You are on page 1of 60

Tín dụng và lãi suất

Kết cấu chương học


I. Một số khái niệm về tín dụng, lãi, lãi suất
II. Cách tính lãi
III. Các loại lãi suất tính toán
IV. Giá trị của tiền theo thời gian
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG, LÃI, LÃI SUẤT
Khái niệm tín dụng
- Tín dụng thực chất là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc
hoàn trả và có lãi.
- Trong quan hệ này có 2 bên là bên cho vay và bên đi vay.

- Từ yêu cầu của người đi vay, người cho vay chuyển một số tiền
hoặc hàng hoá… sang cho người đi vay sử dụng
- Sau một thời gian sử dụng người vay trả lại tiền cho người cho
vay, ngoài ra còn có thể phải trả thêm một lượng tiền nữa cho
người cho vay
Lợi tức tín dụng
- Trong quan hệ tín dụng, người đi vay chỉ có quyền sử dụng
vốn vay (phải chấp nhận một số điều kiện của người cho vay)
song quyền sở hữu vốn vẫn thuộc về người cho vay, trong quan
hệ này quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đã tách rời nhau.
- Để đảm bảo quyền lợi cho mình thì người cho vay phải ràng
buộc người vay những cơ chế tín dụng nghiêm ngặt.
Lợi tức tín dụng (lãi)
Về bản chất lợi tức tín dụng được xem xét từ hai phía:

- Đối với người vay: là số tiền ngoài số vốn vay mà phải trả cho người cho vay

sau một thời gian sử dụng vốn vay nhất định. Nó chính là khoản chi phí cho việc

sử dụng tài sản của người khác. Nên số tiền này được hạch toán vào chi phí

hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ

- Đối với người cho vay: là khoản chênh lệch tăng thêm giữa số tiền thu về và số

tiền phát ra ban đầu mà người sở hữu vốn thu được sau một thời gian cho vay

nhất định. Đây là khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh của người cho vay.
Lãi suất tín dụng
• Khái niệm
–Lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu
được so với số vốn cho vay ban đầu (gốc vay) trong một thời
gian nhất định.
%/Kỳ

–Lãi suất là giá cả của cho vay.


Vai trò của lãi suất tín dụng

• Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để các cá nhân


cũng như các doanh nghiệp đưa ra các quyết định
kinh tế của mình
• Ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là một công cụ điều
tiết kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả.
Các nhân tố ảnh hưởng lãi suất tín dụng
Ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay

Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng.

Ảnh hưởng của bội chi ngân sách..

Những thay đổi về thuế..

Những thay đổi trong đời sống xã hội.


II. Cách tính lãi

1./ Lãi đơn

Tiền lãi mỗi kỳ đều tính theo số tiền gốc ban đầu thì tiền lãi đó
gọi là lãi đơn

- Nếu gọi P là số vốn vay, gọi i Là lãi suất một kỳ và n là số kỳ


cho vay (thời hạn vay)

- Công thức tính tổng số tiền lãi đơn là

A = P.i.n
Ví dụ lãi đơn

Một người vay 100 triệu, lãi suất 10%/năm,


thời gian vay là 5 năm. Hỏi sau 5 năm phải trả
bao nhiêu tiền lãi.

A = P.i.n = 100trđ*10%*5 = 50trđ


II. Cách tính lãi
1./ Lãi kép

Nếu một khoản cho vay được kéo dài nhiều kỳ và tiền lãi của kỳ trước được
cộng vào khoản tiền đầu kỳ và tổng này được dùng để tính lãi cho kỳ tiếp theo.
Tiền lãi tính như vậy gọi là lãi gộp ( Lãi kép)

- Nếu số tiền cho vay ban đầu là P, lãi suất mỗi kỳ ghép lãi là i thì số tiền thu

được cả gốc và lãi sau n kỳ cho vay là

F = P (1+i)n
- Và số tiền lãi là

A = P [ (1+i)n -1]
Ví dụ lãi ghép
Một người vay 100 triệu, lãi suất 10%/năm, thời gian vay là 5 năm.
Một năm ghép lãi một lần vào cuối năm. Hỏi sau 5 năm phải trả
bao nhiêu tiền lãi.
Năm Tổng số tiền Tiền lãi Tổng nợ (gốc + lãi)
tính lãi

