You are on page 1of 11

Bài tập nhóm 1

Bài 1:
Trình bày tác động của ngân hàng TW sử dụng các công cụ của mình (tỷ
lệ lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoạt động thị trường mở) đến mức
cung tiền MS nền kinh tế và hiệu ứng của sự thay đổi của mức cung tiền MS đến
nền kinh tế quốc dân (lãi suất i, đầu tư I, sản lượng, thất nghiệp).
Bài làm
Khi ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ về tỷ lệ lãi suất chiết
khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hoạt động thị trường mở sẽ tác động đến mức
cung tiền (MS) nền kinh tế như sau:
- Về tỷ lệ lãi suất chiết khấu
Khi lãi suất chiết khấu tăng lên dẫn đến MS giảm. Khi MS giảm  i tăng
lên  I giảm xuống  Y giảm xuống và thất nghiệp tăng lên.
Khi lãi suất chiết khấu giảm  MS tăng i giảm  I tăng  Y tăng và
thất nghiệp giảm
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng  MS giảm i tăng lên  I giảm  Y
giảm xuống, thất nghiệp tăng lên.
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống  MS tăng  i giảm  sản lượng
tăng, giảm thất nghiệp.
- Hoạt động thị trường mở.
Khi ngân hàng trung ương bán các giấy tờ có giá  giảm MS  i tăng
lên  I giảm xuống Y giảm và thất nghiệp tăng lên.
Khi ngân hàng thương mại mua các giấy tờ có giá  MS tăng lên  i
giảm xuống  đầu tư tăng lên  sản lượng tăng và làm giảm thất nghiệp.
Bài 2.
Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các thành
phần GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? Hãy giải thích.
a) Gia đình bạn mua một chiếc máy giặt Toshiba sản xuất trong nước.
b) Gia đình bạn mua một căn biệt thự mới xây.
c) Hãng Toyota Việt Nam bán một chiếc xe Vios từ hàng tồn kho.
d) Thành phố Hà Nội thay đổi hệ thống đường ống cấp nước đô thị.
e) Hãng Samsung mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh.
f) Chính phủ tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp.
Bài làm
a) Gia đình bạn mua một chiếc máy giặt Toshiba sản xuất trong nước.
GDP tăng lên, vì: Gia đình mua chiếc máy giặt sản xuất trong nước 
làm tăng chi tiêu của hộ gia đình  từ đó làm tăng GDP
b) Gia đình bạn mua một căn biệt thự mới xây.
GDP tăng lên, vì: Giá trị bằng tiền của căn biệt thự mới xây mặc dù
không được tính vào tiêu dùng hộ gia đình nhưng được tính vào bộ phận đầu tư
tư nhân. Việc mua căn biệt thự mới  I tăng  GDP tăng
c) Hãng Toyota Việt Nam bán một chiếc xe Vios từ hàng tồn kho.
GDP tăng lên, vì: Hàng tồn kho là hàng hóa dự trữ hay là chúng được lưu
lại kho để tiếp tục sản xuất và tiêu thụ trong thời hạn tính GDP, nó được tính
vào đầu tư tư nhân. Như vậy, việc bán chiếc xe Vios từ hàng tồn kho  I tăng
 tăng GDP.
d) Thành phố Hà Nội thay đổi hệ thống đường ống cấp nước đô thị.
GDP tăng lên, vì:
Thành phố Hà Nội sử dụng tiền do chính phủ cấp để mua các hàng hóa để
xây dựng hệ thống đường ống cấp nước đô thị mới thay hệ thống đường ống cũ
thì giá trị của nó được tính vào phần chi tiêu chính phủ trong GDP  GDP tăng
lên.
e) Hãng Samsung mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh.
GDP tăng lên, vì:
Hãng Samsung mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh  I tăng trên lãnh thổ Việt
Nam  GDP tăng lên
f) Chính phủ tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp.
