You are on page 1of 22

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÀI CUỐI KỲ MÔN XÃ HỘI HỌC DI DÂN


MÃ MÔN HỌC: 302091
HỌC KỲ 1/NĂM HỌC 2023– 2024

ĐỀ TÀI : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DI CƯ


LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ
TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Xuân Anh


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Thảo
MSSV: 32000952
Lớp: 20030202
Nhóm: 02

TP.HCM, Tháng 12 năm 2023

1
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì di cư lao động
đang ngày càng trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến trên toàn thế giới, trong
đó có Việt Nam. Di cư lao động có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả nơi xuất cư và
nơi nhập cư, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, đặc biệt là đối với người nhập
cư. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2020 chứng kiến sự di cư của khoảng
281 triệu người trên toàn thế giới, chiếm tỷ lệ 3,6% dân số thế giới. Những con số
này thể hiện sức ảnh hưởng to lớn của di cư đối với cộng đồng quốc tế.
Trong bối cảnh này, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận Tân Bình
nói riêng, là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội lớn nhất của Việt Nam, đang trở
thành điểm đến thu hút một lượng lớn người nhập cư từ nhiều nơi trong và ngoài
nước. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê đến tháng 12 năm 2022, dân số của
Thành phố Hồ Chí Minh là 9,2 triệu người, trong đó có khoảng 3,5 triệu người nhập
cư, chiếm đến 38% dân số thành phố. Và bên cạnh đó, theo kết quả từ cuộc Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn quận Tân Bình tính đến ngày
1/4/2019 thì quận Tân Bình có 133.745 hộ với 474.792 nhân khẩu, tăng 30.325 hộ
sau 10 năm tổng điều tra. Dựa vào nghiên cứu của Tiêu Nguyên Thảo và cộng sự
(2021) cho số liệu về Quận Tân Bình là nơi có tỷ lệ người dân nhập cư cao nhất
TPHCM và cao hơn cả số người dân thường trú, theo ông Đỗ Đình Thiện, Phó Chủ
tịch UBND quận, cho hay trong năm 2018 quận có hơn 731.000 người, trong đó
người nhập cư chiếm hơn 58%. Qua điều tra cũng cho thấy quận Tân Bình là địa
phương có số lượng người dân các tỉnh, vùng miền khác nhau trên cả nước về sinh
sống và làm việc nhiều.
Với sự gia tăng nhiều như vậy cũng đã đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho
việc quản lý và tích hợp cộng đồng nhập cư vào đời sống đô thị. Vì vậy tác giả lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động của
người nhập cư tại Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm hiểu rõ được thực
trạng di cư lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh và việc tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định di cư cũng giúp chúng ta hiểu rõ những yếu tố kinh tế, xã hội,
2
đặc điểm cá nhân... có tác động như thế nào đến quyết định di cư của người nhập
cư. Từ đó, đưa ra những giải pháp để hạn chế tỉ lệ di cư tự phát, đồng thời tận dụng
những lợi ích của di cư để phát triển kinh tế- xã hội cho Quận Tân Bình nói riêng và
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động của
người nhập cư tại Quân Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó, đưa ra
những giải pháp giúp hạn chế tỉ lệ di cư tự phát và tạo động lực phát triển kinh tế -
xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng di cư lao động của người nhập cư tại
Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao
động của người nhập cư tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tỉ lệ di cư tự phát
và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Tân Bình nói riêng và
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung

3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu


3.1. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là người nhập cư tại Quận Tân Bình, Thành phố
Hồ Chí Minh

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động của người nhập cư
tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

3.3. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 12/2023 – 3/2024

3
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
 Nội dung 1: Thực trạng di cư lao động của người nhập cư tại Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh
 Nội dung 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động của người
nhập cư tại Quận Tân Binh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung 3: Những giải pháp nhằm hạn chế tỉ lệ di cư tự phát và tạo động lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội ở ở Quận Tân Bình nói riêng và Thành phố Hồ Chí
Minh nói chung

4. Tổng quan tài liệu:


4.1. Thực trạng di cư lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, quá trình đô thị hóa và sự phát triển nhanh chóng của các khu công
nghiệp, khu chế xuất đã và đang dần thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động ngày
càng tăng và có tính rộng khắp trên các vùng, địa phương trong cả nước. Điều này
đã tạo ra xu hướng người lao động di cư tìm kiếm việc làm, từ các tỉnh thuộc vùng
đồng bằng đất chật, người đông ra thành thị và các khu công nghiệp. Thứ nhất là sự
phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp cần một lượng lớn người lao động. Thứ hai
là trong quá trình đô thị hóa, một bộ phận lớn nông dân mất đất canh tác trở nên
không có công ăn việc làm, cần di cư kiếm sống; đó là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy
người lao động di cư hiện nay. Theo kết quả của báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị
và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2022 do Chương trình Phát
triển Liên Hợp quốc (UNDP) công bố sáng 12-4, TPHCM là địa phương dẫn đầu cả
nước về sự hấp dẫn nhập cư. Theo kết quả khảo sát, lý do chính khiến người dân
nơi khác chọn di cư đến TPHCM là mong muốn đoàn tụ gia đình và có điều kiện
việc làm cùng thu nhập tốt hơn. Bên cạnh đó, theo Tổng cục Thống kê năm 2016 thì
74,8% người di cư trong độ tuổi từ 15–59 có việc làm. Phần lớn trong số họ nghĩ
rằng họ có cơ hội việc làm tốt hơn (54%) hoặc thu nhập tốt hơn (52%) tại nơi ở
mới. Gần một nửa trong số họ tin rằng mức sống và khả năng tiếp cận với các cơ sở

4
chăm sóc sức khỏe tại nơi đến đã được cải thiện trong khi 15% trong số họ không
hài lòng lắm. (Tổng cục Thống kê 2016).

