng có thể do những trở ngại phiền toái về pháp luật, về phong tục
sống… Mỗi lý do đều có thể diễn ra ở vùng gốc (origin) nơi họ đang sinh sống khiến người ta

8
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

phải di chuyển hoặc nơi đến (destination) trở thành sự hấp dẫn hơn so với cuộc sống mọi người.
Những sự khác biệt này đã thu hút người dân tiến hành hoạt động chuyển cư. Hoặc sự di cư
xẩy ra là do cả hai nơi gốc và nơi đến cùng gây ảnh hưởng và tác động. Một điều tất nhiên là
hầu như không có ai hoàn toàn biết rõ về tất cả những điều mình muốn và không mong muốn
trong quá trình di cư.
Khác với nhận thức về nơi ở hiện tại, các kiến thức và hiểu biết về đích đến của việc di cư hiếm
khi chính xác bởi chúng ta chỉ có thể cảm nhận được một số lợi thế hay bất lợi sau khi trực tiếp
sinh sống tại đó. Do đó, một người đã sinh sống trong thời gian dài ở một khu vực và nơi đó
mang lại cho họ những ký ức đẹp thì họ sẽ có xu hướng đánh giá quá mức các yếu tố tích cực,
và đánh giá thấp các yếu tố tiêu cực. Với bộ phận này, họ thường cân nhắc rất kỹ và không vội
vàng đưa ra quyết định di cư. Ngược lại, đối với bộ phận giới trẻ, thanh niên, những ký ức, kỷ
niệm, các mối quan hệ ở nơi sống thường chưa sâu sắc, trong khi đó, những yếu tố mới, tiên
tiến, hiện đại ở các đô thị, thành phố, những địa phương khác lại có sức hấp dẫn đặc biệt đối
với bản tính khám phá, thích tìm hiểu thế giới của họ. Như vậy, luôn có một yếu tố là sự thiếu
hiểu biết hay thậm chí là những bí ẩn về điểm đến. Thực tế này đã dẫn tới tình trạng luôn tồn
tại một vấn đề đó là liệu những người nhập cư có thích nghi (hòa hợp) được với môi trường
sống mới hay không. Mặt khác, những lo ngại về khó khăn trong việc hòa đồng, thích nghi với
cuộc sống tại môi trường mới có thể tạo ra những nhận định sai lầm mang tính chủ quan về
những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực ở điểm đến.

Đối với những di dân ở dạng tiềm năng (mới dừng ở mức độ có ý định chuyển cư) thì họ cần
phải tính toán các yếu tố bất lợi để từ đó có thể lựa chọn nơi đến cho mình, hoặc có thể so sánh
giữa các nơi đến khác nhau, hoặc có thể đi đến quyết định cuối cùng là có nên di cư hay ở lại
nơi gốc. Theo Everett S. Lee, có một số yếu tố tác động nổi bật:

- Yếu tố lực đẩy:


Các yếu tố mang tính lực đẩy được Everett S. Lee chỉ ra bao gồm những yếu tố chính trị, kinh
tế, văn hóa… Yếu tố chính trị có thể là xung đột về biên giới lãnh thổ giữa hai hay nhiều quốc
gia (như cuộc xung đột biên giới giữa hai quốc gia ở Châu Phi là Ethiopia và Somali những năm
1964 đã khiến hàng triệu người tỵ nạn Somali phải ra đi). Hiểm họa tự nhiên cũng được coi là
lực đẩy tiềm năng (ví dụ như nạn đói 1845-1847 đã buộc hàng triệu người Ailen phải bỏ nhà
đến khu vực Bắc Mỹ). Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự gia tăng dân số đồng nghĩa với
nạn đói thì yếu tố lực đẩy không phải là những hiểm họa tự nhiên. Chính vì vậy, khi xem xét
cần phải cân nhắc kỹ các yếu tố gần như là quy luật hiển nhiên. Như vậy, yếu tố cản trở có thể
là tôn giáo hoặc phong tục truyền thống của vùng. Trong xã hội hiện nay, sự thay đổi kinh tế và
công nghệ trong khu vực nông nghiệp làm dư thừa một lực lượng lao động lớn và cũng là
nguyên nhân khiến họ ra đi.

- Yếu tố lực hút:


Trong các nghiên cứu di dân, việc xác định tại sao người di cư lại chọn một vị trí nào đó làm nơi
đến có một ý nghĩa rất quan trọng. Những yếu tố thuận lợi cho người di dân chọn làm nơi đến
được Everett S. Lee gọi là những nhân tố “lực hút”. Các yếu tố lực hút có thể do thuận lợi về vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển kinh tế khu vực... đã tạo ra những cơ hội khác

9
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

đối với người nhập cư. Trong nghiên cứu di dân nông thôn - đô thị, yếu tố hút ở các đô thị được
đề cập tới chủ yếu là:

+ Cơ hội việc làm đối với người nhập cư: Trong các thành phố ở các nước đang phát triển, quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đòi hỏi một lực lượng lao động lớn, lành nghề và giản đơn,
phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Chính nhu cầu sử dụng nguồn lao động tại các thành phố đã
mở ra cơ hội cho người sống trong các khu vực nông thôn hội nhập vào đô thị.

+ Chênh lệch mức sống: Quá trình phát triển không đồng đều dẫn tới sự chênh lệch về mức
sống giữa các khu vực. Kết quả nghiên cứu nhiều công trình di dân ở các nước đang phát triển
hiện nay cho thấy xu hướng di dân nông thôn - đô thị đang ngày càng giảm đi khi mức thu nhập
nông thôn đang dần tăng lên.

