You are on page 1of 70

LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NGÂN LƯU DỰ ÁN

MBA Phùng Tuấn Thành


Điện thoại: 0989.617.888
Email: thanhpt@uel.edu.vn
1
NỘI DUNG CHÍNH

❖Các khái niệm cơ bản về dòng tiền


❖Lập ngân lưu của dự án
❖Các quan điểm ngân lưu dự án
❖Suất chiết khấu dự án
❖Các chỉ tiêu đánh giá
❖Điểm hoà vốn

2
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
❖Giá trị theo thời gian của tiền tệ
๏Định nghĩa: là khái niệm cho rằng các khoản tiền ở thời điểm khác nhau có giá
trị khác nhau. Thông thường, chúng ta thấy khoản tiền sẵn có tại thời điểm hiện tại
có giá trị cao hơn số tiền tương tự trong tương lai do khả năng sinh lời tiềm năng
của nó.
๏Lý do:
- Cơ hội sử dụng tiền
- Lạm phát luôn luôn hiện hữu
- Rủi ro không nhận được số tiền đó trong tương lai
3
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
๏Giá trị của một khoản tiền
Giá trị tương lai: Quy đổi giá trị đồng tiền tại các thời điểm hiện tại về một thời
điểm nào đó trong tương lai (còn gọi là hành động tích luỹ)
‣Lãi đơn: Tiền lãi được tính trên cơ sở vốn gốc mà không tính trên số tiền lãi tích
lũy qua mỗi thời kỳ.
FV = PV x (1+ n x r)
‣Lãi kép: Tiền lãi được tính trên dư nợ đầu kỳ, tiền lãi ở các kỳ trước được gộp
chung vào vốn gốc để tính lãi cho các kỳ tiếp theo.
FV = PV (1 + i)n
4
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
‣Sức mạnh của sự tích lũy:
- Giả sử, vào năm 1626, những cư dân người Mỹ bản xứ của đảo
Manhattan đã đầu tư 24 đô la họ nhận được từ việc bán đảo Manhattan
với lãi suất 8% mỗi năm.
- Đây là những gì họ sẽ có
Lãi đơn trong năm 2022
Lãi ghép hàng năm
24 x (1 + 397 x 0,08) = 24 x (1 +
0,08) 397
=
786,24 USD 446,11 nghìn tỷ USD

5
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Giá trị hiện tại: Quy đổi giá trị đồng tiền tại các thời điểm tương lai về một thời điểm hiện tại (còn
gọi là hành động chiết khấu)
- Lãi đơn: PV = FV / {1 + n x r}
- Lãi kép: PV = FV / (1 + i)n
Các phát biểu lãi suất:
- Phát biểu danh nghĩa: lãi suất có thời kỳ ghép lãi khác với thời kỳ công bố.
VD: Lãi suất 10%/năm, ghép lãi 6 tháng (0,5 năm)/lần
- Phát biểu thực: lãi suất mà thời kỳ ghép lãi giống với thời kỳ công bố.
VD: Lãi suất 10%/năm, ghép lãi 12 tháng (1 năm)/lần
- Mối quan hệ phát biểu thực và phát biểu danh nghĩa:

6
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
๏Giá trị của một chuỗi tiền:
Giá trị tương lai:
‣Dòng tiền phát sinh cuối kỳ
- Dòng tiền hỗn hợp

VD: Cuối năm thứ 1 gửi vào ngân hàng 100 triệu VND, cuối năm thứ 2 gửi vào ngân hàng
200 triệu VND, cuối năm thứ 3 gửi vào ngân hàng 150 triệu VND, cuối năm thứ 4 gửi vào
ngân hàng 300 triệu VND. Hỏi hết năm thứ 4 tổng số tiền có trong tài khoản ngân hàng là
bao nhiêu biết rằng lãi suất ngân hàng là 6%/năm?
7
KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Dòng tiền đều

VD: Cuối mỗi năm công ty Hưng Thịnh gửi vào ngân hàng 100 triệu
VND, lãi suất ngân hàng áp dụng 8%/năm. Hỏi sau 7 năm công ty nhận
được tổng số tiền là bao nhiêu?

8
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
‣Dòng tiền phát sinh đầu kỳ
- Dòng tiền hỗn hợp

VD: Đầu tư vào một dự án với số vốn như sau, đầu năm thứ nhất là 300
triệu VND, đầu năm thứ 2 là 200 triệu VND, đầu năm thứ 3 là 400 triệu
VND, đầu năm thứ 4 là 100 triệu VND, hỏi sau khi kết thúc dự án đầu
tư (cuối năm 4), số tiền thu được là bao nhiêu, biết rằng lãi suất đầu tư là
10%/năm.
9
KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Dòng tiền đều:

VD: Đầu mỗi tháng gửi ngân hàng 2 triệu VND, lãi suất 16%/năm, trong
1 năm 8 tháng tính tổng số tiền nhận được.

