You are on page 1of 6

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM

Tổng quan lý thuyết


2. Cách đo lường lãi suất
* Lãi suất đơn
- Lãi suất đơn là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho vay hco suốt kỳ hạn vay. Do
đó, lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do tiền
gốc sinh ra
- Công thức: Pt = P0 x ( 1+ i x t )
Trong đó: P0: số tiền gốc cho vay
i: lãi suất được tính trên cơ sở một kỳ hạn nhất định (%/năm)
t: thời hạn của hợp đồng
Pt: số tiền gốc và lãi thanh toán một lần khi đến hạn
* Lãi suất kép
- Lãi suất kép là phương pháp tính lãi suất được áp dụng để tính toán cho những hợp
đồng có nhiều kỳ tính lãi mà lãi thu được của các kỳ hạn trước gộp chung vào gốc để
tính lãi cho kỳ tiếp theo. Lãi suất kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà
còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra, hay còn gọi là ghép lãi (Compounding).
- Công thức: Pn = P0 x ( 1+ i )n
Trong đó: P0: số tiền gốc
n: số kỳ tính lãi
i: lãi suất của mỗi kỳ tính lãi
Pn: số tiền gốc và lãi thu về khi đến hạn
* Lãi suất hoàn vốn
- Để tính toán khả năng hoàn vốn và dự tính nguồn lợi của vốn mang lại.
- Tính lãi suất hoàn vốn là phương pháp tính lãi suất quan trọng và chính xác nhất. Lãi
suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của 1 khoản tiền thanh toán trong
tương lai với giá cả hôm nay của nó.
- Đo lường lãi suất của 4 công cụ chính trên thị trường tín dụng:
Vay đơn
- Vay đơn là hình thức cung cấp cho người vay một khoản tiền vốn và tiền lãi
được tính theo hình thức lãi đơn. Số vốn này được trả cho người cho vay cùng với một
khoản tiền lãi vào ngày mãn hạn.
Vay hoàn trả cố định
- Vay hoàn trả cố định là hình thức mà người vay vay một số tiền vốn và khoản
tiền vay này sẽ được hoàn trả bằng những khoản tiền bằng nhau trong một số năm. Số
tiền hoàn trả cố định đó đã bao hàm một phần tiền gốc và một phần tiền lãi.
FP FP FP
- Công thức: TV¿ (1+i) + 2
+ …+
(1+i) (1+i)n
Trong đó: TV: toàn bộ khoản tiền vay
FP: số tiền cố định phải trả hằng năm
n: số năm phải trả
i: lãi suất hoàn vốn
Trái phiếu coupon
- Trái phiếu coupon là trái phiếu mà người bán trái phiếu phải thanh toán cho
người sở hữu trái phiếu một khoản lãi cố định định kỳ (coupon) cho đến ngày đáo hạn,
và hoàn trả toàn bộ khoản tiền vay ở năm cuối cùng.
- Công thức tính lãi suất hoàn vốn của trái phiếu coupon:
C C C F
P= + +…+ +
( 1+i ) ( 1+i ) 2
( 1+i ) ( 1+ i )n
n

