You are on page 1of 7

CHƯƠNG 10

Bài 1: Biểu đồ lưu chuyển tiền tệ của nền kinh tế Macronia được trình bày dưới đây.
a. Giá trị GDP của Macronia là bao nhiêu?
b. Giá trị xuất khẩu ròng là bao nhiêu?
c. Giá trị của thu nhập khả dụng là bao nhiêu?
d. Tổng dòng tiền ra khỏi các hộ gia đình - tổng của thuế, chi tiêu tiêu dùng, và tiết kiệm tư
nhân có bằng với tổng dòng tiền chảy vào các hộ gia đình?
e. Chính phủ tài trợ cho chi tiêu của chính phủ như thế nào?
BÀI LÀM
Từ Biểu đồ lưu chuyển tiền tệ của nền kinh tế Macronia, ta có:
a. Giá trị GDP của Macronia = Tổng sản phẩm nội địa = 800$
Hoặc = C + I+ G + X – M= 510 + 110 + 150 + 50 – 20= 800$
b. Xuất khẩu (X)= 50$, Nhập khẩu (M)= 20$
Giá trị xuất khẩu ròng (NX) = X – M = 50 – 20 = 30$
c. Tiêu dùng ( C ) = 510$, Tiết kiệm (S) = 200$
Giá trị của thu nhập khả dụng (Yd) = C + S = 510 + 200 = 710$
d. Tổng ( Tiền lương (w), lợi nhuận (π), lãi vay (i), tiền thuê (R)) = 800$;
Chi chuyển nhượng (Tr) = 10$, Thuế (T) = 100$
Tổng dòng tiền ra khỏi các hộ gia đình = T + C + S = 100 + 510 + 200 = 810$ Tổng dòng
tiền chảy vào các hộ gia đình = ( w,i,R,π) + Tr = 800 + 10 = 810$
 Tổng dòng tiền ra khỏi các hộ gia đình = Tổng dòng tiền chảy vào các hộ gia đình
e. Chi tiêu dùng chính phủ (G) = 150$, Chính phủ đi vay = 60$

Chi tiêu của chính phủ = G + Tr = 150 + 10 = 160$

Chính phủ tài trợ cho chi tiêu của chính phủ thông qua 2 nguồn là Thu và Chính phủ đi vay.

Bài 6:
Nền kinh tế Eco sản xuất ba sản phẩm: máy vi tính, DVD và pizza. Bảng dưới
đây trình bày giá cả và sản lượng của ba sản phẩm trong 3 năm 2014, 2015, 2016.
a. Tính GDP danh nghĩa của Eco cho từng năm trong 3 năm. Phần trăm thay đổi của GDP
danh nghĩa từ năm 2014 đến 2015 và từ năm 2015 đến 2016 là bao nhiêu?
b. Tính GDP thực của Eco cho từng năm trong 3 năm, sử dụng giá của năm 2014. Phần trăm
thay đổi của GDP thực từ năm 2014 đến 2015 và từ năm 2015 đến 2016 là bao nhiêu?
c. Chỉ số khử lạm phát GDP mỗi năm là bao nhiêu?
d. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng chỉ số giảm phát GDP năm 2015 so với 2014 và 2016 so với
2015 là bao nhiêu?
BÀI LÀM
a. GDP danh nghĩa của Eco trong 3 năm:
- 2014: 900 * 10 + 10 *100 + 15 * 2 = 10030 USD
- 2015: 1000*10.5 + 12*105 + 16*2 = 11792 USD
- 2016: 1050*12 + 14*110 + 17*3 = 14191 USD
Phần trăm thay đổi của GDP danh nghĩa:
- Từ năm 2014 đến 2015: (( 11792 - 10030) / 10030) * 100 = 17,56%
- Từ năm 2015 đến 2016: (( 14191-11792) / 11792) *100 = 20,34%
b. GDP thực của Eco trong 3 năm:
-2014: 900 * 10 + 10 * 100 + 15 * 2 = 10030 USD
-2015: 900 * 10.5 + 10 * 105 + 15 * 2 = 10530 USD
-2016: 900 * 12 + 10 * 110 + 15 * 3 = 11945 USD
Phần trăm thay đổi của GDP thực:
- Từ năm 2014 đến 2015: ((10530-10030) / 10030) * 100 = 4,99%
- Từ năm 2015 đến 2016: ((11945-10530) / 10530) * 100 =13,44%
c. Chỉ số khử lạm phát GDP mỗi năm: (danh nghĩa năm t / GDP thực năm t ) * 100
-2014: 10030/10030 * 100 = 100
-2015: 11792/10530 * 100 = 111.98
-2016: 14191/11945 * 100 = 118.8
d. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng chỉ số giảm phát:
( CS khử LP năm t - CS khử LP năm t -1 ) / CS khử LP năm t *100
a. 2015 so với 2014: (111.98 - 100)/100 * 100 = 11.98%
b. 2016 so với 2015: (118.8 - 111.98)/111.98 * 100 = 6.09 %
CHƯƠNG 11:
Câu 5: Giả sử rằng người đi vay và người cho vay đã thỏa thuận mức lãi xuát danh nghĩa
trả cho khoản vay. Sau đó lạm phát đã tăng cao hơn mức mà cả hai bên dự đoán.
a. Lãi suất thực của khoản vay này là cao hơn hay thấp hơn kỳ vọng?
b. Người cho vay được lợi hay bị thiệt khi lạm phát cao hơn dự đoán? Người đi vay được lợi
hay bị thiệt?
c. Lạm phát trong những năm 1970 ở Mỹ cao hợn mức mà hầu hết người dân dự đoán khi
thập niên này bắt đầu, điều này ttacs động như thế nào đến những người sở hữu nhà đã
nhận được khoản vay thế chấp với lãi suất cố định suốt thập niên 1960? Điều này tác động
như thế nào đến những ngân hàng cho vay tiền?

