You are on page 1of 20

Chương 5: DÂN CƯ, LAO ĐỘNG

VÀ NGHÈO ĐÓI Ở ĐÔ THỊ


5.1. DÂN CƯ ĐÔ THỊ
5.1.1. Dân cư đô thị và phân bố dân cư đô thị
Dân cư đô thị là những người cư trú trên lãnh thổ được quy định là đô thị
Cần phân biệt rõ dân cư thường xuyên cư trú và dân cư hiện có vào
những thời điểm nhất định trên địa bàn đô thị.
Những người thường xuyên cư trú trên địa bàn đô thị được gọi là nhân
khẩu thường trú
Những người không thường xuyên cư trú trên địa bàn đô thị được gọi
là nhân khẩu tạm trú.
Phân bố dân cư đô thị là sự bố trí, sắp xếp việc cư trú của dân cư vào
các khu vực trong đô thị trên cơ sở hình thành các điểm dân cư - không
gian cư trú của dân cư trong một đô thị
5.1.2. Mật độ dân cư
Mật độ dân cư là số dân thường trú (hoặc hiện có) tính bình quân trên
một đơn vị diện tích.
Mối quan hệ giữa mật độ dân cư và khoảng cách so với trung tâm
đô thị có thể mô tả dưới dạng hàm số có tên gọi hàm mật độ dân
số :
D(xk) = D(max).e-gk
Trong đó D(xk) là mật độ dân cư (số dân/km2) tại khu vực x cách
trung tâm k km
D(max) là mật độ dân cư tại khu vực trung tâm đô thị và được giả
định là mật độ dân cư cao nhất,
e là cơ số lo-ga-rit tự nhiên có giá trị gần bằng 2,718;
k là khoảng cách từ trung tâm đến khu vực x;
g là tham số biểu thị tốc độ (%) giảm dần của mật độ dân cư/1 km
từ trung tâm đến các khu vực ngoại vi của đô thị.
Hình 5.1: Hàm mật độ dân cư đô thị
5.1.3. Quy mô dân cư và tăng trưởng đô thị
- Dự báo quy mô số dân đô thị
Quy mô dân cư đô thị là tổng số dân thường xuyên cư trú trên
địa bàn đô thị. Quy mô dân cư là một trong những tiêu chí phản
ánh quy mô đô thị. Quá trình tăng trưởng đô thị biểu hiện trước
hết là tăng quy mô dân cư.
Dân cư đô thị tăng do nguyên nhân:
+ Đô thị hóa
+ Biến động tự nhiên
+ Biến động cơ học
Dự báo quy mô dân cư đô thị trong tương lai
Ước tính mức tăng dân cư trên cơ sở quy hoạch đô thị : dựa
trên diện tích tự nhiên, trình độ cơ sở hạ tầng của khu vực, chức
năng đô thị các nhà quản lý xác định quy mô dân cư
Ước tính bằng các phương pháp thống kê: Sử dụng số liệu
thống kê trong quá khứ để ước tính dân số đô thị trong tương lai.
Cơ sở của phương pháp này là coi sự biến động dân số là một
hàm số phụ thuộc thời gian và giả định dân số hiện tại và tương
lai biến động theo quy luật của quá khứ. Dân số trong tương lai
được xác định theo công thức
Pn  Po 1  H 
n

Trong đó: Pn là số dân sẽ có vào năm thứ n


P0 là số dân năm hiện tại;
H là hệ số tăng chung của dân số trong quá khứ. Hệ số tăng
chung của dân số trong một năm (hoặc của một thời kỳ) được tính
theo công thức :
S C  Đđ
H 
P

Trong đó : S là số trẻ em được sinh ra trong năm; C là số người


chết trong năm; Đ là số người chuyển đến sinh sống ở đô thị trong
năm; đ là số người chuyển đi nơi khác trong năm; P số dân bình
quân trong năm.
Ước tính bằng phương pháp kinh tế cơ sở (dựa vào số nhân
lao động, việc làm)
Phương pháp kinh tế cơ sở được sử dụng phổ biến ở đô thị vì
lao động là một bộ phận của dân số.
• Giả sử số nhân M  PL  2,5 khi tăng 1 lao động sẽ tăng thêm 2,5
L