GDP tăng lên, vì:
Việc chính phủ trợ cấp cho người thất nghiệp không thể hiện việc chính
phủ mua sắm hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên khoản tiền trợ cấp thất nghiệp được
tính vào chi tiêu của hộ gia đình, do đó làm cho chi tiêu các hộ gia đình tăng lên,
từ đó làm cho GDP tăng lên.
Bài 3.
Một người thợ may trong một ngày kiếm được 500.000 đồng. Theo tính
toán, trong ngày hôm đó các dụng cụ thiết bị của người thợ may bị hao mòn và
tiền điện trị giá 50.000 đồng. Trong số 450 ngàn đồng còn lại, người thợ may
chuyển 45.000 đồng cho Chính phủ dưới dạng thuế doanh thu, 100.000 đồng
được giữ lại để tích lũy mua thiết bị mới trong tương lai. Người thợ may tiếp tục
nộp 50.000 đồng tiền thuế thu nhập và phần thu nhập còn lại thuộc toàn quyền
sử dụng của mình. Dựa vào những thông tin này, hãy tính đóng góp của người
thợ may vào những thước đo thu nhập sau đây:
a) Tổng sản phẩm quốc nội?
b) Sản phẩm quốc dân ròng?
c) Thu nhập quốc dân?
d) Thu nhập cá nhân?
e) Thu nhập khả dụng?
Bài làm
a) Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị bằng tiền của tất cả các hàng
hóa, dịch vụ cuối cùng của một quốc gia sản xuất ra trong một thời gian nhất
định.
Vậy người thợ may sẽ đóng góp vào GDP số tiền là: 500000 (đồng)
b) Sản phẩm quốc dân ròng
Vì sản phẩm do người thợ may sản xuất trong nước, không có xuất nhập
khẩu thì phần đóng góp của anh ta vào GDP và GNP là như nhau là 500000
(đồng)
Người thợ may đóng góp vào Sản phẩm quốc dân ròng là:
NNP1 = GNP – DEP
= 500000 – 50000
= 450000 (đồng)
c) Thu nhập quốc dân.
NI = NNP – Tc
= 450000 – 45000
= 405000 (đồng)
d) Thu nhập cá nhân
Thu nhập cá nhân là thu nhập của các hộ gia đình nhận được
Gọi Pr là phần lợi nhuận doanh nghiệp giữ lại để hình thành các quỹ và
nộp ngân sách
PI = NI – Pr
= 405000 – 100000
= 305000 (đồng)
e) Thu nhập khả dụng
Thu nhập khả dụng là phần thu nhập mà các hộ gia đình hay cá nhân còn
lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ
Yd = PI – Thuế thu nhập
= 305000 – 50000
= 255000 (đồng)
Bài 4:
Khi tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến thì (Chọn
phương án đúng và giải thích):
a) Người đi vay được lợi
b) Người cho vay được lợi
c) Người đi vay bị thiệt
d) Không ai được lợi
Bài làm
Đáp án đúng: a
Khi lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự kiến sẽ dẫn tới hiện tượng phân
phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư theo hướng gây thiệt hại
cho những người cho vay, người mua chịu hàng hóa, người trả lương, có lợi cho
người đi vay, người bán chịu hàng hóa và người nhận lương.
Khi cho vay, người đi vay đã tính mức lãi suất theo lạm phát mà họ dự
kiến. Như vậy, nếu lạm phát như dự kiến thì người cho vay sẽ nhận được số tiền
lãi theo dự kiến. Khi lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự kiến dẫn tới với cùng
một số tiền vay và lãi suất như cũ thì tiền lãi họ nhận về sẽ ít hơn, do đó người
cho vay bị thiệt.
Đối người đi vay, họ đã chấp nhận lãi suất dự kiến của người cho vay, khi
lạm phát thực tế lớn hơn lạo phát dự kiến thì số tiền lãi họ phải trả sẽ ít hơn, do
đó họ được lợi.
Bài 5.
