You are on page 1of 29

MÔN: LÝ THUYẾT TÀI C HÍNH

Chương 4: Ý NGHĨA CỦA LÃI SUẤT


Tổng quan
• Trước khi chúng ta tìm hiểu về tiền tệ, ngân hàng và thị
trường tài chính, chúng ta cần hiểu chính xác ý nghĩa
của thuật ngữ lãi suất. Trong chương này, chúng ta thấy
rằng thước đo chính xác nhất cho lãi suất được diễn đạt
bằng khái niệm lợi suất khi đáo hạn (hay tỷ suất sinh lợi
đáo hạn).
Mục tiêu
4.1 Tính được giá trị hiện tại của dòng tiền và lợi suất đến
hạn của 4 loại công cụ của thị trường tín dụng
4.2 Nhận biết sự khác biệt giữa lợi suất (tỷ suất sinh lợi
đáo hạn) (yield to maturity), suất thu lợi tức hiện hành (tỷ
suất sinh lợi hiện tại) (current yield), tỷ suất sinh lợi (rate of
return), và tỉ lệ lãi vốn (rate of capital gain)
4.3 Giải thích sự khác biệt giữa lãi suất thực và lãi suất
danh nghĩa
Đo lường lãi suất
• Giá trị hiện tại (Present value): một đô la nhận được ngày
hôm nay có giá trị hơn một đô la nhận được ở năm sau.
• Lý do: một đô la tiền gửi hôm nay có thể thu được tiền lãi và
trở thành $1 × (1 + i) sau một năm
– Để hiểu được tầm quan trọng của khái niệm này, hãy xem
xét giá trị của khoản thanh toán xổ số 20 triệu đô la ngày
hôm nay so với khoản thanh toán 1 triệu đô la mỗi năm
trong vòng 20 năm. Hai giá trị này có giống nhau không?
Giá trị hiện tại
Cho i = 0.10
Trong 1 năm: $100 × 1 + 0.10 = $110

Trong 2 năm: $110 × 1 + 0.10 = $121 hoặc $100 × 1 + 0.10 2

Trong 3 năm: $121 × 1 + 0.10 = $133 hoặc $100 × 1 + 0.10 3

Trong n năm $100 × 1 + 𝑖 𝑛


Giá trị hiện tại đơn - Simple Present Value (1/2)

PV = giá trị hiện tại


CF = dòng tiền tương lai (khoản thanh toán)
i = lãi suất

CF
PV =
(1 + 𝑖)n
Giá trị hiện tại đơn - Simple Present Value (2/2)

• Không thể so sánh trực tiếp các khoản thanh toán tại các
thời điểm khác nhau trên dòng thời gian
Giải độc đắc này đáng giá bao nhiêu? (1/2)

• Giả sử bạn vừa trúng độc đắc 20 triệu đô la trong cuộc


xổ số của bang New York, và được hứa hẹn thanh toán 1
triệu đô la mỗi năm trong vòng 20 năm tới. Bạn rất hào
hứng về điều này, nhưng liệu bạn có thực sự nhận được
20 triệu đô la?
Giải độc đắc này đáng giá bao nhiêu? (2/2)

• Giả sử bạn vừa trúng độc đắc 20 triệu đô la trong cuộc xổ số


của bang New York, và được hứa hẹn thanh toán 1 triệu đô
la mỗi năm trong vòng 20 năm tới. Bạn rất hào hứng về điều
này, nhưng liệu bạn có thực sự nhận được 20 triệu đô la?

• Câu trả lời là không, không phải theo ý nghĩa giá trị hiện tại.
Theo giá trị đô la hiện tại, 20 triệu đô đáng giá hơn rất nhiều.

• (Gợi ý: giả định lãi suất bằng 10% và tính giá trị hiện tại của
20 triệu đô la trong 10 năm )
Bốn công cụ của thị trường tín dụng

• Khoản vay đơn - Simple Loan


• Khoản vay hoàn trả cố định - Fixed Payment Loan
• Trái phiếu coupon - Coupon Bond
• Trái phiếu chiết khấu - Discount Bond
Bốn công cụ của thị trường tín dụng

1. Khoản vay đơn: người cho vay cung cấp cho người vay
một lượng vốn và phải được hoàn trả cho người cho
vay vào ngày đáo hạn, cùng với một khoản thanh toán
lãi.
2. Khoản vay thanh toán cố định (khoản vay được phân
bổ toàn phần – fully amortized loan): người cho vay
cung cấp cho người vay một khoản tiền mà người đi
vay phải hoàn trả một lượng thanh toán giống nhau,
bao gồm một phần gốc và lãi vào mỗi kỳ (chẳng hạn
như một tháng) trong một số năm nhất định.
Bốn công cụ của thị trường tín dụng