Trong đó: P: giá của trái phiếu coupon


C: Tiền thanh toán coupon hằng năm
F: mệnh giá trái phiếu
n: năm đến ngày đáo hạn
i: lãi suất hoàn vốn
- Khi trái phiếu coupon có giá bán hôm nay đúng bằng mệnh giá thì lãi suất hoàn
vốn bằng lãi suất coupon.
- Giá bán trái phiếu luôn tỷ lệ nghịch với lãi suất hoàn vốn, nghĩa là khi lãi suất
hoàn vốn tăng thì giá trái phiếu giảm và ngược lại.
- Lãi suất hoàn vốn lớn hơn lãi suất coupon nếu giá của trái phiếu thấp hơn mệnh
giá và ngược lại.
- Một trường hợp đặc biệt của trái phiếu coupon là trái phiếu consol, là một trái
phiếu vĩnh viễn không có ngày đáo hạn và không phải trả nợ gốc, thực hiện các khoản
thanh toán coupon cố định mãi mãi. Giá của trái phiếu consol được tính bằng công
thức:
C
Pc = trong đó: P : giá của consol
ic c
C: coupon thanh toán hàng năm
i : lãi suất đáo hạn của consol
c
Trái phiếu chiết khấu
- Trái phiếu chiết khấu còn gọi là trái phiếu giảm giá. Đây là loại trái phiếu được
mua với giá thấp hơn mệnh giá và toàn bộ mệnh giá sẽ được hoàn trả vào ngày mãn
hạn.
- Công thức tính tổng quát lãi suất hoàn vốn của trái phiếu chiết khấu có thời hạn
một năm:
F−P d
i¿
Pd
Trong đó: i: lãi suất = lãi suất đáo hạn
F: mệnh giá của trái phiếu chiết khấu
P : Giá mua ban đầu của trái phiếu chiết khấu
d
* Các phép đo lãi suất khác
- Lãi suất hoàn vốn hiện hành
- Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở chiết khấu
3. Cơ chế hình thành lãi suất
* Sự hình thành lãi suất trên thị trường trái phiếu
- Khuôn mẫu tiền vay là cách tiếp cận thị trường trái phiếu để giải thích cơ chế hình
thành và điều chỉnh lãi suất. Trên thị trường trái phiếu, cung cầu trái phiếu quyết định
lãi suất.
- P* là giá trái phiếu cân bằng, tại đó Q bS = Q D
b . Tại các mức giá lớn hơn P* có tình
trạng lượng cung trái phiếu lớn hơn lượng cầu trái phiếu. Tình trạng này sẽ chấm dứt
khi giá trái phiếu giảm xuống tới mức giá P*. Tại các mức giá nhỏ hơn P* tình hình
diễn ra ngược lại: lượng cầu trái phiếu lớn hơn lượng cung trái phiếu. Sự điều tiết của
thị trường sẽ làm cho giá trái phiếu có xu hướng tăng lên tới mức giá cân bằng P*:
Đồ thị đường cung, đường cầu trái phiếu theo giá trái phiếu
- Lãi suất có xu hướng vận động ngược hướng với giá của trái phiếu. Lãi suất tăng sẽ
làm cho giá trái phiếu giảm, do vậy lượng cung trái phiếu giảm, ngược lại lãi suất giảm
sẽ làm cho giá trái phiếu tăng dẫn đến lượng cung trái phiếu tăng. Đường cung trái
phiếu BS sẽ dốc xuống. Nhưng khi lãi suất tăng sẽ dẫn đến lượng cầu trái phiếu tăng,
do giá trái phiếu giảm và ngược lại. Do vậy, đường cầu trái phiếu BD sẽ dốc lên:

Đồ thị đường cung, đường cầu trái phiếu theo lãi suất trái phiếu
- Trên đồ thị các đường cung cầu trái phiếu có dạng đặc biệt: đường cung có độ dốc
âm và đường cầu có độ dốc dương. Nếu bằng một đồ thị khác, trong đó trục hoành
biểu diễn lượng tiền vay và trục tung biểu diễn lãi suất, ta có thể biểu thị những đường
cung cầu trái phiếu theo dạng thông thường.
- Vì cung trái phiếu chính là cầu tiền vay, cầu trái phiếu chính là cung tiền vay và i*
chính là lãi suất cân bằng, tại đó lượng cung tiền vay bằng với lượng cầu tiền vay. Sự
tiếp cận như vậy để giải thích cơ chế hình thành lãi suất trên thị trường gọi là sự tiếp
cận theo khuôn mẫu tiền vay:
Đồ thị đường cung cầu tiền vay
* Cơ chế hình thành lãi suất trên thị trường tiền tệ
- Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt cho rằng: trên thị trường tiền tệ, lãi suất do quan hệ
cung – cầu về tiền quyết định:

Đồ thị đường cung cầu tiền


- Vì mức cung tiền (M S) do ngân hàng trung ương quyết định và kiểm soát nên mức
cung tiền không phụ thuộc vào lãi suất. Do vậy đường M S là thẳng đứng. Khi lãi suất ở
mức cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền lớn, mức cầu tiền sẽ thấp và ngược lại. Do
vậy đường cầu MD là đường nghiêng xuống.
- i* là lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ, tại đó cung tiền và cầu tiền đạt được sự
cân bằng (MS = MD). Tại mức lãi suất i1 cao hơn lãi suất cân bằng i* sẽ có tình trạng
cung tiền lớn hơn cầu tiền (M S > MD), nghĩa là dân chúng đang giữ nhiều tiền hơn họ
mong muốn. Để giải quyết tình trạng này họ sẽ mua trái phiếu, do đó đẩy cầu trái
phiếu tăng, giá trái phiếu tăng theo. Chính việc tăng giá của trái phiếu lại làm lãi suất
có xu hướng bị kéo xuống. Sự cân bằng của thị trường sẽ được xác lập khi i 1 giảm đến
i*. Tại mức lãi suất i2 thấp hơn lãi suất cân bằng i*, tỉnh hình sẽ diễn ra ngược lại.

You might also like