Xét một nền kinh tế giả định chỉ sản xuất thịt lợn và gạo:
Năm Thịt lợn Gạo
Giá (triệu đ/tấn) Lượng (tấn) Giá (triệu đ/tấn) Lượng (tấn)
2011 30 500 20 1000
2012 35 600 24 1400
2013 40 600 28 1400
Hãy tính:
a) GDP danh nghĩa và GDP thực tế của các năm 2011, 2012, 2013?
b) Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2012 và 2013?
c) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các năm 2012 và 2013?
Bài làm
a) GDP danh nghĩa và GDP thực tế của các năm 2011, 2012, 2013.
- Gọi GDPn1, GDPn2, GDPn3 là GDP danh nghĩa các năm 2011, 2012,
2013, ta có:
GDPn1 = 30. 500 + 20. 1000 = 35000 (triệu đồng)
GDPn2 = 35. 600 + 24. 1400 = 54600 (triệu đồng)
GDPn3 = 40. 600 + 28. 1400 = 63200 (triệu đồng)
- Giả sử giá năm 2011 được lấy làm gốc thì GDP thực tế các năm như
sau.
Gọi GDPr1, GDPr2, GDPr3 là GDP thực tế các năm 2011, 2012, 2013, ta
có:
GDPr1 = GDPn1 = 35000 (triệu đồng)
GDPr2 = 30. 600 + 20. 1400 = 46000 (triệu đồng)
GDPr3 = 30. 600 + 20. 1400 = 46000 (triệu đồng)
b) Chỉ số điều chỉnh GDP của các năm 2012 và 2013?
Gọi D1, D2 là chỉ số điều chỉnh GDP của lần lượt các năm 2012, 2013.
Ta có:
D1 = (GDPn2/ GDPr2). 100 = 54600/46000 ≈ 119
D2 = (GDPn3/ GDPr3). 100 = 63200/46000 ≈ 137
c) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các năm 2012 và 2013
Gọi Gp1 và Gp2 là tốc độ tăng trưởng của các năm lần lượt là 2012,
2013.
Ta có:
Tốc đô tăng trưởng năm 2012 là
Gp1 = [(GDPr2 - GDPr1)/GDPr1]. 100%
=[(46000 – 35000)/35000]. 100%
= 31,4%
Gp2 = [(GDPr3 - GDPr2)/GDPr2]. 100%
= [(46000 – 46000)/46000]. 100%
=0
Bài 6.
Cho biết những bình luận sau là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn.
a) GDP danh nghĩa thường tăng nhanh hơn GDP thực tế.
b) Khi tính GDP thì không được lấy chi tiêu chính phủ cộng với tiền công,
tiền lương.
c) Trong một nền kinh tế đóng, GNP = GDP.
d) Khấu hao là một chi phí kinh tế do nguồn lực được sử dụng hết trong
quá trình sản xuất.
e) Trong một nền kinh tế dóng và không có sự tham gia của chính phủ,
tiết kiệm luôn bằng đầu tư.
Bài làm
a) GDP danh nghĩa thường tăng nhanh hơn GDP thực tế.
Đúng, vì:
GDP danh nghĩa là GDP tính theo giá hiện hành, nó tăng, giảm phụ thuộc
vào yếu tố giá cả của hàng hóa, còn GDP thực tế được tính theo giá cố định tại
một thời điểm được lấy làm gốc, nó tăng hay giảm phụ thuộc vào sản lượng. Do
đó với cùng một mức sản lượng thì GDP danh nghĩa thường tăng nhanh hơn
GDP thực tế
b) Khi tính GDP thì không được lấy chi tiêu chính phủ cộng với tiền công,
tiền lương.
Đúng, vì:
Chi tiêu chính phủ nằm trong cách tính theo chi tiêu, còn tiền lương, tiền
công nằm trong cách tính theo thu nhập, vì vậy không thể cộng với nhau được.
c) Trong một nền kinh tế đóng, GNP = GDP.
