You are on page 1of 7

Câu 1: Theo số liệu của Worldbank, GDP trên đầu người Thailand năm 2020 là 7.

200$,
GDP trên đầu người Việt Nam là 3.530$.
a. Cần bao nhiêu năm để GDP trên đầu người Việt Nam đạt được mức GDP trên đầu
người Thailand hiện nay, nếu chính phủ Việt Nam cam kết mức tăng trưởng trung
bình hàng năm GDP là 5%.
Dạng này áp dụng công thức : FV = PV (1+5)^n, ở đây PV = 3.530$, FV =
7.200$, r =5%, chú ý FV luôn lớn hơn PV. Tìm ra n = 14,6 năm.
b. Một số nhà kinh tế dự báo rằng nếu Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung
bình hàng năm 7%, trong khi Thailand đạt mức tăng trưởng GDP trung bình 4% thì
20 năm nữa GDP trên đầu người Việt Nam sẻ bắt kịp GDP trên đầu người Thailand.
Theo bạn dự báo của các nhà kinh tế đúng hay sai?
Tính GDP của VN và Thailand trong 20 năm tới với mức tăng trưởng đã cho
(GDP hiện tại là PV, GDP 20 năm tới là FV) sau đó so sánh 2 giá trị này.
GDP_VN(next 20 years) = 3.520$ (1+7%)^20 =?
GDP_Thailand(next 20 years) = 7.200$ (1+4%)^20 =?

Câu 2: Giả sử một nền kinh tế chỉ chuyên sản xuất sữa và mật ong.
Năm Giá sữa Sản lượng sữa Giá mật ong Sản lượng mật ong
2019 1$ 100 lít 2$ 50 lít
2020 1$ 200 lít 2$ 100 lít
2021 2$ 200 lít 4$ 100 lít

a. Tính GDP danh nghĩa, GDP thực và chỉ số giảm phát GDP cho từng năm, lấy năm
2019 làm năm cơ sở.
Công thức tổng quát tính GDP_Norminal = (giá năm hiện hành x lượng năm
hiện hành) của tất cả các hàng hóa & dịch vụ
GDP_Nor(2019) = 1$ x100lít sữa+ 2$ x 50 lít mật ong =
GDP_Nor(2020) = 1$ x200lít sữa+ 2$ x 100 lít mật ong =
GDP_Nor(2019) = 2$ x200lít sữa+ 4$ x 100 lít mật ong =

1/7
Công thức tổng quát tính GDP_Real = (giá năm gốc x lượng năm hiện hành)
của tất cả các hàng hóa & dịch vụ
GDP_Real(2019) = 1$ x100lít sữa+ 2$ x 50 lít mật ong =
GDP_Real(2020) = 1$ x200lít sữa+ 2$ x 100 lít mật ong =
GDP_Real(2019) = 1$ x200lít sữa+ 2$ x 100 lít mật ong =
b. Tính phần trăm thay đổi của GDP danh nghĩa & GDP thực và chỉ số giảm phát của
năm 2020 và 2021 so với năm 2019
% thay đổi GDP_Nor của 2020 so với 2019 = (GDP_ Nor (2020) – GDP_Nor
(2019))/GDP_Nor(2019)
% thay đổi GDP_Nor của 2021 so với 2019 = (GDP_ Nor (2021) – GDP_Nor
(2019))/GDP_Nor(2019)
Tương tự cho thay đổi GDP_Real
c. Phúc lợi kinh tế có tăng lên trong năm 2020 và 2021 so với năm 2019 không? Giải
thích
Các bài toán phúc lợi kinh tế/xã hội nhằm cho biết đời sống của dân chúng có
tăng lên không? Dựa trên số liệu ta thấy sản lượng không tăng nhưng mức giá
tăng điều này cho thầy phúc lợi kinh tế giảm.
Câu 3: Một nền kinh tế đóng có các thông tin như sau: Y = 10.000 tỷ, C = 6.500 tỷ, T =
1.600, G = 1.500 và hàm đầu tư I = 3.500 – 100r, trong đó r là lãi suất thực.
a. Tính tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ
S_TN = Y – C – T =10.000 – 6.500- 1.600 = 1.900
S_CP = T- G =1.600 – 1.500 = 100
b. Tính lãi suất cân bằng của nền kinh tế.
S_Total = S-TN + S-Cp = 1.900 + 100 = 2000
Trong nền kinh tế S = I ,vây 2000 = 3.500 – 100r, tính r =?