+ Lối sống đô thị: Trong nhiều trường hợp, tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị khá cao nhưng dòng người
di cư vẫn tiếp tục đổ về tham gia vào "đội quân" những người nghèo ở đô thị. Nghịch lý này tiếp
tục tăng lên bởi những hy vọng của lực lượng dân nhập cư vào một tương lai tốt đẹp hơn, hoặc
có khi chỉ cần mục đích cho con cái ở đô thị. Thành phố hấp dẫn họ (đặc biệt với đối tượng
những người trẻ tuổi) qua thông tin đại chúng, qua tivi, quảng cáo, và đặc biệt, qua những "tấm
gương" - những người cùng quê hương đã di cư đến thành phố từ trước. Bên cạnh đó, những
nhân tố phi kinh tế tuy không ảnh hưởng nhiều đến quyết định di cư nhưng cũng ảnh hưởng tới
việc lựa chọn hướng di dân.

- Yếu tố cá nhân:
Các yếu tố cá nhân như gia đình, cộng đồng, sức khỏe, tuổi tác, hôn nhân, số con… là những
nhân tố tác động quan trọng tới quyết định chuyển cư, có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản
trở quá trình di cư. Trong số các nhân tố này, thì có những nhân tố có thể xuất hiện thường
xuyên, trong khi một số nhân tố cá nhân khác lại chỉ liên quan tới 1 số giai đoạn nhất định trong
cuộc đời, đặc biệt là vào lúc chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác (ví như việc du
học, kết hôn, hay được thăng chức). Mỗi người đều có những hoàn cảnh sống khác nhau, nhận
thức khác nhau, dẫn đến thái độ khác nhau đối với những quyết định chuyển cư. Điều này cũng
góp phần giải thích tại sao trong cùng một hoàn cảnh và điều kiện sống như nhau, có người di
cư nhưng có người lại lựa chọn ở lại[7].

- Yếu tố trung gian (intervening obstacles):


Cũng trong mô hình di dân của mình, Everett S. Lee cho rằng, trước khi đi đến quyết định
chuyển cư, những di dân tiềm năng cũng phải tính toán đến các yếu tố những trở ngại trung
gian (intervening obstacles) có thể xuất hiện. Chúng có thể là:
+ Chi phí trong quá trình vận chuyển giữa nơi gốc và nơi đến.
+ "Chi phí" phải trả về mặt tinh thần: sự chia cắt những mối quan hệ gia đình, bạn bè, láng
giềng[8]….

Di cư, đó là kết quả của việc cân nhắc so sánh các yếu tố bất lợi và thuận lợi của điểm đến và
nơi xuất phát, tuy nhiên nó không chỉ là phép tính đơn giản của các yếu tố “+” và “-”. Các trở

10
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

ngại ở giữa điểm đi và điểm đến, ở trường hợp này nó có thể được xem nhẹ không đáng kể tuy
nhiên trong trường hợp khác nó lại dường như không thể vượt qua. Đối với các yếu tố trung
gian, với những cá nhân khác nhau sẽ chịu những mức độ ảnh hưởng khác nhau với cùng một
yếu tố cản trở. Tác động của những trở ngại này phụ thuộc vào những khó khăn mà người di
cư phải đối mặt. Đối với một số người, việc khắc phục những trở ngại (ví dụ chi phí vận chuyển)
là tương đối dễ dàng. Nhưng đối với những người khác khó khăn trong việc khắc phục các trở
ngại trung gian này là không nhỏ, khi họ không chỉ di cư một mình mà kèm theo đó là những
đứa con hoặc một vài trách nhiệm liên quan khác (như việc chăm sóc bố mẹ già). Điều này làm
tăng các khó khăn gây ra bởi các trở ngại trung gian. Do đó, có thể nhận thấy rằng quyết định
di chuyển không bao giờ là hoàn toàn hợp lý, và đối với một số người đôi khi các yếu tố hợp lý
lại ít hơn nhiều so với các yếu tố bất hợp lý. Điều đó dẫn tới một hệ quả là chúng ta có thể tìm
thấy rất nhiều trường hợp ngoại lệ, nó khác với các trường hợp phổ biến (thông thường, tổng
quát), bắt nguồn từ những cảm xúc thoáng qua, hay những giai đoạn mà tâm lý không ổn định
(có thể do trải qua một cú sốc về tâm lý) hay những yếu tố bất ngờ - cái mà được cho là nguyên
nhân đáng kể của việc dẫn tới di cư.

Di cư liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tại nơi xuất phát và nơi đến, các trở ngại ở giữa
nơi đi và đến (trở ngại trung gian), và các yếu tố cá nhân, dù còn đơn giản, vẫn tạo ra một khuôn
khổ (khung) về rất nhiều vấn đề về di cư và chỉ ra (định hướng) nhiều lĩnh vực để nghiên cứu
về di cư.

Mô hình di dân của Everett S. Lee còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là những nhân tố phi kinh
tế, nhiều khi khó có thể mô tả tách biệt thành các yếu tố lực đẩy và lực hút nhưng với việc xác
định cụ thể các nhân tố tác động: nhân tố lực hút, lực đẩy, yếu tố các nhân và các yếu tố trung
gian,... nhưng mô hình này đã được sử dụng khá rộng rãi trong việc giải thích di dân.

6.4. Lý thuyết "hai khu vực" (Dual Sector) của Arthus Lewis
Năm 1954, Arthus Lewis đã đưa ra thuyết "Mô hình 2 khu vực" (Dual sector) trong bài nghiên
cứu có tựa đề “Sự phát triển kinh tế với nguồn cung lao động vô hạn” trong nhằm giải thích về
sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hoá.
Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm có liên hệ cụ thể với các
nước đang phát triển. Mô hình này là học thuyết chung cho quá trình phát triển của các nước
dư thừa lao động. Trong mô hình này, tác giả giả định rằng trong nền kinh tế chỉ tồn tại hai khu
vực:

+ Khu vực kinh tế nông thôn truyền thống với phổ biến là lao động thủ công, tồn tại rất nhiều
lao động dư thừa có đặc trưng năng suất lao động cận biên rất thấp (gần như bằng không). Do
đó, có thể rút lao động ra khỏi khu vực nông thôn truyền thống mà sản lượng nông nghiệp không
giảm.