Thêm vào đó, mức độ di cư lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng
trở nên phổ biến, tạo nên một thực trạng lớn với sự xuất hiện của người lao động
đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước. Theo nghiên cứu của Huỳnh Phẩm Dũng Phát
và cộng sự (2022) thì trong giai đoạn từ 1999 – 2004 có số người nhập cư vào
Thành phố Hồ Chí Minh là 624.542 người. Giai đoạn 2004-2009, số người nhập cư
cao hơn giai đoạn trước vào khoảng 661.200 người, điều này cho thấy Thành phố
Hồ Chí Minh có sự gia tăng cơ học chủ yếu là dựa vào người nhập cư. Đặc biệt,
những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên,
miền Trung và miền Bắc đều đóng góp đáng kể vào dòng người di cư tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2019 về dân số và nhà ở thì
có đến 1,3 triệu người nhập cư đến vùng Đông Nam Bộ, chiếm hơn hai phần ba
tổng số người di cư giữa các vùng trên cả nước. Phần lớn người nhập cư đến Đông
Nam Bộ là người của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (710,0 nghìn người, chiếm
53,2%); phần lớn người nhập cư đến Đồng bằng sông Hồng là những người đến từ
vùng Trung du và miền núi phía Bắc (209,3 nghìn người, chiếm 61,2%). Trong đó,
tỷ suất di cư thuần dương, nghĩa là người nhập cư nhiều hơn người xuất cư cho thấy
tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰), tiếp đến là Thành
phố Hồ Chí Minh với tỷ suất là 85,3‰. Tại quận Bình Tân - nơi có tỷ lệ người dân
nhập cư cao nhất TPHCM và cao hơn cả số người dân thường trú, theo ông Đỗ
Đình Thiện, Phó Chủ tịch UBND quận, cho hay trong năm 2018 quận có hơn
731.000 người, trong đó người nhập cư chiếm hơn 58%, vì vậy đóng góp của người
nhập cư vào GDP của quận nói riêng và của TPHCM là rất lớn. (Trần Minh Hằng,
2022)
Người lao động di cư tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung vào các
ngành nghề có nhu cầu lao động cao, đó là sản xuất, xây dựng, thương mại và dịch
vụ. Sự phát triển nhanh chóng của thành phố này đã tạo ra một lực lượng lao động
đa dạng, có kỹ năng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ngành
công nghiệp. Tuy nhiên, dù đem lại nhiều lợi ích cho thành phố, nhưng lao động di

5
cư cũng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong điều kiện sống và làm việc
của người di cư trong nước khi chuyển đến đô thị.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động của người
nhập cư
4.2.1. Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến quyết định di cư của người nhập cư

Về thu nhập, thu nhập đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết
định về di cư lao động, là một lực đẩy mạnh mẽ đưa người nhập cư đến những địa
phương với thu nhập cao hơn so với nơi họ đang sinh sống. Trong bối cảnh này,
thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, nổi bật với thu nhập
trung bình của người lao động đáng kể so với các vùng nông thôn và miền núi.
Theo kết quả điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cho thấy, trên phạm vi toàn
quốc, di cư được ghi nhận mang lại nguồn thu nhập tốt hơn cho người lao động.
Trung bình một lao động di cư gửi về 9,4 triệu đồng/ năm. Lao động di cư nam gửi
tiền về nhiều hơn nữ (tương ứng là 10,3 triệu/ năm và 8,7 triệu đồng/ năm). Tiền gửi
về nhà đã được sử dụng cho nhiều mục đích, nhưng nhìn chung, theo những người
gửi tiền thường xuyên về nhà, các khoản tiền này được dùng để cải thiện các điều
kiện sinh hoạt hàng ngày của gia đình (78%) hơn là để đầu tư phát triển sản xuất
(6,7%). Chi tiêu cho học hành, khám chữa bệnh chiếm khoảng 25% (Tổng cục
Thống kê, UNFPA, 2015).

Trong nghiên cứu của Ngô Thị Kim Dung (2011) phân tích về thu nhập phân theo
tình trạng việc làm thì trong số những người có việc làm ổn định, mức thu nhập từ 1
triệu đến dưới 2 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,9%; 26,5% có mức thu nhập
dưới 1 triệu/tháng; 21,4% có mức thu nhập từ 2 triệu đến dưới 4 triệu/tháng, tỉ lệ
này cao gấp 4 lần so với những người có việc làm không ổn định. Điều này cho thấy
lao động có việc làm ổn định có mức lương cao hơn lao động có việc làm không ổn
định.