10
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Giá trị hiện tại:
‣Dòng tiền hỗn hợp phát sinh vào cuối kỳ

‣Dòng tiền đều phát sinh vào cuối kỳ

‣Dòng tiền hỗn hợp phát sinh vào đầu kỳ

‣Dòng tiền đều phát sinh vào đầu kỳ


11
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
‣Dòng tiền đều vĩnh cửu phát sinh đầu kỳ

‣Dòng tiền đều vĩnh cửu có


tốc độ tăng trưởng cố định phát sinh đầu kỳ

- VD: Thu nhập từ dự án được cho như sau: Cuối năm thứ 1 là 2 tỷ VND, cuối năm thứ 2 là
3 tỷ VND, cuối năm thứ 3 là 4 tỷ VND, Lãi suất đầu tư là 15%/năm, hỏi tổng vốn đầu tư
ban đầu là bao nhiêu.
- VD: Phải trả ngân hàng đầu mỗi tháng là 5 triệu VND, biết lãi suất ngân hàng là 8%/năm,
trả trong 1 năm 3 tháng thì hết nợ, hỏi số nợ vay ban đầu là bao nhiêu.
12
KHÁI NIỆM CƠ BẢN

๏Bài toán tính khoản tiền để dành hàng tháng khi về hưu: Giả sử bạn
bắt đầu đi làm năm 25 tuổi, vào cuối mỗi tháng bạn phải để dành bao
nhiêu tiền gửi vào ngân hàng, để đến khi 65 tuổi (bắt đầu nghỉ hưu), bạn
bắt đầu rút dần ra hàng tháng để chi tiêu cho đến cuối đời (dự tính 85
tuổi).

13
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
❖Chi phí cơ hội
- Chi phí cơ hội của việc sử dung một nguồn lực trong dự án là lợi ích thay thế lớn nhất có
thể thu được nếu nguồn lực đó được cho dự án khác.
- Trong phân tích tài chính, chi phí cơ hội tuy không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn
phải được tính là một khoản ngân lưu ra của dự án.
❖Chi phí chìm
- Chi phí chìm được định nghĩa là những chi phí đã được chi trả kể từ thời điểm phân tích
tài chính trở về trước (chi phí lịch sử) và không được tính vào chi phí đầu tư khi thẩm định
hiệu quả đầu tư dự án.
- Quyết định thực hiện dự án không phụ thuộc vào chi phí chìm.
14
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
❖Khấu hao:
๏Định nghĩa:
- Là công cụ về mặt hoạch toán kế toán để phân bổ chi phí đầu tư cố định
vào giá thành sản phẩm hàng năm
- Là một yếu tố của chi phí sản xuất à Khấu hao sẽ giảm thuế thu nhập
- Khấu hao không phải là chi phí tiền mặt, chỉ là một hình thức bút toán
à Không ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền (chỉ ảnh hưởng gián tiếp
thông qua thuế và giá trị thanh lý tài sản cố định)
15
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
๏Phương pháp khấu hao:
Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, Định được tổng số lượng, khối lượng sản
phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định
- Công suất sử dụng thực tế bình quân thấp hơn 100% công suất thiết kế của tài sản cố định
Khấu hao theo đường thẳng (Straight Line Depreciation)
- Khấu hao đơn giản nhất và có tính chất truyền thống
- Khấu hao được trích ra hàng năm bằng nhau trong suốt thời kỳ khấu hao
SLD = {Giá trị ban đầu – Giá trị còn lại} / Tuổi thọ tài sản
16
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Khấu hao theo số thứ tự các năm (Sum of the Years’ digits Depreciation)
- Còn gọi là khấu hao tăng tốc
- Lấy tổng số năm cộng lại thành một tổng
- Tỷ lệ khấu hao là n/sum (với thứ tự ngược)
SYD = {n/sum} x {Giá trị ban đầu – Giá trị còn lại}
Khấu hao theo kết số giảm nhanh (Declining Balance Depreciation)
- Áp dụng cho những lĩnh vực công nghệ đòi hỏi phải thay đổi nhanh
DBD = Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao thẳng x Hệ số điều chỉnh
- Khi mức khấu hao theo DBD nhỏ hơn khấu hao bình quân à Chuyển mức khấu hao hàng năm bằng
giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng còn lại
17
KHÁI NIỆM CƠ BẢN