Đúng, vì:
GDP là tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa, và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia vào một thời kỳ nhất định (thường là
một năm)
GNP là tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một
nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) bằng các yếu
tố sản xuất của mình
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
Trong nền kinh tế đóng thì không có thu nhập từ tài sản ròng ở nước
ngoài
 GNP = GDP
d) Khấu hao là một chi phí kinh tế do nguồn lực được sử dụng hết trong
quá trình sản xuất.
Sai, vì:
Khấu hao là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố
định, không phải là chi phí kinh tế do các nguồn lực được sử dụng hết trong quá
trình sản xuất.
e) Trong một nền kinh tế đóng và không có sự tham gia của chính phủ,
tiết kiệm luôn bằng đầu tư.
Đúng, vì
Trong nền kinh tế đóng không có sự tham gia của chính phủ, GDP được
chia thành tiêu dùng các hộ gia đình và tiết kiệm quốc dân.
GDP = C + S (1)
Theo phương pháp phân luồng sản phẩm, tổng sản phẩm được chia thành
sản phẩm cho tiêu dung và sản phẩm cho đầu tư
GDP = C + I (2)
Từ (1) và (2) suy ra: I = S
Bài 7:
Trong nền kinh tế khép kín có sự tham gia của chính phủ, giả sử tiêu dùng
C = 950, chi tiêu G = 400
a, Tính mức đầu tư (I) để có sản lượng cân bằng Yo = 1800
b, Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên MPC=0,8 và đầu tư tăng thêm (∆I=
60) với (ΔG = 0; ΔC = 0), thì sản lượng cân bằng mới lúc này là bao nhiêu
Bài làm
a) Áp dụng công thức tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế khép kín,
có sự tham gia của Chính phủ: AD = Y0 = C + G + I.
Thay số đã cho: 1800 = 950 + 400 + I → I = 1800 – 1350 = 450.
b) Biết: MPC = 0,8 và ∆I = 60; ΔG = 0; ΔC = 0. Áp dụng công thức tính
sản lượng tăng thêm:
∆Y = 1/(1 - MPC) x (ΔC + ΔG + ∆I ).
Thay số, ta tính được: ∆Y = 300
Sản lượng cân bằng mới lúc này sẽ là: Y1 = Y0 + ∆Y = 1800 + 300 = 2100
Bài 8.
Xét một nền kinh tế giản đơn không có chính phủ và ngoại thương. Tiêu
dùng tự định là 300 tỷ đồng, xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8, đầu tư tư nhân
là 100 tỷ đồng.
a) Xây dựng hàm tiêu dùng.
b) Xây dựng đường tổng chi tiêu.
c) Xác định mức sản lượng cân bằng.
d) Giả sử các doanh nghiệp rất lạc quan vào triên vọng thị trường trong
tương lai và tăng đầu tư thêm 100 tỷ đồng. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự
thay đổi cuối cùng trong mức sản lượng được tạo ra bởi sự gia tăng đầu tư
trên.
Bài làm
a) Xét một nền kinh tế giản đơn không có chính phủ và ngoại thương,
hàm tiêu dùng:
C = C̅ + MPC. Y
=> C = 300 + 0,8. Y
b) Xây dựng đường tổng chi tiêu.
Tổng chi tiêu: AE = C + I + G + NX, trong nền kinh tế giản đơn không có
chính phủ và ngoại thương, tức G = 0, và NX = 0 => AE = C + I
Mà C = 300 + 0,8. Y; I = 100
=> AE = 300 + 0,8Y + 100
= 400 + 0,8Y
c) Xác định mức sản lượng cân bằng.
Áp dụng công thức tính sản lượng cân bằng của trong nền kinh tế giản
đơn: Y0 = (C + I ) x 1/ (1-MPC) = (300 + 100) x (1/1 – 0,8) = 2000.
d) Số nhân chi tiêu: m = 1/(1-MPC) = 1/(1 – 0,8) = 5
Khi đầu tư thêm ∆I = 100, mức tăng thêm sản lượng mới: ∆Y = m x ∆I =
5 x 100 = 500; như vậy tổng sản lượng cuối cùng khi tăng đầu tư (∆I = 100), là:
Y = 2000 + 500 = 2500

Bài 9.
Trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ. Tiêu dùng tự
định là 3000 và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu
vực tư nhân bằng 2000. Chính phủ chi chi tiêu 3000 và thu thuế bằng 25% thu
nhập quốc dân.
a) Xây dựng hàm tiêu dùng.
b) Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c) Xác định mức sản lượng cân bằng.
d) Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 2000. Hãy tính số nhân chi tiêu và
sự thay đổi mức sản lượng cân bằng.
Bài làm
a) Xây dựng hàm tiêu dùng
Trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ, hàm tiêu dùng có
dạng:
C = C + MPC. (1 – t). Y = 3000 + 0,8. (1 – 0,25). Y = 3000 + 0,6. Y
b) Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
AD = C + I + G + MPC. (1 – t). Y
= 3000 + 2000 + 3000 + 0,8 (1 – 0,25). Y
= 8000 + 0,6. Y
c) Xác định mức sản lượng cân bằng.
Điều kiện sản lượng công bằng: AD = Y
Suy ra: Y = 8000 + 0,6. Y
 0,4. Y = 8000
 Y = 20000.
d) Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 2000. Hãy tính số nhân chi tiêu và
sự thay đổi mức sản lượng cân bằng.
Gọi G1 là chi tiêu chính phủ sau khi tăng chi tiêu
G1 = G + 2000 = 5000
Gọi m’ là số nhân chi tiêu khi nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính
phủ với mức thuế 25%
m’ = 1/ [1- MPC. (1 – t)] = 1/ [1 – 0,8. (1 – 0,25)] = 2,5
Gọi Y1 là sản lượng cân bằng tại thời kỳ chính phủ tăng chi tiêu.
Y1 = m’. (C + I + G1)
= 2,5. (3000 + 2000 + 5000)
= 25000
Vậy sự thay đổi sản lượng khi chính phủ tăng chi tiêu là:
∆Y = Y1 – Y = 25000 – 20000
= 5000
Bài 10.
Xét một nền kinh tế giản đơn không có chính phủ và ngoại thương. Tiêu
dùng tự định là 300 tỷ đồng, xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8, đầu tư tư nhân
là 100 tỷ đồng.
a) Xây dựng hàm tiêu dùng.
b) Xây dựng đường tổng chi tiêu.
c) Xác định mức sản lượng cân bằng.
d) Giả sử các doanh nghiệp rất lạc quan vào triên vọng thị trường trong
tương lai và tăng đầu tư thêm 100 tỷ đồng. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự
thay đổi cuối cùng trong mức sản lượng được tạo ra bởi sự gia tăng dầu tư
trên.
Bài làm
a) Xây dựng hàm tiêu dùng.
Hàm tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn có dạng:
C = C + MPC. Y
 C = 300 + 0,8. Y
b) Xây dựng đường tổng chi tiêu.
Hàm tổng chi tiêu (tổng cầu) trong nền kinh tế giản đơn có dạng
AD = C + I
= 300 + 0,8. Y + 100
= 400 + 0,8. Y
c) Xác định mức sản lượng cân bằng.
Gọi Y0 là sản lượng cân bằng, ta có:
Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn: AD = Y 0
 400 + 0,8. Y0 = Y0
 0,2. Y0 = 400
 Y0 = 2000 (đơn vị)
d) Giả sử doanh nghiệp gia đầu tư một lượng là ∆I = 100 (tỷ đồng)
Gọi I1 là lượng đầu tư sau khi gia tăng.
I1 = 100 + 100 = 200
Gọi m là số nhân chi tiêu, ta có
m = 1/ (1- MPC)
= 1/ 0,2
=5
Sản lượng nền kinh tế khi gia tăng đầu tư là:
Y1 = m (C + I)
= 5 (300 + 200)
= 2500
Vậy sản lượng khi gia tăng đầu tư tăng thêm so với sản lượng ban đầu

∆Y = Y1 – Y0
= 2500 – 2000
= 500

You might also like