6
Nguồn: Dữ liệu từ nghiên cứu của Ngô Thị Kim Dung (2011)

Đặc biệt, người lao động ở các vùng nông thôn và miền núi thường gặp khó khăn
trong việc tiếp cận nguồn thu nhập ổn định. Sự khan hiếm về cơ hội nghề nghiệp và
thu nhập thấp tại những khu vực này tạo nên áp lực lớn, thúc đẩy người lao động
chủ động tìm kiếm cơ hội mới tại thành phố lớn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của (Huynh Truong Huy, 2009). Khi nghiên cứu về
quyết định di cư của dân tộc Khơme ở Trà Vinh, tác giả cũng cho thấy sự tác động
nghịch chiều giữa thu nhập và xác suất di cư, cụ thể là khi thu nhập tăng lên một
triệu thì xác suất di cư giảm 0.15 lần và hệ số chênh giữa hai nhóm đối tượng này là
0.86. Từ đây cho thấy, biến thu nhập của hộ rất quan trọng đối với quyết định di cư
của lao động. Thực tế cũng cho thấy, khi thu nhập cao gia đình có của ăn của để thì
người lao động thường có xu hướng ở lại địa phương cho gần gũi gia đình.

Tuy nhiên, theo cùng với những cơ hội lớn, đôi khi người nhập cư cũng phải đối
mặt với những thách thức như chi phí sinh sống cao, cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường lao động và vấn đề nhà ở. Sự đồng đều về thu nhập cũng là một vấn đề đáng
quan tâm, vì không phải tất cả mọi người nhập cư đều có thể hưởng lợi từ sự phồn
thịnh của thành phố một cách bình đẳng.

Về việc làm, đây là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất trong
cuộc hành trình di cư của người nhập cư. Sự khát khao tìm kiếm cơ hội việc làm tốt
hơn thường là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy họ rời bỏ những môi trường lao động
hạn chế để đến với những địa phương có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Trong bối
cảnh này, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế quan trọng của Việt
Nam, đặc biệt là với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và thương mại phát triển mạnh
7
mẽ và là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, công ty, và cơ sở sản xuất lớn, tạo ra
một lượng lớn cơ hội việc làm đa dạng. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh
không chỉ cung cấp các công việc với mức lương cao mà còn khuyến khích sự sáng
tạo và đóng góp của người lao động vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngoài ra,
môi trường làm việc tích cực tại thành phố Hồ Chí Minh cũng là một lý do quan
trọng khiến người lao động ở các vùng nông thôn và miền núi quyết định di cư. Môi
trường này không chỉ chú trọng đến sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc
mà còn đảm bảo sự đa dạng và tôn trọng đối với người lao động từ mọi nền văn hóa
và ngành nghề.

Theo kết quả Điều tra di cư nội địa Quốc gia năm 2015, có 4 nhóm lý do chính dẫn
đến di cư nội địa, trong đó nhóm lý do liên quan đến công việc/kinh tế chiếm tỷ lệ
cao nhất (34,7%), nhóm lý do liên quan đến học tập chiếm 23,4%, nhóm lý do liên
quan đến gia đình chiếm 25,5%. Các lý do khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ khoảng
16,4%. Xu hướng này tương tự ở tất cả các vùng và hai thành phố nghiên cứu, trừ
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ lý do di
chuyển liên quan đến gia đình cao nhất, khoảng 30%. Kết quả điều tra này tương tự
kết quả của các nghiên cứu trước đây về di cư, cho thấy mục đích chính của di cư
nội địa vẫn là kinh tế. Quyết định di cư của người di cư phần nhiều liên quan đến
“lực hút” ở nơi đến, chẳng hạn như cơ hội việc làm, thu nhập cao, cơ sở hạ tầng
phát triển,... hơn là “lực đẩy” ở nơi đi, chẳng hạn như thu nhập thấp, điều kiện sống
khó khăn,...

Cũng theo kết quả điều tra di cư nội địa năm 2015, có gần 30% người di cư được
hỏi cho biết họ di chuyển là do “Tìm được việc làm ở nơi mới”; 11,5% di cư để có
“điều kiện làm việc tốt hơn”; 11,9% di cư để “thuận tiện cho công việc”; 12,6% di
cư để “cải thiện đời sống”. Ngoài ra, “gần người thân”, “đi học”, và “kết hôn” cũng
là những lý do cơ bản khiến nhiều người di cư (tương ứng là 23,5%; 18,8%; và
12,9%). Chỉ có 4,5% người di cư trả lời lý do di chuyển vì môi trường tự nhiên phù
hợp hơn.

8
Qua các nghiên cứu cũng cho thấy lý do kinh tế với vai trò là “các yếu tố đẩy” vẫn
luôn ngự trị trong các lý do khiến con người quyết định di cư đi đến một nơi khác
ngoài địa phương mình sinh ra, lớn lên và gắn bó khoảng thời gian dài. Trong
nghiên cứu Mai Quang Hợp và cộng sự về lý do di cư chung của toàn vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long thì việc chọn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương
cũng liên quan mật thiết với các điều kiện về công ăn việc làm, thu nhập với vai trò
là “các yếu tố hút” đóng vai trò chính trong việc lựa chọn địa điểm để di cư đến.
Trong đó lý do có cơ hội việc làm tốt hơn chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Tự do chính trị
Chất lượng không khí tốt hơn
Lý do khác
Hôn nhân
Có các dịch vụ y tế tốt
Có cơ hội giao lưu văn hóa xã hội
Có người thân đang sinh sống
Cơ hội học tập tốt hơn
Thu nhập cao hơn
Cơ hội vệc làm tốt hơn
0 50 100 150 200 250 300 350

Nguồn: Dữ liệu từ nghiên cứu của Mai Quang Hợp và cộng sự (n.d)

Tuy nhiên, như bất kỳ cuộc hành trình nào khác, việc di cư để tìm kiếm việc
làm cũng mang theo những thách thức riêng. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
lao động, khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới xã hội mới và áp lực của cuộc
sống đô thị có thể tạo ra những thử thách đáng kể.

