You are on page 1of 7

1.

Định nghĩa:
- Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tiền vốn gửi vào/cho vay mà người
vay có trách nhiệm trả cho người gửi tiền/người cho vay trong
một khoảng thời gian xác định, thông thường được tính theo
năm.
2. Vai trò của lãi suất đối với quyết định của các chủ thể trong nền
kinh tế.
- Đối với cá nhân, hộ gia đình: lãi suất ảnh hưởng nhiều đến
quyết định như chi tiêu hay để dành, mua nhà mua trái phiếu
hay gửi vốn vào một tài khoản tiết kiệm. Đối với cá nhân hay
hộ gia đình khi lãi suất của tiền gửi tiết kiệm tăng họ sẽ lựa
chọn gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua các giấy tờ có giá bởi
khi đó giá của chúng sẽ giảm. Ngược lại khi lãi suất giảm họ sẽ
đầu tư vào các khoản mục đầu tư khác và sẽ cân nhắc khả năng
gửi tiền vào ngân hàng vì lãi suất thấp hơn lợi nhuận nhận được
từ những hình thức đầu tư khác.
- Đối với các doanh nghiệp: lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi
nhuận của doanh nghiệp. Lãi suất có thể coi là chi phí của
doanh nghiệp. Khi lãi suất thấp có nghĩa là chi phí của vốn đầu
tư thấp, điều đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư.
Bớt một đồng chi phí là tăng một đồng lợi nhuận vì thế họ sẽ
tìm cách tối đa hòa `lợi nhuận trên một đồng chi phí. Có thể nói
rằng lãi suất đóng vai trò là công cụ bắt buộc doanh nghiệp phải
sử dụng vốn một cách triệt để, có hiệu quả.
- Đối với Nhà nước: lãi suất không chỉ là một công cụ nhằm huy
động hay cho vay vốn mà còn là công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng nhằm điều tiết sản xuất kinh doanh theo đúng hướng, xử
lý hài hòa giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, điều hành gián
tiếp chính sách tiền tệ quốc gia để thực hiện các mục tiêu của
mình: ổn định giá cả đồng nội tệ, tăng trưởng kinh tế ở tốc độ
cao (trên 7%) và công ăn việc làm đầy đủ.
3. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường
- Lãi suất là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế: Lãi suất là một loại giá cả
đặc biệt của việc buôn bán vốn tiền tệ, do đó nó cũng tuân thủ
quy luật cung cầu thị trường. Muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
từ các chủ thể trong nền kinh tế, ngoài việc phục vụ tốt còn đòi
hỏi giá cả(lãi suất) hợp lý và hấp dẫn. Đối với ngân hàng, lãi
suất huy động tiền gửi cao sẽ kích thích lòng ham muốn lợi
nhuận của khách hàng đối với ngân hàng. Do đó nếu ngân hàng
muốn tăng cường huy động vốn có thể bằng nhiều biện pháp
trong đó có công cụ lãi suất.
- Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích đầu tư phát triển: Với lãi
suất cho vay hợp lý sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở
rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm cho xã
hội, tăng thu nhập quốc dân, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế
ngày càng phát triển. Lãi suất tín dụng là đòn bẩy kích thích
ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực sự
quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả
đúng hạn cả gốc và lãi. Đối với các ngân hàng, hoạt động chủ
yếu là huy động để cho vay. Do đó ngân hàng phải tìm nhiều
biện pháp thiết thực để thu hút mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện các biện pháp cho vay có hiệu
quả, sao cho đáp ứng được các yêu cầu hạch toán kinh tế.
- Lãi suất là một trong những công cụ đánh giá “sức khoẻ” của
nền kinh tế: Căn cứ vào biến động của lãi suất hoặc tình hình lãi
suất trong một thời kì có thể dự báo được một số yếu tố của nền
kinh tế: các cơ hội đầu tư, tình hình tiền tệ, tình hình kinh tế
trong tương lai…Từ đó các ngân hàng hoặc doanh nghiệp có
điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn các phương án kinh doanh
cho phù hợp.
- Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Hiện nay nước ta
đang trong thời kỳ quá độ, trong những giai đoạn xây dựng
những cơ sở vật chất để đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Chiến lược
nhiệm vụ trong toàn thời kỳ này của đất nước ta là: Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy để có thẻ tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, mở rộng sản xuất thì vấn đề không thể thiếu
được là vốn.
- Vì vậy cơ chế lãi suất có vai trò quan trọng trong việc huy động
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tập trung các nguồn vốn manh
mún, tản mạn thành các nguồn vốn lớn đáp ứng các nhu cầu về
vốn cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc tái sản xuất,
mở rộng sản xuất một cách liên tục, phát triển kinh tế.
- Lãi suất với quá trình đầu tư: Quá trình đầu tư của các doanh
nghiệp vào tài sản cố định (máy móc, công trường, nguyên vật
liệu) chỉ được thực hiện khi họ dự tính lợi nhuận thu được từ
vốn đầu tư vào các tài sản cố định này lớn hơn số lãi phải trả
cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất thấp các
doanh nghiệp có điều kiện tiến hành vay vốn đầu tư vào các tài
sản cố định phục vụ sản xuất. Vì thế chi tiêu đầu tư có kế hoạch
sẽ cao hơn và ngược lại.
- Quan hệ lãi suất và chi tiêu đầu tư có kế hoạch:
+ Sự dốc xuống của đường đầu tư phản ánh tỷ lệ nghịch giữa chi
tiêu đầu tư có kế hoạch với lãi suất. Đường đầu tư càng thoải thì
càng nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư,
khuyến khích tiêu dùng, làm tăng tổng cầu dẫn đến sản lượng tăng
giá cả tăng, thất nghiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với
ngoại tệ. Ngược lại lãi suất cao sẽ hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu
dùng do đó làm giảm tổng cầu, khiến sản lượng giảm, giá giảm,
thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ.
+ Như vậy lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe SScủa
nền kinh tế. Người ta thấy rằng: trong giai đoạn đang phát triển của
nền kinh tế, lãi suất có xu hướng phát triển do cung cầu cho vay
đều phát triển, trong đó tốc độ phát triển quỹ cho vay lớn hơn tốc
độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại trong nền kinh tế bị đình
trệ, hàng hóa bị ứ đọng và xuống giá, cơ hội đầu tư kiếm lời giảm
xuống, áp lực lạm phát hay thiểu phát, lãi suất sẽ giảm bởi nguyên
tắc cơ bản lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận đầu tư.
- Lãi suất với xuất nhập khẩu: Khi lãi suất trong nước thực tế
tăng thì các khoản tiêu dùng bằng đồng nội tệ sẽ trở nên thấp
hơn so với các khoản tiêu dùng bằng quỹ ngoại tệ. Do đó làm
cho giá trị đồng nội tệ tăng lên so với các đồng khác nghĩa là tỷ
giá hối đoái tăng. Lúc này hàng hóa trong nước tại nước ngoài
đắt hơn, hàng hóa nước ngoài ở trong nước sẽ rẻ hơn dẫn đến
giảm xuất khẩu ròng, khuyến khích nhập khẩu.
I. Các phép đo lãi suất:
1. Giá trị hiện tại và giá trị tương lai:
Để tính giá trị hiện tại và giá trị tương lai dùng công thức sau:
CF
PV = (1+i) n