+ Khu vực thành thị công nghiệp hiện đại với sự tập trung nhiều ngành sản xuất chế biến hiện
đại, có năng suất lao động cao hơn, nên có mức lương cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp.

11
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhu cầu tăng thêm lao động để phục vụ tốc độ phát triển sản
xuất.

Vì sản xuất nông nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản xuất nên năng suất cận biên của
lao động nông thôn được giả định sẽ tiến đến không theo quy luật “lợi nhuận biên giảm dần”.
Kết quả là, trong ngành nông nghiệp tồn tại một số lượng lao động không đóng góp làm tăng
sản lượng nông nghiệp từ khi sản phẩm cận biên của họ bằng không. Nhóm nông dân này
chính là nguồn “lao động dư thừa” ở khu vực nông nghiệp. Do đó, việc lực lượng lao động dư
thừa này được dịch chuyển tới các ngành sản xuất khác sẽ không làm ảnh hưởng đến sản
lượng đầu ra của ngành nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

Nếu số lượng người lao động di chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất khác bằng với
số lượng “lao động dư thừa” trong lĩnh vực nông nghiệp, phúc lợi và năng suất chung sẽ được
cải thiện. Tổng số sản phẩm nông nghiệp sẽ vẫn không thay đổi trong khi tổng sản phẩm công
nghiệp tăng lên do việc bổ sung thêm lao động.

Khi tất cả “lao động dư thừa” ở nông thôn được thu hút vào ngành công nghiệp mới, lúc này,
những lao động bổ sung chỉ có thể rút ra khỏi khu vực nông nghiệp với chi phí cao hơn, năng
suất lao động cận biên của lao động nông thôn lúc này cũng dần tăng lên do lao động kém hiệu
quả bị rút bớt. Kết quả là năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp tiến tới cân bằng với
năng suất lao động cận biên của các ngành sản xuất khác, mức lương trong ngành nông nghiệp
tiến tới cân bằng với mức lương trong các ngành sản xuất khác, người lao động nông nghiệp
dần không còn động cơ tiền bạc để chuyển dịch. Kết quả này sẽ chấm dứt quá trình di cư lao
động từ khu vực nông thôn ra thành thị.

Nhận xét về lý thuyết Hai khu vực của Lewis


Mô hình Lewis thu hút sự chú ý của các nước kém phát triển vì nó phân tích mối quan hệ trong
sự phát triển đồng thời của cả hai khu vực cơ bản là nông thôn và đô thị. Tuy nhiên, nó cũng bị
chỉ trích trong những điểm sau:
+ Sự phát triển kinh tế lại xuất hiện thông qua tận dụng lao động từ khu vực nông thôn truyền
thống (nơi chi phí cơ hội của lao động là rất thấp). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính
xác, ví dụ trong giai đoạn đỉnh điểm của mùa thu hoạch, việc thiếu lao động có thể làm giảm
sản lượng nông sản- bởi những diễn biến bất ngờ của thời tiết nếu không thu hoạch kịp thời
thậm chí có thể mất trắng toàn bộ thành quả. Lúc này thì chi phí cơ hội của lao động nông thôn
là rất lớn.

+ Việc tận dụng lao động dư thừa (từ khu vực nông nghiệp truyền thống) bản thân quá trình này
có thể kết thúc trước sớm vì những doanh nghiệp cạnh tranh có thể tăng mức lương và giảm
lợi nhuận. Thực tế cho thấy quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị trong nền kinh tế Ai Cập
khiến cho mức lương tăng 15% và lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm 12%. Mức lương trong
ngạch công nghiệp buộc phải tăng dưới áp lực trực tiếp của công đoàn và gián tiếp qua nhu
cầu tăng lương đến từ khu vực nông nghiệp truyền thống, giống như chi phí cho việc năng suất

12
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

tăng. Sự thật là đối với hầu hết các quốc gia nghèo- đang phát triển, thất nghiệp nặng nề xuất
hiện cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị.

+ Mô hình Lewis đánh giá thấp toàn bộ ảnh hưởng của sự tăng dân số quá nhanh lên những
nền kinh tế nghèo, nghĩa là ảnh hưởng lên thặng dư nông nghiệp, lợi nhuận của các nhà tư
bản, mặt bằng lương và lên cơ hội việc làm nói chung. Cũng giống như vậy, Lewis cho rằng tỉ
lệ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp cũng giống như trong nông nghiệp, nhưng nếu sự
phát triển công nghiệp có liên quan đến việc tăng cường độ sử dụng của tư bản (vốn) thay vì
lao động thì dòng chảy lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp sẽ làm cho tình trạng thất
nghiệp nặng nề hơn.

Nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất thay vì mở rộng sản xuất theo hướng tăng thêm lao động
thì họ lại đi theo hướng tập trung vào các ngành cần sử dụng nhiều vốn hay xa hơn là họ tập
trung đầu tư vào công nghệ. Với công nghệ cải tiến năng suất cao thì lại cần ít lao động hơn.

+ Lewis đã bỏ qua sự tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp và công nghiệp. Trên thực tế thì
luôn tồn tại một mối liên hệ giữa sự tăng trưởng nông nghiệp và sự mở rộng công nghiệp ở các
nước nghèo. Nếu một phần lợi nhuận tạo ra bởi các nhà tư bản không được đóng góp cho sự
phát triển của các ngành liên quan tới nông nghiệp thì quá trình công nghiệp hoá sẽ lầm vào
tình trạng rất rủi ro.

Có thể nhắc đến ở đây đó là việc mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế; sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng tăng giữa khu vực thành thị và nông thôn; hay các vấn đề như an ninh lương thực
khi lao động nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho các ngành công nghiệp và đất canh tác
được sử dụng làm các khu công nghiệp, khu đô thị.