4.2.2. Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động của người
nhập cư

Thực tế, yếu tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình di cư lao động
của người nhập cư, và những khía cạnh về môi trường sống và các mối quan hệ xã
hội là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ. Ở các nước đang phát

9
triển, quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế luôn được nhấn mạnh là cơ
sở quan trọng và thiết yếu để giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội như: bất bình
đẳng thu nhập, chính sách nhà ở,… Trong nghiên cứu của Lưu Thanh Hưng và cộng
sự (2018) về tình trạng cư trú, hầu hết những người thuộc hộ gia đình nhập cư được
khảo sát chưa có sổ tạm trú dài hạn riêng hay hộ khẩu thường trú tại nơi đến. Họ
chủ yếu đăng ký theo dạng tạm trú tập thể do chủ nhà trọ đại diện (chiếm 86,7%),
chỉ có 10,6% có sổ tạm trú riêng của hộ gia đình trong khi sổ tạm trú hiện nay có
giá trị sử dụng tương đương sổ hộ khẩu thường trú trên nhiều khía cạnh. Tình trạng
nhà ở chật hẹp, thiếu thốn tiện nghi và không đảm bảo an toàn ở nơi cư trú cũ không
chỉ tạo ra một môi trường sống khó khăn mà còn khiến người dân cảm thấy không
an tâm. Các điều kiện sống như vậy thường tạo ra áp lực lớn về mặt tinh thần và vật
chất, đặt ra những thách thức không thể vượt qua cho người dân. Trong bối cảnh
này, nhiều người nhập cư đều tìm kiếm cơ hội mới, nơi mà họ có thể có một ngôi
nhà an toàn và thoải mái hơn.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong
tổng số 2,5 triệu hộ dân cư, vẫn còn 39 hộ không có nhà ở; trung bình cứ 100.000
hộ dân cư thì có khoảng 2 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang
dần được cải thiện trong 10 năm, từ mức 0,9 hộ/10.000 hộ vào năm 2009 đến nay
còn 0,2 hộ/10.000 hộ năm 2019. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt đến 99,8%, nhà bán kiên cố
và kiên cố (chiếm 99,3%) và diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là
19,4m2/người.

Khi đến những nơi có điều kiện nhà ở tốt hơn, người nhập cư thường gặp được một
cơ hội mới về việc làm. Nhà ở tốt không chỉ đảm bảo một môi trường sống an toàn
và thoải mái mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và nghề
nghiệp. Có một ngôi nhà ổn định không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là điểm tựa cho
sự nghiệp và mục tiêu cuộc sống. Những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và thu nhập ổn
định giúp người nhập cư nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và gia đình

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến sự hòa nhập của người
nhập cư là mạng lưới xã hội. Mạng lưới xã hội bao gồm những mối quan hệ xã hội
của cá nhân, bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... Những mối quan hệ này có
thể cung cấp thông tin, hỗ trợ tài chính, và giúp đỡ người di cư tìm kiếm việc làm và
10
thích nghi với môi trường mới. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã
hội (Viện IRED) cho thấy, những người nhập cư có mạng lưới xã hội rộng hơn có
khả năng hòa nhập tốt hơn với cộng đồng địa phương. Nghiên cứu này cũng cho
thấy, những người nhập cư có mạng lưới xã hội rộng hơn có khả năng tìm kiếm việc
làm nhanh hơn và có thu nhập cao hơn.

Mạng lưới xã hội mang lại cho người nhập cư sự hỗ trợ tinh thần quan trọng. Khi
phải rời bỏ quê hương và gia đình, người nhập cư thường cảm thấy cô đơn và lạc
lõng. Mạng lưới xã hội giúp họ cảm thấy được yêu thương, quan tâm và có chỗ dựa
tinh thần và giúp người nhập cư hòa nhập vào xã hội mới một cách dễ dàng hơn.
Những người thân quen có thể cung cấp thông tin quan trọng về chỗ ở, cơ hội việc
làm, và các dịch vụ hỗ trợ khác. Họ cũng có thể giúp đỡ người nhập cư tìm hiểu về
văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Điều này cũng thúc đẩy người lao
động quyết định di cư vào một vùng kinh tế mới.

4.2.3. Yếu tố đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động
của người nhập cư

Đặc điểm cá nhân là một giá trị cơ bản, cốt lõi được hình thành từ nhiều
yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nên sự khác biệt, đa dạng của
quá trình phát triển lao động - sản xuất trong xã hội loài người theo Từ Điển Tiếng
Việt (2003). Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Văn Sơn (2014); Nguyễn Thị
Phương Mai (2023) cho thấy hoàn cảnh di cư là một trong những yếu tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động; trong đó, người lao động di cư là đối
tượng gặp nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương. Người lao động di cư thường gặp
những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời gian đầu của di cư. Khó
khăn mà họ thường gặp là khó khăn về nhà ở, phương tiện đi lại, nuôi dạy con cái,
hưởng thụ sự trợ giúp từ phía Nhà nước, tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cho
người nghèo, hộ khẩu.

