You are on page 1of 48

Chương 1 CÁC TÍNH TOÁN TÀI CHÍNH CƠ BẢN

-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Mục tiêu chương 1
Chương này giúp sinh viên:
- Hiểu thế nào là thị trường tài chính và một số khái niệm cơ bản về thị
trường tài chính, một số nghiệp vụ giao dịch chứng khoán.
- Nắm được thế nào là lãi đơn, thế nào là lãi kép và công thức xác định.
- Nắm được chuỗi tiền tệ và biết cách xác định giá trị hiện tại, giá trị tương
lai của chuỗi tiền tệ.
- Nắm và xác định được hiện giá thuần, tỷ suất sinh lời nội bộ.
- Hiểu được mối liên hệ giữa lãi suất liên tục và lãi suất rời rạc.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
1.1. Giới thiệu về thị trường tài chính và một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Giới thiệu về thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi giao dịch các sản phẩm tài chính, còn được gọi là
công cụ tài chính, trong đó có các loại tiền tệ, các món nợ ngân hàng và các loại sản
phẩm tài chính khác, như cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai, v.v., gọi chung là
các chứng khoán.
Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là luân chuyển vốn từ những
người có vốn dư thừa (ví dụ như những người có tiền tiết kiệm chưa dùng đến, các
quỹ đầu tư, các khoản tiền trự trữ của các công ty bảo hiểm, v.v…) đến những
người cần vốn (ví dụ như các doanh nghiệp đang có các dự án đầu tư có triển vọng
đem lại hiệu quả cao nhưng đang thiếu vốn để thực hiện các dự án đó, các chính
phủ cần vốn để bù vào thâm hụt ngân sách, v.v.). Ngoài chức năng luân chuyển vốn,
thị trường tài chính còn có các chức năng như: tạo tính thanh khoản trong kinh tế,
cung cấp phương tiện quản lý rủi ro, cung cấp phương tiện thanh toán thương mại,
v.v...
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản trong thị trường chứng khoán
Trong thị trường chứng khoán, hai loại tài sản nguyên thủy thường đem ra
mua bán là cổ phiếu và trái phiếu.

1
Cổ phiếu (Stock) là loại chứng khoán phát hành bởi công ty để huy động vốn
cho hoạt động kinh doanh của họ. Giá cổ phiếu biến động phụ thuộc vào tình trạng
xã hội và hoạt động kinh doanh của công ty. Người giữ cổ phiếu có quyền tham gia
hoạt động kinh doanh của công ty (thường theo nguyên lý “một cổ phiếu – một lá
phiếu”) và nhận cổ tức. Ví dụ công ty sữa Việt Nam (Vinamilk, mã cổ phiếu trên thị
trường Việt Nam là VNM) có tổng cộng 351 triệu cổ phiếu lưu hành vào đầu năm
2010. Điều đó có nghĩa là quyền sở hữu của công ty được chia thành 351 triệu phần,
nếu người nào đó sở hữu 351.000 cổ phiếu của công ty Vinamilk thì tức là sở hữu
351.000 phần trong 351 triệu phần (bằng 0,1%) của công ty.
Trái phiếu (Bond) là giấy tờ ghi nợ phát hành bởi nhà nước, ngân hàng, công
ty cổ phần và các tổ chức tài chính khác. Trái phiếu gắn liền với các chứng khoán vị
thế dài hạn, giá trị của trái phiếu tăng lên theo thời hạn với một lãi suất cố định hoặc
thay đổi. Có nhiều loại trái phiếu như: tài khoản ngân hàng, trái phiếu chính phủ,
trái phiếu của các công ty,…
Trên thị trường chứng khoán, ngoài hai tài sản cơ sở, người ta còn giao dịch
nhiều loại tài sản khác gọi là các chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh là
một chứng khoán mà giá trị của nó phụ thuộc vào các tài sản cơ sở: cổ phiếu và trái
phiếu…
Quyền chọn là một hợp đồng tài chính cho phép người giữ nó được quyền
mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định
với giá xác định.
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng giữa hai bên để mua hoặc bán một tài
sản tại một thời điểm tất định trong tương lai với một giá đã xác định.
1.2. Các tính toán tài chính cơ bản
1.2.1. Một số nghiệp vụ tài chính
1.2.1.1. Tiền lãi (Interest)
+) Trong lĩnh vực tín dụng, tiền lãi là số tiền mà người sử dụng vốn (người
vay) phải trả cho người chủ sở hữu vốn (người cho vay) để được sử dụng vốn trong
một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác tiền lãi là chi phí sử dụng vốn trong
một khoảng thời gian nhất định.

2
+) Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lãi là số tiền chênh
lệch dương giữa giá trị thu được và vốn đầu tư ban đầu. Nói cách khác tiền lãi là lợi
nhuận thu được khi đầu tư một khoản tiền ban đầu trong một khoảng thời gian nhất
định.
1.2.1.2. Lãi suất (Interest Rate)
Thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa lãi trong một đơn vị thời gian với vốn gốc trong
thời gian đó. Nói khác đi, lãi suất là suất thu lợi của vốn trong một đơn vị thời gian.
Gọi
r : là lãi suất,
I : là tiền lãi trong một đơn vị thời gian,
V : là vốn gốc trong thời gian đó.
Ta có
I
r  100%. (1.1)
V
Ví dụ 1. Giả sử đầu tư 100 triệu đồng sau một năm thu được 115 triệu đồng. Tính
tiền lãi và lãi suất sau một năm.
Giải
Ta có
+) Vốn gốc: V  100 triệu đồng,
+) Tiền lãi sau 1 năm: I  115  100  15 triệu đồng,
+) Lãi suất sau 1 năm:
I 15
r  100%   100%  15% /năm.
V 100
1.2.1.3. Lãi đơn (Simple Interest)
a) Khái niệm. Lãi đơn là số tiền nhận được (nếu đem đầu tư) và số tiền phải trả
(nếu đi vay) chỉ tính trên phần vốn gốc ban đầu.
Lưu ý. Lãi đơn thường áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn.
b) Biểu thức xác định lãi đơn
I  V0  r  n. (1.2)
c) Giá trị đạt được (giá trị tương lai)
Vn  V0 1  n  r  . (1.3)

3
trong đó:
+) I là số tiền lãi (nhận được hay phải trả),
+) V0 là vốn gốc ban đầu (giá trị hiện tại),
+) Vn là giá trị cuối tính tới thời điểm n,
+) r là lãi suất,
+) n là số kỳ tính lãi (năm, quý, tháng,…).
Ví dụ 2.
a) Giả sử Ông A gởi vào ngân hàng 100 triệu đồng theo phương thức gởi có
kỳ hạn 5 tháng với lãi suất 1%/tháng. Xác định giá trị đạt được và số tiền lãi vào
cuối đợt đầu tư của Ông A (sau 5 tháng).
b) Giả sử Ông B đầu tư 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm (tính theo lãi
đơn), sau một thời gian thu được cả vốn lẫn lãi là 120 triệu đồng vào cuối đợt đầu
tư. Hỏi thời gian đầu tư của Ông B là bao lâu?
c) Giả sử với lãi suất 12%/năm thì phải bỏ số vốn ban đầu là bao nhiêu để
thu được 38,25 triệu đồng trong 4 năm 5 tháng (tính theo lãi đơn).
Giải
a) Ta có
+) Vốn ban đầu: V0  100 triệu đồng,
+) Thời gian đầu tư: n  5 tháng,
+) Giá trị đạt được sau 5 tháng đầu tư. Áp dụng công thức (1.3), ta có
V5  100 1  1%  5   105 triệu đồng.

+) Tiền lãi trong 5 tháng: I  V5  V0  105  100  5 triệu đồng.


b) Ta có
+) Vốn ban đầu: V0  100 triệu đồng,
+) Giá trị đạt được: Vn  120 triệu đồng,

+) Lãi suất: r  10% / năm,


Từ công thức
Vn  V0 1  r  n  .

Thay số liệu vào ta được


120  100 1  10%  n   n  2 năm.

4
c) Ta có
+) Giá trị đạt được: Vn  30,8 triệu đồng,
+) Lãi suất: r  12% / năm  1% / tháng,
+) 4 năm 5 tháng = 53 tháng,
Từ công thức: Vn  V0 1  r  n  .

Suy ra
Vn 38, 25
V0    25 triệu đồng.
1  r  n 1  1%  53
Lưu ý.
Nếu thời gian n và lãi suất r không đồng nhất thì trước tiên phải biến đổi
công thức cơ bản để chúng đồng nhất với nhau rồi mới áp dụng được.
+) Nếu r tính theo năm còn n theo quý thì
V0  r  n
I . (1.4)
4
+) Nếu r tính theo năm còn n theo tháng thì
V0  r  n
I . (1.5)
12
+) Nếu r tính theo năm còn n theo ngày (Giả sử 1 năm có 365 ngày) thì
V0  r  n
I . (1.6)
365
d) Lãi suất tương đương. Hai lãi suất với hai chu kỳ khác nhau được gọi là tương
đương khi cùng số vốn đầu tư trong cùng một khoảng thời gian thì số tiền lãi nhận
được như nhau.
Gọi
+) r là lãi suất theo chu kỳ 1 năm
+) rk là lãi suất theo chu kỳ 1/ k của năm
Ta có
r
rk  . (1.7)
k
Ví dụ 3.

5
a) Giả sử Ông A đầu tư 100 triệu đồng (tính theo lãi đơn), sau 5 tháng ông A
thu được tổng số tiền là 105 triệu đồng. Hỏi lãi suất đầu tư của ông A là bao nhiêu?
b) Giả sử Ông A đầu tư 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm. Sau một thời
gian ông A rút hết ra thu được 110 triệu đồng. Hỏi thời gian đầu tư của ông A là bao
lâu?
Giải
a) Ta có
+) Giá trị đạt được: V5  105 triệu đồng,
+) Giá trị đầu tư: V0  100 triệu đồng,
+) n  5 tháng,
Từ công thức
Vn  V0 1  r  n  .

Suy ra

1  Vn  1  105 
r   1    1   1% /tháng=12%/năm.
n  V0  5  100 
Vậy lãi suất đầu tư của ông A là 12%/năm.
b) Ta có
+) Lãi suất: r  12 %/năm,
+) Giá trị đầu tư: V0  100 triệu đồng,
+) Giá trị đạt được: Vn  110 triệu đồng,
Từ công thức
Vn  V0 1  r  n  .

Suy ra

1 V  1  110 
n   n  1    1   1 năm.
r  V0  0,1  100 
Vậy thời gian đầu tư của ông A là 1 năm.
1.2.1.4. Lãi kép (lãi gộp) (Composed Interest)
a) Khái niệm. Việc tính lãi bằng cách lấy lãi của kỳ trước nhập vào vốn để tính lãi
kỳ sau, đó là phương pháp tính theo lãi kép. Số tiền lãi nhận được theo phương pháp
này gọi là lãi kép.

