You are on page 1of 64

CHƯƠNG 5

RA QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu về vốn đầu tư dài hạn và đặc điểm
của nó
 Sử dụng phương pháp hiện giá thuần (NPV)
cho việc lựa chọn quyết định ĐTDH
 Sử dụng phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ
(IRR) cho việc lựa chọn quyết định ĐTDH
 Sử dụng một số phương pháp khác cho việc
lựa chọn quyết định ĐTDH như:
◼ pp kỳ hoàn vốn
◼ pp tỷ suất sinh lời giản đơn
QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN
 Quyết định dài hạn là những quyết định liên quan
đến việc sử dụng vốn đầu tư dài hạn: Những quyết
định đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài.
 Đặc điểm: Không thể dễ dàng thay đổi bằng hành
động quản trị -> Quá trình lựa chọn thông tin ra
quyết định rất phức tạp.
 Mục tiêu: Với nguồn vốn đầu tư hữu hạn, lựa chọn
những dự án đầu tư có mức rủi ro là thấp nhất với
khả năng sinh lời cao nhất.
QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN

 Trong quá trình ra quyết định dài hạn doanh


nghiệp thường gặp 2 dạng quyết định đó là:
- Quyết định sàng lọc: Dự án độc lập
- Quyết định ưu tiên: Dự án xung khắc

 Tầm quan trọng của quyết định dài hạn: Rất


quan trọng
VỐN ĐẦU TƯ DÀI HẠN

 Đầu tư dài hạn là đầu tư vốn hiện tại cho việc tạo ra
những tài sản dài hạn nhằm mục đích thu được những tư
liệu sản xuất, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản
xuất kinh doanh, mở rộng nguồn lực kinh tế cho doanh
nghiệp trong tương lai.
 Vốn đầu tư dài hạn là vốn dùng cho việc đầu tư dài hạn
của doanh nghiệp.
VỐN ĐẦU TƯ DÀI HẠN
 Đặc điểm của vốn đầu tư dài hạn:
- Vốn ĐTDH thường gắn liền với những tài sản dài
hạn có tính hao mòn như máy móc thiết bị, nhà
xưởng,... Hoặc những tài sản ko có tính hao mòn như
đất đai, lợi thế kinh doanh, bằng sáng chế...
- Thời gian hoàn vốn đầu tư dài (>1 năm) và gắn với
nhiều rủi ro.
GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN

 Giá trị theo thời gian của tiền tức là thời giá của
tiền: 1 đồng hôm nay ≠ 1 đồng vào năm sau
VD: 1 đồng hôm nay = 1.1 đồng vào năm sau (với
mức lãi suất chiết khấu 10%/năm)
 Giá trị theo thời gian của tiền là một khái niệm
quan trọng trong phân tích đầu tư dài hạn. Trong
phân tích quyết định đầu tư, cần phải xem xét “giá
trị theo thời gian” của dòng tiền
LÃI ĐƠN, LÃI KÉP

 Lãi đơn:
Lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính
thêm lãi tức tích lũy phát sinh từ tiền lãi ở các thời
đoạn trước.
 Lãi kép:

Lãi tức ở mỗi thời đoạn được tính theo “số vốn gốc
và tổng số tiền lãi tích lũy trong các thời đoạn
trước đó”.
DÒNG TIỀN ĐƠN, DÒNG TIỀN KÉP

 Dòng tiền phát sinh gồm có: dòng tiền đơn và


dòng tiền kép.