❖Kế hoạch trả nợ: cần xem xét nhu cầu vay vốn, cách tiếp cận, thời
hạn cho vay, kế hoạch giải ngân, kỳ hạn trả nợ.
๏Lãi suất vay: Cố định và điều chỉnh.
๏Phương thức thanh toán: Nợ gốc trả đều (CAM – Constant
amortization mortgage) và Thanh toán nợ đều (CPM – Constant
payment mortgage)

18
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
❖Ngân lưu ròng:
๏Khái niệm:
- Ngân lưu ròng (hay còn gọi là ngân lưu tự do) là dòng tiền cuối cùng chỉ thuộc về những người có
quyền lợi trong dự án là chủ sở hữu và chủ nợ.
- Nói cách khác, ngân lưu ròng của dự án bằng ngân lưu của chủ sở hữu và ngân lưu của chủ nợ.
๏Ngân lưu và Lợi nhuận:
- Lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động dự án nhưng không phản ánh cả những thu nhập và chi phí
không bằng tiền nên không chính xác.
- Ngân lưu phản ánh tất cả các khoản tiền thực thu và thực chi nên phản ánh chính xác hơn theo
nguyên tắc tiền tệ có giá trị theo thời gian.
- Thẩm định dự án nên dựa vào ngân lưu.
19
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
๏Biên dạng ngân lưu ròng của dự án:

20
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
๏Phương pháp lập báo cáo ngân lưu dự án:
Trực tiếp:
- Ngân lưu ròng = Ngân lưu vào – Ngân lưu ra
- Hoạt động đầu tư, Hoạt động tài chính, Hoạt động kinh doanh
Gián tiếp (phương cách kế toán):
- Ngân lưu ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh được điều chỉnh từ lợi
nhuận sang
- Hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính bằng phương pháp trực tiếp
21
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN

๏Các bước tính ngân lưu ròng của dự án


Ngân lưu hoạt động vào = Doanh thu ròng
Ngân lưu hoạt động ra = Chi phí hoạt động + bảo trì + thuế
Ngân lưu hoạt động ròng = Ngân lưu hoạt động vào – Ngân lưu hoạt động ra
Ngân lưu ròng của dự án = Ngân lưu hoạt động ròng – Chi phí đầu tư
Ngân lưu của chủ nợ = Chi trả lãi vay + Chi trả nợ gốc – Giải ngân nợ
Ngân lưu của chủ sở hữu = Ngân lưu ròng của dự án – Ngân lưu của chủ nợ

22
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
๏Quy ước:
- Thường sử dụng phương pháp trực tiếp
- Tất cả các khoản thu, chi thường được giả định phát sinh cuối năm, ngoài trừ
trường hợp nói rõ phát sinh đầu năm
- Năm bắt đầu của dự án luôn là năm 0
- Năm thanh lý của dự án chưa hẳn là năm kết thúc dự án, thường dành một năm n
+ 1 để thanh lý toàn bộ dự án
- Tuổi thọ của dự án căn cứ vào dòng đời dự kiến của sản phẩm, tuổi thọ công
nghệ
23
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
- Kết chuyển lỗ à Tính vào thu nhập chịu thuế các năm sau
- Chi phí khấu hao tài sản cố định là một chi phí kế toán được khấu trừ để tính lợi nhuận
chịu thuế. Về mặt tài chính cũng như kinh tế, khấu hao không phải là một khoản thực chi
à Không được tính vào ngân lưu
- Chi phí thanh lý tài sản cũ là những tài sản trước đây nhưng vẫn còn giá trị sử dụng à
Đưa vào chi phí đầu tư ban đầu
- Đối với dự án có vòng đời lâu dài và phân tích tài chính chỉ ước tính ngân lưu trong một
thời gian nhất định thì vào cuối giai đoạn phân tích cần phải ước tính giá trị kết thúc của
dựa án (bằng cách chiết khấu ngân lưu ròng của các năm sau đó về năm cuối của giai đoạn
phân tích), giá trị kết thúc là ngân lưu vào của dự án
24
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
- Chi phí đất đai: Không thể tính khấu hao à phân bổ theo giá trị thuê,
giá trị chi phí cơ hội của đất đai (ngoài trừ được cấp dành riêng cho dự
án)
- Theo nguyên tắc thận trọng, đối với những dự án không thuộc lĩnh vực
bất động sản có thể bỏ qua giá trị tăng thêm của bất động sản tăng giá.
- Giá trị còn lại vào năm cuối dự án: TSCĐ chưa khấu hao hết hoặc
thanh lý, Thanh lý đất đai, Thanh lý hàng tồn kho, Thanh lý các khoản
phải thu, phải trả, tiền mặt dự phòng.
25
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm,
hàng hoá) cần dự trữ để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục của dự án
- Hàng tồn kho phát sinh do sản lượng sản xuất hoặc hàng hoá mua vào
trong kỳ và lượng xuất ra thường không trùng khớp
- Trong trường hợp có hàng tồn kho cần lưu ý để tính giá vốn hàng bán (có
thể theo phương pháp FIFO và LIFO)
- Trong tính toán ngân lưu dự án, thay đổi trong hàng tồn kho đã được bao
hàm trong điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả
26
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
๏Các công cụ để lập bảng ngân lưu dự án trực tiếp
Bảng doanh thu