1 100 100x10% = 10 100 + 10 = 110


2 110 110x10% = 11 110 + 11 = 121
3 121 121x10% = 12.1 121 + 12.1 = 133.1
4 133.1 133.1x10% = 13.31 133.1 + 13.31 = 146.41
5 146.41 146.41x10% = 14.64 146.41 + 14.64 = 161.05
Sự tăng trưởng của lãi gộp

Giả sử một người đã đầu tư $5, lãi suất 6%/1 năm,


ghép lãi hàng năm, trong vòng 200 năm, cháu chắt
của người này sẽ nhận được bao nhiêu tiền ở hiện tại.
5x
LÃI ĐƠN Vs. LÃI GHÉP
VD: Trấn Thành gửi 100 triệu vào ngân hàng với lãi suất là

3%/năm. Hãy tính số tiền Thành tích lũy được sau 3 năm với cả 2

phương pháp lãi đơn và lãi ghép.


Lãi đơn Lãi ghép

Số dư cuối Lãi năm 1: 100 x 3% = 3 triệu Lãi năm 1: 100 triệu x 3% = 3 triệu
năm 1 => Số dư = 100 + 3 = 103 triệu -> Số dư = 100 + 3 = 103 triệu

Số dư cuối
100x3% +103= 106 tr 103x3% + 103 = 106,09 tr
năm 2

Số dư cuối Số tiền năm 3 = 106,09x3% +


năm 3 100x3% + 106 = 109 tr 106,09 = 109,27 tr
III. Các loại lãi suất tính toán
1./ Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế

Trên thực tế, những khoản thu nhập bằng tiền thường không phản ánh
đúng giá trị thực của chính khoản thu nhập đó. Tỷ lệ lạm phát luôn làm
cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa. Vì vậy, lãi suất thực
luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm phát.

Thông thường trong những điều kiện tỷ lệ lạm phát không lớn hơn 10% sử
dụng công thức đơn giản:

ir=in-ii
Ví dụ xây dựng công thức
VD: 1 người gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất 7%/năm, biết rằng tỷ lệ lạm

phát là 4%/năm, số tiền gửi là 100 triệu.

- Sau 1 năm người này nhận được số tiền là: 100x(1+7%) = 107 triệu

- Điều chỉnh loại bỏ yếu tố lạm phát

- Gọi lãi suất thực là ir, ta có một phương trình

ir= = 2.88%
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát ii cao hơn 10%, ví dụ là
35%, lãi suất danh nghĩa ví dụ là 144% thì lãi suất
thực phải tính theo công thức

Ir =

: lãi suất danh nghĩa (nominal)


Ir : lãi suất thực (real)
: tỷ lệ lạm phát (inflation)
Ví dụ a
- Ông A gửi tiết kiệm 100 triệu vào ngân hàng, lãi suất: 12%/năm,
thời gian gửi là 1 năm

= 100x12%x1=12tr
- Ông B gửi tiết kiệm 100 triệu vào ngân hàng, lãi suất 12%/năm,
thời gian gửi là 1 năm, loại tiền gửi kỳ hạn 6 tháng (6 tháng ghép
lãi 1 lần)
=P(1+i)n-P = 100(1+12%/2)2 – 100 = 12.36tr

- Hãy tính tiền lãi của mỗi ông sau 1 năm.


Ví dụ b
- Ông A gửi tiết kiệm 100 triệu vào ngân hàng, lãi suất: 12%/năm, thời gian gửi là 1 năm

- Ông B gửi tiết kiệm 100 triệu vào ngân hàng, lãi suất 12%/năm, thời gian gửi là 1 năm, loại

tiền gửi kỳ hạn 6 tháng (6 tháng ghép lãi 1 lần) 12.36tr => l/s thật: 12.36/100=12.36%

- Ông C gửi tiết kiệm 100 triệu vào ngân hàng, lãi suất 12%/năm, thời gian gửi là 1 năm, loại

tiền gửi kỳ hạn 4 tháng = 100x(1+12%/3)3 – 100 =12.48tr => l/s thật: 12.48/100=12.48%