6
Lưu ý. Lãi kép thường áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn.
b) Công thức tính giá trị đạt được trong tương lai
n
Vn  V0 1  r  . (1.8)

trong đó:
+) V0 là vốn gốc ban đầu (giá trị hiện tại),
+) Vn là giá trị đạt được tại thời điểm n trong tương lai,
+) r là lãi suất,
+) n là số kỳ tính lãi (năm, quý, tháng,…).
n
Từ công thức Vn  V0 1  r  ta có
n
+) Tính vốn ban đầu: V0  Vn 1  r  . (1.9)

Vn
+) Tính lãi suất đầu tư: r  n  1. (1.10)
V0

Vn
ln
V0
+) Thời gian đầu tư: n  . (1.11)
ln 1  r 

Ví dụ 4.
a) Giả sử đầu tư một khoảng tiền với lãi suất 10%/năm. Sau 5 năm thu được
cả vốn lẫn lãi là 200 triệu đồng (tính theo lãi kép). Hãy tính vốn đầu tư ban đầu là
bao nhiêu?
b) Giả sử đầu tư một khoản tiền là 150 triệu đồng. Sau 5 năm thu được cả
vốn lẫn lãi là 200 triệu đồng (tính theo lãi kép). Hãy tính lãi suất đầu tư?
c) Giả sử đầu tư một khoản tiền là 120 triệu đồng với lãi suất 9%/năm. Sau
một thời gian thu được cả vốn lẫn lãi là 160 triệu đồng (tính theo lãi kép). Hãy tính
thời gian đầu tư?
Giải
a) Ta có
+) Lãi suất: r  10 %/năm
+) Thời gian đầu tư: n  5 năm,
+) Giá trị đạt được sau 5 năm: V5  200 triệu đồng.

7
Áp dụng công thức (1.9), ta có:
5
V0  V5 1  r   200(1  0,1) 5  124,1843 .

Vậy vốn đầu tư ban đầu là 124,1843 triệu đồng.


b) Ta có
+) Thời gian đầu tư: n  5 năm,
+) Giá trị đạt được sau 5 năm: V5  200 triệu đồng.
+) Vốn đầu tư: V0  150 triệu đồng.
Áp dụng công thức (1.10), ta có:
Vn 200
rn 1  5  1  0,0592.
V0 150

Vậy lãi suất đầu tư là 5,92%/năm.


c) Ta có
+) Giá trị đạt được : Vn  160 triệu đồng.
+) Vốn đầu tư: V0  120 triệu đồng.
+) Lãi đầu tư: r  9 %/năm
Áp dụng công thức (1.10), ta có:
Vn 160
ln ln
V0 120  3,34.
n 
ln 1  r  ln(1  0,09)

Vậy thời gian đầu tư khoảng 3,34 năm.


c) Lãi suất tương đương
Hai mức lãi suất kép tương ứng với hai chu kỳ đầu tư khác nhau được gọi là
tương đương với nhau khi với cùng một lượng vốn, đầu tư trong cùng một thời gian
như nhau, chúng cho cùng một giá trị nhận được như nhau.
Gọi
+) r : là lãi suất chu kỳ năm,
+) rn : là lãi suất chu kỳ nửa năm (6 tháng),
+) rq : là lãi suất chu kỳ quý (3 tháng),

+) rT : là lãi suất chu kỳ tháng.


Ta có

8
rn  1  r  1. (1.12)

rq  4 1  r  1. (1.13)

rT  12 1  r  1. (1.14)
Ví dụ 5. Xác định lãi suất theo tháng, quý, nửa năm tương đương với lãi suất năm là
6%.
Giải
Theo đề bài ta có : r  6% /năm.
Áp dụng công thức (1.14), ta có:
rT  12 1  r  1  12 1  0,06  1  0, 4868% .
Áp dụng công thức (1.13), ta có:
rq  4 1  r  1  4 1  0,06  1  0,0147  1, 47%.

Áp dụng công thức (1.12), ta có:

rn  1  r  1  1  0,06  1  0,0296  2,96%.


1.2.2. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ
1.2.2.1. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ
Xét chuỗi tiền tệ a1,a 2 ,...,a n được đầu tư vào cuối các chu kỳ đánh số lần lượt
là 1, 2, … n (sơ đồ bên dưới) nhằm mục đích thành lập khoản vốn vào cuối chu kỳ
thứ n mà ta chọn làm thời điểm tương đương.

Tổng các giá trị nhận được bởi các kỳ khoản vào cuối chu kỳ cuối, chu kỳ thứ
n, được gọi là giá trị nhận được của chuỗi tiền tệ cuối kỳ, ký hiệu FV.
Ta có
+ Kỳ khoản a n đầu tư cuối kỳ thứ n ; nó không sinh lợi.

9
+ Kỳ khoản a n 1 sinh lợi trong một chu kỳ (chu kỳ thứ n) cho giá trị nhận
1
được là a n 1 1  r  .

+…
+ Kỳ khoản a 2 sinh lợi trong n  2 chu kỳ cho giá trị nhận được là
n 2
a 2 1  r  .
n 1
+ Kỳ khoản a1 sinh lợi trong n  1 chu kỳ cho giá nhận được là a1 1  r  .

Do định nghĩa, giá trị nhận được FV của chuỗi tiền tệ cuối kỳ nêu trên chính
là tổng các giá trị nhận được của các kỳ khoản. Ta nhận được hệ thức
1 n 2 n 1
FV  a n  a n 1 1  r     a 2 1  r   a1 1  r  . (1.15)

hay
n
n i
FV   a i 1  r  . (1.16)
i 1

Nếu chuỗi tiền tệ có các kỳ khoản cố định, tức là a i  a, i  1, 2,.., n thì


n
n i (1  r) n  1
FV  a  1  r  a . (1.17)
i 1 r

(1  r)n  1
Hệ quả. Từ công thức FV  a , ta có
r
r  FV
+) Tính kỳ khoản cố định: a  ,
(1  r)n  1

(1  r) n  1 FV
+) Tính lãi suất :  ,
r a
 FV 
ln  r   1
 a .
+) Tính số lượng kỳ khoản: n 
ln 1  r 

Ví dụ 6. Giả sử ông Phong gởi ngân hàng liên tục trong 5 năm, số tiền gởi mỗi năm
lần lượt là 50 triệu đồng, 55 triệu đồng, 60 triệu đồng, 70 triệu đồng, 75 triệu đồng.
Ngay sau lần gởi thứ 5 do cần tiền gấp ông Phong rút hết ra. Tính tổng số tiền ông
Phong rút hết ra. Biết rằng lãi suất tiền gởi là 10%/năm.
Giải

10
Ta có
+) Lãi suất tiền gởi: r  10% /năm,
+) Số lần thanh toán: n  5 năm,
+) Số tiền mỗi lần gởi: a1  50 triệu đồng, a 2  55 triệu đồng, a 3  60 triệu
đồng, a 4  70 triệu đồng, a 5  75 triệu đồng,
+) Tổng số tiền ông Phong rút ra là giá trị tương lai của số tiền gởi được cho
bởi công thức sau:
1 2 3 4
FV  a 5  a 4 1  r   a 3 1  r   a 2 1  r   a1 1  r 

 75  70(1  0,1)  60(1  0,1) 2  55(1  0,1)3  50(1  0,1) 4  371, 01.
Vậy tổng số tiền ông Phong rút ra là 371,01 triệu đồng.
Lưu ý. Excel không cung cấp hàm tính giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ.
Tuy nhiên, ta có thể tính hiện giá của chuỗi tiền tệ này bằng hàm NPV và kết hợp
với công thức (1.8) để suy ra giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ. Chẳng hạn
ví dụ 6 ta có

Vậy tổng số tiền ông Phong rút hết ra là FV  371,01 triệu đồng.
Ví dụ 7. Giả sử ông Duy gởi ngân hàng liên tục trong 5 năm, số tiền gởi mỗi năm
100 triệu đồng. Ngay sau lần gởi thứ 5 do cần tiền gấp ông Duy rút hết ra. Tính tổng
số tiền ông Duy rút hết ra. Biết rằng lãi suất tiền gởi là 10%/năm.
Giải
Ta có
+) Lãi suất tiền gởi: r  10% /năm,
+) Số tiền mỗi năm: a  100 triệu đồng,
+) Số lần thanh toán: n  5 năm,

11
+) Tổng số tiền ông Duy rút ra là giá trị tương lai của số tiền gởi được cho
bởi công thức sau:
(1  r)n  1
FV  a .
r
Thay số vào ta có :
(1  0,1)5  1
FV  100   610,51.
0,1
Vậy tổng số tiền ông Duy rút ra là 610,51 triệu đồng.
Lưu ý.
+) Ta có tính giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ hằng trên Excel bằng cách
dùng hàm FV  r, n, a  . Chẳng hạn ví dụ 7 ta có

Vậy tổng số tiền ông Duy rút hết ra FV  610,51 triệu đồng.
+) Ta cũng có thể dùng hàm PMT  r, n,, FV  trên Excel để tính kỳ khoản a. Với ví

dụ 7 với số năm là n  5 năm, lãi suất r  10% /năm, giá trị tương lai, FV  620
triệu đồng. Tìm số tiền gởi mỗi năm ?

Vậy số tiền mỗi năm là 101,55 triệu đồng.


+) Ta cũng có thể dùng hàm NPER  r, n,, FV  trên Excel để tính số kỳ khoản n.

12
Với ví dụ 7 với lãi suất r  10% /năm, số tiền gởi mỗi năm a  100 triệu đồng, giá
trị tương lai, FV  950 triệu đồng tìm số kỳ khoản?

Vậy số kỳ khoản n  7,007 năm.


1.2.2.2. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đầu kỳ
Xét chuỗi tiền tệ a1,a 2 ,...,a n đầu tư vào đầu các chu kỳ đánh số lần lượt là 0,
1, …, n  1 (sơ đồ bên dưới) nhằm mục đích thành lập một khoản vốn vào cuối chu
kỳ thứ n mà ta chọn làm thời điểm tương đương.

Tổng các giá trị nhận được của các kỳ khoản vào cuối kỳ thứ n gọi là giá trị
nhận được của chuỗi tiền tệ đầu kỳ, ký hiệu FV/ .
Ta có
+ Kỳ khoản a n đầu tư đầu kỳ thứ n cho giá trị nhận được cuối kỳ này là
1
a n 1  r  .

+ Kỳ khoản a n 1 sinh lãi trong hai chu kỳ cho giá trị nhận được cuối kỳ thứ n
2
là a n 1 1  r  .

+ …
+ Kỳ khoản a 2 được đầu tư trong n  1 chu kỳ cho giá trị nhận được là
n 1
a 2 1  r  .

13
n
+ Kỳ khoản a1 được đầu tư trong n chu kỳ cho giá trị nhận được là a1 1  r  .