Mặt khác, độ tuổi của lao động di cư cũng ảnh hưởng đến quyết định di cư của
người nhập cư, có nghĩa là lao động càng trẻ càng có sức khoẻ và có thể làm được
nhiều công việc nên tỷ lệ thường nhận thấy nhất ở nhóm tuổi từ 20-29 (66%);

11
nguyên nhân là do lao động trẻ chưa lập gia đình và có nhu cầu tìm việc để tạo thu
nhập cho bản thân, tiếp theo là nhóm tuổi 15 -20 (23%) và trên 40 chỉ dưới 5%
(Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2010; Ngô Thị Kim Dung, 2011)

Bên cạnh đó, xác suất di cư tăng lên với những người đã ly hôn hoặc đang ly thân
hoặc những người sống trong các hộ đông người (Phạm Tấn Nhật & Huỳnh Hiền
Hải, 2014). Kết quả cho thấy những người có gia đình; ly thân/ly hôn và người ở
góa thì xác suất di cư việc làm có ý nghĩa. Lấy những người thuộc nhóm chưa kết
hôn/khác làm gốc so sánh, nghiên cứu cho thấy nếu là người có gia đình thì xác suất
di cư việc làm giảm đáng kể, kết quả này hoàn toàn hợp lý khi người thuộc tình
trạng hôn nhân này vướng phải sự ràng buộc về gia đình nên quyết định di cư việc
làm của họ là khá khó khăn. Tương tự, những người thuộc nhóm goá phần lớn là
những người đã có tuổi nên việc di chuyển chỗ ở không thực sự cần thiết nên xác
suất di cư việc làm của nhóm này cũng giảm.

Tương tự đối với trình độ học vấn, kết quả cho thấy những nhóm trình độ học vấn
như tiểu học; THCS; THPT; trung cấp/cao đẳng và đại học đều tác động có ý nghĩa
đến di cư việc làm (Emilio A.Parrado, 2003). Cụ thể, kết quả cho thấy nếu là người
có học vấn tiểu học thì xác suất di cư việc làm tăng lên khá mạnh, tương tự nếu là
người có trình độ THCS, THPT, trung cấp/cao đẳng và đại học cũng có xác suất di
cư việc làm tăng lên. Thực tế tại Việt Nam, những người di cư việc làm thường xuất
thân từ các vùng nông thôn hay thậm chí thành phố có ít điều kiện việc làm, nên
những người có trình độ học vấn càng cao họ sẽ ưu tiên tìm việc tại các tỉnh/thành
lớn có nhiều cơ hội việc làm hơn (Phạm Tấn Nhật & Huỳnh Hiền Hải, 2014)
Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm cá nhân là một trong
yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định di cư hiện nay. Tuy nhiên, song hành
cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội ngày nay, nhận thức của người nhập cư
về vị trí, vai trò cộng đồng của phụ nữ và nam giới luôn có khoảng cách nhất định,
đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới vì cấu trúc xã hội quy định về
giới, trình độ học vấn, thu nhập trong xã hội với vai trò sản xuất trong các loại hình
lao động di cư, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, vai trò trong gia đình
và xã hội.

12
4.3. Một số giải pháp hỗ trợ cho người nhập cư tại Thành phố Hồ Chí
Minh

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về di cư tại các khu công nghiệp đã
được thực hiện. Các nghiên cứu đều khẳng định di cư có đóng góp tích cực cho bản
thân người di cư và sự phát triển của nơi đến, nhưng di cư cũng góp phần làm gia
tăng khoảng cách kinh tế - xã hội giữa nơi đến và nơi đi, giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng. Di cư là một vấn đề kinh tế-xã hội và nó gắn liền với tất cả yếu
tố của kinh tế-xã hội: Việc làm, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, cơ cấu dân số, môi
trường, phát triển kinh tế….Vì vậy, nó phải được hoạch định trong kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội của từng vùng, địa phương, khu vực và cả nước. Bên cạnh đó,
người lao động di cư hầu hết là người trẻ vì vậy cần lưu ý chính sách phát triển
thanh niên cần quan tâm tới lực lượng lao động di cư trẻ tuổi. Với một lực lượng lao
động di cư trẻ từ nông thôn tới, và trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, chính vì
vậy cần có các chính sách về giáo dục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ
thuật của người di cư để có thể đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động nơi
đến, tăng năng suất lao động; cần tăng cường cung cấp thông tin và dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản sức khỏe tình dục cho nhóm di cư trẻ tuổi này.

Theo Trần Văn Trung (2022) nghiên cứu vè kinh nghiệm sinh kế bền vững cho
người nhập cư thì để bảo vệ quyền lợi của người lao động thuê nhà ở tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số
75/2006/QĐ-UBND ngày 17/5/2006 về ban hành quy chế quản lý nhà cho công
nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để đáp ứng
nhu cầu nhà ở cho người lao động nhập cư, từ năm 2006 đến nay, Thành phố Hồ
Chí Minh đã có 14 dự án nhà ở công nhân được đưa vào sử dụng tại 8 khu công
nghiệp và khu chế xuất, đáp ứng 17.970 chỗ ở cho công nhân.