- Dòng tiền đơn: Dòng tiền phát sinh ở một kỳ

- Dòng tiền kép: Dòng tiền phát sinh đều đặn ở


nhiều kỳ khác nhau.
DÒNG TIỀN ĐƠN, DÒNG TIỀN KÉP

 Một dòng tiền phát sinh luôn tồn tại 2 thời giá: Giá
trị hiện tại và giá trị tương lai.
- Giá trị hiện tại: là số tiền thực sự mà nhà đầu tư
phải trả hôm nay nhằm thu được lượng giá trị trong
tương lai.
- Giá trị tương lai là giá trị gia tăng của tiền tệ sau
một khoảng thời gian nếu đem nó đầu tư hôm nay
với một lãi suất nhất định.
GIÁ TRỊ THEOTHỜI GIAN CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN

▪ Một nhà đầu tư đầu tư 100 triệu đồng gửi ngân hàng với lãi suất
10%/năm, kỳ hạn 5 năm. Hãy xác định lượng tiền mà nhà đầu
tư thu được vào thời điểm kết thúc đầu tư?
Lãi đơn Lãi ghép
Năm Vốn gốc Lãi Vốn gốc Lãi
0 100.00 0.00 100.00 0.00
1 100.00 10.00 100.00 10.00
2 100.00 10.00 110.00 11.00
3 100.00 10.00 121.00 12.10
4 100.00 10.00 133.10 13.31
5 100.00 10.00 146.41 14.64
Cộng 50.00 61.05
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN

 Công thức xác định giá trị tương lai của dòng tiền
đơn:

Fn = P(1+i)n

Trong đó:
P : giá trị hiện tại
Fn : giá trị tương lai của tiền năm thứ n
i : lãi suất mỗi năm
n : số năm đầu tư
GIÁ TRỊ HiỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN

 Công thức xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đơn:

1
P = Fn
(1+ i)n
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI DÒNG TIỀN KÉP

 Trong 5 năm,một nhà đầu tư mỗi năm nhận


được 100trđ, nhà đầu tư đó đem gửi vào ngân
hàng để nhận lãi suất 10%/năm. Hãy xác định số
tiền mà nhà đầu tư đó nhận được vào thời điểm
kết thúc đầu tư?
 Công thức xác định giá trị tương lai của dòng tiền
kép:
(1+i)n -1
Fn = P
i
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN KÉP

VD: Trong 5 năm,một nhà đầu tư mỗi năm nhận


được 100trđ, nhà đầu tư đó đem gửi vào ngân
hàng để nhận lãi suất 10%/năm. Hãy xác định
số tiền mà nhà đầu tư đó nhận được vào thời
điểm kết thúc đầu tư?
(1+i)n -1 (1+0,1)5 -1
Fn = P = 100 x
i 0,1
= 100 x 6,105 = 610,5trđ
GIÁ TRỊ HiỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN KÉP

 Công thức xác định giá trị hiện tại của dòng tiền
kép:
1-(1+i) -n
Pn = F
i
CÁC PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 Phương pháp hiện giá thuần (NPV)


 Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

 Sử dụng một số phương pháp khác như:


◼ pp kỳ hoàn vốn
◼ pp tỷ suất sinh lời giản đơn
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Hiện giá thuần (NPV) của một dư án đầu tư là kết


quả so sánh giữa giá trị hiện tại của tất cả các dòng
tiền thu vào với giá trị hiện tại của tất cả dòng tiền
chi ra liên quan đến một dự án.
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Công thức tính NPV:


n n

T (1+i) C (1+i)
−k −j
NPV = ∑ k
−∑ j
k =0 j =0

Trong đó:
Tk : Dòng thu tiền năm K
n : Số năm đầu tư
Cj : Dòng chi tiền năm j
i : Tỷ lệ lãi suất chiết khấu
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Nội dung của phương pháp:


- Bước 1: Lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để phân tích
dòng tiền (Thông thường là kỳ phân tích dòng tiền là năm)
- Bước 2: Lựa chọn tỷ lệ lãi suất chiết khấu thích hợp (Thông
thường tỷ lệ lãi suất chiết khấu bằng tỷ suất chi phí sử dụng
vốn)
- Bước 3: Nhận định và phân loại dòng tiền (Dòng thu, dòng
chi)
- Bước 4: Tính NPV
- Bước 5: Lựa chọn phương án
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