BÀI LÀM:
a. Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thật + tỉ lệ lạm phát (i= r + %P)
Khi lạm phát đã tăng cao hơn mức mà cả 2 bên dự đoán, với mức lãi suất danh nghĩa ban
đầu thì lãi suất thực của khoản vay này sẽ thấp hơn kỳ vọng.
b. Vì lãi suất thực của người cho vay thấp hơn kì vọng nên người cho vay bị thiệt. Người đi
vay phải trả với lãi suất thấp hơn lãi suất kì vọng nên người đi vay được lợi.
c. Những người sở hữu nhà đã nhận được khoản vay thế chấp với lãi suất cố định suốt thập
niên 1960, nhưng trong những năm 1970 lạm phát cao hơn dự đoán nên họ phải trả cho
ngân hàng với lãi suất thực thấp hơn kì vọng. Do đó, những người sở hữu nhà được lợi.
Trong khi đó, vì lạm phát tăng cao hơn dự đoán nên lãi suất thực của ngân hàng thấp hơn kì
vọng, vì thế trong trường hợp này ngân hàng bị thiệt.

CHƯƠNG 13:

Câu 3: Các nhà kinh tế ở Funlandia, một nền kinh tế đóng, thu thập thông tin sau về nền
kinh tế cho một năm cụ thể:

Y=10.000; C=6.000; T=1.500; G=1.700

Các nhà kinh tế cũng ước lượng hàm đầu tư như sau:

I=3.300 – 100*r

Trong đó r là lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần trăm. Tính tiết kiệm tư
nhân, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc gia, đầu tư và lãi suất thực cân bằng.

BÀI LÀM:

Tiết kiệm tư nhân (SP) = Y – T – C = 10000 – 1500 – 6000 = 2500

Tiết kiệm chính phủ (Sg) = T – G = 1500 – 1700 = -200

Tiết kiệm quốc gia (S) = Đầu tư (I) = SP + Sg = 2500 – 200 = 2300
Theo hàm đầu tư I=3.300 – 100*r, ta tính được lãi suất cân bằng:

r = (3300 – I)/100 = (3300 – 2300)/100 = 10%

Câu 4: Vào mùa hè 2010, quốc hội thông qua một cuộc cải cách tài chính sâu rộng nhằm
ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng kinh tế như năm 2008-2009. Xét đến những khả năng
sau:

a. Giả sử rằng bằng cách yêu cầu các công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, dự luật
này làm tăng chi phí đầu tư. Trên một đồ thị được đặt tên các trục rõ ràng, thể hiện các kết
quả của dự luật này lên thị trường vốn vay. Xác định rõ ràng các thay đổi của lãi suất cân
bằng và mức tiết kiệm và đầu tư. Các tác động của dự luật này lên tăng trưởng kinh tế dài
hạn là gì?