Do định nghĩa, giá trị nhận được FV / của chuỗi tiền tệ đầu kỳ nêu trên chính
là tổng các giá trị nhận được của các kỳ khoản. Ta nhận được hệ thức
n n 1
FV d  a1 1  r   a 2 1  r     a n 1  r  .

hay
n
n i 1
FV d   a i 1  r   FV 1  r  .
i 1

Nếu chuỗi tiền tệ có các kỳ khoản cố định, tức là a i  a, i  1, 2,.., n thì

d
n
n i 1 (1  r) n  1
FV  a  1  r   a 1  r   FV 1  r  . (1.18)
i 1 r

d (1  r)n  1
Hệ quả. Từ công thức FV  a 1  r  , ta có
r
r  FVd
+) Tính kỳ khoản cố định: a  ,
1  r  (1  r)n  1
1  r  (1  r)n  1 FV d
+) Tính lãi suất :  ,
r a
 FV d 
ln  r   1
a 1  r  
+) Tính số lượng kỳ khoản: n   .
ln 1  r 

Ví dụ 8. Giả sử ông Tường dự tính đầu tư vào một tài khoản tiết kiệm mới khoản
tiền 5 triệu đồng mỗi cuối năm trong vòng 4 năm. Cuối năm thứ 5, ông Tường sở
hữu bao nhiêu tiền, biết rằng ngân hàng yêu cầu đầu tư ngay khoản tiền 5 triệu đồng
khi mở tài khoản và lãi suất áp dụng cho tài khoản này là 4,75% năm.
Giải
Ta có
+) Lãi suất: r  4,75% /năm,
+) Số tiền mỗi năm: a  5 triệu đồng,
+) Số lần thanh toán: n  5 ,

14
+) Tổng số tiền ông Tường sở hữu vào cuối năm thứ 5 giá trị tương lai của số
tiền gởi được cho bởi công thức (1.18) như sau
(1  r)n  1
FV d  a 1  r  .
r
Thay số vào ta có :
(1,0475)5  1
FV5d  5 1,0475   28,8.
0,0475
Vậy số tiền ông Tường sở hữu vào cuối năm thứ 5 là 28,8 triệu đồng.
Lưu ý. Ta có tính giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ hằng trên Excel bằng
cách dùng hàm FV  r, n, a  và kết hợp với công thức (1.18) suy ra chuỗi tiền tệ

đầu kỳ. Chẳng hạn ví dụ 8 ta có

Vậy tổng số tiền ông Tường sỡ hữu FV d  28,8 triệu đồng.


1.2.3. Giá trị hiện tại (hiện giá) của chuỗi tiền tệ
1.2.3.1. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ cuối kỳ
Xét chuỗi tiền tệ a1 , a 2 , …, a n đầu tư vào cuối các chu kỳ đánh số lần lượt là
1, 2, … n (sơ đồ bên dưới) nhằm mục đích hoàn trả một khoản vốn vay vào đầu chu
kỳ thứ nhất mà ta chọn làm thời điểm tương đương.

Tổng các hiện giá ở đầu chu kỳ thứ nhất của các kỳ khoản được gọi là hiện giá
của chuỗi tiền tệ cuối kỳ này, ký hiệu PV.
15
Với thời điểm tương đương được chọn ở đầu chu kỳ thứ nhất, thời điểm 0, ta

+ Kỳ khoản a n đầu tư vào cuối chu kỳ thứ n cho hiện giá ở thời điểm 0 là
n
a n 1  r  .
 (n 1)
+ Kỳ khoản a n 1 cho hiện giá vào thời điểm 0 : a n 1 1  r  .

+…
2
+ Kỳ khoản a 2 cho hiện giá vào thời điểm 0 : a 2 1  r  .
1
+ Kỳ khoản a1 cho hiện giá vào thời điểm 0 : a1 1  r  .

Do định nghĩa, ta nhận được hiện giá của chuỗi tiền tệ cuối kỳ này là
1 2  (n 1) n
PV  a1 1  r   a 2 1  r     a n 1 1  r   a n 1  r  . (1.19)

hay
n
i
PV   a i 1  r  . (1.20)
i 1

Nếu chuỗi tiền tệ cố định, tức là a i  a, i  1, 2,.., n thì


n
i 1  (1  r)  n
PV  a  1  r  a . (1.21)
i 1 r

1  (1  r)  n
Hệ quả. Từ công thức PV  a , ta có
r
r  PV
+) Tính kỳ khoản cố định: a  ,
1  (1  r)  n

1  (1  r) n PV
+) Tính lãi suất :  ,
r a
 a 
ln  
a  rPV 
+) Tính số lượng kỳ khoản: n   .
ln 1  r 

Ví dụ 9. Giả sử công ty X mua một thiết bị của công ty Y. Công ty đã nhận được
đơn hàng như sau: Tổng số tiền thanh toán là 1000 triệu đồng. Phương thức thanh
toán là một năm sau khi giao hàng thanh toán 20%, hai năm sau ngày giao hàng trả

16
30%, ba năm sau ngày giao hàng trả 50%. Tính hiện giá của hệ thống thiết bị này,
biết rằng lãi suất ngân hàng là 15%/năm.
Giải
Ta có
+) Lãi suất ngân hàng: r  15% /năm,
+) Số lần thanh toán: n  3 năm,
+) Số tiền mỗi lần thanh toán:
a1  200 triệu đồng, a 2  300 triệu đồng, a 3  500 triệu đồng,
+) Tổng số tiền hiện tại được cho bởi công thức sau:
1 2 3
PV  a1 1  r   a 2 1  r   a 3 1  r 

 200(1,15) 1  300(1,15) 2  500(1,15) 3  729,5143.


Vậy hiện giá của thiết bị này là 729,5143 triệu đồng.
Với Excel, ta có thể tính hiện giá của chuỗi tiền tệ cuối kỳ bằng cách sử dụng hàm
NPV (Net Present Value). Chẳng hạn với ví dụ 9 ta có

1.2.3.2. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đầu kỳ


Với chuỗi tiền tệ a1 , a 2 ,..., a n đầu tư vào đầu các chu kỳ đánh số 0, 1, …,
n  1 , (sơ đồ bên dưới) nhằm thanh toán khoản nợ ký kết vào đầu chu kỳ thứ nhất
mà ta chọn làm thời điểm tương đương.

17
Tổng các hiện giá các kỳ khoản vào đầu chu kỳ thứ nhất được gọi là hiện giá
của chuỗi tiền tệ đầu kỳ.
Ta cần xác định giá trị của hiện giá chuỗi tiền tệ đầu kỳ này, ký hiệu PV/ . Ta

+ Kỳ khoản a1 đầu tư đầu chu kỳ thứ nhất cho hiện giá chính là a1 .
+ Kỳ khoản a 2 đầu tư đầu chu kỳ thứ nhì cho hiện giá đầu kỳ thứ nhất là
1
a 2 1  r  .

+…
+ Kỳ khoản a n đầu tư đầu chu kỳ thứ n cho hiện giá đầu chu kỳ thứ nhất là
 (n 1)
a n 1  r  .

Do định nghĩa, hiện giá của chuỗi tiền tệ đầu kỳ, tính tại thời điểm 0, là tổng
các hiện giá các kỳ khoản, tính tại thời điểm 0, nghĩa là
n
 i 1
PV d   a i 1  r   PV  1  r  . (1.22)
i 1

Nếu chuỗi tiền tệ cố định, tức là a i  a, i  1, 2,.., n thì

1  (1  r) n
PVd  a 1  r  . (1.23)
r
1  (1  r) n
Hệ quả. Từ công thức PVd  a 1  r  , ta có
r
r  PV d
+) Tính kỳ khoản cố định: a  ,
1  r  1  (1  r) n 
1  r  1  (1  r)n  PVd
+) Tính lãi suất :  ,
r a
 a 1  r  
ln  d
 a 1  r   rPV 

+) Tính số lượng kỳ khoản: n  .
ln 1  r 

Ví dụ 10. Giả sử ông Tường mua một máy vi tính theo phương thức trả dần bằng 40
kỳ khoản hằng 300 ngàn đồng, kỳ khoản đầu thanh toán ngay khi mua. Lãi suất áp

18
dụng là 1,12%/tháng. Tính giá trị hiện tại của vi tính và lãi suất năm tương đương
của phương thức thanh toán này.
Giải
Theo đề bài ta có
+) Lãi suất áp dụng: rT  1,12% /tháng,
+) Số tiền mỗi năm: a  300 ngàn đồng,
+) Số lần thanh toán: n  40 ,
Giá trị hiện tại của máy vi tính mà ông Tường cần mua được cho bởi công thức

d 1  (1  rT )  n
PV  a 1  rT  .
rT
Thay số vào ta có :
40
d 1  1  0, 0112 
PV40  300(1  0, 0112)  9737,3771.
0, 0112
Vậy giá trị hiện tại của vi tính là 9737,3771 ngàn đồng.
Lãi suất năm tương đương cần tìm là mức lãi suất r được cho bởi hệ thức :

1  0, 0112 12  1  r .
Ta được : r  14,3% /năm.
Với Excel, để tính hiện giá của chuỗi tiền tệ cuối kỳ hằng bằng cách sử dụng hàm
PV (Present Value) kết hợp (1.22) ta có hiện giá cuối tiền tệ đầu kỳ. Chẳng hạn với
ví dụ 10 ta có

d
Vậy giá trị hiện tại của máy vi tính là PV40  9737,3771 ngàn đồng.

19
1.2.4. Chuỗi tiền tệ theo cấp số nhân
Các kỳ khoản xuất hiện trong các luồng tài chính, đặc biệt trong những dự án
đầu tư vốn, có thể tăng dần theo cấp số nhân nhằm kềm chế hay tránh những biến
động của thị trường.
Trong phần này, ta khảo sát giá trị tương lai FV của chuỗi tiền tệ cuối kỳ
a1 , a 2 ,..., a n theo cấp số nhân công bội q. Từ đó suy ra giá trị tương lai của chuỗi
tiền tệ đầu kỳ theo cấp số nhân cũng như các giá trị hiện tại tương ứng.
1.2.4.1. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo cấp số nhân
Theo (1.15) ta có công thức tổng quát như sau
1 n 2 n 1
FV  a n  a n 1 1  r     a 2 1  r   a1 1  r  .