Bảng kế hoạch đầu tư

27
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
Bảng khấu hao

Bảng kế hoạch trả nợ

28
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
Bảng kế hoạch lỗ, lãi

29
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
Bảng các khoản phải thu
- Phải thu xuất phát từ doanh thu nhưng bị chiếm dụng vốn
- Chênh lệch khoản phải thu (chính là khoản phải thu trong kỳ) = Phải thu cuối năm
– Phải thu đầu năm
- Khi đưa vào bảng ngân lưu cần phải có dấu trừ

30
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
Bảng các khoản phải trả
- Phải trả xuất phát từ chi phí nhưng có thể chiếm dụng vốn
- Chênh lệch khoản phải trả (chính là khoản phải trả trong kỳ) = Phải trả cuối kỳ –
Phải trả đầu kỳ
- Khi đưa vào bảng ngân lưu cần phải có dấu trừ

31
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN

Bảng dự phòng tiền mặt


- Dự án cần phải có một mức tồn quỹ nhất định để thực hiện các giao
dịch hàng ngày
- Tiền mặt dự trữ tốn chi phí cơ hội và làm tăng ngân lưu dự án

32
LẬP NGÂN LƯU DỰ ÁN
Bảng tổng kết ngân lưu (IF – OF – NCF) – Tính theo từng năm dự án

33
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU

- Một dự án khả thi phải thuyết phục được chủ đầu tư và các bên liên
quan
- Việc đánh giá hiệu quả dự án trên việc phân tích ngân lưu phải dựa
theo các quan điểm khác nhau
- Tùy từng quan điểm xây dựng ngân lưu mà việc xử lý một số hạng
mục ngân lưu cũng sẽ khác nhau

34
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU
❖Sơ đồ tóm tắt 3 quan điểm xây dựng ngân lưu

35
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU
❖Quan điểm tài chính: Ngân lưu ròng dựa vào giá tài chính các khoản xuất lượng và nhập
lượng. Gồm 2 quan điểm: TIPV và AEPV
๏Quan điểm tổng vốn đầu tư (Total Investment Point of View – TIPV)
- Vốn đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay
- Ngân lưu dự án là ngân lưu tổng vốn đầu tư (TIPV): Trong đó có 2 phần là Ngân lưu của
chủ sở hữu (EPV) và Ngân lưu của chủ nợ. Chủ nợ luôn là người nhận ngân lưu trước
(thông qua lãi vay) và Chủ đầu tư sẽ là người nhận ngân lưu sau. Đánh giá hiệu quả và khả
năng trả nợ của dự án à Quan điểm ngân hàng
- Bao gồm chi phí lãi vay trong phần tính lợi nhuận
- Có tính đến lãi suất vay trong chi phí sử dụng vốn
36
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU

37
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU

๏Quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hũu (All Equity Point of View –
AEPV)
- Giả định vốn đầu tư chỉ có vốn chủ sở hữu, không có vốn vay
Đánh giá hiệu quả của dự án à Quan điểm nhà đầu tư
- Không bao gồm chi phí lãi vay trong phần tính lợi nhuận
- Không tính đến lá chắn thuế trong chi phí sử dụng vốn

38
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU

39
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU

❖Quan điểm ngân sách chính phủ


- Nếu chính phủ phải cấp vốn, trợ giá, hoặc cho vay ưu đãi à Chính phủ
phải rút từ ngân sách nhà nước
- Nguồn thu vào ngân sách nhà nước thông qua thuế, lệ phí, khoản hoàn
vốn và lãi vay
àXây dựng bảng ngân lưu trên quan điểm ngân sách nhà nước