- Ông D gửi tiết kiệm 100 triệu vào ngân hàng, lãi suất 12%/năm, thời gian gửi là 1 năm, loại

tiền gửi kỳ hạn 1 tháng = 100x(1+12%/12)12 – 100 = 12.68tr

=> l/s thật: 12.68/100=12.68%


3./ Lãi suất phát biểu và lãi suất thật

- Cùng mức lãi suất như nhau và cùng thời gian tính
lãi nhưng thời đoạn ghép lãi khác nhau sẽ cho lợi tức
khác nhau.
- Khi thời đoạn phát biểu lãi suất không trùng với
thời đoạn ghép lãi thì lãi suất đó là lãi suất phát biểu.
- Khi thời đoạn phát biểu lãi suất trùng với thời đoạn
ghép lãi thì lãi suất đó là lãi suất thật.
Lãi suất tỷ lệ
Hai lãi suất i1 và i2 và tương ứng với hai thời kỳ khác nhau t1, t2 sẽ tỷ lệ với nhau khi
tỷ lệ của chúng ngang bằng tỷ lệ các thời kỳ tương ứng của chúng, có nghĩa là:
i1 = lãi suất của thời kỳ 1
i2 = lãi suất của thời kỳ 2
t1 = thời điểm 1
t2 = thời điểm 2

Vd1: i1 = 0,6%/tháng, t1 = 1 tháng, t2 = 12 tháng

=> i2 = 0,6% x 12 = 7,2% /12 tháng (7,2% /năm)

Vd2: Tính lãi suất một năm biết lãi 6 tháng là 4%?
Ví dụ
Một người vay 100 triệu, lãi suất 12%/năm, thời gian
vay là 2 năm. 3 tháng ghép lãi một lần. Hỏi sau 2 năm
phải trả bao nhiêu tiền lãi.
Lãi suất 3 tháng = 12%/4 = 3%
=> A = P [(1+i)n -1] = 100*[(1 + 3%)^(4*2) – 1]
= 26,68 triệu đồng
Ví dụ

Một người vay 100 triệu, lãi suất 12%/năm, thời gian
vay là 10 năm. Hai năm ghép lãi một lần. Hỏi sau 10
năm phải trả bao nhiêu tiền lãi.

Lãi suất 2 năm = 12%*2 = 24%/2 năm

=> A = P [(1+i)n -1] = 100*[(1 + 24%)^(10/2) – 1]

= 193,163 triệu đồng


Lãi suất tương đương

F = P(1+i)
F = P(1+r)12 F = số tiền vốn cộng lãi một năm
P = số tiền cho vay
i = lãi suất của thời đoạn dài
P(1+i) = P(1+r)12 r = lãi suất của thời đoạn ngắn
n = số thời đoạn ngắn hạn trong thời
(1+i) = (1+r)n
đoạn dài hạn

i = (1+r)n – 1 và r = (1+i)1/n - 1
Ví dụ
Ví dụ 1: 1 người vay 100 triệu lãi suất 12%/năm, ghép lãi
theo tháng, hỏi lãi suất thực theo năm của khoản vay này là
bao nhiêu?

Lãi 1 tháng = 12%/12 = 1%/tháng

=> Lãi thực = i = (1+r)n – 1 = (1 + 1%)^12 – 1 = 12,68%/năm


Ví dụ
Ví dụ 2: 1 người vay 1 khoản vay 200 triệu, trả lãi 3 nghìn đồng/1
triệu/ 1 ngày, ghép lãi ngày, hỏi sau 1 năm người này phải trả nợ bao
nhiêu tiền. Lãi suất thực theo năm của khoản vay này là bao nhiêu?

