You are on page 1of 20

Chương 5

Phân tích và định giá trái phiếu


Phân tích và định giá trái phiếu

• Khái niệm: Trái phiếu là một chứng khoán xác nhận trái quyền của
trái chủ đối với tổ chức phát hành (chính phủ, công ty…).
• Các yếu tố cơ bản của trái phiếu
– Mệnh giá: là giá trị danh nghĩa của trái phiếu (Nominal Value, Par
Value, Face Value) được in trên tờ trái phiếu, đại diện cho vốn gốc
được hoàn trả cho trái chủ vào thời điểm đáo hạn của trái phiếu.
– Lãi suất trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa (Nominal Yield - NY) của TP
quy định mức lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng. Lãi suất được công
bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của TP. - Giá mua trái phiếu: là
khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở hữu trái
phiếu.
– Thời gian đáo hạn trái phiếu: là ngày mà người phát hành TP đến hạn
thu hồi TP và thanh toán hoàn trả vốn gốc và lãi cho trái chủ.
– Quyền mua lại: là quyền cho phép tổ chức phát hành TP thu hồi vốn
gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán.
Phân loại trái phiếu
• Căn cứ vào việc ghi danh:
- Trái phiếu vô danh
- Trái phiếu ghi danh
• Căn cứ vào đối tượng phát hành:
– Trái phiếu chính phủ
– Trái phiếu chính quyền địa phương
– Trái phiếu công ty
• Căn cứ vào mức độ đảm bảo:
– Trái phiếu có đảm bảo
– Trái phiếu không có đảm bảo
• Căn cứ vào khả năng chuyển đổi:
– Trái phiếu không có khả năng chuyển đổi
– Trái phiếu có khả năng chuyển đổi
– Trái phiếu có điều khoản mua lại.
Các nguồn lợi tức tiềm năng của trái
phiếu
• Lãi định kỳ
– Tiền lãi của TP thường được tổ chức phát hành thanh
toán cho nhà đầu tư một năm một lần hoặc nửa năm
một lần.
• Chênh lệch giá
– Đó là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái
phiếu
• Lãi tái đầu tư (lãi của lãi)
– Nhà đầu tư sử dụng số tiền lãi được nhận định kỳ để tái
đầu tư và sẽ nhận được lãi.
Các rủi ro của trái phiếu
• Rủi ro lãi suất: là rủi ro bị giảm giá các trái phiếu đang nắm giữ
khi lãi suất thị trường tăng.
• Rủi ro thanh toán (rủi ro tín dụng) : là rủi ro mà tổ chức phát hành
trái phiếu có thể vỡ nợ, mất khả năng thanh toán đúng hạn các
khoản lãi và gốc của đợt phát hành.
• Rủi ro lạm phát: là rủi ro làm giảm sức mua của đồng tiền, từ đó
tác động đến lãi suất chiếu khấu kỳ vọng của trái phiếu
• Rủi ro tỷ giá hối đoái: là rủi ro khi nhà đầu tư dùng đồng tiền này
để đầu tư trái phiếu phát hành bằng đòng tiền khác.
• Rủi ro thanh khoản: là rủi ro không bán được trái phiếu hoặc bán
lại trái phiếu với chi phí cao.
• Rủi ro tái đầu tư: là sự không chắc chắn của lợi tức dự kiến nhận
được từ tiền lãi tái đầu tư trong tương lai.
Định giá trái phiếu
Trong phần định giá trái phiếu, chúng ta sử dụng
các ký hiệu:
- P: Giá trị của trái phiếu
- NV: Giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của trái phiếu
- C: Giá trị của khoản lãi từng thời kỳ
- r: Tỷ suất lợi tức yêu cầu theo thị trường
Giá trị của trái phiếu vào ngày hoàn
trả lãi
• Giá trị của một trái phiếu sẽ bằng giá trị hiện tại của dòng tiền
(khoản lãi từng thời kỳ và khoản hoàn vốn) mà người nắm giữ
trái phiếu có thể kỳ vọng được chiết khấu với tỷ lệ sinh lời r.
n
CFt
P=
t =1 (1 + r)
t