nhân khẩu
Quy mô dân cư đô thị hợp lý
Quy mô dân cư đô thị hợp lý là quy mô cho phép đảm bảo điều kiện
tốt nhất để tổ chức sản xuất, đời sống, bảo vệ môi trường cảnh quan và
với kinh phí xây dựng và quản lý đô thị thấp nhất. Nội dung của việc tổ
chức sản xuất đời sống bao gồm các vấn đề: Tổ chức sản xuất, tổ chức
đời sống dân cư, tổ chức giao thông đi lại, tổ chức mạng lưới các công
trình kỹ thuật, tổ chức bảo vệ môi trường cảnh quan, sử dụng đất đai
xây dựng, quản lý kinh tế đô thị.
Phương pháp xác định qui mô đô thị hợp lý
• Phương pháp 1 . Xác định quy mô dân cư đô thị hợp lý dựa
trên cơ sở nhu cầu lao động của đô thị và hiệu quả kinh tế hiện
tại
• Dân số = Y*/NSLĐ bình quân
Dân số tăng -> nhu cầu tiêu dung tăng -> dân số tăng -> Y* tăng
Hạn chế:
Y* dự kiến khó chính
Xác do ảnh hưởng
Một số nhân tố khách
Quan như thiên tai….NSLĐ bình quân rất khó khăn và phức tạp
Phương pháp 2. Phân tích lợi ích và chi phí
• Quy mô dân cư đô thị hợp lý được xác định trên cơ sở phân tích
lợi ích và chi phí của đô thị với các quy mô dân cư khác nhau
như sau
• Tổng lợi ích ròng
= Tổng lợi ích –
Tổng chi phí
Dân số tăng ->
nguồn lao động tăng
->cung lao động tăng->
Y tăng
5.2. LAO ĐỘNG ĐÔ THỊ
5.2.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động đô thị
5.2.1.1. Nguồn lao động
1) Nguồn lao động đô thị là một bộ phận của dân cư đô thị bao gồm
những người trong tuổi lao động có khả năng lao động và những người
ngoài tuổi thực tế có tham gia lao động ; Nguồn lao động này được xác
định trên cơ sở dân cư thường trú, vì vậy có thể gọi đây là nguồn lao
động thường trú.
2) Nguồn lao động đô thị là tất cả những người có khả năng lao động
đang tham gia hoặc có khả năng tham gia lao động trên địa bàn đô thị.
Theo cách hiểu thứ hai thì nguồn lao động đô thị bao gồm cả những
người từ các địa phương khác nhau đến đô thị để tìm kiếm việc làm.
Nguồn lao động này được xác định trên cơ sở dân cư hiện có, vì vậy có
thể gọi đây là nguồn lao động hiện có.
5.2.2.2. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động đô thị là một bộ phận của nguồn lao động đô
thị đang hoạt động trong các ngành kinh tế của nền kinh tế đô thị,
nó không bao gồm những học sinh, sinh viên đang học trong các
trường, những người làm công việc nội trợ trong các gia đình.
Cần chia lực lượng lao động làm hai bộ phận : Lao động cơ bản
và lao động phục vụ; Lao động cơ bản là bộ phận làm việc trong
các ngành sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu ; lao động phục vụ là
lao động làm việc trong các ngành sản xuất hàng hoá cho tiêu
dùng địa phương.
5.3. Thất nghiệp và việc làm ở đô thị
Khái niệm thất nghiệp : thất nghiệp là tình trạng của những
người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc
nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm việc hoặc
chờ đợi công việc.
Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp xuất hiện trong khi mọi người
thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn từ lúc rời
công việc làm này đến khi tìm được công việc khác. Thông
thường mọi người không tìm ngay được việc khác ngay sau khi
mất việc. Khoảng thời gian giữa hai công việc đó có thể kéo dài
nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Nhiều loại thất nghiệp tạm thời
mang tính thời vụ.
Thất nghiệp tự nhiên : Trong nền kinh tế quốc dân nói chung và
trong đô thị nói riêng luôn tồn tại một lượng thất nghiệp nhất định
được gọi là thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp tự nhiên là lượng
thất nghiệp trong điều kiện thị trường lao động chung của nền
kinh tế đô thị đã được cân bằng. Quy mô thất nghiệp tự nhiên lớn
hay nhỏ tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế đô thị và tốc độ
tăng của nguồn lao động.
Số người thất nghiệp là một bộ phận của nguồn lao động nói
chung và của lực lượng lao động của đô thị nói riêng. Để đánh
giá mức độ thất nghiệp ta cần so sánh số người thất nghiệp thực
tế với lực lượng lao động đô thị
Bài tập
• Vào đầu năm lực lượng lao động là 26.900, trong số đó 2.900 là thất
nghiệp. Trong năm có một số biến đổi như sau
(i) Công nhân không nhiệt tình làm việc : 600
(ii) Người mất việc/ tạm thời bị sa thải : 1500
(iii) Về hưu tạm thời nghỉ việc là 100
(iv) Bỏ việc: 700
(v) Nhân công mới thuê và những người được triệu hồi: 2000
(vi) Người mới vào làm việc, người quay trở lại làm việc: 500
(vii) Số người nhận công việc mới (trước đây không phải là thất nghiệp)
Yêu cầu
• Xác định công nhân gia nhập và rời khỏi đội quân thất nghiệp là bao
nhiêu?
• Số người rời khỏi lực lượng thị trường năm đó là bao nhiêu? Số người
gia nhập lực lượng lao động trong năm đó là bao nhiêu?
• Qui mô về lực lượng lao động được thuê thay đổi như thế nào trong
năm? Tính toán qui mô của lực lượng lao động và thất nghiệp cuối
năm đó
5.4. Nghèo đói đô thị
5.4.1. Khái niệm
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn yêu cầu cơ bản của con người
5.4.2. Thước đo nghèo
_ Nghèo tuyệt đối
- Nghèo tương đối
- Nghèo đa chiều
5.4.3. Ai là người nghèo?
- Trẻ em, người già, người tàn tật, nữ nghèo hơn nam
5.4.4. Người nghèo sống ở đâu?
- Nông thôn
- Vùng núi,
5.4.5. Nguyên nhân nghèo
- Dân trí thấp
- Đô thị hóa nhanh
- Thiên tai
5.5. Chính sách chống nghèo
• Trợ cấp cho người tàn tật và gia đình có con nhỏ

You might also like