40
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU
❖Quan điểm kinh tế
- Xem toàn bộ vốn dự án là vốn tổng thể nền kinh tế, một đơn vị hạch toán
- Phải tính giá trị kinh tế của toàn bộ các khoản xuất lượng và nhập lượng của dự án à Loại
các khoản thuế, trợ cấp, vay nợ, trả nợ
- Phải tính đến các tác động ngoại vi tiêu cực và tích của dự án mang lại
❖Quan điểm xã hội (phân phối thu nhập)
- Tính toán lợi ích tài chính ròng cho nhóm đội tượng trong xã hội sau khi trừ đi chi phí cơ
hội của họ
- Dự án phải đạt hiệu quả pareto – không hy sinh lợi ích của nhóm này để đạt lợi ích nhóm
khác
41
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NGÂN LƯU
❖So sánh ngân lưu ròng giữa các quan điểm:
- TIPV và EPV: Ngân lưu tài trợ (lãi vay)
- TIPV và AEPV: Lá chắn thuế

42
SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DỰ ÁN
❖Lựa chọn suất chiết khấu cho các dự án đầu tư:
๏Căn cứ lựa chọn:
Chi phí cơ hội của vốn
- Là kỳ vọng sinh lời lớn nhất mà nhà đầu tư phải từ bỏ khi thực hiện dự án
Chi phí vốn
- Dự án sử dụng 2 loại vốn: vốn vay (chi phí là lãi vay) và vốn chủ sở hữu (chi phí là suất sinh lời hay
chi phí cơ hội của vốn)
- Lấy chi phí vốn bình quân là sự kết hợp giữa hai loại chi phí vốn theo tỷ lệ sử dụng trong tổng nhu cầu
vốn của dự án (WACC)
‣Đối với quan điểm TIPV – WACC = WD x KD + WE x KE
‣Đối với quan điểm AEPV – WACC = WD x KD x (1 – t) + WE x KE
43
SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DỰ ÁN
Thêm một tỷ lệ rủi ro vào suất chiết khấu dự án
- Trong trường hợp dự án được đầu tư trong một môi trường có rủi ro
- Cộng thêm vào suất chiết khấu một tỷ lệ để bù đắp rủi ro (r) để có hành lang an
toàn về mặt tài chính
- Điều này chỉ làm giảm bớt rủi ro chứ không loại bỏ được rủi ro
Thêm tỷ lệ lạm phát vào suất chiết khấu dự án
- Trên thực tế triển khai luôn có một tỷ lệ lạm phát nhất định theo thời gian
- Cần phải tính tỷ lệ lạm phát (g) vào suất chiết khấu dự án
- Phần cộng thêm = g x (1 + suất chiết khấu không lạm phát)
44
SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DỰ ÁN
❖Suất chiết khấu thay đổi:
- Ta luôn giả định suất chiết khấu không thay đổi trong toàn bộ thời gian
dự án diễn ra
- Thực tế, suất chiết khấu thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào mối
quan hệ cung – cầu về vốn trên thị trường
+ Nếu cung < cầu à Khan hiếm vốn à Suất chiết khấu tăng
+ Nếu cung > cầu à Dư thừa vốn à Suất chiết khấu giảm
+ Khi đó suất chiết khấu các năm của dự án sẽ thay đổi
45
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
❖Chỉ tiêu NPV (Net Present Value)
๏Khái niệm
Hiện giá thuần của dựa án là hiệu số của hiện giá dòng tiền vào với hiện giá dòng
tiền ra trong suốt vòng đời dự án, cũng tức là hiện giá của dòng ngân lưu ròng
- Chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất
- Chỉ tiêu “tốt nhất” để lựa chọn dự án
๏Công thức tính

46
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Ý nghiã
- NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cụ thể là lãi sau thuế tính
theo các khoản tiền mặt của từng năm khi quy đổi về thời điểm hiện tại
+ NPV > 0: Dư án tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, bù đắp được vốn
đầu tư bỏ ra và có lời tính theo thời giá hiên tại
+ NPV < 0: Dư án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư
- NPV chỉ mang ý nghĩa tài chính, không mang ý nghĩa kinh tế, xã hội
- NPV phụ thuộc vào suất chiết khấu kỳ vọng của dự án
47
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Quy tắc chọn lựa dự án theo NPV
- NPV < 0: Không chấp nhận dự án
- NPV ≥ 0: Chấp nhận dự án
- Lựa chọn dự án hoặc tập hợp dự án có NPV lớn nhất
๏Quy tắc chọn lựa dự án theo NPV
- Trường hợp 1: Không vay à NCFt(AEPV) à NPV(AEPV) à Ra quyết định đầu tư
- Trường hợp 2: Có vay