- Nếu NPV < 0 : Loại bỏ dự án vì không đạt được tỷ


lệ sinh lời mong muốn của nhà đầu tư
- Nếu NPV = 0 : Lựa chọn dự án phụ thuộc vào tầm
quan trọng của dự án đối với doanh nghiệp
- Nếu NPV > 0 : Xem xét 2 trường hợp:
- + Dự án độc lập : Dự án được lựa chọn

- + Dự án xung khắc : Lựa chọn dự án có NPV cao nhất


PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Ví dụ 1 (TH xem xét dự án độc lập):


Một công ty Dược đang xem xét đầu tư một thiết bị sản
xuất thuốc. Thông tin liên quan đến dự án này như sau:
- Giá mua thiết bị: 100 triệu
- Chi phí tiết kiệm cho công ty hàng năm do không thuê
ngoài: 30 triệu
- Giá trị tận dụng của tài sản vào cuối năm thứ 5 là 20 triệu
Công ty có nên đầu tư thiết bị này không nếu ban giám
đốc mong muốn tỷ lệ sinh lợi vốn hàng năm là 10%?
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Thời gian phân tích dòng tiền: năm


 Lãi suất chiết khấu: 10%
 Phân tích dòng tiền:
- Dòng thu:
+ chi phí tiết kiệm phát sinh đều mỗi năm : 30tr
+ Giá trị tận dụng của thiết bị vào cuối năm thứ 5: 20tr
- Dòng chi:
+ Đầu tư mua thiết bị năm đầu: 100tr
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Tính NPV
Dòng tiền Năm Lượng Hệ số Giá trị
phát sinh phát tiền (tr) chiết khấu hiện tại
sinh
1. Dòng thu 126,15
- Chi phí tiết kiệm 1-5 30 3,791 113,73
- Giá trị tận dụng 5 20 0,621 12,42
2. Dòng chi 100,00
- Giá mua thiết bị 0 100 1 100,00
3. Hiện giá thuần 26,15
(NPV=1-2)
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Như vậy, NPV của phương án trên là 26,15tr => Công ty


nên thực hiện phương án trên vì nó đảm bảo thỏa mãn
tỷ suất lợi nhuận mong muốn là 10% và còn có lãi
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 TH dự án xung khắc: Lựa chọn một dự án trong số nhiều


dự án, sử dụng một trong 2 phương pháp tính NPV sau:
• - Phương pháp tổng

• - Phương pháp chi phí chênh lệch

=> Xem xét ví dụ sau:


PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

Ví dụ 2:
Công ty Xuân Thành đang đứng trước sự lựa chọn đầu tư
một phương tiện vận tải mới, có hai đơn chào hàng như
sau:
Đơn chào hàng 1: Xe tải Huyndai giá bán 600tr, thời gian
sử dụng dự tính là 10 năm, giá trị thanh lý sau năm thứ
10 là 20tr, chi phí đại tu sửa chữa dự kiến năm thứ 6 là
120tr, dòng thu tiền hàng năm 150tr
Đơn chào hàng 2: Xe tải Mitsubishi giá bán 800tr, thời
gian sử dụng dự tính 10 năm, giá trị thanh lý sau năm thứ
10 là 50tr, chi phí đại tu sửa chữa dự kiến năm thứ 6 là
160tr, dòng thu tiền hàng năm 200tr.
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