Câu 4: Một ngân hàng có bảng cân đối kế toán như bảng bên dưới.
Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu
Dự trữ 100 USD Tiền gửi 1600 USD
Cho vay 1850 USD Nợ 300 USD

2/7
Đầu tư chứng khoán 50 USD Vốn tự có 100 USD

a. Tỷ lệ đòn bẫy của ngân hàng


TLĐB = VCSH/Tổng_TS = 100/2000 = 1/20
b. Nếu giá chứng khoán tăng 100%, vốn chủ sở hữu tăng bao nhiêu % ?
Nếu chứng khoán tăng 100%, nghĩa giá trị chứng khoán bây giờ có giá trị =
50$ + 50$x100% =100$. Vì tổng TS = Nợ + VCSH, trong khi nợ không thay đổi
vậy sự tăng lên làm cho VCSH tăng 50$ lên 100$.
c. Một số khoản cho doanh nghiệp vay không có khả năng thu hồi vốn làm ngân hàng
thiệt hại 10% trên khoản vay này, vậy vốn chủ sở hữu còn lại là bao nhiêu?
Nếu các khoản vay thiệt hại 10%, vậy tổng giá trị bị thiệt là 1.850 x 10% =
185$. Vì tổng TS = Nợ + VCSH, trong khi nợ không thay đổi vậy sự thiệt hại
này làm mất VCSH là 185$, trong khi VCSH có 50$ nên VCSH âm 135$.
d. Trong những ngày gần đây, ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng
thương mại hạn chế dòng tiền chảy vào lãnh vực bất động sản, mục đích của NHNN
là gì?
Mục đích hạ tỷ lệ đòn bẫy xuống để giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Câu 5: Giả sử cung tiền năm 2020 của một quốc gia là 500 tỷ USD, GDP danh nghĩa là
10.000 tỷ USD, GDP thực là 15.000 tỷ USD.
a. Tính mức giá & vòng quay của tiền
Công thức tổng quát biểu thị mối tương quang vòng quay tiền và mức giá
V = P x GDP(real)/M (1).
Mức giá P = GDP (Nor)/GDP(real) = 10.000/5.000 = 2$
V = 10.000/500 = 20
b. Giả sử vòng quay của tiền không đổi, sản lượng hàng hóa & dịch vụ tăng 10% trên
năm và lượng cung tiền không đổi. GDP danh nghĩa & mức giá năm 2021 sẻ như
thế nào?
Công thức (1) được viết lại: V x M = P x GDP(real). Vì V & M không đổi, GDP
(real) tăng 10% nên P phải giảm 10%

3/7
c. Nếu NHTW muốn giử giá không đổi trong năm 2021, giả sử vòng quay của tiền
không đổi, sản lượng hàng hóa & dịch vụ tăng 5% trên năm thì mức cung tiền sẻ
như thế nào?
Vì V & P không đổi, GDP (real) tăng 5% nên M phải tăng 5% hay M = 525$
Câu 6 : Bạn giử $1000 vào ngân hàng, một năm sau bạn nhận được $1100. Trong lúc đó
CPI tăng từ 200 lên 208.
a. Tính tỷ lệ lạm phát & lãi suất thực.
LS_Nor =(1100-1000)/1000 = 10%, Lạm phát = (208-200)/200 = 4%, vậy
LS_Real =6%
b. Nếu bạn là người gởi tiết kiệm thì mức tăng CPI năm sau tối đa bao nhiêu là chấp
nhận được.
Người gởi tiết kiệm chỉ chấp nhận gởi vào ngân hàng khi LS_ real >=0, nghĩa
là lạm phát tăng tối đa =19% nghĩa là (x-200)/200 = 10%, sau đó tìm x
Câu 7: Theo kế hoạch năm 2022 Vinfast sẻ IPO (Initial Public Offering) tại thị trường tài
chính Mỹ để huy động vốn bằng hình thức bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư quốc tế (không
có nhà đầu tư Việt Nam tham gia).
a. Các nhà đầu tư quốc tế mua cổ phiếu của Vinfast thì hình thức đầu tư này là trực
tiếp hay gián tiếp? hãy giải thích.
Là hình thức đầu tư gián tiếp vì các nhà đầu tư không kiểm soát doanh nghiệp,
họ chỉ cấp vốn (góp vốn) bằng hình thức mua cổ phiếu
b. Nếu Vinfast dùng toàn bộ số tiền thu được từ các nhà đầu tư để đầu tư các nhà máy
tại Mỹ để sản xuất các dòng xe ô tô điều này sẻ tác động thế nào đến dòng vốn ra
ròng (NCO) của Việt Nam hay không?
Vinfast đầu tư nhà máy từ nguồn vốn của các nhà đầu tư QT, quá trình này
không làm thay đổi NCO của VN vì nó không tác động đến dòng vốn vào & ra
đối với nền kinh tế VN
Câu 8: Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1/4, và NHTW gia tăng cung tiền tệ là $120 tỷ USD.
a. Tính số nhân tiền trong nền kinh tế.
Số nhân tiền = 1/d = 1/1/4 = 4
b. Tính lượng cung tiền của nền kinh tế.