+ Lewis cũng bỏ qua sự rò rỉ kinh tế (đó là sự thất thoát, những lỗ hở của nền kinh tế, nhưng
chi phí ngầm). Thật bất ngờ khi ông ấy giả định rằng xu hướng tiết kiệm cận biên của các nhà
tư bản là gần bằng 1, nghĩa là gần như toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sẽ được sử dụng để tái
đầu tư mở rộng sản xuất, và coi sự thất thoát là không đáng kể. Và thặng dư (hay lợi nhuận)
sản xuất này có được sử dụng một cách hợp lý hay không thì phụ thuộc vào xu hướng tiêu
dùng-tiết kiệm của 10% dân số giàu nhất của quốc gia (Lợi nhuận thu được sẽ được sử dụng
vào 2 mục đích là tiêu dùng trong hiện tại và tiết kiệm, nguồn tiết kiệm này sẽ được dùng để tái
đầu tư mở rộng sản xuất, và ở đây thì Lewis coi tiêu dùng, sự thất thoát là không đáng kể, phần
lớn lợi nhuận sẽ được tái đầu tư, điều này là không có trong thực tế). Mặt khác từ những nghiên
cứu thực nghiệm đã chứng minh trong xã hội không chỉ có các nhà tư bản tham gia vào quá
trình sản xuất. Một ví dụ đưa ra là tại Ai Cập, những nông dân nhỏ lẻ cũng sản xuất cây trồng
để thu hoa lợi cũng có khả năng tích luỹ tư bản. Hay một ví dụ khác, tại Ghana quốc gia có
ngành công nghiệp cacao lớn nhất của thế giới hoàn toàn hình thành từ những doanh nghiệp
nhỏ.

+ Dòng chu chuyển lao động trình độ thấp, không có chuyên môn từ khu vực nông nghiệp truyền
thống sang làm việc tại khu thành thị công nghiệp hiện đại diễn ra thuận lợi và không tốn chi

13
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

phí, nhưng điều này không xảy ra trên thực tế vì mỗi công nghiệp đòi hỏi những loại lao động
khác nhau (với chuyên môn khác nhau). Do đó, việc đầu tiên đối với các doanh nghiệp là phải
tiến hành đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động mới, nhưng
quá trình này không hề giản đơn và còn mất phí cũng như thời gian.

Mô hình giả định với tính duy lý (Hành vi của một tác nhân kinh tế như doanh nghiệp, người tiêu
dụng…nhất quán với một loạt các qui tắc chi phối sở thích), một thị trường với thông tin hoàn
hảo và việc hình thành tư bản không giới hạn trong công nghiệp. Điều này cũng không tồn tại
trong thực tế nên quy mô hoàn chỉnh của mô hình là hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, không thể phủ
nhận rằng mô hình đã đưa ra một lý thuyết chung hữu ích về việc chu chuyển lao động trong
một nền kinh tế đang phát triển.

Kiểm tra thực nghiệm và ứng dụng của lý thuyết của Lewis

+ Các bằng chứng thực nghiệm không phải luôn củng cố cho lập luận của mô hình Lewis. Nhà
nghiên cứu Theodore Schultz[12] trong một nghiên cứu thực nghiệm tiến hành tại một khu vực
nông thôn của Ấn Độ trong dịch cúm 1918 – 1919 cho thấy sản lượng nông sản giảm, mặc dù
nghiên cứu của ông ấy không chứng minh được rằng sản lượng nông nghiệp có tỷ lệ thuận với
số lượng lao động phục vụ trong ngành nông hay không (khi lực lượng lao động chuyển từ nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp, có làm giảm sản lượng của ngành nông nghiệp hay
không). Một lần nữa, hiện tượng thất nghiệp trá hình có thể xuất hiện trong một ngành của nền
kinh tế chứ không ở các ngành khác. Hơn nữa, một cách thực nghiệm, chúng ta cần xem xét
cả vấn đề “năng suất cận biên bằng không” có tồn tại hay không cũng như việc lượng lao động
dư thừa và ảnh hưởng của sự “giảm bớt lao động” lên sản lượng.

+ Mô hình Lewis được áp dụng với nền kinh tế Ai Cập bởi Robert Mabro trong những năm
1970s và mặc dù nền kinh tế Ai Cập trong thời gian nghiên cứu gần giống với giả định của
Lewis thì mô hình vẫn bị thất bại trong lần thử nghiệm đầu tiên vì Lewis đã đánh giá quá thấp
tác động của tỉ lệ tăng dân số và thất bại lần thứ hai do các hãng sản suất lựa chọn việc phát
triển theo hướng tăng vốn (tư bản) trong nền công nghiệp Ai Cập chứ không phải tăng số lượng
lao động và điều này làm cho nhu cầu sử dụng lao động không có nhiều thay đối do đó mức độ
thất nghiệp không có xu hướng giảm[13]. (Ví dụ các ngành cần nhiều lao động như dệt may,
còn cách ngành khác thì lại đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, ví như công nghiệp ô tô và một điều
dễ thấy các ngành đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn các ngành chỉ sử
dụng nhiều lao động giản đơn. Một hướng phát triển khác là ngay ngành dệt may thì việc đầu
tư vào kỹ thuật hiện đại hóa máy móc cũng được chú trọng hơn là tăng lao động).

+ Giá trị hay ý nghĩa thực tiễn của mô hình Lewis một lần nữa cần xem xét lại khi nó được áp
dụng ở Đài Loan. Người ta quan sát thấy mặc dù kinh tế Đài Loan tăng trưởng mạnh mẽ, thất
nghiệp không giảm đáng kể và điều này được giải thích, một lần nữa, do sự lựa chọn phát triển
theo con đường “tư bản chuyên sâu- chú trọng vào yếu tố vốn-tư bản hơn là tăng lao động”
trong các ngành công nghiệp ở Đài Loan[14]. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng, đó là liệu
lao động dư thừa có cần thiết cho sự tăng trưởng.