3. Trái phiếu coupon: trả cho chủ sở hữu trái phiếu (trái
chủ) một khoản thanh toán lãi cố định (thanh toán
coupon) hàng năm cho đến ngày đáo hạn, khi một số
tiền cuối cùng xác định (mệnh giá – face value, par
value) được hoàn trả.
– mệnh giá
– chủ thể phát hành
– ngày đáo hạn
– lãi suất coupon
Bốn công cụ của thị trường tín dụng

4. Trái phiếu chiết khấu (discount bond, zero-coupon


bond): được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua với
mức chiết khấu) và mệnh giá được hoàn trả vào ngày
đáo hạn.
– Không giống như trái phiếu coupon, trái phiếu chiết
khấu không thực hiện bất kỳ khoản thanh toán tiền lãi
nào; nó chỉ chi trả mệnh giá.
Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity - YTM)

• Lợi suất đáo hạn : Là lãi suất sao cho giá trị hiện tại của
dòng tiền nhận được trong tương lai của 1 công cụ nợ
ngang bằng giá trị hôm nay của nó
Lợi suất đáo hạn của khoản vay đơn

PV = khoản tiền vay mượn = $ 100


CF = dòng tiền trong 1 năm = $ 110
n = khoảng thời gian = 1

$110
$100 =
(1 + i)1
(1 + i) $100 = $110

$110
(1 + i) =
$100
i = 0.10 = 10%

Đối với các khoản vay đơn, lãi suất đơn giản bằng với lợi suất đáo hạn
Khoản vay hoàn trả cố định
Các khoản thanh toán định kỳ bằng nhau xuyên suốt
khoảng thời gian vay

LV = giá trị của khoản vay


FP = khoản thanh toán cố định hằng năm
n = thời gian đáo hạn

FP FP FP FP
LV = + + + ...+
1 + i (1 + i)2 (1 + i)3 (1 + i)n
Trái phiếu coupon (1/4)
Sử dụng cùng chiến lược với khoản vay hoàn trả cố định
P = giá của trái phiếu coupon
C = khoản thanh toán coupon hằng năm
F = mệnh giá của trái phiếu
n = thời gian đáo hạn

C C C C F
P = + 2
+ 3
+. . . + n
+
1 + i (1 + i) (1 + i) (1 + i) (1 + i)n
Trái phiếu coupon (2/4)

• Khi giá của trái phiếu coupon bằng với mệnh giá của nó,
lợi suất đáo hạn bằng với lãi suất coupon

• Giá của trái phiếu coupon và lợi suất đáo hạn có mối
quan hệ nghịch chiều

• Lợi suất đáo hạn lớn hơn lãi suất coupon khi giá của trái
phiếu nhỏ hơn mệnh giá của nó.
Trái phiếu coupon (3/4)
Bảng 1: Lợi suất đáo hạn đối với trái phiếu có lãi suất
coupon 10%, đáo hạn trong 10 năm (Mệnh giá = $1,000)

Giá của trái phiếu ($) Lợi suất đáo hạn (%)
1,200 7.13
1,100 8.48
1,000 10.00
900 11.75
800 13.81
Trái phiếu coupon (4/4)
• Trái phiếu vĩnh viễn (Consol/perpetuity): là trái phiếu
không có ngày đáo hạn, không hoàn trả mệnh giá nhưng chi
trả các khoản thanh toán coupon định kỳ cho đến mãi mãi.
𝑃 = 𝐶/𝑖𝑐
Pc = giá của trái phiếu vĩnh viễn
C = khoản thanh toán lãi hằng năm
ic = lợi suất đáo hạn của trái phiếu vĩnh viễn

Có thể viết lại phương trình trên như sau 𝑖𝑐 = 𝐶/𝑃𝑐

Với trái phiếu coupon, công thức này tương ứng với suất thu lợi tức hiện hành,
một cách đơn giản để tính gần đúng cho lợi suất đáo hạn.
Trái phiếu chiết khấu
Đối với bất kỳ loại trái phiếu chiết khấu có kỳ hạn 1 năm:
F−P
𝑖=
P

F = mệnh giá của trái phiếu chiết khấu

P = giá hiện hành của trái phiếu chiết khấu

Lợi suất đáo hạn bằng sự gia tăng về giá qua thời gian
chia cho giá khởi điểm.