Ban giám đốc công ty yêu cầu tỷ lệ sinh lợi hàng năm là
18% cho mọi dự án đầu tư. Doanh nghiệp nên lựa chọn
đơn chào hàng nào?
Tính NPV – PP tổng
Dòng tiền Năm Lượng Hệ số Giá trị
phát sinh phát tiền (tr) chiết khấu hiện tại
sinh
I. Đơn chào hàng 1
1. Dòng thu 677,92
- Thu tiền hàng năm 1-10 150 4,494 674,10
- Giá trị thanh lý 10 20 0,191 3,82
2. Dòng chi 644,40
- Giá mua thiết bị 0 600 1 600,00
- Chi phí đại tu 6 120 0,370 44,40
3. Hiện giá thuần 33,52
(NPV1=1-2)
Tính NPV – PP tổng
Dòng tiền Năm Lượng Hệ số Giá trị
phát sinh phát tiền (tr) chiết khấu hiện tại
sinh
II. Đơn chào hàng 2
1. Dòng thu 908,35
- Thu tiền hàng năm 1-10 200 4,494 898,80
- Giá trị thanh lý 10 50 0,191 9,55
2. Dòng chi 859,20
- Giá mua thiết bị 0 800 1 800,00
- Chi phí đại tu 6 160 0,370 59,20
3. Hiện giá thuần 49,15
(NPV2=1-2)
PP tổng

Ta thấy: NPV2>NPV1
=> Công ty nên lựa chọn đơn chào hàng 2
Tính NPV – PP số chênh lệch
Dòng tiền Năm Lượng Hệ số Giá trị
phát sinh p/sinh tiền (tr) c/khấu hiện tại
1. Dòng thu 908,35
- Tiền thu tăng thêm 1-10 50 4,494 224,70
so với ĐH1
- G.trị thanh lý tăng 10 30 0,191 5,73
thêm so với ĐH1
2. Dòng chi 214,80
- Giá mua t.bị tăng 0 200 1 200,00
thêm so với ĐH1
- Chi phí đại tu tăng 6 40 0,370 14,80
thêm so với ĐH1
3. Hiện giá thuần 15,63
(NPV2=1-2)
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

Như vậy chênh lệch NPV giữa đơn hàng 2 so với đơn hàng
1 là dương => đơn hàng 2 có hiệu quả hơn => lựa chọn
đơn hàng 2.
PHƯƠNG PHÁP HiỆN GIÁ THUẦN

 Ưu điểm của phương pháp hiện giá thuần:


 Loại bỏ được sự thay đổi giá trị của tiền tệ theo thời gian bằng
cách sử dụng hệ số chiết khấu để đưa các dòng tiền về hiện tại.
 Cho biết toàn bộ số lợi nhuận được tạo ra trong suốt tuổi thọ
của dự án
 Nhược điểm
 Có thể gây ra quyết định sai lầm khi các phương án có vốn đầu
tư ban đầu khác nhau
 Chỉ quan tâm đến mức sinh lợi của đầu tư mà chưa xem xét
đến thời gian hoàn vốn
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR-Internal Rate of Return) là:


- Tỷ lệ sinh lợi của một dự án (lợi tức thực sự mà một
dự án đầu tư mang lại trong thời gian nó còn hiệu lực)
- Là tỷ lệ chiết khấu cân bằng giá trị hiện tại của dòng
thu với giá trị hiện tại của dòng chi của một dự án đầu tư
(Tức là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0)
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Quy trình áp dụng phương pháp IRR để lựa chọn dự án:

- Bước 1: Lựa chọn và phân loại dòng tiền (thực hiện như
phương pháp NPV)
- Bước 2: Tính IRR
- Bước 3: Lựa chọn dự án đầu tư

Để tính được IRR có các cách tính toán khác nhau tùy vào
từng trường hợp cụ thể:
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Trường hợp 1: Áp dụng đối với những dự án có vốn đầu


tư ban đầu 1 lần, dòng thu tiền thuần là dòng thu đều qua
các năm.
Trình tự tính:
B1: Tính hệ số sinh lợi nội bộ của dự án
V
H=
t

Trong đó: H- Hệ số sinh lợi


V- Vốn đầu tư ban đầu
t- Dòng thu tiền thuần hàng năm
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