Bên cạnh những lợi ích mà lao động di cư mang lại thì họ lại đang phải đối mặt với
hàng loạt vấn đề về công việc cũng như trong đời sống, thiếu thông tin về pháp luật,
về lao động dẫn đến họ có nhiều nguy cơ bị bóc lột sức lao động, họ dễ bị rơi vào
tình trạng tuyển dụng trái phép hoặc thậm chí lao động với những công việc nằm
ngoài sự bảo vệ của luật. Trong đời sống, họ phải đối mặt với mức sống thấp và họ
khó tiếp cận hoặc bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở...Chính
13
những khó khăn mà lao động di cư đang phải đối mặt đã dần dần tạo ra sự bất ổn
dẫn đến tình trạng đình công, phạm pháp... Làm cho nguồn lao động luôn biến động
và phát triển thiếu bền vững.

Các chính sách của thành phố cần tập trung vào việc giải quyết những vấn đề
của người nhập cư bằng cách tạo ra các chương trình hỗ trợ nhà ở, nâng cao chất
lượng giáo dục và y tế, và đặc biệt là tăng cường cơ hội việc làm trong những ngành
mà người lao động di cư thường xuyên tham gia. Chính điều này sẽ giúp họ hòa
mình vào xã hội mới, đồng thời tận dụng tối đa lợi ích mà Thành phố Hồ Chí Minh
có thể đạt được từ sự đa dạng và đóng góp của họ.
4.4. Điểm mới của đề tài:

Đối với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động của
người nhập cư tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã tổng quan
những tài liệu có liên quan, dựa vào đó đã tổng quát lại các điểm chính của chủ đề
nghiên cứu. Đa phần những tài liệu và các công trình nghiên cứu mà tác giả tổng
quan đều cung cấp thông tin đầy đủ, khái quát đa chiều về thực trạng di cư lao động
của người nhập cư cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người
nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm mới của đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định di cư lao động của người nhập cư tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ
Chí Minh" là tập trung nghiên cứu về một nhóm đối tượng cụ thể là người nhập cư
tại một địa phương cụ thể là Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này
giúp cho nghiên cứu có tính thực tiễn cao, phản ánh được những đặc điểm riêng của
người nhập cư tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài này
cũng tập trung nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư, cụ thể là yếu
tố kinh tế, yếu tố xã hội và yếu tố đặc điểm cá nhân, đây là một vấn đề quan trọng
trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nghiên cứu sẽ giúp
hiểu rõ hơn về nguyên nhân và động lực của di cư lao động, từ đó có những giải
pháp phù hợp để hạn chế tác động tiêu cực và hỗ trợ người nhập cư, cũng như phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.

5. Cơ sở lý luận
5.1. Thao tác hóa khái niệm

14
5.1.1. Di cư

Trong các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam thì di cư được định nghĩa là
sự di chuyển của con người một đơn vị hành chính này đến một đơn vị hành chính
khác, đó là chuyển đến một xã khác, huyện khác, thành phố hoặc một tỉnh khác
trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều kiện để xác định một người
là người di cư cũng có sự khác nhau nhất định.

Bên cạnh đó, còn nhiều định nghĩa khác về di cư. V.I Xtapoverop (1957) định nghĩa
di cư là sự thay đổi vị trí của con người về mặt địa lý từ một cộng đồng này sang
một cộng đồng khác. Theo Baranov & Breev (1969) thì di cư là sự di chuyển của
con người giữa các vùng lạnh thổ. Cùng với đó, theo Lee (1996) thì di cư là một sự
thay đổi nơi cư trú trong khoảng thời gian tạm thời hoặc có thể là vĩnh viễn. Theo
Smith (2000), di cư được định nghĩa đến việc mọi người di chuyển vật lý trong
không gian.

Ở nước ta hiện nay, định nghĩa về di cư được thống nhất trong báo cáo
của Tổng cục thống kê rằng một người được coi là người di cư nếu nơi thực tế
thường trú hiện nay và nơi thực tế thường trú 5 năm trước thời điểm điều tả là
không cùng một xã ( Tổng cục thống kê, 2019).

5.1.2. Di cư lao động

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), di cư lao động là sự di chuyển của


những người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc từ khu vực này sang khu vực
khác trong quốc gia cư trú của họ với mục đích làm việc.

Công ước của Liên Hợp Quốc về các quyền của người lao động di trú và các thành
viên trong gia đình họ, ngày 18/12/1990 khoản 1 Điều 2 ghi nhận: Thuật ngữ
“người lao động di trú” để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công việc có
hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân.

Tóm lại, lao động di cư trong nước là người di chuyển từ địa phương
này sang địa phương khác trong một thời gian nhất định với mục đích lao động, làm
việc.

5.1.3. Người nhập cư:

15
Theo Tổ chức di cư Quốc tế (IOM), di cư là sự di chuyển của một
người hay một nhóm người, kể cả qua biên giới quốc tế hay quốc gia. Là sự di
chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ dài,
thành phần hay nguyên nhân, nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn,
người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong đó có
đoàn tụ gia đình.