Khi các kỳ khoản tạo thành cấp số nhân, công bội q, ta có a k 1  a k q và do đó,
với a chỉ giá trị kỳ khoản đầu tiên, thế vào đẳng thức trên ta được:
1 n 1
FV  aq n 1  aq n 2 1  r     a 1  r  . (1.24)

hay
 1 r  n 1
n 1 1 r  
FV  aq 1       . (1.25)
  q   q  

Số hạng trong ngoặc vuông là tổng n số hạng đầu theo cấp số nhân công bội
1 r 1 r
và số hạng đầu 1. Khi  1 , ta có
q q
n
1 r 
n 1 1  
1 r  1 r   q 
1       .
 q   q  1 
1 r 

 q 
Từ hệ thức (1.25). Ta có
n
1 r 
1 
n 1  q 
FV  aq . (1.26)
1 r 
1  
 q 
Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ với lãi suất là r và các kỳ khoản theo
cấp số nhân công bội q

20
Nếu q  1  r thì ta có

 q n  (1  r)n 
FV  a  . (1.27)
 q  (1  r) 
Nếu q  1  r thì đẳng thức (1.24) được viết lại như sau:
n 1
FV  na 1  r  . (1.28)

 q n  (1  r)n 
Hệ quả. Từ công thức FV  a   , ta có
 q  (1  r) 

+) Tính kỳ khoản cố định: a 


q  (1  r)  FV ,
q n  (1  r) n

q n  (1  r)n FV
+) Tính lãi suất :  .
q  (1  r) a
Ví dụ 11. Nhằm chuẩn bị cho việc tân trang đội xe tải, phòng kế hoạch công ty ông
Duy đề nghị tích lũy vốn vào ngày 14/4/2020 mỗi năm trên một tài khoản lãi suất
5,75%, bắt đầu từ năm 14/4/2021, với lượng vốn đầu tiên là 100 triệu đồng, tích lũy
tăng 15% năm. Công ty ông Duy tích lũy được bao nhiêu tiền vào thời điểm đầu tư
thứ 5 ?
Giải
Theo đề bài ta có
+) Kỳ khoản đầu tiên : a  100 triệu đồng,
+) Lãi suất : r  5,75% /năm
+) Tích lũy tăng 15%/năm : q  1,15% , số kỳ khoản : n  5.
Dùng hệ thức (1.27) với thời điểm 5 làm thời điểm tương đương, ta được
(1,15)5  (1,0575)5
FV5  100  744,69.
1,15  1,0575
Vậy số tiền công ty ông Duy tích lũy được 744,69 triệu đồng.
1.2.4.2. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo cấp số nhân
n
Áp dụng đẳng thức tổng quát, PV  FV 1  r  , và đẳng thức (1.27), ta suy

ra giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo cấp số nhân với công bội q, ở mức
lãi suất r như sau :

21
Nếu q  1  r thì ta có

n
 q n  1  r n 
PV  a 1  r   . (1.29)
 q  1  r  

Nếu q  1  r thì theo đẳng thức (1.28), ta có


1
PV  na 1  r  . (1.30)

Ví dụ 12. Giả sử ông Hưng vay tiền ngân hàng để mua một căn hộ. Ngân hàng
đồng ý cho vay theo phương thức trả dần bằng 120 kỳ khoản tháng, kỳ khoản đầu
tiên thanh toán sau một tháng là 5 triệu đồng, mỗi tháng tăng 2%. Lãi suất ngân
hàng áp dụng là 0,5%/tháng. Tính giá trị hiện tại của căn hộ này.
Giải
Theo đề bài ta có
+) Kỳ khoản đầu tiên : a  5 triệu đồng,
+) Lãi suất : r  0,5% /tháng,
+) Mỗi tháng tăng 2%/năm : q  1,02% ,
+) Số kỳ khoản : n  120.
Dùng hệ thức (1.29) với thời điểm 120 làm thời điểm tương đương, ta được

120 (1,02)120  (1,005)120


PV120  5 1,005  1638,962.
1,02  1,005
Vậy giá trị hiện tại của căn hộ 1638,962 triệu đồng.
1.2.4.3. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số nhân

Với FVd là giá trị cần tìm, đẳng thức tổng quát, FVd  FV 1  i  , liên kết với

đẳng thức (1.27), ta có giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đầu kỳ với công bội q và ở
mức lãi suất r như sau :
Nếu q  1  r thì ta có

 q n  1  r  n 
d
FV  a 1  r   . (1.31)
 q  1  r  

Nếu q  1  r thì ta có
n
FV d  na 1  r  . (1.32)

22
Ví dụ 13. Nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng cơ sở sản xuất mới, phòng kế hoạch tài
chính của công ty ông Tường đề nghị tích lũy vốn vào ngày 14/4 mỗi năm trên một
tài khoản lãi suất 6,75%, bắt đầu từ năm 14/4/2021, với lượng vốn đầu tiên là 150
triệu đồng, tích lũy tăng 20% năm. Công ty ông Tường tích lũy được bao nhiêu tiền
sau 10 năm?
Giải
Theo đề bài ta có
+) Kỳ khoản đầu tiên : a  150 triệu đồng,
+) Lãi suất : r  6,75% /năm
+) Tích lũy tăng 20%/năm : q  1,2% ,
+) Số kỳ khoản : n  10.
Dùng hệ thức (1.31) với thời điểm 10 làm thời điểm tương đương, ta được

d (1,2)10  (1,0675)10
FV10  150 1,0675  5160,335.
1,2  1,0675
Vậy số tiền công ty ông Tường tích lũy được 5160,335 triệu đồng.
1.2.4.4. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số nhân
Với PVd là giá trị cần tìm, đẳng thức tổng quát, PVd  PV 1  r  , kết hợp với

đẳng thức (1.29) cho giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số nhân với
công bội q, ở mức lãi suất r trên chu kỳ như sau :
Nếu q  1  r thì ta có

 (n 1)
 q n  1  r n 
d
PV  a 1  r   . (1.33)
 q  1  r  

Nếu q  1  r thì theo đẳng thức (1.30), ta có

PVd  na. (1.34)


Ví dụ 14. Ông Bách mua một căn phòng với giá 500 triệu đồng để chuẩn bị làm văn
phòng mới. Ông trả 150 triệu đồng tiền mặt và thanh toán khoản còn lại bằng 60 kỳ
khoản tháng tăng dần 2% ở mức lãi suất tháng 0,6%. Tính giá trị kỳ khoản đầu tiên
khi nó được thanh toán một tháng sau ngày mua? khi nó được thanh toán ngay vào
ngày mua?
Giải

23
Theo đề bài ta có
+) Lãi suất : r  0,6% /tháng,
+) Tăng 2%/tháng : q  1,02% ,
+) Số kỳ khoản tháng : n  60.
+) Số tiền còn nợ : 500  150  350 triệu đồng.
Trường hợp 1 : Các kỳ khoản được thanh toán cuối mỗi tháng. Từ (1.29), ta có
(1,02)60  (1,006)60
350  a(1,006) 60 .
1,02  1,006
Kỳ khoản đầu tiên có giá trị là a  3,794 triệu đồng.
Trường hợp 2 : Các kỳ khoản được thanh toán đầu tháng. Từ (1.33), ta có
(1,02)60  (1,006)60
350  a(1,006) 59 .
1,02  1,006
Kỳ khoản đầu tiên có giá trị là a  3,771 triệu đồng.
1.2.5. Chuỗi tiền tệ theo cấp số cộng
Tương tự như chuỗi tiền tệ theo cấp số nhân, chuỗi tiền tệ theo cấp số cộng
xuất hiện trong những dự án đầu tư vốn hay khấu trừ khoản vay nhằm mục đích
kềm chế hay tránh những biến động của thị trường.
Trong phần này, ta khảo sát giá trị tương lai FV của chuỗi tiền tệ cuối kỳ
a1 , a 2 ,..., a n theo cấp số cộng công sai d. Từ đó suy ra giá trị tương lai của chuỗi
tiền tệ đầu kỳ theo cấp số cộng cũng như các giá trị hiện tại tương ứng.
1.2.5.1. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo cấp số cộng
Theo (1.15) ta có công thức tổng quát như sau
1 n 2 n 1
FV  a n  a n 1 1  r     a 2 1  r   a1 1  r  .

Khi các kỳ khoản tạo thành cấp số cộng công sai d, ta có : a k 1  a k  d . Với a
chỉ kỳ khoản đầu tiên, ta được
1 n 1
FV   a  (n  1)d    a  (n  2)d  1  r     a 1  r  . (1.35)

hay
 n 1 i  n 1 i 1 
FV  a 1   1  r    d    n  i 1  r   . (1.36)
 i 1   i1 

24
Số hạng đầu chính là giá trị nhận được vào cuối kỳ thứ n của chuỗi tiền tệ
hằng a, cho bởi công thức sau

1 n 1  (1  r)n  1
a 1  1  r     1  r  a .
  r
Để tính số hạng trong ngoặc vuông thứ hai, ta đặt
n 1
i 1
f  r     n  i 1  r  .
i 1

Tính giá trị 1  r  f  r  :


n 1
1  r  f  r     n  i 1  r i .
i 1

Lập hiệu số 1  r  f  r   f  r  :
n 1
1  r  f  r   f  r    1  r i   n  1 .
i 1

Đẳng thức này cho thấy


n 1
i 1 (1  r) n  1
rf  r    1  r  n  n.
i 1 r
Suy ra giá trị của FV là
 1  r n  1 d  1  r n  1 
FV  a     n ,
 r  r  r 

hay
 1  r n  1   d  nd
FV   a    . (1.37).
 r   r r

Ví dụ 15. Công ty ông Dũng đầu tư một phần lợi nhuận hàng năm vào một tài
khoản tiết kiệm với lãi suất năm 5,25%. Khoản đầu tư đầu tiên sau một năm kể từ
ngày mở tài khoản là 120 triệu đồng, các khoản đầu tư tiếp theo tăng thêm 20 triệu
đồng mỗi năm. Tính số tiền công ty ông Dũng nhận được sau 10 năm.
Giải
Theo đề bài ta có
+) Kỳ khoản đầu tiên : a  120 triệu đồng,

25
+) Lãi suất : r  5,25% /năm
+) Mỗi năm tăng 20 triệu : d  20 triệu đồng,
+) Số kỳ khoản : n  10.
Dùng hệ thức (1.37) với thời điểm 10 làm thời điểm tương đương, ta được
 1,0525 10  1   20  10  20
FV    120    2565, 411.
 0,0525   0,0525  0,0525

Vậy số tiền công ty ông Dũng nhận 2565,411 triệu đồng.


1.2.5.2. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo cấp số cộng
n
Từ hệ thức tổng quát, PV  FV 1  r  , ta suy ra giá trị hiện tại của chuỗi

tiền tệ cuối kỳ theo cấp số cộng với công sai d, tính ở lãi suất r trên chu kỳ, cho bởi
 1  r n  1  d  nr  n
PV    a     1  r  . (1.38)
 r  r r 

hay
1  1  r  n   d  nd
PV     a   nd   . (1.39)
 r   r  r

Ví dụ 16. Ông Huy mua một chiếc xe ôtô trả dần bằng 36 kỳ khoản tháng. Kỳ
khoản đầu tiên là 10 triệu đồng thanh toán sau một tháng, các kỳ khoản tiếp theo
tăng 1 triệu đồng, ở mức lãi suất 0,4%/tháng. Tính giá trị hiện tại của chiếc xe ôtô.
Giải
Theo đề bài ta có
+) Lãi suất : r  0,4% /tháng,
+) Mỗi tháng tăng 1 triệu : d  1 triệu đồng,
+) Số kỳ khoản tháng : n  36.
+) Kỳ khoản đầu tiên : a  10 triệu đồng.
Áp dụng (1.39), ta có
1  1, 004 36   1  36  1
PV    10   36  1   905,8993.
 0,004   0,004  0,004

Vậy giá trị chiếc xe ô tô là 905,8993 triệu đồng.