14
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

Mô hình này đã được dùng khá thành công ở Singapore. Tuy nhiên, mỉa mai thay, mô hình này
lại không được áp dụng ở quê hương của Arthur Lewis – St.Lucia[15].

6.5. Mô hình lý thuyết "Thu nhập kỳ vọng" (Expected Income Model) của Harris-Todaro
* Giới thiệu mô hình
Hai tác giả John H. Harris và Micheal Torado từ hướng tiếp cận kinh tế học đã nghiên cứu hiện
tượng di cư nông thôn - thành thị tăng tốc trong bối cảnh thất nghiệp ở thành thị vẫn tiếp tục gia
tăng. Khác với mô hình "Hai khu vực" (Dual sector- khu vực kép) của Arthur Lewis lý giải nguồn
gốc của việc di cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn, mô hình "Thu
nhập kỳ vọng" của Harris - Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu vực
nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng
thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đang có ở nông thôn. Điều này ngụ
ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, có thể được
lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị cao hơn

Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp - nông
thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng, thị trường sản xuất và thị trường lao động trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả là, tiền lương của các công nhân nông
nghiệp ở nông thôn bằng với năng suất cận biên trong nông nghiệp. Mô hình cũng cho rằng,
trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị bằng với sản
phẩm cận biên của một công nhân nông nghiệp. Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các vùng
nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi thu nhập kỳ vọng ở nông thôn bằng với thu
nhập kỳ vọng ở đô thị.

* Diễn giải mô hình:


Các giả định của mô hình:
+ Thứ nhất, mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn.
+ Thứ hai, mô hình giả định rằng thị trường sản xuất và thị trường lao động trong khu vực nông
nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả là, tiền lương của các lao động ở khu vực nông
thôn bằng với năng suất cận biên trong nông nghiệp.
+ Thứ ba, mô hình cũng giả định rằng, trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi mức lương kỳ
vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận biên của người lao động tại khu vực nông nghiệp.
Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không
khi thu nhập thực tế của nông thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị

Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris - Todaro như sau
Gọi:
• Wr là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn;
• Le là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân bằng với số lượng
công nhân làm việc ở đô thị;
• Lu là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu vực đô thị;

15
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

• Wu là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định mức lương tối thiểu
của pháp luật).
Ở trạng thái cân bằng: mức lương kỳ vọng trong nông nghiệp bằng với mức lương kỳ vọng ở
đô thị nhân với số lượng việc làm có sẵn trong đô thị chia cho tổng số người đang có việc làm
và cần tìm việc làm ở đô thị.
• Tiền lương ở khu đô thị (Wu) gia tăng trong điều kiện cơ hội tìm được công ăn việc làm khu
vực đô thị (Le) tăng, làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực đô thị.
• Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và tiền lương trong lĩnh
vực nông nghiệp (Wr), giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực nông thôn.

* Có 2 điểm cần lưu ý trong mô hình "Thu nhập kỳ vọng" (Expected Income Model) của
Harris-Todaro
+ Thứ nhất, theo hai tác giả, di dân ở các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á có đặc
trưng là những người di cư thường trẻ tuổi (khoảng từ 15 đến 25 tuổi) và chủ yếu là nam giới,
tỷ lệ nữ giới di chuyển đang có xu hướng tăng lên theo trình độ học vấn. Di dân và học vấn có
mối quan hệ tỷ lệ thuận, người học vấn cao thì di chuyển nhiều hơn. Người di cư có thể xem
xét thu nhập trong suốt cuộc đời họ hay quyết định di cư của họ sẽ dựa trên tính toán tổng thu
nhập của một thời kỳ dài hạn hơn. Nếu người này thấy rằng lúc đầu anh ta có xác suất để có
việc thấp nhưng qua thời gian các quan hệ được mở rộng dần, khả năng tìm được việc làm mới
với tiền lương đều đặn sẽ tăng lên, thì di cư vẫn là hợp lý. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp
thu nhập dự kiến ở thành thị trong thời gian đầu có thể thấp hơn thu nhập ở khu vực nông thôn.
Khi mà tổng lợi ích kỳ vọng từ việc di cư ra thành thị của người di cư vượt trội so với tổn lợi ích
dự kiến nếu người đó tiếp tục sinh sống ở nông thôn thì quyết định di cư vẫn được lựa chọn.

+ Thứ hai, mô hình Harris - Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp
ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc
dù đang gặp nan giải vấn đề thất nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris - Todaro
thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức (Informal Sector). Đó là khu vực kinh tế
bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự
thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà
nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, mài
dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai, đồng nát, đánh giày, mại dâm, dạy võ, v.v...

Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo việc làm ở khu vực đô thị, kết
quả là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong khu vực kinh tế chính thức, phải
chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức.

Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích cho việc tại sao tỷ lệ thất
nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người từ nông thôn đổ vào thành thị tìm việc
làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm được
vẫn cao hơn ở lại nông thôn. Ngay cả khi sự di chuyển này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và
dẫn đến sự phát triển không mong đợi ở khu vực kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn

16
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

được xem là hợp lý xét về khía cạnh kinh tế vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện mà mô
hình Harris - Todaro giả định.

Vì vậy, xét trên tổng thể để kiểm soát di cư từ nông thôn vào thành thị trong quá trình đô thị hóa
cần giải quyết đồng bộ tất cả các vấn đề trên cả 03 khu vực kinh tế bao gồm: khu vực kinh tế
đô thị chính thức; khu vực kinh tế đô thị phi chính thức và khu vực nông thôn.