n
C NV
= +
t =1 (1 + r) (1 + r)n
t

• Giá trị hiện tại của trái phiếu, vào ngày hoàn trả lãi, sẽ được
xác định:
Ví dụ
• Giả sử một trái phiếu có mệnh giá 1000$, thời hạn là 20 năm, đã
thực hiện được 8 năm. Lãi suất hàng năm của trái phiếu (NY) là 9%,
lãi được trả 6 tháng 1 lần. Xác định giá trị hiện tại của trái phiếu này
trong các trường hợp sau:
– Tỷ suất lợi tức danh nghĩa yêu cầu là 8% được tính kép 2 lần/năm
– Tỷ suất lợi tức danh nghĩa yêu cầu là 10% được tính kép 2 lần/năm
– Tỷ suất lợi tức danh nghĩa yêu cầu là 12% được tính kép 2 lần/năm
– Tỷ suất lợi tức danh nghĩa yêu cầu là 9% được tính kép 2 lần/năm
Ví dụ
• TH1: r = 8%/năm, lãi được tính kép 2 lần /năm

– Giá trị của trái phiếu lớn hơn giá trị danh nghĩa (điều này có nghĩa rằng trái
phiếu được bán trên giá) bởi vì tỷ suất sinh lời yêu cầu hàng năm nhỏ hơn
lãi suất hàng năm của trái phiếu.

• TH2: r = 10%/năm, lãi được tính kép 2 lần/năm

• Giá trị của trái phiếu nhỏ hơn giá trị danh nghĩa (điều này có nghĩa
rằng trái phiếu được bán dưới giá) bởi vì tỷ suất sinh lời yêu cầu
hàng năm cao hơn lãi suất hàng năm của trái phiếu.
Ví dụ
• TH3: r = 12%/năm, lãi được tính kép 2 lần/năm

– Sự tăng lên của tỷ suất sinh lợi yêu cầu dẫn đến sự giảm
xuống của giá trị trái phiếu

• TH4: r = 9%/năm, lãi được tính kép 2 lần/năm

– Giá trị của trái phiếu bằng với giá trị danh nghĩa vì tỷ suất lợi
tức yêu cầu bằng lãi suất hàng năm của trái phiếu.
Kết luận
• Nếu tỷ suất lợi tức yêu cầu tăng, giá của trái phiếu
sẽ giảm
• Nếu r < lãi suất của trái phiếu (NY): P > NV: trái
phiếu được bán trên giá (cao hơn mệnh giá)
• Nếu r > lãi suất của trái phiếu (NY): P < NV: trái
phiếu được bán dưới giá (thấp hơn mệnh giá - chiết
khấu)
• Nếu r = lãi suất của trái phiếu (NY): P = NV:trái
phiếu được bán ngang giá (bằng mệnh giá)
Trái phiếu coupon
• Đối với trái phiếu zéro-coupon (trái phiếu không trả thu
nhập cố định theo niên khoản), giá trị hiện tại của trái phiếu
sẽ được xác định theo công thức

• Ví dụ: Một trái phiếu zéro – coupon có mệnh giá NV =


1000$, thời hạn của trái phiếu là 10 năm, tỷ suất sinh lời
cần thiết r = 11.2%, lãi được tính kép 2 lần mỗi năm.
Lợi tức của trái phiếu
• Lợi tức hiện hành (Current yield – CY)
– Lợi tức hiện hành của trái phiếu đơn giản là số tiền lãi
hàng năm mà nhà đầu tư nhận được chia cho giá trị thị
trường của trái phiếu.
𝑆ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑙ã𝑖 ℎằ𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝐶 𝑁𝑌 ∗ 𝑁𝑉
𝐶𝑌 = = =
𝑇ℎị 𝑔𝑖á 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑟á𝑖 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑃 𝑃

• Ví dụ: Một trái phiếu có giá trị danh nghĩa là 1000$


được bán trên thị trường với giá 975$ và lãi suất hàng
năm của trái phiếu là 12% sẽ cho nhà đầu tư lợi tức
hiện hành là 120$/975$ = 12,31%.
Lợi tức đáo hạn (Yield to maturity - YTM)