- Trong đó: CF: dòng tiền sau n năm


i: lãi suất hàng năm
n: số năm
PV: Giá trị hiện tại
2. Vay đơn và vay thanh toán cố định:
- Vay đơn: Người cho vay cho người đi vay mượn một khoản tiền
trong một thời gian nhất định, có tính lãi. Khi đến hạn, Người
vay phải hoàn trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi.
- Vay thanh toán cố định: Người cho vay cho người đi vay mượn
một khoản tiền trong một thời gian nhất định, có tính lãi. Người
đi vay thanh toán định kỳ cho người cho vay (tháng, quý hoặc
năm) một khoản tiền bằng nhau trong đó gồm một phần của tiền
gốc và tiền lãi.
3. Trái phiếu coupon và trái phiếu chiết khấu:
- Trái phiếu coupon: Thanh toán định kỳ (năm) một số tiền lãi cố
định (lãi coupon) cho đến ngày đáo hạn. Thanh toán mệnh giá
một lần vào ngày đáo hạn.
- Trái phiếu chiết khấu: Giá bán thấp hơn mệnh giá (Chiết khấu).
Thanh toán mệnh giá một lần vào ngày đáo hạn. Không tính lãi.
4. Lãi suất đáo hạn:
- Là mức lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của dòng thu nhập từ
công cụ nợ bằng đúng giá trị hôm nay của công cụ nợ đó.
- Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong
một đơn vị thời gian. Khác với giá cả hàng hóa, lãi suất không
được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng tỷ lệ phần
trăm.
a. Lãi suất đáo hạn của khoản vay đơn: Đối với các khoản
vay đơn, lãi suất đơn bằng với lãi suất đáo hạn.
Ví dụ: vay $100 và cam kết hoàn trả $110 sau 1 năm. Tính
lãi suất đáo hạn?
CF
PV = (1+i) n