Lãi suất 1 ngày = 3.000*200/200.000.000 = 0,3%/ngày

Þ Lãi suất thực = i = (1+r)n – 1 = (1 + 0,3%)^365 – 1 = 1,98%/năm


Ví dụ
Ví dụ 3: Tính lãi thực biết lãi suất 1 tháng là 0,7% ghép lãi hàng quý
Lãi 1 quý = 0,7% x 3 = 2,1% / quý
=> Lãi thực = (1+2,1%)^4-1 = 8,67% /năm (n=4)
IV. Giá trị của tiền theo thời gian
1./ Đường thời gian
Đường thời gian là một đoạn thẳng chia làm nhiều đoạn bằng nhau
biểu diễn các khoảng thời gian bằng nhau được gọi là kỳ và được quy
định như sau:
– Các điểm chia trên đoạn thẳng được đánh số từ 0 đến n. Mỗi điểm chia thể
hiện một thời điểm. Từ thời điểm này đến thời điểm kế tiếp biểu hiện một kỳ
– Từ điểm 0 đến điểm 1 là khoảng thời gian thứ 1 (kỳ 1), như vậy điểm 0 là đầu
kì thứ 1, điểm 1 là cuối kỳ thứ 1
– Từ điểm 1 đến điểm 2 là khoảng thời gian thứ 2 (kỳ 2), như vậy điểm 1 là đầu
kì thứ 2, điểm 2 là cuối kỳ thứ 2
Đường thời gian
- Ở các thời điểm có thể có những khoản tiền xuất hiện, có thể đó là khoản tiền nhận được
hoặc tiền chi ra gọi chung là dòng tiền. Quy ước dòng tiền ra thì mang dâu âm. Dòng tiền
vào mang dấu dương.
- Lãi suất của mỗi kỳ được ghi ở phía trên đoạn thẳng ở kỳ tương ứng. (nếu lãi suất ở các
giai đoạn sau không đổi vẫn thì không cần ghi)

A B X -Y
i1 i3

i2 in

0 1 2 n-1 n
Ví dụ dẫn nhập

Một người vừa trúng xổ số Vietlott trị giá 1 tỷ đồng. Công ty sổ


xố đề nghị trả tiền thưởng cho người đó theo 2 cách
Cách 1: Trả ngay 1 tỷ

Cách 2: Trả đều trong 5 năm, đầu mỗi năm trả 220 triệu.

Bạn hãy tư vấn cho người này này phương án có lợi nhất biết
rằng lãi suất tiền gửi ngân hàng kì hạn 1 năm là 7%/năm (lãi
suất phi rủi ro)
2./ Giá trị tương lai của tiền

+ Giá trị tương lai của một khoản tiền (Future Value): giá trị tương lai
tại thời điểm n của một khoản tiền là giá trị tương ứng của khoản tiền
tại thời điểm n trong tương lai hay nói cách khách là bằng giá trị của
số tiền đó cộng với số tiền lãi sinh ra do đầu tư số tiền đó tính đến
thời điểm n trong tương lai.

FV = PV x (1+i)n
+
Giá trị tương lai của nhiều khoản tiền (dòng tiền) là tổng giá trị tương
lai của các khoản tiền đó.
3./ Giá trị hiện tại của tiền

Giá trị hiện tại của tiền là giá trị của các khoản tiền được
quy đổi về thời điểm hiện tại (chiết khấu dòng tiền).

+ Giá trị hiện tại của một khoản tiền

PV= FV/(1+i)n
+ Giá trị hiện tại của nhiều khoản tiền (dòng tiền) là
tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền đó.
Dòng tiền đều (niên kim)
• Dòng tiền đều : Dòng tiền mà các khoản tiền phát sinh có:
– cùng độ lớn,
– cùng tính chất (thu hoặc chi),
– cùng lãi suất tính toán và
– cùng khoảng cách phát sinh (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)
Giá trị tương lai (GTTL) của dòng tiền đều
• Với dòng tiền đều cuối kỳ

A A A A

Kỳ 0 1 2 n-1 n
FVn = A
FVn-1 = A (1+r)
FV2 = A (1+r)n-2
FV1 = A (1+r)n-1
Công thức
Giá trị tương lai tại thời điểm cuối kì thứ n của
các dòng tiền đều xuất hiện cuối kì
– FVck= A + A(1+r) + A(1+r)2 + … + A(1+r)n-1
FVck= A

Giá trị tương lai tại thời điểm cuối kì thứ n của
các dòng tiền đều xuất hiện đầu kì
FVdk= A (1+r)
Giá trị hiện tại (GTHT) của dòng tiền đều
• Với dòng tiền đều cuối kỳ
PV =

A A A A

Kỳ 0 1 2 n-1 n
PV1 =

PV2 =

PVn =
Công thức

 Giá trị hiện tai của dòng tiền đều xuất hiện cuối kì
− PVck = + + …..+

PVck= A

 Giá trị hiện tài của dòng tiền đều xuất hiện đầu kỳ
PVdk= A (1+r)
Quy đổi giữa các công thức
• Dòng tiền đều cuối và đầu kỳ