* Hạn chế của mô hình:


Mô hình Torado vẫn có những hạn chế, mà rõ nhất là hạn chế trong việc lý giải nguyên nhân di
cư khi hai ông cho rằng do sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn với thành thị. Điều này đã
dẫn tới việc đưa ra giải pháp không đầy đủ với vấn đề thất nghiệp. Đồng thời nó cũng tạo nên
nghịch lý càng mở rộng việc làm ở thành thị, càng tăng cao tiền lương ở thành thị thì càng
khuyến khích tốc độ di cư cao lên, làm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị càng tăng lên, đồng thời dẫn
đến giảm sút sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, dù còn những hạn chế như trên, nhưng mô
hình "Thu nhập kỳ vọng" (Expected Income Model) của Harris-Todaro vẫn được ứng dụng nhiều
trong thực tế để dự báo vấn đề di cư từ các vùng nông thôn - thành thị cũng như di cư giữa các
quốc gia.

6.6. Lý thuyết thị trường lao động kép.


Lý thuyết thị trường lao động kép cho rằng, hoạt động di cư chủ yếu do yếu tố "kéo" ở các nước
phát triển hơn là yếu tố “đẩy” từ các nước đang phát triển. Lý thuyết này giả định rằng các thị
trường lao động tại các quốc gia phát triển bao gồm hai giai đoạn: tiểu học (đòi hỏi lao động có
tay nghề cao) và trung học (đòi hỏi người lao động có tay nghề thấp). Lý thuyết này giả định di
cư từ các nước kém phát triển vào các nước đang phát triển hơn là một kết quả của một lực
"kéo" được tạo ra bởi một nhu cầu cho lao động ở các nước phát triển trong thị trường thứ cấp
của họ. Lao động nhập cư là cần thiết để điền vào bậc thấp nhất của thị trường lao động bởi vì
người lao động bản địa không muốn làm những công việc như họ thể hiện. Điều này tạo ra một
nhu cầu cho người lao động di cư. Hơn nữa, sự thiếu hụt ban đầu trong lao động sẵn có đẩy
tiền lương, làm cho di chuyển thậm chí còn hấp dẫn hơn.

* Cách tiếp cận qua lý thuyết “Tự tìm lại điểm cân bằng”
Theo thuyết kinh tế tân cổ điển, sự khác biệt trong tiền lương thực tế giữa các quốc gia sẽ làm
thúc đẩy hai dòng chảy và một điểm cân bằng quốc tế mới được hình thành. Ở đó, tiền lương
thực tế giữa các quốc gia là bằng nhau. Dòng chảy đầu tiên là dòng chảy lao động trình độ thấp
từ nước có tiền lương thấp – các nước đang phát triển - sang nước có tiền lương cao - các
nước công nghiệp phát triển. Dòng chảy thứ hai là dòng chảy vốn từ nước có tiền lương cao
sang nước có tiền lương thấp. Dòng chảy vốn này bao gồm chủ yếu vốn công nghiệp sử dụng
nhiều lao động và sẽ đi kèm với di cư lao động trình độ cao. Cơ chế này khiến điểm cân bằng
thay đổi, điều này được Oberg mô tả hoàn hảo.

Cả di cư lao động ròng và những dòng chảy vốn ròng sẽ bằng không khi xuất hiện một điểm
cân bằng mới. Vậy nên, dựa trên quan điểm này, di cư lao động quốc tế ròng là hiện tượng có
tính chất tạm thời. Mặc dù thuyết kinh tế tân cổ điển được sử dụng để giải thích các dòng chảy

17
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

di cư giữa các quốc gia cũng rất đúng đối với trường hợp di cư nội địa. Ngược lại với di cư quốc
tế, di cư nội địa thường ít được quan tâm trong các chính sách. Hiện tại, học thuyết kinh tế tân
cổ điển có thể được dùng để giải thích các dòng chảy di cư quốc tế trong phạm vi Liên minh
Châu Âu vì các dòng chảy này chưa phải chịu những rào cản hạn chế. Nhưng lao động từ các
quốc gia kém phát triển hơn thuộc Liên minh Châu Âu- thường là những nước thuộc khu vực
Đông Âu cũ có thể di chuyển tự do sang các nước có nền kinh tế phát triển như Đức, Pháp…
để tìm việc làm có thu nhập cao hơn. Vì trong phạm vi 27 nước của Liên minh Châu Âu nên
không có bất cứ rào cản về pháp luật nào ngăn cản việc tự do di cư này. Tuy nhiên, bản thân
các nước tiếp nhận nhiều người nhập cư như Pháp, Đức, Italy cũng có những tranh cãi bởi việc
quá nhiều người nhập cư sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn, đã tạo nên sự cạnh tranh,
trong bối cảnh kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp đang gia tăng như hiện nay. Do đó người
dân các nước này đang kêu gọi, đòi hỏi chính phủ các nước cần có các biện pháp, cơ chế mới
giảm sát kiểm soát lượng người di cư.

Học thuyết kinh tế Keynes phản đối cái nhìn tân cổ điển về di cư (quốc tế). Trong học thuyết
kinh tế Keynes, cung lao động còn phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa, chứ không chỉ phụ
thuộc vào tiền lương thực tế. Sự phân biệt này có gốc rễ từ những quan điểm khác nhau về vai
trò của tiền trong nền kinh tế. Trong quan điểm của các thuyết tân cổ điển, tiền chỉ là phương
tiện lưu thông. Còn trong quan điểm của trường phái Keynes, tiền không chỉ là phương tiện lưu
thông và còn là phương tiện dự trữ. Vì chức năng dự trữ trong quan điểm của trường phái
Keynes mà dân di cư tiềm năng cũng bị hấp dẫn bởi những vùng có tiền lương danh nghĩa cao.
Hơn nữa, mục đích tái di cư hay gửi kiều hối làm tăng tầm quan trọng của tiền lương danh
nghĩa so với tiền lương thực tế. Vậy nên, ở đây có lẽ không có điểm cân bằng quốc tế mới, như
được giả định trong thuyết kinh tế tân cổ điển. Tuy nhiên, trong học thuyết Keynes, di cư cũng
là một cơ chế nhằm tìm kiếm điểm cân bằng. Nhưng, trong thuyết này, di cư quốc tế loại bỏ
những khác biệt đối với thất nghiệp thay vì khác biệt đối với tiền lương thực tế.