B2: Tra trong bảng giá trị hiện tại của dòng tiền kép, dòng
thứ n (n là số năm đầu tư của dự án) tìm ra một hệ số
tương ứng với H. Khi đó xảy ra 2 trường hợp:
+ H trùng với một hệ số có sẵn trong bảng thì tỷ lệ ở cột
tương ứng với H chính là IRR của dự án
+ H ko trùng với hệ số nào trong bảng giá trị hiện tại.
-> Dùng phương pháp nội suy như sau: Khi đó ta lấy hai
hệ số Ho và H1 tương ứng với 2 tỷ lệ lãi suất chiết khấu
là i0 và i1 với điều kiện H0>H>H1 (H gần nhất với H0 và
H1)
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

Khi đó IRR sẽ được tính nội suy theo công thức sau:

H0 − H
IRR = i0 + (i1 − i0 )
H 0 − H1
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Trường hợp 2: Áp dụng đối với những dự án có vốn đầu


tư phát sinh ở nhiều kỳ khác nhau, dòng thu tiền thuần là
dòng thu không đều qua các năm.
-> Dùng phương pháp nội suy như sau:
+ B1: Lựa chọn 2 tỷ lệ lãi suất chiết khấu io và i1 bất kỳ
(io <i1 ) sao cho NPV0 và NPV1 trái dấu.
+ B2: Tính IRR theo công thức
NPV0
IRR = io + (i1 − i0 )
NPV0 + NPV1
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

+ B3: Lựa chọn dự án


So sánh IRR với tỷ lệ sinh lợi mong muốn, xảy ra 2 trường
hợp:
- IRR < tỷ lệ sinh lợi mong muốn: Dự án bị loại bỏ
- IRR ≥ tỷ lệ sinh lợi mong muốn, 2 trường hợp:
@ Dự án độc lập: Dự án được lựa chọn
@ Dự án xung khắc: Lựa chọn dự án có IRR cao
hơn.
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

Ví dụ 1:
Công ty Bãi Bằng đang dự định đầu tư một chiếc máy
cắt giấy, giá chiếc máy này là 234.647.000đ, thời
gian sử dụng dự kiến trong 5 năm, dòng thu tiền
thuần hàng năm là mà chiếc máy này đem lại là
70.000.000đ. Ban giám đốc công ty sẽ đầu tư mua
máy nếu mức sinh lợi hàng năm là 14%, công ty có
nên đầu tư mua máy ko?
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Xác định hệ số sinh lợi:


234.647.000
H= = 3,3521
70.000.000

Tra bảng giá trị hiện tại dòng kép, kỳ hạn thứ 5, hệ số sinh lợi
3,3521 tương ứng với i = 15%.
Vậy tỷ lệ sinh lợi của dự án là 15%> tỷ lệ sinh lợi mong muốn
->Dự án được lựa chọn
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

Ví dụ 2:
Công ty Hải Châu đang có một dự án đầu tư, vốn đầu
tư ban đầu là 520tr, thời gian sử dụng dự kiến
trong 8 năm, dòng thu tiền thuần hàng năm là
120tr. Ban giám đốc công ty sẽ đầu tư dự án nếu
mức sinh lợi hàng năm là 15%, công ty có nên đầu
tư dự án này ko?
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Xác định hệ số sinh lợi:


520
H= = 4,3333
120
Tra bảng giá trị hiện tại dòng kép, kỳ hạn thứ 8, hệ số sinh lợi
4,3333 tương ứng với i nằm trong khoảng từ 16% đến 18%
(Vì tra bảng với i0=16%, H0 = 4,3436; Với i1=18%, H1 = 4,0776)
=> Áp dụng phương pháp nội suy ta có:

4,3436 − 4,3333
IRR = 16% + (18% − 16%) = 16,1%
4,0776 − 4,3436
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