Tương tự với trái phiếu coupon, lợi suất đáo hạn có quan
hệ nghịch chiều với giá hiện hành của trái phiếu.
Sự khác biệt giữa lãi suất và lợi suất (1/4)
• Tỉ suất sinh lợi hay lợi suất (rate of return, return):
Các khoản thanh toán cho chủ sở hữu cộng với sự thay đổi của giá trị
chứng khoán, được biểu thị theo tỷ lệ so với giá mua (chênh lệch giá tại
thời điểm t và t+1 chia cho giá tại thời điểm t)
C P𝑡+1 − P𝑡
RET = +
P𝑡 P𝑡
RET = tỷ suất sinh lợi từ việc nắm giữ trái phiếu từ thời điểm t đến t+1
P𝑡 = giá của trái phiếu tại thời điểm t
P𝑡+1 = giá của trái phiếu tại thời điểm t+1
C = khoản thanh toán coupon
C P𝑡+1 − P𝑡
= suất thu lợi tức hiện hành = ic = tỉ lệ thặng dư vốn = 𝑔
Pt P𝑡
Tỷ lệ lãi vốn – rate of capital gain
Sự khác biệt giữa lãi suất và lợi suất (2/4)
• Lợi suất bằng với lợi suất đáo hạn khi và chỉ khi thời gian nắm giữ
trái phiếu bằng với thời gian đáo hạn.

• Sự gia tăng về lãi suất đi kèm với sự sụt giảm về giá của trái
phiếu, dẫn đến trái chủ phải chịu một khoản lỗ vốn (capital loss)
khi thời gian đáo hạn dài hơn thời gian nắm giữ trái phiếu.

• Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng xa, quy mô phần trăm thay
đổi về giá liên quan đến phần trăm thay đổi lãi suất càng lớn.

• Lãi suất không phải lúc nào cũng là một con số dương, bằng
chứng gần đây là Nhật Bản và một vài quốc gia châu Âu.
Sự khác biệt giữa lãi suất và lợi suất (3/4)

• Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng xa, tỉ suất sinh lợi
càng thấp do lãi suất tăng.

• Ngay cả khi một trái phiếu có lãi suất ban đầu cao đáng
kể, lợi suất của nó có thể âm nếu lãi suất tăng.
Sự khác biệt giữa lãi suất và lợi suất (4/4)
Bảng 2 Lợi suất sau 1 năm tại các thời gian đáo hạn khác nhau của
trái phiếu coupon 10% khi lãi suất tăng từ 10% lên 20%.

(1) (6)
Years to (2) Rate of
Maturity Initial (3) (4) (5) Return
When Bond Current Yield Initial Price Price Next Rate of Capital [col (2) + col
Is Purchased (%) ($) Year* ($) Gain (%) (5)] (%)
30 10 1,000 503 - 49.7 - 39.7
20 10 1,000 516 - 48.4 - 38.4
10 10 1,000 597 - 40.3 - 30.3
5 10 1,000 741 - 25.9 - 15.9
2 10 1,000 917 - 8.3 +1.7
1 10 1,000 1,000 0.0 +10.0

*Calculated with a financial calculator, using Equation 3.


Thời gian đáo hạn và sự biến động của
lợi suất trái phiếu: rủi ro lãi suất
• Giá và lợi suất đối với trái phiếu dài hạn dễ biến động
hơn trái phiếu ngắn hạn
• Nếu thời gian đáo hạn trùng với thời gian nắm giữ trái
phiếu thì sẽ không có rủi ro lãi suất đối với bất kỳ loại trái
phiếu nào
Sự khác biệt giữa lãi suất thực và lãi suất
danh nghĩa
• Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate) không xét đến
khả năng lạm phát.

• Lãi suất thực (Real interest rate) được điều chỉnh theo sự
thay đổi của mức giá vì vậy lãi suất thực phản ánh chính xác
hơn chi phí đi vay.
– Lãi suất thực tiền nghiệm (Ex ante real interest rate)
được điều chỉnh theo sự thay đổi kỳ vọng của mức giá
– Lãi suất thực hậu nghiệm (Ex post real interest rate)
được điều chỉnh theo sự thay đổi thực tế của mức giá.
Phương trình Fisher
𝑖 = 𝑖𝑟 + 𝜋 𝑒

i = lãi suất danh nghĩa


ir = lãi suất thực
πe = lạm phát kỳ vọng

Lãi suất thực thấp làm tăng khả năng đi vay và giảm động cơ
cho vay. Lãi suất thực là một chỉ báo tốt hơn về động cơ đi
vay và cho vay.
Hình 1: Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa (Tín phiếu Kho
bạc kỳ hạn 3 tháng) giai đoạn 1953–2020

Sources: Nominal rates from Federal Reserve Bank of St. Louis FRED database: https://fred.stlouisfed.org/series/TB3MS
and https://fred.stlouisfed.org/series/CPIAUCSL

You might also like