Điều này có thể hiểu là, người di cư bị hấp dẫn bởi những nơi có mức lương danh nghĩa cao.
Ví dụ: GNI/người tính theo danh nghĩa tại Mỹ năm 2011 là 48.620 USD; còn tại Việt Nam thì là
1.270 USD, nếu tính theo ngang giá sức mua- PPP (tức là thu nhập thực tế) thì tại Mỹ là 48.820
USD và tại việt Nam là 3.250 USD . Như vậy, sự chênh lệch về tiền lương danh nghĩa giữa hai
quốc gia là khoảng 38 lần, tuy nhiên nếu tính theo ngang giá sức mua thực tế thì mức chênh
lệch này là 15 lần. Mặc dù mức chênh lệch thực tế không cao như mức chênh lệch danh nghĩa,
nhưng người di cư tại các quốc gia như Việt Nam vẫn bị thu hút di cư sang các quốc gia phát
triển như Mỹ. Bởi ngoài mục đích sống lâu dài- định cư bên Mỹ thì họ còn có thể gửi tiền về quê
nhà và thậm chí sau một thời gian làm việc, tích lũy của cải thì họ sẽ quay trở về quê hương.
Nên mức lương danh nghĩa vẫn có nhiều ý nghĩa đối với quyết định di cư của họ. Khi sang các
nước phát triển, những người lao động nhập cư sẽ cố gắng làm việc và tiết kiệm thật nhiều tiền,
sau đó gửi về quê nhà. Khi đã cảm thấy tích lũy đủ 1 lượng của cải, họ sẽ quyết định trở về quê
hương.

18
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

* Lối tiếp cận thị trường lao động kép


Lối tiếp cận thị trường lao động kép chia thị trường lao động ra thành hai bộ phận: bộ phận
chính yếu và bộ phận thứ yếu. Bộ phận chính yếu là phương pháp sản xuất tận dụng tối đa
nguồn vốn; còn bộ phận thứ yếu là phương pháp sản xuất tận dụng tối đa lao động. Những
công nhân trình độ cao trong bộ phận chính yếu được đào tạo và làm việc với các loại hàng
hoá tư bản tiên tiến thì có địa vị xã hội cao hơn, có thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt
hơn những lao động trình độ thấp trong bộ phận thứ yếu. Những công việc ở dưới đáy thị trường
lao động thì luôn nằm trong bộ phận thứ yếu.

Nhà nghiên cứu Piore (1979)[22] đưa ra ba lý lẽ giải thích cho cầu lao động trong xã hội công
nghiệp mới, đó là: (1) sự thiếu hụt lao động nói chung, (2) sự lấp đầy cần thiết cho các vị trí
dưới đáy trong hệ thống phân cấp bậc việc làm, và sự thiếu hụt lao động trong bộ phận thứ yếu
của thị trường lao động kép. Lý lẽ cuối cùng được củng cố bởi hai lý lẽ trước đó, đó là (3) sự
thiếu hụt lao động chung tạo ra các chỗ trống ở các vị trí dưới đáy trong hệ thống phân cấp bậc
việc làm.
Bên cạnh sự thiếu hụt lao động nói chung, thì sự thiếu hụt lao động tại các ngành nghề cấp
thấp ở trong xã hội còn được lý giải bởi số vấn đề đặc thù liên quan tới động lực lao động (khát
khao cống hiến), nhưng sự thay đổi về nhân khẩu học và xã hội trong một xã hội công nghiệp
hiện đại.
Các vấn đề liên quan tới “động lực lao động- khát khao cống hiến” xuất hiện do việc làm ở dưới
đáy hệ thống phân cấp thường liên quan đến địa vị xã hội thấp và do cơ hội thăng tiến lên vị trí
cao hơn thường ít ỏi. Ví như: Các công việc lao công, lái taxi, bồi bàn phục vụ trong các quán
ăn… thường tiếp xúc với các tầng lớp cấp thấp trong xã hội, và cơ hội để thăng tiến lên một
chức vụ cao hơn gần như là không có, bởi những lao động này họ không được đào tạo những
kiến thức cho những công việc cao hơn.
Những thay đổi xã hội và nhân khẩu trong xã hội hiện đại (nghĩa là, sự giảm tỉ lệ sinh và việc
mở rộng giáo dục) có thể làm xuất hiện một dòng chảy tương đối nhỏ lứa tuổi thanh thiếu niên
sẵn sàng nhận các công việc dưới đáy hệ thống phân cấp bậc nhằm kiếm chút tiền và có được
kinh nghiệm làm việc.
Ngoài ra, sự giải phóng phụ nữ và tỉ lệ ly hôn ngày càng cao cũng có ảnh hưởng lớn. Trong xã
hội hiện đại, mục đích của phụ nữ làm việc thay đổi từ việc đỡ đần thu nhập trong gia đình (có
thể kiếm được bằng một công việc bán thời gian ở dưới đáy trong hệ thống phân cấp bậc) trở
thành nguồn thu chính. Do hiện tượng thiếu lao động đối với các công việc dưới đáy trong hệ
thống phân cấp bậc, nhà tuyển dụng buộc phải tuyển công nhân ngoại quốc. Nghĩa là, trong xã
hội ngày xưa quan niệm phụ nữ ở nhà lo việc bếp núc, nội trợ hay các công việc cấp thấp bán
thời gian khác. Tuy nhiên, với sự phát triển của bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ càng
quan trọng và họ cũng trở thành nguồn lao động chính của gia đình. Từ đó xuất phát nhu cầu
những người giúp việc làm các công việc nội trợ cho các gia đình, để giải phóng người phụ nữ.
Lúc này, họ sẽ làm những công việc có thu nhập cao hơn và dành phần việc cấp thấp trước kia
cho các lao động đến từ ngoại quốc. Tại Việt Nam điều này có thể thấy rõ qua xu hướng xuất
khẩu lao động giúp việc sang các quốc gia như Đài Loan hay Hàn Quốc, việc này giải quyết 2
vấn đề những người phụ nữ bản xứ có thể làm các công việc khác thu nhập cao, còn những

19
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

người phụ nữ đến từ Việt Nam mặc dù phải làm những công việc nội trợ cấp thấp cũng có thu
nhập cao hơn so với khi lao động tại quê hương.