4/7
Lượng cung tiền = M x 120$= 360$.
Câu 9: Một nền kinh kế đang trong giai đoạn suy thoái do đại dịch Covid-19 dẫn đến tổng
cầu thấp, chính phủ thực hiện chính sách kích cầu bằng cách tăng chi tiêu 1.200 USD. Giả
sử NHTW cố định mức lãi suất, đầu tư là cố định và tiêu dùng biên (MPC) là 2/3.
a. Tính sự tăng lên của tổng cầu của chính sách kích cầu
Tổng cầu tăng = 1.200$/(1-MPC)= 3.600$.
b. Tính số nhân tiền
M = 1/(1-MPC)= 3$.

Câu 10: Nếu một nền kinh tế có CPI năm 2020 là $200 và năm 2021 là $300
Câu 3: Vậy $600 năm 2019 có sức mua tương đương năm 2020
a. Tính sức mua $900 của năm 2021 so với năm 2020.
b. Tính tỷ lệ lạm phát giửa năm 2020 và năm 2021
Câu 11: Một nền kinh tế được mô tả bởi các phương trình sau
Y = C + I +G, C = 100 + 0.75(Y-T), I = 500- 50r, G= 125, T= 100, trong đó Y là GDP, C
là tiêu dùng, I là đầu tư, G là chi tiêu của chính phủ, T là thuế và r là mức lãi suất của nền
kinh tế. Nếu nền kinh tế toàn dụng (mức tự nhiên), GDP là 2000
a. Tính tiêu chi biên (MPC) của nền kinh tế.
Từ hàm chi tiêu người tiêu dùng C =100 +0.75(Y-T), ta thấy khi thu nhập tăng
lên (Y-T) người tiêu dùng sử dụng 0.75 để chi tiêu, nên MPC =0.75.
Note: hàm tiêu dùng có dạng tổng quát C = C0 + Cm (Y-T), trong đó C0 : Tiêu
dùng tự định (không phụ thuộc thu nhập, ví dụ các chi tiêu cho ăn mặc, nhu cầu tối
thiểu), Cm: Tiêu dùng biên phản ảnh mức tiêu dùng tăng lên khi khi thu nhập tăng
1 đồng.
b. Giả sử ngân hàng TW điều chỉnh chính sách cung tiền để duy trì mức lãi 4% (r=4).
Tính GDP, so sánh với mức GDP toàn dụng.
Y=C+I+G = 100 + 0.75(Y-100) + 500 -50r + 125 = 100+0.75Y-75 +500 -50r +125,
với r=4
0.25Y = 450 Y = 1800 <Y toàn dụng (2000).