A A A A

Kỳ 0 1 2 n-1 n
PVck= A = FVck= A

PVdk= A (1+r) = FVdk=


Ví dụ số 1
Một người đàn ông muốn sau khi nghỉ hưu 8 năm nữa kể từ bây giờ có
một khoản tiền tiết kiệm là 1 tỷ đồng. Ông này dự định định kỳ vào
đầu mỗi năm kể từ bây giờ sẽ gửi vào ngân hàng một số tiền bằng
nhau, loại tiền gửi kì hạn 1 năm, biết lãi suất ngân hàng là 8%/1 năm.
Hỏi mỗi năm ông này cần gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền để đạt
được mục đích.
Ví dụ số 1’
Một người đàn ông muốn sau khi nghỉ hưu 8 năm nữa kể từ bây giờ có
một khoản tiền tiết kiệm là 1 tỷ đồng. Ông này dự định định kỳ vào
đầu mỗi năm kể từ bây giờ sẽ gửi vào ngân hàng một số tiền bằng
nhau, loại tiền gửi kì hạn 6 tháng (6 tháng ghép lãi một lần), biết lãi
suất ngân hàng là 8%/1 năm. Hỏi mỗi năm ông này cần gửi vào ngân
hàng bao nhiêu tiền để đạt được mục đích.
Ví dụ số 2
Một ông muốn sau khi nghỉ hưu 8 năm nữa kể từ bây giờ có một
khoản tiền tiết kiệm là 1 tỷ đồng. Ông này dự định định kỳ vào đầu
mỗi năm kể từ bây giờ sẽ để dành được một số tiền bằng nhau là 50
triệu. Hỏi ông này cần tìm kênh đầu tư với tỷ suất sinh lời một năm là
bao nhiêu để đạt được mục đích?
A A A A A A A A FVdk = 1000

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Áp dụng công thức:


(1+r)
 1000 = A (1+r)
 r = 20%/năm
Vậy người này cần chọn kênh đầu tư với tỷ suất sinh lời là 20%/năm để
đạt được mục đích.
Ví dụ số 3

Doanh nghiệp X vay của một tổ chức tín dụng một khoản
vốn 50 tỷ đồng, thời hạn vay là 12 năm, Lãi vay là 10%/ năm.
Thời điểm trả là cuối các năm. Số tiền trả hàng năm là bằng
nhau .Tính số tiền trả nợ hàng năm? Từng năm trả bao nhiêu
là tiền gốc? Bao nhiêu là tiền lãi?
PVck=50 tỷ A A A A A A A

0 1 2 3 9 10 11 12

Áp dụng công thức:

 50 = A
 A = 7,34 tỷ
Mỗi năm doanh nghiệp trả đều một khoản là 7,34 tỷ thì sau 12 năm sẽ
trả hết nợ
Ví dụ 5
Một người có dự kiến 12 năm nữa sẽ về nghỉ hưu và khi đó muốn có một món

tiền tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng.

a) Hỏi hàng năm kể từ nay đến khi nghỉ hưu, mỗi năm ông ta cần tiết kiệm bao

nhiêu? Biết rằng, số tiền tiết kiệm hàng năm bằng nhau và được gửi vào ngân

hàng từ.cuối các năm với loại tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất mỗi tháng là

0,6%/1 tháng

b) Nếu chỉ gửi tiết kiệm trong 8 năm kể từ bây giờ với điều kiện như trên thì

mỗi năm phải tiết kiệm bao nhiêu để khi về hưu cũng có 500 triệu đồng
A A A A A A A

0 1 2 3 9 10 11 12
Lãi suất thực theo năm: i=(1+r)n-1=(1+0.6%x6)2-1=7.33%
Áp dụng công thức: FVck=500 triệu
FVck= A
500 = A
 A = 27,41 triệu
Mỗi năm cần gửi 27.41 triệu để đạt được mục đích
A A A A

0 1 2 3 8 9 10 11 12
Lãi suất thực theo năm: i=(1+r)n-1=(1+0.6%x6)2-1=7.33%
Áp dụng công thức: FVck=500 triệu