• Lợi tức đáo hạn là lợi tức được sử dụng thường xuyên nhất của trái
phiếu. Lợi tức này là tỷ suất hiện tại hoá để giá của một trái phiếu
(P) tương ứng với giá trị hiện tại của các dòng tiền (khoản thanh
toán lãi và khoản hoàn vốn) mà người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận
được với giả định rằng ngưòi này nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo
hạn.
• Lợi tức đáo hạn được xác định bằng cách giải phương trình sau:
Ví dụ
• Một nhà đầu tư mua trái phiếu với giá 950$, giá trị
danh nghĩa của trái phiếu là 1000$, thời gian đến hạn
là 18 năm, lãi suất hàng năm của trái phiếu là 14% (lãi
được trả 6 tháng 1 lần). Xác định lợi tức đáo hạn của
trái phiếu.

• Lợi tức đáo hạn của trái phiếu được tính dựa vào
công thức:
Lợi tức đáo hạn (Yield to maturity - YTM)

• Sử dụng máy tính tài chính sẽ nhanh chóng xác định được lợi tức 6
tháng y = 7,4%.
Vậy lợi tức đáo hạn danh nghĩa được tính kép 2 lần/năm là:
2*7,4% = 14,8%

• Sử dụng phương pháp nội suy


– Xác định y thoả mãn công thức

– Vì trái phiếu được bán với giá 950$, thấp hơn giá trị danh nghĩa 1000$
nên lợi tức đáo hạn 6 tháng sẽ cao hơn lãi suất của trái phiếu 6 tháng
(7% = 14%/2)
Lợi tức đáo hạn (Yield to maturity - YTM)
• Nếu y = 7,5% giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng sẽ là:

• Nếu y = 7,3% giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng sẽ là:

y P
0,075 938,37
y 950
0,073 962,16
• Ta có:
(y – 0,073)/(0,075 – 0,073) = (950 – 962,16)/(938,27 – 962,16)
=> y = 7,4%
• Lợi tức đáo hạn danh nghĩa tính kép 2 lần/năm là: 2*7,4% = 14,8%
Lợi tức đáo hạn (Yield to maturity -
YTM)
Lãi suất đáo hạn được xác định dựa trên giả
thiết:
1. Trái phiếu được nắm giữ cho đến khi
đáo hạn.
2. Tiền lãi định kỳ trên trái phiếu được tái
đầu tư với lãi suất bằng chính lãi suất đáo hạn
này.
Lãi suất thực nhận
(Realized Compound Yield - RCY)
• Lãi suất thực nhận (Realized Compound Yield -
RCY): Được xác định dựa vào giá trị thực nhận cuối
cùng từ đầu tư trái phiếu. Cụ thể, RCY được tính
như sau:
EW
RCY = n -1
P0
Trong đó:
- EW: Giá trị thực nhận cuối cùng, bao gồm:
tiền lãi định kỳ, lãi nhận được từ việc tái đầu tư
tiền lãi (thường được gọi là lãi trên lãi), giá trị hoàn
trả (thường là mệnh giá trái phiếu).
- P0: Giá mua trái phiếu ban đầu.
Lãi suất thực nhận
(Realized Compound Yield - RCY)
Ví dụ: Một nhà đầu tư mua một trái phiếu với giá bằng mệnh
giá 1000$, tiền lãi được thanh toán nữa năm một lần theo lãi
suất ghi trên trái phiếu 10%/năm, thời gian hoàn trả còn lại của
trái phiếu là 3 năm.
Giả sử nhà đầu tư tái đầu tư tiền lãi nhận được với lãi suất
10%/năm (hoặc 5%/6 tháng). Sau 3 năm, giá trị thực nhận EW là
1340,1$ (gồm 1000$ vốn gốc và 340,1$ tiền lãi).
Khi đó, lãi suất thực nhận sẽ là:
1340 ,1
RCY = 6 - 1 = 0 , 05
1000
(5%/6 tháng hay 10%/năm).

You might also like