26
1.2.5.3. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số cộng
Với FV d chỉ giá trị cần tìm, từ hệ thức tổng quát, FVd  FV 1  r  , kết hợp

với hệ thức (1.36), ta suy ra giá trị tương lai, tính theo mức lãi suất r trên chu kỳ,
của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số cộng công sai d cho bởi
 1  r n  1  d  nd 
FV d    a     1  r  . (1.40)
 r  r r 

Ví dụ 17. Nhằm tạo một quỹ phúc lợi cho công ty. Ông Phong trích ra một phần lợi
nhuận của công ty gởi vào một tài khoản tiết kiệm với lãi suất năm 6%. Khoản đầu
tư đầu tiên là 80 triệu đồng, các khoản đầu tư tiếp theo tăng thêm 10 triệu đồng mỗi
năm. Tính số tiền công ty ông Phong nhận được sau 20 năm.
Giải
Theo đề bài ta có
+) Kỳ khoản đầu tiên : a  80 triệu đồng,
+) Lãi suất : r  6% /năm
+) Mỗi năm tăng 10 triệu : d  10 triệu đồng,
+) Số kỳ khoản : n  20.
Dùng hệ thức (1.40) với thời điểm 20 làm thời điểm tương đương, ta được
 1,06 20  1  10  20  10 
FV d    80    1,06   6084,873.
 0,06  0,06  0,06 

Vậy số tiền công ty ông Phong nhận được là 6084,873 triệu đồng.
1.2.5.4. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số cộng
Với PVd chỉ giá trị cần tìm, hệ thức tổng quát, PVd  PV 1  r  , kết hợp với

hệ thức (1.39) cho giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số cộng với công
sai là d, tính ở mức lãi suất r trên chu kỳ, cho bởi
1  1  r  n  d  nd 
d
PV    a   nd    1  r  . (1.41)
 r  r  r 

Ví dụ 18. Công ty Ông Bách thanh toán khoản nợ 2000 triệu đồng bằng 10 kỳ
khoản năm cuối kỳ, kỳ khoản đầu tiên là 100 triệu đồng, mỗi năm tăng thêm 25
triệu đồng. Hỏi lãi suất khoản vay này là bao nhiêu?

27
Giải
Theo đề bài ta có
+) Mỗi tháng tăng 25 triệu : d  25 triệu đồng,
+) Số kỳ khoản tháng : n  10.
+) Kỳ khoản đầu tiên : a  100 triệu đồng.
+) Khoản nợ : PV  2000 triệu đồng
Áp dụng (1.39), ta có
10
1  1  r   25  5  25
2000   100   5  25   .
r  r  r
Bằng cách viết
10
1  1  r   25  5  25
 100   5  25    2000  0
r  r  r
10
1  1  r   25  5  25
và xét hàm số f  r    100   5  25    2000 , ta cần tìm lãi
r  r  r
suất r, tính bằng %, sao cho f  r   0 .

Khi máy tính không có chức năng giải xấp xỉ phương trình, ta dùng phương
pháp nội suy tuyến tính từ những dự đoán ban đầu
f (0,08)  44,1688 và f (0,09)  162, 2332.
Phương pháp nội suy tuyến tính cho giá trị r, tính bằng %, xác định bởi
r  0,08 0,09  0,08

0  f (0,08) f (0,09)  f (0,08)
hay
r  0,08 0,01
 .
0  44,1688 162, 2332  44,1688
Ta được giá trị
0, 01 44,1688
r  0,08   8, 214%.
162, 2332  44,1688
Kết luận : lãi suất danh nghĩa khoản vay này là r  8, 214% .
f1
Lưu ý có thể dùng công thức: r  r1   r2  r1  .
f1  f 2

28
Với Excel, ta có thể dùng hàm Goal Seek trong chức năng Tools để giải xấp xỉ
phương trình. Cụ thể với phương trình trong ví dụ 18, ta thực hiện như sau:
Bước 1. Khởi tạo r bắng một giá trị khác không (do năm dưới mẫu) và tính giá trị
hàm f(r) như sau:

Bước 2. Gọi hàm Goal Seek từ chức năng Tools của Excel trong đó ô B1 chứa giá
trị r cần tìm và ô D1 chứa giá trị hàm f(r), định hướng về giá trị 0,

Ta nhận được kết quả như sau:

Vậy lãi suất danh nghĩa khoản vay này là r  8,2% .


1.2.6. Hiện giá thuần (Net Present Value)
1.2.6.1. Định nghĩa: Hiện giá thuần, ký hiệu NPV là hiệu số giữa hiện giá của
dòng tiền tệ ròng sinh bởi dự án, tính tại thời điểm đầu tư ban đầu với mức lãi suất
chiết khấu r, cho lượng vốn đầu tư ban đầu I0 .
1.2.6.2. Hệ thức xác định hiện giá thuần: Với thời điểm tương đương được chọn
là thời điểm 0 và với mức lãi suất chiết khấu r% , ta có

29
n
CF1 CF2 CFn CFt
NPV   I0   2
   n
  I 0   t
. (1.42)
1 r 1  r  1  r  t 1 1  r 

hay
n
t
NPV   I0   CFt 1  r  . (1.43)
t 1

trong đó: CFt : là dòng tiền tệ ròng dự kiến năm thứ t.


Nếu dòng tiền tệ dòng dự kiến bằng nhau, CF1  CF2    CFn  CF thì
n
1  1  r 
NPV   I0  CF . (1.44)
r
1.2.6.3. Ý nghĩa của hiện giá thuần
Doanh nghiệp không đầu tư vào dự án không sinh ra mức lãi cần thiết so với
vốn đầu tư ban đầu. Hiện giá thuần cho thấy một dự án là có lãi hay không ở mức
lãi suất chiết khấu áp dụng. Giá trị NPV âm cho thấy hiện giá dòng tiền tệ ròng
không bù đắp được vốn đầu tư ban đầu và như vậy dự án này không nên thực hiện.
Khi chỉ có một dự án đầu tư, doanh nghiệp so sánh hiện giá thuần với 0. Một
dự án đầu tư có hiện giá thuần dương được gọi là có lãi.
Khi có nhiều dự án đầu tư cạnh tranh, doanh nghiệp chọn dự án đầu tư nào có
hiện giá thuần cao nhất.
Ví dụ 19. Giả sử đầu tư dự án với vốn gốc 550 triệu đồng với các dòng tiền tệ ròng
dự kiến 120, 150, 200 và 250 triệu đồng, giá trị thặng dư là 50 triệu đồng. Tính hiện
giá thuần của dự án với lãi suất chiết khấu là 6%.
Giải
Ta có
+) Lãi suất chiết khấu: r  6% ,
+) Vốn gốc: I0  550 triệu đồng,
+) Dòng tiền: CF1  120 , CF2  150 , CF3  200 , CF4  300 triệu đồng.
Hiện giá thuần của dự án được cho bởi công thức
n
t
NPV   I0   CFt 1  r  .
t 1

Thay thế số vào ta có

30
NPV  550  120 1,061  150 1,062  200 1,063  300 1,064
 102, 26 triệu đồng.
Vậy hiện giá thuần của dự án là 102,26 triệu đồng.
Ta có thể dùng hàm NPV của Excel để tính hiện giá thuần như sau:

Vậy hiện giá thuần của dự án với lãi suất chiết khấu là 6% là 102,26 triệu đồng.
Ví dụ 20. Một dự án số vốn đầu tư ban đầu là 100000 USD sau một năm đem lại
cho bạn đều đặn 18000 USD mỗi năm, liên tiếp trong 10 năm sau đó. Lãi suất
không đổi 11%/năm. Bạn có chấp nhận dự án này hay không?
Giải
Theo đề bài ta có
+) Số tiền mỗi năm: CF  18000 USD,
+) Lãi suất: r  11% / năm,
+) Kỳ hạn: n  10 năm,
+) Vốn ban đầu: I0  100000 USD
Hiện giá thuần của dự án được cho bởi công thức
1  (1  r)  n
NPV   I 0  CF .
r
Thay số vào ta có :
1  (1,11)10
NPV  100000  18000  6006,18.
0,11
Vậy hiện giá thuần của dự án là 6006,18 USD.
Vì NPV  0 nên chấp nhận dự án.
Ta có thể dùng hàm PV của Excel để tính hiện giá thuần như sau:

31
Vậy hiện giá thuần của dự án với lãi suất chiết khấu là 11% là 6006,18 USD.
1.2.7. Tỷ suất sinh lời nội bộ (Internal Rate of Return)
1.2.7.1. Định nghĩa: Tỷ suất sinh lời nội bộ, ký hiệu IRR, là lãi suất mà ứng với
mức lãi suất này, hiện giá luồng tiền tệ ròng, tính tại thời điểm đầu tư ban đầu, bằng
với lượng vốn đầu tư ban đầu I0 .
1.2.7.2. Biểu thức định nghĩa của tỷ suất sinh lời nội bộ
Ký hiệu r cho IRR. Do định nghĩa, ta có
1 2 n
I0  CF1 1  r   CF2 1  r     CFn 1  r  . (1.45)

Điều này cho thấy r là nghiệm của phương trình


n
t
 I0   CFt 1  r   0. (1.46)
t 1

Nếu dòng tiền tệ dòng dự kiến bằng nhau, CF1  CF2    CFn  CF thì
n
1  1  r 
 I0  CF  0. (1.47)
r
Lưu ý. Xác định tỷ suất sinh lời nội là ta đi giải một phương trình bậc cao,
như ta đã biết không có công thức tường minh để giải phương trình bậc cao (thường
bậc lớn hơn hay bằng 3) nên ta có thể giải sấp xỉ.
Cách xác định tỷ suất sinh lời nội bộ r . Đặt
n
t
f  r    I0   CFt 1  r  .
t 1

Trường hợp 1. Chọn r1  r2 sao cho f1  0 và f 2  0 .


Suy ra

32
f1
r  r1   r2  r1  .
f1  f 2
Trường hợp 2. Chọn r1  r2 sao cho f1  0 và f 2  0 .
Suy ra
f1
r  r1   r2  r1  .
f1  f 2

Chứng minh:
Phương trình đường thẳng qua hai điểm  r1 ,f1  và  r2 ,f 2  dạng chính tắc nhua sau:

r  r1 f  f1
 .
r2  r1 f 2  f1

Do r là nghiệm nên f  r   0 suy ra

f1
r  r1   r2  r1  .
f 2  f1

f1 f
Nếu f1  0 và f 2  0 thì r  r1   r2  r1   r1   r2  r1  1 .
f1  f 2 f1  f 2

f1 f
Nếu f1  0 và f 2  0 thì r  r1   r2  r1   r1   r2  r1  1 .
f 2  f1 f1  f 2

Lưu ý. Nếu r1 và r2 lấy càng gần nhau thì nghiệm càng chính xác, thông thường thì
r1 và r2 lấy lệch nhau 1% nếu là lãi suất theo năm.
Ví dụ 21. Giả sử đầu tư dự án với vốn gốc 450 triệu đồng, các dòng tiền tệ ròng dự
kiến là 120, 150, 200 và 250 triệu đồng và giá trị thặng dư của dự án là 50 triệu
đồng. Tính tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án đầu tư này.
Giải
Theo đề bài ta có
+) Vốn gốc: I0  450 triệu đồng,
+) Dòng tiền: CF1  120 , CF2  150 , CF3  200 , CF4  300 triệu đồng.
Do định nghĩa, tỷ suất sinh lời nội bộ là nghiệm của phương trình,
1 2 3 4
450  120 1  r   150 1  r   200 1  r   300 1  r   0.

Đặt

33
1 2 3 4
f  450  120 1  r   150 1  r   200 1  r   300 1  r  .