500 = A(1+r)11 + A(1+r)10 + A(1+r)9+ … + A(1+r)4


500= A(1+r)4
 A=…
Mỗi năm cần gửi … triệu để đạt được mục đích
Ví dụ 7

Cuối mỗi năm gửi vào tài khoản ngân hàng số tiền 50 triệu
đồng, liên tục trong 5 năm. Biết rằng sau 5 năm trong tài
khoản có tổng cộng 500 triệu đồng. Lãi suất tiền gửi ngân
hàng là 7%/năm. Hỏi trong tài khoản đã có trước đó bao
nhiêu tiền.
Ví dụ 8

Anh Trump vay ngân hàng VP Bank 100 triệu đồng, trả nợ
dần trong 3 năm vào cuối mỗi năm. Biết rằng cuối năm thứ
1 trả 30 triệu, cuối năm thứ 2 trả 40 triệu, cuối năm thứ 3
trả 50 triệu thì hết nợ. Hỏi lãi suất vay của anh Trump là bao
nhiêu.
Ví dụ 9

Sau 6 tháng kể từ thời điểm hiện tại, bạn muốn rút 5 triệu
đồng mỗi 6 tháng từ tài khoản tiền gửi ở ngân hàng để trả
tiền học đại học trong 4 năm. Nếu lãi suất tiền gửi là
6%/năm, bạn cần có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân
hàng vào thời điểm hiện tại để có thể trang trải học phí
trong 4 năm.
• Một người gửi vào ngân hàng số tiền là 200 triệu
đồng với lãi suất 10%/năm ghép lãi theo 6 tháng.
Tính tổng số tiền mà ông này nhận được sau 5
năm (ĐVT: triệu đồng).
• A. 326
• B. 310
• C. 340
• D. 380
• Để nhận được 200 triệu sau 6 năm nữa. Tính số
tiền phải gửi vào ngân hàng ngay từ bây giờ biết
rằng ngân hàng áp dụng lãi suất là 12%/năm, ghép
lãi hàng năm. (ĐVT: triệu đồng).
• A. 101
• B. 90
• C. 105
• D. 110
• Một công ty vay ngân hàng 200 triệu đồng với lãi
suất 8%/năm và vay trong 4 năm. Biết rằng số tiền
trả đều vào cuối các năm. Tính số tiền trả hàng
năm (ĐVT: triệu đồng).
• A. 85
• B. 80
• C. 75
• D. 60
• Một công ty vay ngân hàng 500 triệu đồng với lãi
suất 8%/năm và vay trong 5 năm, trả nợ vào cuối
các năm. Biết rằng nợ gốc trả đều qua các năm. Tính
tống số tiền phải trả năm thứ hai (ĐVT: triệu đồng).
• A. 195
• B. 170
• C. 190
• D. 132
• Đầu mỗi năm bà A gửi vào ngân hàng số tiền là 100 triệu
đồng. Tính số tiền bà A nhận được vào cuối năm thứ 5 biết
lãi suất tiên gửi là 10%/năm (ĐVT: triệu đồng).

 FVdk= 100

• A. 800
• B. 750
• C. 670
• D. 600
• Ông B mua một lô cổ phiếu với giá mua là 100
triệu đồng. Sau 3 năm ông B bán với giá là 140
triệu đồng. Tính mức sinh lời hàng năm (ĐVT: %).
• A. 15
• B. 12
• C. 08
• D. 05
• Ông C gửi tiết kiệm số tiền là 120 triệu với lãi suất
là 10%/năm, ghép lãi hàng năm. Hỏi sau bao nhiêu
năm ông C có được 500 triệu.
• A. 15
• B. 17
• C. 19
• D. 21
• Công ty B vay 100 triệu đồng với lãi suất là
8%/năm, mỗi năm công ty trả cố định số tiền là 12
triệu vào cuối các năm. Hỏi sau bao nhiêu năm
công ty B trả hết nợ.
• A. 12
• B. 14
• C. 16
• D. 18
• Một chiếc xe ô tô có giá trị 800 triệu đồng, nhà sản
xuất sẵn sàng cho vay đến 80% giá trị của chiếc xe.
Tính số tiền khách hàng phải thanh toán cho công ty
hàng năm biết rằng thời hạn trả là 5 năm, lãi suất là
10%/năm, trả đều vào cuối mỗi năm.
• A. 129
• B. 149
• C. 159
• D. 169

You might also like