PV = $100 ; CF = $110 ; n = 1
 i = 0.1 = 10%
b. Lãi suất đáo hạn của khoản vay cố định: Thanh toán dòng
tiền giống nhau mỗi kỳ trong suốt thời gian vay
c. Lãi suất đáo hạn của trái phiếu coupon:
- Khi trái phiếu coupon được định giá bằng mệnh giá thì lãi suất
hoàn vốn sẽ bằng lãi suất coupon;
- Giá của trái phiếu coupon và lãi suất hoàn vốn có tương quan
nghịch; Lãi suất đáo hạn sẽ cao hơn lãi suất coupon khi giá trái
phiếu thấp hơn so với mệnh giá và ngược lại.
d. Lãi suất đáo hạn của trái phiếu chiết khấu: Lãi suất đáo
hạn có quan hệ nghịch chiều với giá trái phiếu hiện tại. Lãi
suất đáo hạn được tính theo công thức sau:
F−P
i= P
F = Mệnh giá của Trái phiếu chiết khấu (discount bond)
P = Giá của Trái phiếu chiết khấu (giá trị hiện tại)
5. Trái phiếu vĩnh viễn: Một trái phiếu không có ngày đáo hạn không
trả nợ gốc nhưng trả các khoản lãi cố định mãi mãi
P = C/ic

P = Giá của Trái phiếu vĩnh viễn


C = Khoản lãi cố định hàng năm
ic = Lãi suất đáo hạn
II. Phân loại lãi suất:
1. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
- Lãi suất huy động ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các
khoản tiền gửi vào ngân hàng. Lãi suất huy động ngân hàng có
nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi (không kỳ hạn,
tiết kiệm,…), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi.
- Lãi suất cấp tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay
phải trả cho ngân hàng khi đi vay. Lãi suất cấp tín dụng cũng có
nhiều mức tùy theo loại hình vay (vay thương mại, vay trả góp,
vay qua thẻ tín dụng,…), theo mức độ quan hệ giữa ngân hàng
và khách hàng,… và phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên.
 Đối với các ngân hàng thương mại, hai loại lãi suaats này
hình thành nên những khoản thu nhập và chi phí chủ yếu
của ngân hàng.
- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho vay dưới hình
thức chiết khấu thương phiếu hay giấy tờ có giá khác chưa đến
hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ phần
trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi
ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Như vậy lãi suất chiết
khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi
suất tín dụng thông thường.
- Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương cho
các ngân hàng thương mại vay dưới hình thức chiết khấu lại
thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh
toán. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của
giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi NHTW cấp tiền
vay cho NHTM. Lãi suất tái chiết khấu do ngân hàng trung
ương ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền
tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng.
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng
khi cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân
hàng được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị
trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất của ngân
hàng trung ương. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát
triển của hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay
ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung gian.
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất do ngân hàng trung ương quy định
đối với ngân hàng thương mại làm cơ sở để ấn định mức lãi suất
kinh doanh
2. Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi:
- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của
tiền tệ vào thời điểm xem xét hay nói cách khác là loại lãi suất
chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được
công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rõ tên
công cụ nợ.
- Lãi suất thực: là lãi suất sau khi được điều chỉnh bởi yếu tố lạm
phát hay lãi suất đã loại trừ tỷ lệ lạm phát. Có hai loại:
 Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất được điều
chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm
phát
 Lãi suất thực tính sau: là lãi suất được điều chỉnh lại cho
đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát
Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản
ánh bằng phương trình:
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự kiến

i = ir + π e

3. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất:


- Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt
thời hạn vay. Nó có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết
trước, nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một mức lãi suất
nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường
đã thay đổi.
- Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định là có thể biến động
theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng. Lãi suất thả nổi
vừa chứa đựng cả rủi ro lần lợi nhuận. Khi lãi suất tăng lên
người đi vay bị thiệt trong khi người cho vay được lợi và ngược
lại.
4. Căn cứ vào loại tiền cho vay:
- Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ
- Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ
- Mối liên hệ giưa hai lãi suất này được thể hiện qua phương trình
iD = i F + ∆ E e

Trong đó: iD: lãi suất nội tệ


iF: lãi suất ngoại tệ
∆ E : mức tăng giá dự tính của tỷ giá hối đoái hay
e

đồng ngoại tệ
5. Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế:
- Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: là lãi suất áp dụng
trong các hợp đồng tín dụng trong một quốc gia.
- Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng trong các trong các hợp
đồng tín dụng quốc tế.
 Các hợp đồng tín dụng quốc tế áp dụng mức lãi suất của
thị trường quốc gia nào thì lãi suất của thị trường quốc
gia đó trở thành lãi suất quốc tế.
 Lãi suất địa phương chịu ảnh hưởng của lãi suất quốc tế.
Nếu thị trường vốn địa phương đó mà tự do thì lãi suất
địa phương sẽ lên xuống theo lãi suất quốc tế.
 LIBOR: lãi suất của Liên ngân hàng London. Đây là lãi
suất ngắn hạn (1,3,6,12 tháng), thường được sử dụng làm
lãi suất tham khảo trong các hợp đồng tín dụng quốc tế.
Ngoài ra còn có lãi suất NIBOR của thị trường NewYork,
TIBOR của thị trường Tokyo, Sibor của thị trường
Singapore

You might also like