48
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Ưu và nhược điểm của NPV
Ưu điểm
- NPV cho biết quy mô số tiền lãi tính theo số tiền mặt thực tế thu được trong mỗi năm khi
đưa chúng về thời giá hiện tại
- NPV dựa theo dòng ngân lưu có xét đến giá trị thời gian và quy mô dự án à Với mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận, NPV là phương pháp hợp lý nhất
Nhược điểm
- NPV phụ thuộc vào lãi suất tính toán
- NPV chỉ cho biết mức lỗ, lãi dự án, không cho biết tỷ lệ lỗ, lãi trên vốn đầu tư là bao nhiêu
- Không thể so sánh khi hai dự án có tuổi thọ khác nhau
49
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Cách lựa chọn các dự án có tuổi thọ khác nhau
Phương pháp thay thế
- Điều chỉnh thời gian hoạt động của các dự án bằng bội số chung nhỏ nhất
- Các dự án phải lập đi lập lại nhiều lần với giả định các điều kiện không đổi à Chọn dự án
có NPV tối ưu
Phương pháp dòng tiền (ngân lưu) bằng nhau
- Khi bội số chung nhỏ nhất của các dự án quá lớn, làm cho các dự án phải lặp lại nhiều lần
điều này là không thực tế à Sử dụng phương pháp dòng tiền bằng nhau
- Hiệu chỉnh giá trị của các dự án đang so sánh theo nguyên tắc hiện giá của dòng tiền đều
(bằng nhau) và vô hạn của mỗi dự án à Chọn NPV lớn nhất
50
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
❖Chỉ tiêu IRR
๏Khái niệm
Suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất tính toán mà với lãi suất đó làm cho NPV của dự án
bằng không (0)
๏Công thức tính (Phương pháp nội suy)
- Chọn lãi suất i1 tùy ý sao cho NPV1 > 0 và càng gần 0 càng tốt
- Chọn lãi suất i2 tùy ý sao cho NPV2 < 0 và càng gần 0 càng tốt

51
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Ý nghĩa: Suất hoàn vốn nội bộ phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án dựa trên giả định dòng
tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất tính toán. Nếu trên
phương diện sinh lời thì IRR phản ánh khả năng sinh lời tối đa của vốn đầu tư cho dự án
๏Quy tắc chọn dự án bằng phương pháp IRR
- Giả sử huy động vốn với lãi suất u để thực hiện dự án đem lại IRR thì
+ Nếu IRR < u dự án lỗ tức NPV < 0
+ Nếu IRR = u dự án hòa vốn tức NPV = 0
+ Nếu IRR > u dự án lãi tức NPV > 0
- Trường hợp các dự án độc lập với nhau dự án nào có IRR cao nhất sẽ được lựa chọn
52
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Ưu và nhược điểm của IRR
Ưu điểm
- IRR dễ hấp dẫn nhà đầu tư vì cho thấy ngay khả năng sinh lời của dự án
- Đây là lãi suất lớn nhất có thể sử dụng
- IRR dựa trên số liệu của dự án, không cần phải xác định lãi suất tính toán
- IRR có thể so sánh tất cả các dự án với thời gian khác nhau
Nhược điểm
- Nếu ngân lưu ròng của dự án đổi dấu 2 lần trở lên sẽ tìm được nhiều IRR và không biết IRR
thực của dự án (Các dự án khai thác, bán nền nhà trước khi đền bù giải phóng mặt bằng …)

53
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
❖Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn Tpp (Time Payback Period)
๏Khái niệm
Thời gian hoàn vốn là thời gian (tính bằng năm, tháng) cần thiết để chủ đầu tư thu
hồi lại khoản vốn đầu tư ban đầu của dự án
๏Cách tính
- Có thể xét hoặc không xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ (có hay không có suất
chiết khấu dự án)
Tpp = Số năm trước khi thu hồi toàn bộ vốn + (Chi phí chưa thu hồi / Dòng tiền
trong năm thu hồi toàn bộ vốn)
54
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Ý nghĩa
- Thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dư án
- Tpp phải nhỏ hơn thời gian hoàn vốn định mức Tđ, Tpp thấp nhất
๏Ưu và nhược của Tpp
Ưu điểm
- Tính toán đơn giản, dễ hiểu
- Thích hợp trong trường hợp chủ đầu tư không nhiều vốn, môi trường đầu tư thiếu ổn định,
nhiều rủi ro
Nhược điểm
- Không xét đến khoản thu hồi vốn, chỉ tính đến thời gian
55
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
❖Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí (Benefit / Cost)
๏Khái niệm
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) là thương số giữa hiện giá dòng ngân lưu
vào với hiện giá dòng ngân lưu ra
๏Cách tính