* Các loại di cư quốc tế nhạy cảm và không nhạy cảm đối với các chính sách di cư
Có hai nguyên nhân mà các loại hình di cư nhạy cảm cũng như không nhạy cảm đối với các
chính sách không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách về nhập cư.

- Thứ nhất, trong nhiều trường hợp, những người có liên quan trong các loại hình di cư này là
công dân của nước nhận. Ví như, trong trường hợp di cư hồi hương hay di cư sắc tộc xuyên
biên giới.

- Thứ hai, chính phủ của nước nhận ra rằng việc di cư này có lợi cho quốc gia (ví dụ trong
trường hợp di cư lao động trình độ cao). Sự khác biệt trong GDP trên đầu người và sự khác
biệt trong thất nghiệp là những nhân tố kinh tế quan trọng nhất của các loại hình di cư quốc tế
không nhạy cảm đối với các chính sách di cư.

Mặt khác, các loại hình di cư có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi các chính sách di cư. Hàm
tìm kiếm điểm cân bằng mới của di cư quốc tế - theo quan điểm của trường phái Keynes thì
điểm đó là xoá bỏ sự khác biệt trong tiền lương thực tế, còn theo trường phái tân cổ điển thì
điểm xoá bỏ mức độ thất nghiệp – không tồn tại đối với loại hình di cư nhạy cảm với các chính
sách kinh tế. Hiện tượng thất nghiệp các nước là nhân tố quan trọng nhất của các dòng chảy di
cư quốc tế nhạy cảm với các chính sách di cư. Di cư quốc tế giữa một nước xuất cư và một
nước nhập cư cụ thể vẫn có thể tăng lên dù sự khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia giảm.
Mặc dù sự khác biệt giảm thì thất nghiệp ở nước nhận cũng có khả năng giảm. Hầu hết sự khác
biệt giữa nước gửi và nước nhập cư trong trường hợp di cư quốc tế nhạy cảm với các chính
sách di cư là rất lớn. Vậy nên, số lượng dân di cư tiềm năng chỉ bị ảnh hưởng nhẹ nếu có sự
cải thiện về kinh tế tại nước xuất cư ở những trường hợp trên.

Có một lý do rất hợp lý giải thích tại sao lý thuyết thị trường lao động kép lại có liên quan. Thị
trường lao động kép cho thấy di cư quốc tế bị thúc đẩy bởi các lực đẩy tại nước nhập cư. Tôi
cho rằng, các nhân tố thúc đẩy (đặc biệt trạng thái thị trường lao động ở nước nhận) vẫn chiếm
phần lớn và chi phối dòng chảy di cư quốc tế từ vùng nghèo hơn đến vùng giàu hơn trên thế
giới. Tuy nhiên, bên cạnh di cư lao động trình độ thấp còn có những loại hình di cư khác nhạy
cảm đối với các nhà nước. Trạng thái thị trường lao động không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến
các chính sách di cư như trong lý thuyết thị trường lao động kép mà còn ảnh hưởng gián tiếp
đến các chính sách di cư thông qua công luận . Hình 2 mô tả các nhân tố “kéo” quyết định quy
mô của các chuyến di cư nhạy cảm với các chính sách nhập cư ở một nước nhận tiềm năng.

Ba đỉnh của tam giác phía trên là các nguyên nhân giả định mô tả khái quát thuyết thị trường
lao động kép, giúp tìm kiếm các nhân tố thúc đẩy di cư lao động trình độ thấp. Mô hình giải thích
này còn có thể áp dụng với các loại hình di cư khác nhạy cảm với các chính sách về nhập cư,
vậy nên nó bao gồm cả yếu tố “sự bất mãn toàn xã hội”. Ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ thất

20
Đại học Kinh tế TP.HCM Dân số và phát triển Tổng quan về Dân số và phát triển

nghiệp lên các chính sách nhập cư có thể còn lớn hơn một cách tương đối đối với lao động
trình độ thấp so với vấn đề di cư gia đình hay di cư sắc tộc từ Đông Âu sang Tây Âu.

Xem xét những lý thuyết hiện thời nghiên cứu các nhân tố của di cư quốc tế cho thấy các biến
kinh tế khác biệt có ảnh hưởng đáng kể lên những loại hình di cư khác nhau. Tuy nhiên, chúng
tôi có thể rút ra một kết luận chung từ các kết quả này. Thất nghiệp ở nước xuất cư là nhân tố
kinh tế quan trọng nhất của các loại hình di cư nhạy cảm với các chính sách kinh tế.

Trong khi sự khác biệt GDP/đầu người hay sự khác biệt trong thất nghiệp (nghĩa là sự khác biệt
của 2 nhân tố trên tại quốc gia xuất cư và nhập cư) là nhân tố kinh tế quan trọng nhất của các
loại hình di cư không nhạy cảm với các chính sách di cư (ví dụ di cư lao động trình độ tay nghề
cao, sự di cư trở lại hay hiện tượng di cư sắc tộc giữa các quốc gia Xô Viết cũ- đây là trong
phạm vi nội khối các nước thuộc Liên bang Xô viết trước kia).

Lý thuyết di cư hoặc liên quan đến di cư có rất nhiều. Trên đây chỉ tóm tắt một số lý thuyết quan
trọng, có giá trị thao tác khi nghiên cứu di cư ở Việt Nam, bao gồm cả di cư nội địa và di cư
quốc tế. Tất nhiên, mỗi lý thuyết đều có mặt ưu điểm và giới hạn của nó, cần tùy từng góc độ
mà sử dụng một cách hợp lý.

21

You might also like