Kết luận:
Dự án được lựa chọn vì có IRR = 16,1% > tỷ lệ sinh lợi mong
đợi.
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Ví dụ 3:
Công ty Hoàng Hà có 2 dự án đầu tư thiết bị như sau:
- Dự án 1: Mua thiết bị giá 700trđ, thời gian sử dụng dự kiến
7 năm, , giá trị thanh lý dự kiến 60trđ, chi phí sửa chữa lớn
dự kiến cuối năm thứ 5 là 80trđ. Thiết bị dự kiến đem lại
khoản lợi nhuận thuần hàng năm là 60trđ.
- Dự án 2: Mua thiết bị giá 1.200trđ, thời gian sử dụng dự
kiến 10 năm, , giá trị thanh lý dự kiến 120trđ, chi phí sửa
chữa lớn dự kiến cuối năm thứ 6 là 150trđ. Thiết bị dự
kiến đem lại khoản lợi nhuận thuần hàng năm là 130trđ.
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Công ty nên lựa chọn dự án nào? Biết rằng tỷ suất lợi


nhuận mong muốn của công ty là 12%/năm, thiết bị khấu
hao theo phương pháp đường thẳng.
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Phân tích dòng tiền:


Dự án 1:
- Dòng thu
- + Dòng thu tiền thuần hàng năm = 60 +(700/7) = 160tr
- + Giá trị thanh lý: 60tr
- Dòng chi
- + Vốn đầu tư ban đầu: 700tr
- + Chi phí sửa chữa : 80tr
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Phân tích dòng tiền:


Dự án 2:
- Dòng thu
- + Dòng thu tiền thuần hàng năm = 130 +(1.200/10) = 250tr
- + Giá trị thanh lý: 120tr
- Dòng chi
- + Vốn đầu tư ban đầu: 1.200tr
- + Chi phí sửa chữa : 150tr
- Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu i0 =12%, i1 =16% cho cả 2 dự án.
Bảng tính NPV của 2 dự án
Dòng tiền Năm Lượng Hệ số Hệ số Giá trị Giá trị
phát sinh phát tiền chiết chiết hiện tại hiện tại
sinh (tr) khấu khấu (theo tlck (theo tlck
(12%) (16%) 12%) 16%)
I. Dự án 1
1. Dòng thu
757,3 667,4
- Thu tiền hàng 1-7 160 4,5638 4,0386
năm 730,2 646,2
- Giá trị thanh lý 7 60 0,4523 0,3538
27,1 21,2
2. Dòng chi 745,4 738,1
- Giá mua thiết bị 0 700 1 1
700 700
- Chi phí SC 5 80 0,5674 0,4761 45,4 38,1
3. NPV 11,9 (70.7)
phát sinh phát tiền (tr) chiết chiết hiện tại hiện tại
sinh khấu khấu (theo tlck (theo tlck
(12%) (16%) 12%) 16%)
I. Dự án 2
1. Dòng thu
1.451,2 1.235,5
- Thu tiền hàng 1-10 250 5,6502 4,8332
năm 1.208,3
1.412,6
- Giá trị thanh lý 10 120 0,3220 0,2267
38,6 27,2
2. Dòng chi
1.276,0 1.261,6
- Giá mua thiết bị 0 1.200 1 1
1.200 1.200
- Chi phí SC 6 150 0,5066 0,4104
76,0 61,6
3. NPV
175,2 (26,1)
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Áp dụng công thức nội suy tính IRR:

11,9
IRR1 = 12% + (16% − 12%) = 12,58%
11,9 + − 70,7)

175,2
IRR2 = 12% + (16% − 12%) = 15,48%
175,2 + − 26,1)
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Như vậy ta có:


IRR2 > IRR1 > 12% , => Lựa chọn dự án 2 với IRR2 = 15,48%
PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỢI NỘI BỘ (IRR)

