You are on page 1of 8

CHƯƠNG 6: LÃI SUẤT

I. Khái niệm và vai trò lãi suất

1. Khái niệm về lãi suất

- Dưới góc độ là người đi vay thì lãi suất chính là “Giá” của tiền hay giá
của việc sử dụng tiền.

- Dưới góc độ là người cho vay thì lãi suất chính là “Phần thưởng” của
cho việc cung cấp tiền hay là phần thưởng cho sự chờ đợi tiêu dùng tiền
của mình

- Lãi suất được xác định thông qua quan hệ cung cầu.

2. Lợi tức và lãi suất

- Lợi tức (lãi) là số tiền mà người đi vay phải trả để được sử dụng vốn hay
là số tiền tăng thêm so với vốn gốc ban đầu mà người cho vay nhận được.

- Lãi suất là tỷ số giữa lợi tức phải trả so với tổng số tiền vay trong 1 thời
gian nhất định.

- Lãi suất là suất thu lợi của vốn trong 1 đơn vị thời gian. Lãi suất được
tính bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số lẻ thập phân.

II. Phương trình Fisher: ir = in – tỉ lệ lạm phát kì vọng

1. Khái niệm lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:

- Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate) là lãi suất không tính đến sự
biến động của giá trị tiền tệ, là lãi suất mà các tổ chức tài chính công bố.

- Lãi suất thức (Real interest rate) là lãi suất sau khi đã tính đến sự biến
động của giá trị tiền tệ, là lãi suất danh nghĩa đã được điều chính với tỷ lệ
lạm phát dự tính.

- Lãi suất thực thường sẽ nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa

2. Mối quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và lạm phát kì
vọng:

- Mối quan hệ giữa chúng được thể hiện thông qua phương trình fisher

- Tỷ lệ lạm phát kì vọng được gọi là tỉ lệ lạm phát dự tính


- Tỷ lệ lạm phát dự tính là tỉ lệ đã biết và sảy ra không ảnh hưởng đến lãi
suất thực, nó chỉ liên quan đến lãi suất thực khi nó dùng để dự báo và dự
tính tỉ lệ lạm phát trong tương lai

- Lãi suất thực tăng thì người đi vay sẽ ít động lực vay còn người cho vay
sẽ có nhiều động lực hơn.

- Khi lạm phát kì vọng tăng và lãi suất danh nghĩa tăng sẽ đảm bảo cho lãi
suất thực dương.

3. Phân biệt hai loại lãi suất

- Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát kì vọng (Đây có thể
được gọi là lãi suất thực kì vọng. vì con người kì vọng trong thời gian này
sẽ mua trái phiếu và cho vay)

- Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát thực (Đây là lãi suất
thực thực tế)

4. Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực kì vọng và lãi
suất thực tế.

- Nếu lạm phát thực lớn hơn lạm phát kì vọng thì lãi suất thực sẽ nhỏ hơn
lãi suất thực kì vọng và kết quả là người cho vay sẽ lỗ còn người đi vay sẽ
lời

- Nếu lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát kì vọng thì lãi suất thực sẽ lớn hơn
lãi suất thực kì vọng và kết quả là người cho vay lãi người đi vay lỗ.

III. Các công cụ của thị trường tín dụng:

1. Vay đơn:

- Vốn và lãi được trả vào năm cuối cùng

Ví dụ: Vay 5 tỷ mua nhà lãi 10%/ năm vay 5 năm. Ngày đáo hạn phải trả:
8,05 tỷ

2. Vay hoàn trả cố định:

- Lãi và vốn được chia đều mỗi năm từ năm đầu đến năm cuối

- Nhận dạng: “mỗi năm trả”, “Trả góp”

Ví dụ: Vay 5 tỷ lãi 10%/ năm vay 5 năm. Tổng số tiền phải trả trong 5
năm là: 6,5 tỷ
3. Vay trả lãi định kì:

- Lãi được trả định kì theo một khoảng thời gian nhất định

- Năm cuối cùng sẽ được trả lãi kèm theo vốn ban đầu

- Nhận dạng: Trái phiếu đô thị, công trái

Ví dụ: Trái phiếu đô thị có thời hạn 10 năm mệnh giá 5, lãi 9% trả lãi 1
lần/năm. Hỏi tổng tiền phải trả lãi và gốc:

4. Trái phiếu chiết khấu:

- Không trả lãi

- Ngày đáo hạn nhận số tiền bằng mệnh giá

- Trái phiếu được bán thấp hơn mệnh giá

IV. Giá trị của thời gian

1. Khái niệm:

- Giá trị thời gian của tiền: 1 đồng hiện tại có giá trị hơn 1 đồng trong
tương lai

- Dựa trên 2 nguyên lí: tiêu dùng yêu thích hiện tại và đền bù sự chờ đợi

2. Giá trị hiện tại – Giá trị tương lai:

- Tính thông qua công thức lãi kép

- PV = Present value (giá trị hiện tại)

- FV = Future value (giá trị tương lai)

3. Đặc điểm của PV

- Giá trị hiện tại là giá trị của số tiền thu được trong tương lai được quy về
giá trị hiện tại (thời điểm gốc)

- Cách tính giá trị hiện tại là phép tính ngược của cách tính lãi kép

- Quá trình tìm giá trị hiện tại được gọi là quá trình triết khấu

4. Ứng dụng của giá trị hiện tại


- Có PV, FV của công cụ tín dụng ta có thể tìm được lãi suất, lãi suất là cầu
nối của FV, PV

- Ta có thể so sánh các công cụ tín dụng có lịch trình trả vốn và lãi khác
nhau bằng cách quy chúng về giá trị hiện tại.

- Ta có thể thực hiện các phép tín giữa chúng với nhau khi quy chúng về
giá trị hiện tại.

V. Lợi suất đáo hạn

1. Khái niệm:

- là lãi suất làm cho tổng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong tương
lai của các công cụ nợ bằng với giá của công cụ này.

- Lợi suất đáo hạn là thước đo tốt nhất của lãi suất

- Còn được gọi là suất sinh lời nội bộ (IRR = Internal Rate of Return) là lợi
nhuận thực sự của một dự án đầu tư

- = IRR(values, guess)

Pt = PDVt(i) = (Di+1)/(1+i) +…+ (Di+1)/(1+i)n

2. Phương pháp tính lợi suất đáo hạn

B1: Xác định FV

B2: Xác định PV

B3: PV = FV/(1+i) +….+ FV/(1+i)n

B4: Giải phương trình tìm i

3. Các công thức tính lợi suất đáo hạn của công cụ tín dụng

a. Lợi suất đáo hạn của Vay đơn:

- Lãi và gốc được trả vào ngày đáo hạn

- Các khoản chi hàng kì bằng 0

- Lãi suất cho vay = lợi suất đáo hạn

b. Lợi suất đáo hạn của Vay hoàn trả cố định


- Lãi và gốc trả định kì trong một thời gian cố định đến đáo hạn

- Nhận dạng: “Trả góp”, “Trả mỗi tháng”

c. Lợi suất đáo hạn của Vay trả lãi định kì

- Lãi được trả định kì trong một thời gian cố định

- Đến ngày đáo hạn lãi của năm đó kèm theo gốc ban đầu

- Có 2 công thức Pb và công thức YTM

- Pb = (C = in x Mg)/(1+i) +…+ C/(1+i)n + F(Mg)/(1+i)n

- YTM = (C+(F-P)/n)/(1/3 x (F + 2P))

- Nhận dạng: “Trái phiếu đô thị”, “công trái”

- Lợi suất đáo hạn của trái phiếu bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với mệnh giá

- Nếu giữ 10 năm mà năm 2 đã bán thì năm còn lại là n = 8

- Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu

+ Lãi suất thị trường (YTM) tỉ lệ nghịch với giá trái phiếu

+ Giá trái phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất coupon và YTM

 C > YTM => P > F => Bán giá cao


 C < YTM => P < F => Bán giảm giá
 C = YTM = P = F => Bán giá bằng mệnh giá

+ Lãi suất coupon càng thấp thì trái phiếu càng nhạy cảm với sự thay đổi
của lãi suất

+ Trái phiếu dài hạn sẽ nhạy cảm với lãi suất hơn trái phiếu ngắn hạn với
cùng một lãi suất coupon. Vì trái phiếu dài hạn rủi ro cao hơn trái phiếu
ngắn hạn.