b. Giả sử, mặt khác nhờ vào việc thông qua điều chỉnh hiệu quả thị trường tài chính, dự luật
này làm gia tăng niềm tin của người tiết kiệm trong hệ thống tài chính. Thể hiện các kết quả
của chính sách trong tình huống này trên một đồ thị mới, chú ý đến các thay đổi của lãi suất
cân bằng, mức tiết kiệm và đầu tư. Một lần nữa đánh giá các tác động này lên tăng trưởng
dài hạn.

BÀI LÀM

a. Khi tăng chi phí đầu tư sẽ tác động đến đường cầu vốn vay, làm đường cầu vốn vay dịch
chuyển sang phải, dẫn đến tăng mức lãi suất ổn định và tăng số tiền vay ổn định.
b. Khi tăng niềm tin của người tiết kiệm trong hệ thống tài chính sẽ tác động đến đường cung
vốn vay, làm đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải làm giảm mức cân bằng của lãi
suất và tăng lượng cân bằng của vốn vay.

BÀI TẬP ĐÚNG SAI


CHƯƠNG 14:
1. Nếu lãi suất là 8%, thì giá trị hiện tại của 1.000$ nhận được trong 4 năm
là 735,03$
 Đúng
2. Nếu tài khoản tiết kiệm được trả 5% lãi suất hằng năm, thì theo quy luật
70 thì tài khoản tiết kiệm sẽ gấp đôi trong vòng 14 năm.
 Đúng
3. Giá trị hiện tại của 100$ được trả trong 2 năm là ít hơn giá trị hiện tại của
100$ được trả trong 3 năm.
Sai. Giá trị hiện tại của 100$ được trả trong 2 năm là nhiều hơn giá
trị hiện tại của 100$ được trả trong 3 năm
4. Giá trị tương lai của 1$ tiết kiệm ngày hôm nay sẽ bằng $1/(1+r)
 Sai. Giá trị tương lai của 1$ tiết kiệm ngày hôm nay sẽ bằng
$1 x (1 + r)
5. Giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai là số tiền mà cần có ở hiện
tại, với lãi suất hiện hành để tạo ra số tiền trong tương lai đó.
 Đúng
6. Khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai giảm, do
vậy các doanh nghiệp sẽ tìm thấy ít các dự án sinh lời hơn
 Đúng
7. Theo quy luật 70, nếu như bạn có lãi suât là 3,5% thì khoản tiền tiết kiệm
của bạn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 20 năm
 Đúng
8. Nếu như bạn đối mặt với sự lựa chọn hoặc là nhận 500$ ngày hôm nay
hoặc là 800$ ở 6 năm tới, bạn sẽ bàng quang với hai sự lựa chọn này nếu
lãi suất là 8,148%.
 Đúng
9. Việc tăng lãi suất sẽ làm giảm giá trị tương lai của 1000$ mà bạn có
trong tài khoản ngân hàng hôm nay
 Đúng
10. Công ty PZX có cơ hội để đầu tư vào dự án mà sẽ bỏ ra chi phí 10000$
hôm nay và tạo ra lợi nhuận là 13.310 trong 3 năm tới. PZX sẽ bác bỏ dự
án nếu như lãi suất là lớn hơn 10%.
 Đúng
11. Cổ phiếu thì được trả lãi cao hơn là trái phiếu
 Đúng
12. Lợi tức nhận được từ cổ phiếu thì cao hơn lợi tức nhận được từ trái phiếu.
 Đúng
13. Điều này phản ánh tính rủi ro cao hơn khi nắm giữ cổ phiếu
 Đúng
14. Người ngại rủi ro thì sẽ không gặp phải rủi ro
 Sai. Người ngại rủi ro thì vẫn sẽ gặp phải rủi ro
15. Thị trường bảo hiểm là một trong những ví dụ giảm thiểu rủi ro bằng việc
đa dạng hóa chúng
 Đúng
16. Lựa chọn ngược là việc mà một người sẽ có ít động cơ để cẩn thận cho
hành vi rủi ro của mình sau khi đã mua bảo hiểm
 Sai. Rủi ro đạo đức là việc mà một người sẽ có ít động cơ để cẩn
thận cho hành vi rủi ro của mình sau khi đã mua bảo hiểm
17. Việc tăng số lượng cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau trong tập danh
mục của bạn sẽ giúp giảm rủi ro thị trường
 Sai. Giảm thiểu rủi ro đặc thù
18. Đa dạng hóa giúp cho việc giảm rủi ro đặc thù của doanh nghiệp
 Đúng
19. Theo lý thuyết về giả thuyết thị trường hiệu quả, tại bất kỳ thời điểm nào,
giá thị trường là ước tính tốt nhất của giá trị công ty dựa trên các thông
tin sẵn có được công khai trên thị trường
 Đúng
20. Theo giả thuyết về thị trường hiệu quả, cổ phiếu đi theo bước ngẫu nhiên
do đó cổ phiếu mà tăng giá trong một năm thì có khả năng là tăng giá hơn
là giảm giá ở năm tiếp theo
 Sai. Theo giả thuyết về thị trường hiệu quả, cổ phiếu đi theo bước
ngẫu nhiên do đó cổ phiếu mà tăng giá trong một năm thì có thể
có khả năng là tăng giá hơn là giảm giá ở năm tiếp theo
21. Các quỹ tương hỗ có quản lý thường hoạt động kém hơn so với các quỹ
chỉ số, và đây là bằng chứng cho ủng hộ cho giả thuyết thị trường hiệu
quả.
 Đúng