Chọn r1  21% ta tính được f1  4, 4726.


Chọn r2  22% ta tính được f 2  5, 2989.
Để tính tỷ suất sinh lời nội bộ ta áp dụng công thức
f1
r  r1   r2  r1   0,2146.
f1  f 2

Vậy tỷ suất sinh lời nội bộ là IRR  r  21, 46% .


Với Excel, ta có thể dùng hàm IRR để tính tỷ suất sinh lời nội bộ như sau:

Vậy tỷ suất sinh lời nội bộ là 21,454%.


1.2.8. Lãi gộp liên tục
Giả sử ta có một khoản tiền PV đồng (giá trị hiện tại) gửi vào ngân hàng với
lãi suất cố định r% một năm. Gọi FV là số tiền nhận được sau t năm (giá trị
tương lai):
t
FV  PV  1  r  . (1.48)

r
Nếu trong một năm có n lần tính lãi với lãi suất mỗi lần tính là rn  thì
n
trong t năm có n.t lần tính lãi. Vậy số tiền sau t năm có là
nt
/ nt  r
FV  PV 1  rn   PV 1   . (1.49)
 n
Giả sử việc tính lãi trên là liên tục, tức là cho n  , khi đó số tiền nhận
được sau t năm:

34
n r.t
nt 
 r  r r
FV /  lim PV 1    lim PV 1     PVer.t . (1.50)
n   n n   n  
 
Công thức (1.50) là công thức tính lãi gộp liên tục.
Giải ngược từ công thức (1.50) ta thu được công thức tính giá trị hiện tại của
khoản tiền FV / đồng sau t năm (tính theo lãi gộp liên tục):
PV  FV / e  r.t . (1.51)
Ví dụ 22. Xác định hiện giá của khoản tiền 100 triệu đồng nhận được sau 3 năm,
khi tích lũy liên tục với lãi suất 6%. So sánh với phương thức tích lũy năm lãi suất
6%. (Giả sử lãi suất không đổi trong suốt thời gian).
Giải
Theo đề bài ta có :
+) FV  100 triệu đồng,
+) Lãi suất r  6% . Áp dụng
Đẳng thức (1.51) cho hiện giá PV khi tích lũy liên tục :
PV  100  e 0,063  100  0,835270  83,527 triệu đồng.
Từ đẳng thức (1.48) cho hiện giá PV khi tích lũy theo năm :
PV  100  1, 06 3  83,962 triệu đồng.
Hiện giá theo phương thức tích lũy liên tục nhỏ hơn hiện giá theo phương thức
tích lũy năm.
1.2.9. Hệ thức liên hệ giữa lãi suất liên tục và lãi suất rời rạc
Gọi j chỉ mức lãi suất liên tục và r chỉ mức lãi suất rời rạc (lãi suất năm tương
đương), giả sử giá trị nhận được trong tương lai  FV  là như nhau trên cùng một

lượng vốn đầu tư ban đầu là  PV  , ta có


n
FV  PV 1  r  và FV  PVe jn .
n n
Suy ra PV 1  r   PVe jn và do đó 1  r   e jn .

Lấy lôgarít hai vế, ta được n ln 1  r   jn và do đó,

j  ln 1  r  và r  e j  1. (1.52)

Chú ý : Từ tính chất của hàm lôgarít, với mọi giá trị r, ta có
35
ln 1  r   r. (1.53)

Kết hợp với hệ thức (1.52), ta được j  r , nghĩa là với cùng một số tiền đầu tư
và giá trị nhận được là như nhau thì lãi suất liên tục luôn nhỏ hơn lãi suất rời rạc.
Ví dụ 23. Xác định lãi suất liên tục tương đương với lãi suất rời rạc là 8,5%.
Giải
Ta có lãi suất rời rạc : r  8,5%  0,085 .
Áp dụng công thức (1.52), ta được lãi suất liên tục
j  ln(1,085)  8,16%.
Ví dụ 24. Xác định lãi suất rời rạc tương đương với lãi suất liên tục là 7,25%.
Giải
Ta có lãi suất liên tục :
j  7, 25%  0,0725 .
Áp dụng công thức (1.52), ta được lãi suất liên tục
r  e 0,0725  1  7,52%.
1.3. Một số nghiệp vụ giao dịch chứng khoán
1.3.1. Nghiệp vụ trao ngay
Việc chuyển giao chứng khoán của người bán thông qua môi giới của người
bán và việc người mua trả tiền thông qua môi giới của người mua được thực hiện
tức thời hoặc trong thời hạn rất ngắn. Việc chuyển giao chứng khoán và thanh toán
tiền chứng khoán cũng có thể thực hiện trực tiếp giữa người môi giới chứng khoán
với người kinh doanh chứng khoán. Điều này tùy thuộc vào quy định của mỗi nước.
Người môi giới trao cho khách hàng một bảng kê mua chứng khoán hoặc
bảng kê bán chứng khoán nói chi tiết về số tiền, về hoa hồng môi giới va những chi
phí khác.
Ví dụ 25. Một người mua theo nghiệp vụ trao ngay 100 cổ phiếu của công ty X với
giá 108 ngàn đồng/cổ phiếu. Tính số tiền người đó phải trả biết rằng hoa hồng môi
giới là 0,007, lệ phí địa phương tính 2,85% trên số tiền hoa hồng và thuế sở giao
dịch tính 6% trên số tiền hoa hồng.
Giải
Ta có

36
+) Số tiền của 100 cổ phiếu là 108 100  10.800 ngàn VNĐ.
+) Tiền hoa hồng môi giới: 10.800  0,007  75,6 ngàn VNĐ.
+) Tiền lệ phí địa phương: 75,6  2,85%  2,1546 ngàn VNĐ.
+) Tiền thuế sở giao dịch: 75,6  6%  4,536 ngàn VNĐ.
Vậy người đó phải trả tổng cộng là
10.800  75,6  2,1546  4,536  10.882, 291 ngàn VNĐ.
1.3.2. Nghiệp vụ kỳ hạn
Trong nghiệp vụ kỳ hạn của thị trường chứng khoán, người bán và người
mua thỏa thuận tức thời tính chất, số lượng, giá cả của chứng khoán nhưng việc trao
chứng khoán và thanh toán sẽ được thực hiện vào một ngày sau đó gọi là ngày
thanh toán.
Sau việc thanh toán, người môi giới chứng khoán có trách nhiệm trình bày
với khách hàng của mình về tài khoản thanh toán đã thực hiện.
Thị trường kỳ hạn là lĩnh vực đầu cơ. Mỗi nhà đầu cơ đều hy vọng có sự biến
động về giá cả chứng khoán có lợi cho mình diễn ra giữa thời điểm kết thúc giao
dịch và thời thời điểm than toán, như vậy họ sẽ kiếm được một khoản lời do chênh
lệch giá được dựa trên sự rủi ro của người khác. Việc xây dựng chiến lược đầu tư
cũng như chi phí hợp lý trong các hợp đồng để tránh rủi ro luôn được quan tâm
trong thị trường.
Ví dụ 26. Nhà xuất khẩu Việt Nam căn cứ vào hợp đồng và biết rằng mình sẽ nhận
được đồng tiền USD từ một nhà nhập khẩu nước ngoài trong vòng 3 tháng tới.
Nhưng để bảo vệ khỏi biến động của tỷ giá họ sẽ bán kỳ hạn đồng USD cho ngân
hàng để lấy đồng Việt Nam. Việc thanh toán sẽ diễn ra sau 3 tháng nhưng tỷ giá
được chốt tại thời điểm hiện tại.
1.4. Tóm tắt chương 1
 n 
1. Lãi đơn: Vn  V0 1  r .
 365 
n
2. Lãi kép: Vn  V0 1  r  .

3. Giá trị hiện tại (hiện giá) của chuỗi tiền tệ cuối kỳ:

37
1  (1  r) n
PV  a .
r
4. Giá trị hiện tại (hiện giá) của chuỗi tiền tệ đầu kỳ:
1  (1  r) n
PVd  a 1  r  .
r
Lưu ý: PVd  PV 1  r  .

5. Giá trị nhận được (giá trị tương lai) của chuỗi tiền tệ cuối kỳ:
(1  r)n  1
FV  a .
r
6. Giá trị nhận được (giá trị tương lai) của chuỗi tiền tệ đầu kỳ:
(1  r)n  1
FVd  a 1  r  .
r
Lưu ý: FVd  FV 1  r  .

7. Giá trị hiện tại (hiện giá) của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo câp số nhân:
n
n q n  1  r 
PV  a 1  r  .
q  1  r 

8. Giá trị hiện tại (hiện giá) của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo câp số nhân:
n
d  n 1 q n  1  r 
PV  a 1  r  .
q  1  r 

9. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo cấp số nhân
q n  (1  r)n
FV  a .
q  (1  r)
10. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số nhân
q n  (1  r)n
FVd  a(1  r) .
q  (1  r)
11. Giá trị hiện tại (hiện giá) của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo câp số cộng:
 1  r n  1  d  nr  n
PV    a     1  r  .
 r  r r 

12. Giá trị hiện tại (hiện giá) của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo câp số cộng:

38
 1  r n  1  d  nr   n 1
d
PV    a     1  r  .
 r  r r 

13. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ theo cấp số cộng
 1  r n  1  d  nd
FV   a    .
 r   r r

14. Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đầu kỳ theo cấp số cộng
 1  r n  1  d  nd 
d
FV    a     1  r  .
 r  r r 

15. Hiện giá thuần:
n
t
NPV   I0   CFt 1  r  .
t 1

n
1  1  r 
Nếu CF1  CF2    CFn  CF thì NPV   I0  CF .
r
16. Tỷ suất sinh lời nội bộ (r) là nghiệm của phương trình:
n
t
 I0   CFt 1  r   0.
t 1

n
1  1  r 
Nếu CF1  CF2    CFn  CF thì  I0  CF  0.
r
17. Lãi gộp liên tục: FV  PV.e r.t .
18. Mối liên hệ giữa lãi suất liên tục và lãi suất rời rạc:
j  ln 1  r  .

1.5. Bài tập


Bài số 1. Giả sử ông Phụng dự tính mua một chiếc xe máy trị giá 45 triệu đồng vào
tháng 12/2019. Ngày 1/1/2019, ông ta cần đầu tư bao nhiêu tiền vào một tài khoản
với lãi suất 6% /năm (lãi đơn) để sở hữu được khoản tiền mua xe nêu trên vào
20/12/2019.
Đáp số : V0  42,5254 triệu đồng.
Bài số 2. Ngày 1/3/2019, Ông Giang đầu tư 40 triệu đồng vào một dịch vụ tài chính
với lãi suất 6,5%/năm (lãi đơn).