56
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Ý nghĩa
- B/C đo lường hiệu quả của dự án bằng tỷ lệ giữa lợi ích với chi phí
- B/C < 1 à Không chấp nhận, B/C ≥ 1 à chấp nhận, B/C lớn nhất
๏Ưu và nhược điểm của B/C
Ưu điểm
- B/C cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập tính bình quân cho cả dòng đời dự án
Nhược điểm
- Là số tương đối nhỏ, nên có thể B/C cao nhưng tổng lợi nhuận lại nhỏ
- Quan niệm khoản chi phí của dự án không thống nhất, có thể là vốn đầu tư ban đầu, có thể là toàn
bộ chi phí dự án
57
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
❖Chỉ tiêu chỉ số sinh lời (PI – Profit Index)
๏Khái niệm
Chỉ số lợi nhuận hay chỉ số sinh lời là tỉ lệ giữa giá trị hiện tại của các dòng thu nhập và giá trị hiện
tại của các dòng vốn đầu tư của dự án.
๏Cách tính

๏Ý nghĩa
- Cho biết bình quân một đồng vốn ban đầu tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trong suốt vòng đời dụ án.
- PI càng lớn thể hiện sử dụng vốn đầu tư ban đầu càng hiệu quả
- PI < 1 à Không chấp nhận, PI ≥ 1 à chấp nhận, PI lớn nhất

58
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
๏Ưu và nhược điểm của PI
Ưu điểm
- Nếu chỉ xét 1 dự án à Tiêu chí luôn luôn đúng
- PI cho thấy khả năng sinh lời ngay của 1 dự án
Nhược điểm
- PI không đánh giá một cách trực tiếp sự khác biệt về quy mô đầu tư
❖Ngoài ra còn nhiều chỉ tiêu nữa như suất sinh lời kế toán, suất sinh lời trên vốn đầu tư,
thời gian hoàn vốn tính trên lãi sau thuế … được dùng kết hợp với các chỉ tiêu trên
❖Nhận xét chung: Mỗi chỉ tiêu có ưu và nhược khác nhau, cần kết hợp các chỉ tiêu khi so
sánh các dự án và kết hợp thêm ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn dự án đầu tư
59
PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
❖Khái niệm: BEP – Break Even Point
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng với chi phí, tức là giao điểm của hàm
doanh thu và hàm chi phí.
Điểm hòa vốn cho biết phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu đơn vị sản phẩm thì mới thu
hồi đủ vốn
Điểm hòa vốn phụ thuộc vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Các chỉ tiêu NPV, IRR, Tpp, B/C, PI dùng để phân tích, thẩm định hiệu quả tài chính
trong suốt vòng đời dự án
- Thẩm định tài chính trong 1 năm phải dựa vào điểm hòa vốn.
60
PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
❖Đặc điểm:
- Điểm hòa vốn càng nhỏ, khả năng sinh lời của dự án càng cao
- BEP được tính cho hàng năm, chỉ cần tiêu thụ quá sản lượng BEP à Có lãi
- Muốn tính BEP phải phân chia toàn bộ chi phí của dự án thành 2 loại Định phí và Biến phí
trong sản lượng nhất định