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2004, nhập cư là hành động di chuyển
chỗ ở đến, vào một vùng hay một quốc gia mới. Người nhập cư là người di chuyển
từ một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc tạm trú.

5.2. Lý thuyết nghiên cứu:

Tác giả sử dụng lý thuyết “lực hút – lực đẩy” có nguồn gốc từ Everett Lee
(1966) cho đề tài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư lao động
của người nhập cư tại Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Lee đề xuất rằng,
trong mọi lĩnh vực, có một số yếu tố thu hút mọi người và một số yếu tố đẩy lùi mọi
người. Theo đó lý thuyết này xem xét di dân của dân cư như sự thay đổi nơi cư trú
trong những bối cảnh nhất định, nhấn mạnh rằng, di cư là kết quả của sự tương tác
giữa các nhân tố hút và nhân tố đẩy có mặt ở cả nơi đến, nơi xuất phát, các yếu tố
can thiệp và các yếu tố cá nhân. Đó là quá trình bị chi phối bởi “sức hút” của nơi
đến và “lực đẩy” của nơi đi. Everett Lee đã luận giải rằng, do “lực đẩy” của nơi ở,
nơi có nhiều khó khăn, vất vả của người sở tạị (nơi xuất cư) và do “lực hút” của nơi
đến (nơi nhập cư) có nhiều thuận lợi hơn, cơ hội sống và làm việc tốt hơn đã khách
quan tạo ra sự luân chuyển của các dòng di cư.

Áp dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định di cư lao động của người nhập cư gồm yếu tố thuận lợi và khuyến khích
(lực hút), cũng như yếu tố khó khăn và áp lực (lực đẩy) như sau:
Đối với Lực hút (Thuận lợi):
 Thị trường lao động: Lực hút có thể được thấy qua thị trường lao động sôi
động với cơ hội nghề nghiệp đa dạng và thu nhập cao tại thành phố Hồ Chí
Minh. Những cơ hội này làm cho thành phố trở thành một điểm đến hấp dẫn,

16
đặc biệt đối với những người đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và sự phát
triển cá nhân.
 Thu nhập: Mức thu nhập cạnh tranh là một yếu tố lực hút quan trọng. Nếu
người nhập cư có khả năng kiếm được thu nhập cao hơn ở thành phố Hồ Chí
Minh so với nơi họ đang sống, điều này có thể là một động lực mạnh mẽ để
họ di cư.
 Môi trường làm việc: Môi trường làm việc tích cực với cơ hội thăng tiến và
sự đa dạng trong ngành nghề là một yếu tố thuận lợi. Lực hút từ môi trường
làm việc tích cực có thể thúc đẩy quyết định di cư của người lao động.
Đối với Lực đẩy (Khó khăn và Áp lực):
 Thiếu cơ hội nghề nghiệp: Đối với những người lao động ở vùng nông thôn
và miền núi, sự thiếu hụt về cơ hội nghề nghiệp có thể tạo nên lực đẩy mạnh
mẽ, đẩy họ tìm kiếm cơ hội mới tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Áp lực kinh tế: Áp lực từ tình hình kinh tế khó khăn ở các vùng nông thôn có
thể làm tăng sức đẩy để người lao động tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hơn và
cải thiện tình hình tài chính của họ.
 Thách thức xã hội: Các thách thức xã hội như thiếu hạ tầng, giáo dục và y tế
kém cỏi cũng có thể tạo ra lực đẩy, khiến người lao động cảm thấy cần phải
di cư để cải thiện chất lượng cuộc sống.
5.3. Khung phân tích

BỐI CẢNH
KINH TẾ - XÃ HỘI

YẾU TỐ YẾU TỐ XÃ
NHÂN HỘI( môi
KHẨU trường sống,
YẾU TỐ
HỌC( Hoàn mối quan hệ
KINH TẾ
cảnh gia đình, xung quanh,
(thu nhập,
độ tuổi, tình mạng lưới
việc làm)
trạng hôn xã hội )
nhân, trình độ
học vấn)

17
CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH DI CƯ LAO ĐỘNG

6. Phương pháp nghiên cứu


6.1. Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Bằng cách thu thập, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn, như: thư
viện trường đại học, viện nghiên cứu, chính quyền địa phương, cục thống kê,
sở/ban/ngành, hoặc internet…

Mục đích: đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ về những công trình
nghiên cứu và những vấn đề có liên quan đến đề tài. Và làm sáng tỏ các khái niệm
trong nghiên cứu, sử dụng đúng lý thuyết để lý giải và định hướng nghiên cứu.

6.2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp thu thập thông tin:

Tác giả sử dụng công cụ phỏng vấn sâu với dung lượng mẫu là 20 người (10 nam và
10 nữ, từ 18-30 tuổi là người nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Quận Tân
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng phỏng vấn bao gồm 15 câu hỏi gợi ý.

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu chỉ tiêu

Sử dụng công cụ phỏng vấn sâu với dung lượng mẫu là 20 người.