39
1. Ngày 26/11/2019, ông ta sẽ nhận được bao nhiêu tiền ?
2. Đến thời điểm nào ông ta sẽ sở hữu được 45 triệu đồng ?
Đáp số : 1. V271  41,9304 triệu đồng; 2. n  701,923 ngày.
Bài số 3. Cha mẹ bạn sẽ nghỉ hưu sau 18 năm nữa. Hiện tại họ đang có 250 triệu
đồng và mong muốn có 1 tỷ đồng khi về hưu. Hỏi lãi suất cần thiết đối với khoản
đầu tư của họ để có thể đạt được mục tiêu trên, giả định rằng họ không còn khoản
tiền tiết kiệm nào khác.
Đáp số : r  8% /năm.
Bài số 4. Nếu bạn gởi tiết kiệm 500 triệu đồng trong tài khoản tại ngân hàng với lãi
suất 7%/năm, hỏi số dư trong tài khoản của bạn sẽ là bao nhiêu sau 5 năm nữa ?
Đáp số : V5  701, 276 triệu đồng.
Bài số 5. Giá trị hiện tại của một chứng khoán nếu chứng khoán này sẽ mang lại
cho bạn một khoản thu nhập là 120 triệu đồng trong 20 năm nữa ? Giả sử rằng tỷ
suất sinh lời đối với các chứng khoán có cùng mức rủi ro là 7,5%.
Đáp số : V0  28, 25 triệu đồng.
Bài số 6. Nếu bạn gởi vào tài khoản ở ngân hàng một số tiền ở hiện tại với lãi suất
5,5%/năm, hỏi bao lâu số tiền của bạn sẽ được nhân gấp đôi ?
Đáp số : n  12,9462 năm.
Bài số 7. Ông Bằng dự định đầu tư khoản tiền 100 triệu đồng vào một dự án với lãi
suất tăng dần : 3,25% trong 3 năm đầu; 3,75% trong 2 năm kế tiếp và 4,80% trong 5
năm cuối.
1. Tính giá trị khoản tiền ông Bằng nhận được cuối năm thứ 10 ?
2. Tính lãi suất trung bình năm của dự án này. Với mức lãi suất này, cần bao
nhiêu năm để vốn đầu tư tăng thêm 60% ?
Đáp số 1) 149, 7796; 2) 4,123%; n  11,633.
Bài số 8. Ông Duy muốn thay thế bằng một khoản nợ duy nhất 8,13074 triệu đồng
các khoản nợ sau :
+) 1 triệu đồng, phải trả sau 2 năm,
+) 2 triệu đồng, phải trả sau 4 năm,
+) 5 triệu đồng, phải trả sau 7 năm.

40
Tính thời gian phải trả của khoản nợ duy nhất nêu trên, biết rằng lãi suất kép áp
dụng là 3,75%.
Đáp số n  6.
Bài số 9. Ngày 19/7/2012, Ông Phong đầu tư 5 triệu đồng ở mức lãi suất 4,75%
năm. Điều kiện đầu tư nêu rõ rằng nếu thời gian đầu tư ít nhất là 5 năm thì khi chấm
dứt đầu tư Ông Phong sẽ được khoản tiền thưởng bằng với khoản tiền lời nhận
được. Ông Phong dự tính chấm dứt đầu tư vào ngày 19/7/2019.
1. Hỏi khoản tiền Ông Phong dự trù nhận được là bao nhiêu ?
2. Tính lãi suất trung bình của dự án đầu tư này.
Đáp số 1) 8,9382 ; 2) 9,63%.
Bài số 10. Vào cùng một ngày, Ông Tường đầu tư vốn bằng cách gửi ngân hàng ba
khoản tiền sau trong thời hạn 4 năm :
+) 15 triệu đồng, lãi suất năm 2,75%,
+) 10 triệu đồng, lãi suất năm 4,75%,
+) 65 triệu đồng vào quỹ tiết kiệm mua nhà, lãi suất năm 3,75%.
1. Tính tổng số tiền ông Tường nhận được sau 4 năm và lãi suất trung bình
của dự án đầu tư này.
2. Theo luật, các khoản tiền gửi trong quỹ tiết kiệm mua nhà đủ 4 năm sẽ
được thưởng một khoản tiền bằng với 40% tiền lời nhận được.
Tính lãi suất trung bình của dự án đầu tư của ông Tường.
Đáp số 1) 104,0713 ; 3,698 ; 2) 4,71%.
Bài số 11. Bà Liên gửi vào tài khoản 100 triệu đồng. Một năm sau, ông rút ra 100
triệu đồng. Một năm sau ngày rút tiền, bà Liên nhận được khoản tiền 3,891 triệu
đồng.
Tính lãi suất áp dụng trên tài khoản của bà Liên.
Đáp số : 3,75%.
Bài số 12. Bằng phương thức tích lũy năm, xác định giá trị các kỳ khoản tích lũy
hằng ở mức lãi suất 7%/ năm cho giá trị nhận được là 110 triệu đồng sau 10 năm.
Đáp số : a  7,962 triệu đồng.
Bài số 13. Giá trị tương lai của một khoản thu nhập đều đặn mỗi năm là 300 triệu
đồng trong 5 năm là bao nhiêu ? với lãi suất là 10%/năm.

41
Đáp số : FV  1831,53 triệu đồng.
Bài số 14. Ngày 1/6/2017, Bà Hiền mở một tài khoản tiết kiệm lãi suất 5,75%/năm
và gửi vào 5 triệu đồng. Các đầu tháng kế tiếp, ông ta tiếp tục gửi vào tài khoản này
5 triệu đồng. Tính số tiền Bà Hiền sở hữu vào ngày 31/3/2020.
d
Đáp số : FV34  184,634 triệu đồng.
Bài số 15. Cô Khuê hiện có 100 triệu đồng trên một tài khoản tiết kiệm. Cô dự trù
để dành mỗi tháng 5 triệu đồng trong vòng 4 năm để khấu trừ khoản nợ vay nhằm
thay xe mới Ngân hàng đồng ý cho Cô vay với lãi suất 6,75%/năm, lãi gộp theo
năm. Với giá bán chiếc xe hiện có của Cô Khuê là 80 triệu đồng, hỏi rằng cô ta có
thể mua xe mới trị giá 400 triệu đồng không ?
Đáp số : Cô ta không thể mua xe mới vì số tiên tích góp là 210,624<220.
Bài số 16. Để chuẩn bị tiền nới rộng nhà kho trung chuyển, ngày 1/3/2012, công ty
Ô Bách vay khoản nợ 180 triệu đồng, trả dần trong 10 năm với các kỳ khoản nửa
năm hằng ở mức lãi suất 8,40%/năm, lãi gộp theo năm. Lãi suất hạ xuống, công ty
thương lượng lại với ngân hàng ngay sau khi thanh toán kỳ khoản vào ngày
1/3/2016 và thanh toán khoản nợ còn lại bằng 60 kỳ khoản tháng ở mức lãi suất
năm 6,24%/năm, lãi gộp theo năm. Tính giá trị các kỳ khoản tháng của khoản vay
mới.
Đáp số : 2,419 triệu đồng.
Bài số 17. Con gái Ông Duy muốn vay khoản tiền 30 triệu đồng để thanh toán học
phí cho ba năm đầu đại học. Ngân hàng đồng ý cho vay ở mức lãi 5,25% năm, lãi
gộp theo năm, miễn thanh toán trong 3 năm và khấu trừ nợ hàng tháng trong 4 năm
kế.
1. Tính giá trị các kỳ khoản tháng khấu trừ nợ.
2. Tính phí danh nghĩa của khoản vay này.
Đáp số : 1) 0,7459 ; 2) 5,802.
Bài số 18. Con trai Ông H mua một miếng đất với giá 500 triệu đồng. Anh ta trả
ngày 150 triệu tiền mặt và thanh toán khoản nợ còn lại bằng 6 kỳ khoản bằng nhau
vào cuối mỗi năm, kỳ khoản đầu thanh toán hai năm sau ngày mua đất.
1. Với lãi suất áp dụng là 5,62%/năm, tính giá trị các kỳ khoản năm.

42
2. Sau khi thanh toán kỳ khoản thứ ba, anh ta thanh toán khoản nợ còn lại
bằng 6 kỳ khoản năm cuối kỳ, mỗi kỳ khoản là 42,613 triệu đồng. Tính lãi suất của
khoản nợ mới.
Đáp số : 1) 78,4565 ; 2) 5,75%.
Bài số 19. Bà Hiền mua một món hàng trị giá 100 triệu đồng có thể thanh toán bằng
một trong ba phương thức sau :
+) Phương thức 1. Tiền mặt, khấu trừ 2,4%.
+) Phương thức 2. Bằng ba hối phiếu cùng mệnh giá 34 triệu đồng, hối phiếu
thứ nhất thanh toán sau 3 tháng, hối phiếu thứ nhì sau 4 tháng và hối phiếu thứ ba
sau 5 tháng.
+) Phương thức 3. Bằng 10 kỳ khoản tháng 11 triệu đồng, kỳ khoản đầu
thanh toán sau 2 tháng.
Lãi suất áp dụng ở cửa hàng là 1,5% tháng. Bà Hiền nên chọn phương thức thanh
toán nào ? Tính lãi suất năm tương đương cho phương thức lựa chọn được.
Đáp số : Chọn phương án 2. Lãi suất tương đương năm : 19,562%/năm.
Bài số 20. Khoản tiền mua một chiếc được thanh toán hoặc bằng 12 kỳ khoản năm
60 triệu đồng hoặc bằng 96 kỳ khoản tháng, kỳ khoản đầu thanh toán sau 2 năm.
Tính giá trị của kỳ khoản tháng nếu lãi suất áp dụng là 8,5% năm, lãi gộp theo năm.
Đáp số : 5,741.
Bài số 21. Ông Kiên quyết định đầu tư cuối mỗi năm với số tiền là 100 triệu đồng
vào một tài khoản tiết kiệm trong vòng 5 năm. Khoản đầu tiên được đầu tư vào
tháng 7/2015. Lãi suất năm trên tài khoản này là 5,75%/năm.
1. Vào tháng 7/2020, ông Kiên sở hữu bao nhiêu tiền?
2. Thực ra, ông Kiên có thể đầu tư 25 triệu đồng mỗi quý và ngân hàng đồng ý
tính lãi suất tích lũy theo quý. Hỏi khoản tiền ông ta sở hữu vào tháng 7/2020 là bao
nhiêu ?

Đáp số : 1) 593, 1543triệu đồng ; 2) 580,919 triệu đồng.