=> Đặc tính của trái phiếu là bị ảnh hưởng bởi lãi suất. Gọi là rủi ro lãi
suất.

d. Lợi suất đáo hạn của trái phiếu vô thời hạn

- Không có thời gian đáo hạn vì vậy không có mệnh giá

- Trả khoản tiền có định và mãi mãi


- Được chính phủ Anh phát hành vào thời gian chiến tranh với Napoleon.

- n tiến về vô cùng, FV tiến về 0

- I = Pmt/PV (Pmt: trả lãi hằng năm)

e. Lợi suất đáo hạn của trái phiếu chiết khấu:

- Giống vay đơn

- Cách tính lợi suất cũng giống vay đơn

- Thay FV = F (mệnh giá), thay P = giá bán

4. Tóm tắt:

- 1 đồng hôm nay có giá trị hơn 1 đồng trong tương lai vì bạn có thể kiếm
được lãi từ một đồng đó

- Lợi suất đáo hạn là thướt đo tốt nhất của lãi suất. Nhắc đến lợi suất đáo
hạn là hàm ý nhắc đến lãi suất

- Lợi suất đáo hạn hay lãi suất luôn tỉ lệ nghịch với giá trái phiếu

- Lợi suất đáo hạn của một trái phiếu là tỷ lệ lãi suất trung bình hàng năm
mà nhà đầu tư có thể nhận được nếu nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo
hạn.

VI. Các thướt đo lãi suất khác:

1. Lợi suất hiện hành

a. Đặc điểm

- Thước đo xấp xỉ lợi suất đáo hạn

- Thông tin được công bố trên báo cáo hay trên thị trường

- ic = C/Pb

- ic và i tỉ lệ thuận và cùng tỉ lệ nghịch với giá

- P > F => ic > i

- P < F => ic < i

- P= F => ic = i
- ic là thướt đo tương tự i khi P = F và n >= 20 năm

b. Tóm tắt:

- Lợi suất hiện hành là thước đo xấp xỉ tốt của lợi suất đáo hạn khi giá xấp
xỉ bằng mệnh giá và thời gian đáo hạn đủ lớn

- Lợi suất hiện hành không còn là thước đo xấp xỉ tốt của lợi suất đáo hạn
khi mà giá trái phiếu có nhiều khác biệt so với mệnh giá và thời gian đáo
hạn còn ít

- Lợi suất hiện hành cũng tỉ lệ nghịch so với giá trái phiếu

2. Lợi suất chiết khấu

a. Đặc điểm

- Dùng yết giá trên tín phiếu kho bạc

- Lợi suất đáo hạn 1 năm: i = (F-P)/P

- Lợi suất chiết khấu đáo hạn dưới 1 năm: i = (F-P)/F x (360/n)

- Có hai sự khác biệt trong công thức trên:

+ Tính trên % mệnh giá chứ không tính trên giá mua

+ Tính 360 chứ không 365

- Vì thế mà lợi suất đáo hạn sẽ cao hơn lợi suất chiết khấu. Nhưng lợi suất
chiết khấu cũng giống lợi suất đáp hạn ở chổ nó tỉ lệ nghịch với giá

b. Tóm tắt:

- Ở lợi suất chiết khấu tính 360 thay vì 365 nên lợi suất chiết khấu đã nhỏ
hơn lợi suất đáo hạn

- Mặt khác lợi suất đáo hạn ở mẫu là giá. Còn lợi suất chiết khấu ở mẫu là
mệnh giá nên càng làm cho lợi suất chiết khấu nhỏ hơn lợi suất đáo hạn

3. Định giá tín phiếu kho bạc

- Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu. Điều đó có nghĩa là giá
bán thấp hơn mệnh giá và ngày đáo hạn sẽ nhận tiền bằng mệnh giá.
Không trả lãi định kì

- P = F/( 1 + rT/365) , T = Kì hạn của tín phiếu


-

You might also like