5/7
Chú ý: Y (GDP) toàn dụng nghĩa là mức GDP mà nền kinh tế sử dụng hiệu quả
toàn bộ nguồn lực.
c. Giả sử chính sách tiền tệ không thay đổi, chi tiêu của chính phủ thay đổi như thế
nào để GDP trở lại mức toàn dụng.
Vì MPC = 0.75=3/4 nên số nhân nền kinh tế M = 1/(1-MPC) =1/(1-3/4) =4. Do
chính sách tiền tệ không thay đổi (r: không đổi)
Vì Y=1800 thấp hơn Y toàn dụng (2000) là 200 nên CP phải cần tăng chi tiêu
thêm 50 để đạt Y toàn dùng (vì tăng 50 ứng với M=4, nên tổng cầu nền kinh tế
tăng một lượng =50x4=200).
Vậy CP phải chi tiêu là 175$
d. Giả sử chính sách chi tiêu của chính phủ không thay đổi, lãi suất thay đổi thế nào
để GDP trở lại mức toàn dụng.
Nghĩa là lãi suất thay đổi thế nào để Y từ 1800 →2000. Chú ý khi Y=2000, r=3.
Nên I =500-50r = 350 (*). Vì Y=1800 để Y =2000 nên I tăng 50 (vì M=4), hay
phương trình (*) viết lại 500 -50r =400, nên r=2
Câu 12: Trong hơn hai thập niên qua, một phần tiết kiệm của Trung Quốc đã đầu tư vào
nền kinh tế Mỹ, có nghĩa là người Trung Quốc đang mua tài sản của Mỹ.
a. Nếu người Trung Quốc quyết định không mua tài sản của người Mỹ nữa, điều gì sẻ
xãy ra với lãi suất, tiết kiệm & đầu tư trên thị vốn vay của Mỹ.
Lãi suất tăng vì S giảm, đầu tư giảm vì lãi suất tăng(có vẽ hình để minh hoạ)
b. Điều gì sẻ xãy ra đối với giá trị dollar và cán cân thương thương mại của mỹ trên
thị trường ngoại hối
Đồng USd tăng giá, tạo ra thâm hụt thương mại(xem chương 9 để hiểu thêm)
Câu 13: Giả sử chính phủ giảm thuế $20 tỷ, không có tác động lấn át và khuynh hướng
tiêu dùng biên (MPC) = ¾ .
a. Tác động đầu tiên của việc giảm thuế lên tổng cầu là gì?.
b. Tác động bổ sung theo sau của tác động ban đầu này là gì? Tổng tác động của giảm
thuế lên tổng cầu là bao nhiêu?
c. So sánh tổng tác động của việc giảm thuế $20 tỷ với tổng tác động chi tiêu $20 tỷ
của chính phủ. Giải thích tại sao?

6/7
Tương tự câu 8&9
Câu 14: Ngang bằng sức mua là đúng giửa quốc gia A & B, nơi mà chỉ có một hàng hóa
X được trao đổi.
a. Vào năm 2020 giá của X là 2$ ở quốc gia A và 6 peso ở quốc gia B. Vậy tỷ giá hối
đối giửa quốc gia A & B là bao nhiêu?: 1usd =3peso
b. Trong vòng 20 năm tới, lạm phát mỗi năm ở quốc gia A là 3.5% và quốc gia B là
7%. Giá của X & tỷ giá hối đoái sẻ thay đổi thế nào trong thời kỳ này? : Sử dụng
công thức FV =PV(1+r)^n để tìm giá của X trong 20 năm tới, sau đó tính tỷ giá
hối đoái
c. Quốc gia A hay B sẻ có mức lãi suất danh nghĩa cao hơn, tại sao? Nhớ hiệu ứng
Fisher: Lạm phát và lãi suất DN cùng chiều
d. Một người bạn của Bạn đề nghị một kế hoạch làm giàu nhanh: Vay từ quốc gia có
lãi suất danh nghĩa thấp, đầu tư vào quốc gia có lãi suất danh nghĩa cao hơn và thu
lợi từ mức chênh lệch lãi suất. Bạn có đồng tình với kế hoạch này không? Phải so
sánh khác biệt lãi suất & tỷ lệ lạm phát mới quyết định được
Câu 15: Cư dân của một thành phố đã chi tiêu hết thu nhập của mình cho cải bẹ, cải xanh
và cà rốt. Năm 2020, họ mua 100 cải bẹ hết 200$, 50 cải xanh hết 75$, và 500 củ cà rốt hết
50$. Năm 2021, họ mua 75 cải bẹ hết 225$, 80 bó cải xanh hết 120$, và 500 của cà rốt hết
100$.
a. Lấy năm 2020 làm năm cơ sở, tính CPI cho từng năm
b. Tỷ lệ lạm phát năm 2021 là bao nhiêu?
Tính tương tự câu 1 (xem chương 2)

7/7

You might also like