Bài số 22. Ông Huy dự định mua xe mới sau 3 năm. Nhằm mục đích đó, ông mở
một tài khoản tiết kiệm vào ngày 23/3/2018 ở mức lãi suất năm 6,5%/năm và đầu tư
tích lũy tháng với khoản đầu tư đầu tiên vào ngày 23/4/2018. Tính giá trị của kỳ

43
khoản ông ta cần đầu tư hàng tháng để có thể sở hữu khoản tiền 400 triệu đồng vào
tháng 3/2021.
Đáp số: a  10,122 triệu đồng.
Bài số 23. Ngày 24/7/2020, Ông A bán căn nhà cho Ông B theo phương thức Ông
B trả khoản tiền 200 triệu đồng mỗi cuối năm cho Ông A trong vòng 20 năm,
khoản thanh toán đầu tiên vào ngày 24/7/2021. Tính giá trị hiện tại của căn nhà với
mức lãi suất 5,5%.
Đáp số: 2390,076 triệu đồng.
Bài số 24. Người ta đầu tư mỗi cuối tháng số tiền 6 triệu đồng vào một tài khoản
tiết kiệm trong vòng 3 năm. Sau khi gửi khoản tiền cuối vào tài khoản, số tiền nhận
được là 270 triệu đồng. Tính lãi suất của tài khoản tiết kiệm này. Với mức lãi này,
giá trị nhận được sau 3 năm là bao nhiêu nếu các kỳ khoản được đầu tư đầu tháng?
Đáp số : 16,4%/năm ; 272,852 triệu đồng.
Bài số 25. Xác định giá trị nhận được của lượng vốn 100 triệu đồng, đầu tư trong 4
năm ở mức lãi 4,5%, trong các điều kiện sau :
1. Tích lũy liên tục,
2. Tích lũy hàng năm.
Đáp số: 1. FV  119,722 triệu đồng; 2. FV  119, 252 triệu đồng.
Bài số 26. Với mức lãi 4%, tính hiện giá của khoản tiền 200 triệu đồng nhận được
sau 5 năm, nếu phương thức tích lũy là
1. Liên tục,
2. Theo năm.
Đáp số: 1. PV  163,75 triệu đồng; 2. PV  164,39 triệu đồng.
Bài số 27.
1. Xác định mức lãi suất liên tục tương đương với các mức lãi theo năm là
4,75%, 5,75% và 6,75%.
2. Xác định mức lãi suất rời rạc tương đương với các mức lãi liên tục là 5%,
6% và 7%.
Đáp số : 1) 4,64% ; 5,59% ; 6,532% ; 2) 5,13% ; 6,18% ; 7,25%.
Bài số 28. Giá trị hiện tại của một dòng tiền phát sinh đều hàng năm 10 triệu đồng
cho đến vĩnh viễn là bao nhiêu nếu lãi suất xấp xỉ 6,25% ? Nếu lãi suất chung nền

44
kinh tế tăng gấp đôi và mức lãi suất bây giờ là 12,5%, hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với
giá trị hiện tại của dòng tiền tệ này ?
Đáp số : 160 triệu đồng ; 80 triệu đồng.
Bài số 29. Dự án X có chi phí đầu tư là 1045 triệu đồng, các dòng tiền phát sinh
hàng năm dự kiến là 245 triệu đồng/năm trong 10 năm và chi phí sử dụng vốn là
12,5%/năm.
1. Tính hiện giá thuần (NPV) của dự án.
2. Tính tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) của dự án.
Đáp số: 1. NPV  311, 43 triệu đồng; 2. IRR  19,5% .
Bài số 30. Công ty của bạn đang xem xét 2 dự án đầu tư, mỗi dự án đòi hỏi một chi
tiêu vốn ban đầu là 300 tỷ đồng. Các đầu tư này dự kiến sẽ làm phát sinh các dòng
tiền thuần sau đây
Năm Dự án X Dự án Y
1 100 tỷ đồng 400 tỷ đồng
2 200 tỷ đồng 200 tỷ đồng
3 400 tỷ đồng 120 tỷ đồng
Tính hiện giá thuần của hai dự án này nếu chi phí sử dụng vốn là 15%.
Đáp số : NPVX  201,192 ; NPVY  277,957 .
Bài số 31. Công ty DQF có chi phí sử dụng vốn là 12% và có một dự án với các
dòng tiền thuần như sau
Năm CF
0 -60 triệu đồng
1 50 triệu đồng
2 30 triệu đồng
3 80 triệu đồng
Tính NPV của dự án trên.
Đáp số : 65,5011 triệu đồng.
Bài số 32. Một dự án số vốn đầu tư ban đầu là 1200 triệu đồng sau một năm đem lại
cho bạn đều đặn 200 triệu đồng mỗi năm, liên tiếp trong 10 năm sau đó. Lãi suất
không đổi 9,5%/năm. Bạn có chấp nhận dự án này hay không? Tại sao?
Đáp số : chấp nhận được án.
45
Bài số 33. Nhằm chuẩn bị cho việc tân trang đội xe tải, phòng kế hoạch công ty
Ông A đề nghị tích lũy vốn vào ngày 1/1 mỗi năm trên một tài khoản lãi suất
5,5%/năm, bắt đầu từ năm 2020, với lượng vốn đầu tiên là 100 triệu đồng, tích lũy
tăng 15% năm. Công ty Ông A tích lũy được bao nhiêu tiền vào thời điểm đầu năm
thứ 10?
Đáp số :2460,435 triệu đồng.
Bài số 34. Ông X mua một căn phòng với giá 500 triệu đồng để chuẩn bị làm văn
phòng mới. Ông trả 125 triệu đồng tiền mặt và thanh toán khoản còn lại bằng 60 kỳ
khoản tháng tăng dần 3% ở mức lãi suất 1%/tháng. Tính giá trị kỳ khoản đầu tiên
khi nó được thanh toán một tháng sau ngày mua? khi nó được thanh toán ngay vào
ngày mua?
Đáp số : Cuối tháng a  3,3437 triệu đồng; đầu tháng a  3,311 triệu đồng.
Bài số 35. Một người cha đang có kế hoạch tiết kiệm tiền để có thể trang trải học
phí cho cô con gái của mình trong suốt thời gian vào đại học sau này. Cô con gái
năm nay 13 tuổi và cô ta dự định sẽ dự thi tuyển vào một trường đại học sau 5 năm
và sau đó thời gian học đại học kéo dài thêm 4 năm nữa. Hiện tại chi phí học đại
học cho đầu mỗi năm (bao gồm thực phẩm, quần áo, học thêm, sách vở, đi lại và
nhiều thứ khác…) là 12500 USD, mỗi năm chi phí học đại học sẽ tăng 5%. Cô con
gái mới đây nhận được 7500 USD từ ruộng đất của ông nội để lại; số tiền này được
gởi vào một tài khoản ở ngân hàng với lãi suất 8%, lãi kép tính hằng năm, sẽ được
sử dụng để đáp ứng một phần chi phí học tập của cô con gái. Phần chi phí còn lại sẽ
đáp ứng từ tiền tiết kiệm của người cha. Ông ấy sẽ gởi 6 khoản ký thác bằng nhau
vào tại tài khoản ở ngân hàng vào mỗi năm từ ngay bây giờ cho đến khi cô con gái
bắt đầu vào đại học. Những khoản ký thác sẽ bắt đầu vào đầu năm nay và được
hưởng lãi suất 8%, lãi suất ghép mỗi năm.
1. Tính giá trị hiện tại của khoản chi phí 4 năm tại thời điểm cô con gái bắt
đầu được 18 tuổi.
2. Tính giá trị tương lai của khoản tiền 7500 USD mà cô gái nhận được từ
người ông của mình vào thời điểm cô gái bắt đầu học đại học vào tuổi 18.
3. Nếu người cha có kế hoạch gởi tiết kiệm mỗi năm. Tính số tiền gởi tiết
kiệm mỗi năm để đảm bảo chi phí học đại học của cô con gái.

46
Đáp số : 1. 47954,979 USD; 2. 11901,55742 USD; 3. 6145,5384 USD.
Bài số 36. Ông Hưng vay tiền ngân hàng để mua một căn nhà. Ngân hàng đồng ý
cho ông Hưng vay theo phương thức trả dần bằng 120 kỳ khoản tháng, kỳ khoản
đầu tiên thanh toán sau một tháng là 6 triệu đồng, mỗi tháng tăng 3%. Lãi suất ngân
hàng áp dụng là 9,5%/năm lãi gộp theo năm. Tính hiện giá của căn nhà này.
Đáp số: 3482,399 triệu đồng.
Bài số 37. Nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng cơ sở sản xuất mới, phòng kế hoạch
tài chính của công ty ông Phong đề nghị tích lũy vốn vào ngày 10/1 mỗi năm trên
một tài khoản lãi suất 6,25%/ năm, bắt đầu từ năm 10/01/2020, với lượng vốn đầu
tiên là 200 triệu đồng, tích lũy tăng 10% năm. Công ty ông Phong tích lũy được bao
nhiêu tiền sau 5 năm?
Đáp số: 1453,097 triệu đồng.
Bài số 38. Công ty ông A đầu tư một phần lợi nhuận hàng năm vào một tài khoản
tiết kiệm với lãi suất năm 5,75%. Khoản đầu tư đầu tiên sau một năm kể từ ngày mở
tài khoản là 100 triệu đồng, các khoản đầu tư tiếp theo tăng thêm 50 triệu đồng mỗi
năm. Tính số tiền công ty ông A nhận được sau 5 năm.
Đáp số: 1090,4885 triệu đồng.
Bài số 39. Ông Vân mua một chiếc xe ôtô trả dần bằng 60 kỳ khoản tháng. Kỳ
khoản đầu tiên là 8 triệu đồng thanh toán sau một tháng, các kỳ khoản tiếp theo tăng
2 triệu đồng, ở mức lãi suất 8,25%/năm, lãi gộp theo năm. Tính giá trị hiện tại của
chiếc xe ôtô đó.
Đáp số: 2164,52 triệu đồng.
Bài số 40. Nhằm tạo một quỹ phúc lợi cho công ty. Phòng kế hoạch tài chính của
ông ty ông Kiên trích ra một phần lợi nhuận của công ty gởi vào một tài khoản tiết
kiệm với lãi suất năm 7,25%. Khoản đầu tư đầu tiên là 100 triệu đồng, các khoản
đầu tư tiếp theo tăng thêm 20 triệu đồng mỗi năm. Tính số tiền nhận được sau 8
năm.
Đáp số: 1806,3735 triệu đồng.
Bài số 41. Công ty Ông Hùng thanh toán khoản nợ 1450 triệu đồng bằng 5 kỳ
khoản năm cuối kỳ, kỳ khoản đầu tiên là 250 triệu đồng, mỗi năm tăng thêm 50
triệu đồng. Hỏi lãi suất khoản vay này là bao nhiêu?
Đáp số: 5,996%.

47
1.6. Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Thị Thu Hồng, Đinh Ngọc Thanh, Đặng Đức Trọng, Toán tài chính căn
bản, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011.
[2] Bùi Hữu Phước, Toán tài chính, Nhà xuất bản Phương Đông, 2012.
[3] Phan Đức Châu, Toán tài chính, Nhà xuất bản Hà Nội, 2009.
[4] Nguyễn Tấn Bình, toán tài chính ứng dụng, Nhà xuất bản thống kê, 2010.
[5] Mai Siêu, Toán tài chính, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1996.
[6] Trần Trọng Nguyên, Cơ sở toán tài chính, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2011.
[7] Đinh Ngọc Thanh, Đặng Đức Trọng, Phạm Thị Thu Hồng, Toán tài chính nâng
cao, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2017.
[8] Simon Benninga, Financial Modeling, The MIT Press, Cambridge,
Massachusetts, London, England, 2nd edition, 2000.
[9] Marek Capinski and Tomasz Zastawniak, Mathematics for finance: An
Introduction to Financial Engineering, Springer, 2003.
[10] Chris Ruckman, Joe Francis, Financial Mathematics, A Practical Guide for
Actuaries and other Business Professionals, 2nd dition, BPP Professional
Education, Inc., 2005.

48

You might also like