Mục đích: Tác giả thu thập thông tin với công cụ phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người dân nhập cư tại Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp xử lý dữ liệu:

18
Dữ liệu định tính từ cuộc phỏng vấn sâu sẽ được gỡ băng, làm sạch dữ liệu sau đó
tiến hành phân tích dữ liệu theo chủ đề một cách tuần tự 6 bước sau:

Bước 1: Làm quen với bộ dữ liệu;

Bước 2: Mã hoá dữ liệu;

Bước 3: Tìm chủ đề;

Bước 4: Tạo sơ đồ chủ đề;

Bước 5: Định danh mẫu hình của dữ liệu;

Bước 6: Diễn giải và viết báo cáo.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu Tiếng việt:

1. GSO & UNFPA (2016). Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015: Các kết quả chủ
yếu. NXB Thông Tấn, Hà Nội
2. Mai Quang Hợp, N. P. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư: Trường hợp
nghiên cứu di cư từ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng Đông Nam Bộ
3. Ngô Thị Kim Dung. (2011). Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư tại
thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Đình Tấn. (2019). Vận dụng lý thuyết “lực hút-đẩy” trong nghiên cứu
di cư lao động tự do từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm hiện nay ở Việt
Nam
5. Nguyễn Quốc Nghi, Ngô Thanh Thủy, Huỳnh Trường Huy. (2010). Thực trạng
và giải pháp cho vấn đề di cư ở tỉnh Hậu Giang
6. Trần Văn Trung (2022). Thực trạng và kinh nghiệm thực hiện sinh kế bền vững
cho người dân nhập cư ở các địa phương ngoạn thành Thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Công Thương, Số 6, Trang 293-298
7. Lê Văn Sơn (2014). Lao động di cư nội địa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa
học xã hội Việt Nam, số 1(74)
8. Trần Minh Hằng (2022). Di cư lao động và bản sắc văn hóa tộc người, Khoa
học xã hội Việt Nam, số 12 - 2022
9. Lê Thị Hờ Rin (2015). Lao động nhập cư và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa
học xã hội Số 3(133)
10. Tổ chức di cư quốc tế (IOM). https://vietnam.iom.int/en
11. Tiêu Nguyên Thảo và cộng sự ( 2021). Các yếu tố tác động đến sự hội nhập của
người dân nhập cư Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Tài chính
Doanh nghiệp, số Tháng 4/2021
12. Huỳnh Phẩm Dũng Phát và cộng sự (2017). Tình hình dân nhập cư của Thành
phố Hồ Chí Minh thời kì 1999-2009, Tạp chí khoa học – ĐHSP TPHCM, tập 14,
số 2:189-197
13. Tổng cục Thống kê (2019). Tổng Điều tra dân số, nhà ở Việt Nam năm 2019,
Thành phố Hồ Chí Minh

20
14. Nguyễn Đình Tấn. (2019). Vận dụng lý thuyết “lực hút-đẩy” trong nghiên cứu
di cư lao động tự do từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm hiện nay ở Việt
Nam
15. Viện Ngôn ngữ học. (2003). Từ điển tiếng Việt Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà
Nẵng
16. Nguyễn Thị Phương Mai. (2023). Việc làm ở nông thôn và di cư lao động ra
thành thị. THE LABOUR MARKET IN VIETNAM
17. Nghiêm Tuấn Hùng (2012). Những nguyên nhân cơ bản và điều kiện chủ yếu
thúc đẩy di cư quốc tế. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân
văn số 28: 148-157
18. Tổng cục Thống kê (2016). Điều tra lao động việc làm 2016, Hà Nội.
19. Từ điển Tiếng Việt 2004. NXB Đà Nẵng
20. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Bùi Thị Minh Hằng (2023). Các yếu tố tác động đến
di cư lao động nội địa ở các nước đang phát triển: Tổng quan tài liệu nghiên
cứu. Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh số 24.
21. Tổng cục Thống kê (2022). Thông cáo báo chí về tình hình lao động việc làm
quý IV và năm 2022, Hà Nội.
22. CECODES, VFF-CRT, RTA & UNDP (2023). Chỉ số Hiệu quả Quản trị và
Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2022: Đo lường từ kinh
nghiệm thực tiễn của người dân.
23. Tổng cục Thống kê (2019). Thông cáo báo chí Kết quả nghiên cứu chuyên sâu
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Hà Nội.
24. Phạm Tấn Nhật & Huỳnh Hiền Hải, 2014. Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu
học đến di cư việc làm tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số 32:
45-53
25. Lưu Thanh Hưng, Nguyễn Thị Minh Châu (2018). Tình trạng nghèo đa chiều ở
lao động nhập cư khu vực phi chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí
Khoa học xã hội, số 8.

Tài liệu Tiếng anh:

26. Baranov, E. F., & Breev, B. D. (1969). Osnovnye printsipy postroeniya


balansov dvizheniya trudovykh resursov. Moscow: TsEMI AN SSSR..

21
27. Emilio. A. Parrado, 2003. Labor migration between developing counties: The
case of Paraquay and Argentina. The International Migration Review;
ProQuest Central.
28. Huynh Truong Huy (2009). Analysis of Labor Migration Decision: Its
Determinants and Benefits The Case of Khmer Families in Tra Vinh Province of
Viet Nam, Working Paper Series No. 2009/20
29. Ravenstein (1989). The law of migration. Jounal of Royal, Statistic Society, June
1989, Vol 52.
30. Lee, Everett S (1996). General Theory of migration. Demography, Vol 3

22

You might also like