 Ưu nhược điểm của phương pháp IRR


- Ưu điểm:
- - Có tính đến thời giá của tiền tệ
- - Cho biết tỷ lệ sinh lợi của từng dự án
- Nhược điểm:
- - Giả định các dòng tiền thu được sẽ được tái đầu tư theo IRR-
> Ko thực tế
- - Kết quả IRR chỉ là tương đối (vì phần lớn là sử dụng kỹ thuật
nội suy)
PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN
PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN

 Kỳ hoàn vốn: là thời gian cần thiết để một dự án đầu tư


có thể hoàn vốn đầu tư ban đầu từ các nguồn thu mà nó
sinh ra.
 Phương pháp kỳ hoàn vốn là phương pháp lựa chọn dự
án đầu tư dài hạn dựa trên tiêu chuẩn thời gian thu hồi
vốn đầu tư.

 Tiêu chuẩn ra quyết định: Thời gian hoàn vốn (kỳ hoàn
vốn)
PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN

 Bước 1: Xác định thời gian hoàn vốn


- Trường hợp 1: Đối với những dự án có vốn đầu tư 1 lần
ban đầu và dòng thu tiền thuần đều qua các năm.
V
K =
T
Trong đó:
K- Kỳ hoàn vốn
V- Vốn đầu tư ban đầu
T- Dòng thu tiền thuần hàng năm của dự án
PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN

- Trường hợp 2: Đối với những dự án có vốn đầu tư được


giải ngân ở nhiều kỳ khác nhau và dòng thu tiền thuần
không đều qua các năm.
Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư bằng cách: Xác định
số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối mỗi năm lần lượt
theo thứ tự bằng cách lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi ở
cuối năm trước trừ đi số thu nhập của năm kế tiếp.
 Bước 2: Lựa chọn dự án đầu tư
PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN

Ví dụ 1: Công ty Hoàng Ngân đang nghiên cứu phương án mua


máy mới để thay thế máy cũ. Giá mua máy mới 800trđ và thời
gian sử dụng là 8 năm. Có tài liệu dự kiến về máy mới như
sau:
Báo cáo thu nhập
1. Doanh thu: 1.500trđ
2. Biến phí: 900trđ
3. Số dư đảm phí: 600trđ
4. Định phí: 400trđ
5. Lãi thuần: 200trđ
6. Thuế TNDN 28%: 56tr
7. Lãi sau thuế: 144trđ
PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN

Giá trị tận dụng của máy cũ là 40trđ. Công ty chỉ mua máy
mới với kỳ hoàn vốn không quá 4 năm.
Giải:
- Dòng chi:
+ Giá mua máy mới: 800
+ Giá trị tận dụng máy cũ: (40)
=> Dòng chi tiền thuần: 760

- Dòng thu:
+ Lãi sau thuế: 144
+ Khấu hao: 100
 Dòng thu tiền thuần: 244

Kỳ hoàn vốn: K=
760
= 3,11
244
PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN

Như vậy K<4 => Dự án được lựa chọn.


PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN

Ví dụ 2:
Công ty Hoàng Hà đang có dự án đầu tư một thiết bị bán hàng,
có tài liệu dự kiến về thiết bị này như sau:
- Vốn đầu tư ban đầu: 240trđ

- Chi phí bảo trì thiết bị năm thứ 2 là 20trđ, chi phí SCL thiết bị
năm thứ 3 là 30trđ
- Dòng thu tiền thuần nhận được từ dự án:
- - Năm 1: 40trđ
- - Năm 2: 100trđ
- - Năm 3: 80trđ
- - Năm 4: 90trđ
- - Năm 5: 40trđ

- Dự án sẽ được lựa chọn nếu kỳ hoàn vốn không quá 4 năm.


PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ SINH LỜI (PI)

Chỉ số sinh lời của một dự án đầu tư được xác định bằng tỷ
lệ giữa giá trị hiện tại của dòng thu với giá trị hiện tại của
dòng chi của dự án đầu tư.

Giá trị hiện tại của dòng thu


Chỉ số sinh lời =
Giá trị hiện tại của dòng chi

You might also like