CHƯƠNG 15:
1. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp hiện hành
 Sai. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp dao động quanh

2. Thất nghiệp chu kỳ liên quan đến sự dao động của thất nghiệp hằng năm
xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
 Đúng
3. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên liên quan chặt chẽ đến việc đi lên và đi xuống
trong ngắn hạn của nền kinh tế
 Sai. Tỉ lệ thất nghiệp chu kì
4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cố định theo thời gian
 Sai. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không cố định theo thời gian
5. Các chính sách của chính phủ không thể làm để thay đổi tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên
 Sai. Các chính sách của chính phủ có thể thay đổi tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên
6. Một người có công việc nhưng nghỉ phép để đi nghỉ mát thì được tính như
là có việc làm
 Đúng
7. Một người mà nghỉ việc nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm thì được
xếp vào trong thất nghiệp
 Sai. Đó là nhóm người nản chí, không nằm trong nhóm lực lượng
lao động
8. Người trưởng thành mà đang đợi được gọi để đi làm sau khi đã từ bỏ công
việc cũ thì được tính như là thất nghiệp
 Đúng
9. Lực lượng lao động bằng tổng của số lượng người có việc làm và những
người thất nghiệp
 Đúng
10. Tỷ lệ thất nghiệp bằng với tỷ lệ phần trăm dân số độ tuổi trưởng thành mà
bị thất nghiệp
 Sai
11. Tỷ lệ thất nghiệp bằng phần với tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động bị thất
nghiệp
 Đúng
12. Lao động nản chỉ là những người mà mốn đi làm nhưng lại từ bỏ tìm kiếm
việc làm sau khi tìm kiếm không thành công việc làm
 Đúng
13. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ bằng 0
 Đúng
14. Tỷ lệ thất nghiệp mà do quá trình cọ xát để tìm công việc phù hợp được
gọi là thất nghiệp cấu trúc
 Sai. Tỷ lệ thất nghiệp mà do quá trình cọ xát để tìm công việc phù
hợp được gọi là thất nghiệp
15. Tỷ lệ thất nghiệp mà do việc lượng cung lao động vượt quá lượng cầu lao
động được gọi là thất nghiệp cấu trúc
 Đúng
16. Các lý do dẫn đến tiền lương cân bằng trên mức thị trường là luật tiền
lương tối thiểu, công đoàn và mức lương hiệu quả
 Đúng
17. Nếu số lượng người thất nghiệp tăng lên nhưng số lượng người có việc
làm và dân số trưởng thành không thay đổi, thì khi đó tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động sẽ tăng lên
 Đúng

You might also like