61
PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
❖Cách tính:
Điểm hòa vốn lời lỗ là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí
- Sản lượng điểm hòa vốn lý thuyết Q0 = FC / (P – VC)
- Doanh thu hoạt động hòa vốn lý thuyết Q0 x P
- Mức hoạt động hòa vốn lý thuyết
H = Doanh thu hòa vốn lý thuyết / Tổng doanh thu
H = Sản lượng hòa vốn lý thuyết / Tổng sản lượng
62
PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
❖Ý nghĩa của điểm hòa vốn
- Giúp xác định ranh giới giữa vùng lời và vùng lỗ của dự án
- Mức hoạt động hòa vốn (H) cho biết tình hình hoạt động của dự án trong năm tính toán có
hợp lý hay không
- Nếu H nhỏ à Vùng lỗ hẹp, vùng lời lớn à Dự án lời nhiều và ngược lại
❖Sử dụng chỉ tiêu điểm hòa vốn trong thẩm định dự án
- H được dùng để đánh giá tính hợp lý của hoạt động tài chính
- Có thể so sánh với trung bình ngành
- Điểm hòa vốn được tính cho mỗi năm nên không cần phải tính hiện giá dòng tiền à Không
phụ thuộc vào suất chiết khấu
63
QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐẦU TƯ
❖Quy mô đầu tư
๏Lý do xác định
- Một dự án tốt nhưng xác định quy mô không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả đầu
tư của dự án
- Một dự án đã được thẩm định, kết luận là dự án tốt nhưng đầu tư ở quy mô nào
sẽ mang lại hiệu quả cao nhất
๏Quy mô tối ưu
- Quy mô tại đó NPV đạt giá trị cực đại à Lợi ích ròng dự án đạt cao nhất- Giúp
xác định ranh giới giữa vùng lời và vùng lỗ của dự án
64
QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐẦU TƯ
๏Nguyên tắc xác định quy mô đầu tư tối ưu
- Xem phần thay đổi nhỏ trong quy mô dự án là những dự án mới
- Tính MNPV (Marginal NPV) của các phần tăng thêm
Khi MNPV = 0 à NPV của dự án đạt cực đại
- Tính MIRR (Marginal IRR) của các phần tăng thêm
Khi MNPV = 0 à MIRR (Marginal IRR) sẽ bằng suất chiết khấu
๏Các bước xác định quy mô tối ưu dựa vào MNPV và MIRR
- Sắp xếp các quy mô đầu tư của dự án theo quy mô tăng dần
- Tính chi phí và lợi ích gia tăng bằng cách lấy quy mô sau trừ quy mô trước
- Tính MNPV hoặc MIRR của từng phần gia tăng
- Chọn quy mô tối ưu (MNPV = 0, MIRR = Suất chiết khấu)
65
QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐẦU TƯ
❖Xác định thời điểm đầu tư
๏Lý do
- Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của dự án
- Nếu dự án thực hiện quá sớm à một phần vốn chưa cần sử dụng à Lãng
phí vốn (chi phí cơ hội)
- Nếu dự án hoãn lại quá lâu à khan hiếm hàng hóa à Thiệt hại về lợi ích
- Mặt khác, sau một thời gian khai thác, hiệu quả của dự án sẽ giảm à Chọn
thời điểm để kết thúc có lợi nhất (nếu tiếp tục lợi ích thu lại < chi phí bỏ ra)
66
QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐẦU TƯ
๏Xác định thời điểm bắt đầu dự án
Nguyên tắc
- Tùy thuộc vào cách các khoản thu nhập và chi phí của dự án trong tương lai sẽ
thay đổi ra sao tương ứng với hiện giá của chúng
- So sánh Lợi ích và Chi phí của dự án, Nếu lợi ích < Chi phí à Hoãn đầu tư
Lợi ích (B) và chi phí đầu tư (k) tăng theo thời gian
- Bt và kt tăng qua các năm
+ (kt+1 – kt ) + Bt+1 > ikt : Quyết định đầu tư vào năm t
+ (kt+1 – kt ) + Bt+1 < ikt : Quyết định đầu tư vào năm t +1
67
QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐẦU TƯ
๏Xác định thời điểm kết thúc dự án
Nguyên tắc
- So sánh Lợi ích và Chi phí của dự án, Nếu lợi ích < Chi phí à Kết thúc
- Mọi đồng tiền đều có khả năng sinh lời, tối thiểu bằng suất chiết khấu dự án
- Khi kết thúc dự án, thu được giá trị thanh lý do bán tài sản hay bán cả dự án
- Nếu kết thúc muộn, giá trị thanh lý giảm do khấu hao, nếu kết thúc sớm sẽ
làm mất lợi ích của năm kế tiếp
- Lợi ích của dự án giảm dần theo thời gian
68
QUY MÔ THỜI ĐIỂM ĐẦU TƯ
Tính toán thời điểm kết thúc
- Nếu kết thúc vào năm t, sẽ mất đi lợi ích thu được các năm kế tiếp từ năm t+1 là: Bt+1, Bt+2, …,
Bt+n; Nếu kết thúc vào năm t+1, sẽ mất đi lợi ích thu được các năm kế tiếp từ năm t+2 là: Bt+2, Bt+3,
…, Bt+n và mất thêm cơ hội sinh lời của giá thanh lý là SVt - SVt+1 + iSVt
- Mặt khác nếu kết thúc vào năm t+1, ta thu thêm lợi ích Bt+1
- Quyết định kết thúc vào năm t nếu Bt+1 < SVt – SVt+1 + iSVt
Ý nghĩa: Lợi ích có thêm nhỏ hơn khoản mất đi nếu kết thúc dự án vào năm t+1, thì nên kết thúc vào
năm t
- Quyết định kết thúc vào năm t nếu Bt+1 > SVt – SVt+1 + iSVt
Ý nghĩa: Lợi ích có thêm lớn hơn khoản mất đi nếu kết thúc dự án vào năm t+1, thì nên kết thúc vào
năm t+1
69
70

You might also like