You are on page 1of 21

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TiỀN TỆ

CHƯƠNG 4: LÃI SUẤT

1
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
 Nắm giữ các khái niệm về lãi suất và phương
trình Fisher
 Hiểu và có thể áp dụng các phương pháp đo
lường lãi suất
 Hiểu, nắm vững và có khả năng phấn tích các yếu
tố ảnh hưởng đến lãi suất
 Hiểu,nắm vững các lý thuyết liên quan đến cấu
trúc kỳ hạn và rủi ro của lãi suất
1. KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT
 Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị
vốn vay (thường là tiền) trong một khoảng thời
gian nhất định.
2. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

2.1. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng:


 Lãi suất tiền gửi ngân hàng

 Lãi suất tiền vay ngân hàng


 Lãi suất chiết khấu

 Lãi suất tái chiết khấu


 Lãi suất liên ngân hàng
 Lãi suất cơ bản
2. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

2.2. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi:


 Lãi suất danh nghĩa (nominal interest rate): là lãi

suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ, chưa
loại trừ tỷ lệ lạm phát. Thường được công bố
chính thức trong các hợp đồng tín dụng hoặc trên
các công cụ nợ.
 Lãi suất thực (real interest rate): là lãi suất được

điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về tỷ


lệ lạm phát dự tính.
2. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
2.2. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi: (tt)
 Mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

được thể hiện thông qua phương trình Fisher:


i = ir + πe
Trong đó i: lãi suất danh nghĩa
ir : lãi suất thực
πe : tỷ lệ lạm phát dự tính (*)
 Khi lãi suất thực tế thấp, người đi vay sẽ có động lực vay
nhiều hơn và người cho vay sẽ ít có động lực cho vay hơn
2. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

2.3. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất:


 Lãi suất cố định
 Lãi suất thả nổi
2.4. Căn cứ vào loại tiền cho vay:
 Lãi suất nội tệ
 Lãi suất ngoại tệ
2.5. Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc
tế:
 Lãi suấtt trong nước hay lãi suất địa phương
 Lãi suất quốc tế
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT

3.1. Các công cụ của thị trường tín dụng:


3.1.1. Vay đơn: là khoản vay dưới dạng người đi vay
sẽ trả cho người cho vay vào cuối kỳ hạn số vốn gốc
và một khoản tiền lãi như là chi phí cho việc sử dụng
vốn vay.
Ví dụ: khi vay ngân hàng 100tr thời hạn 1 năm với
lãi suất vay 10%/năm thì cuối năm phải trả ngân
hàng 110 triệu đồng (100tr tiền vốn và 10tr tiền lãi)
3.1. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG

3.1.2. Vay hoàn trả cố định: là phương thức vay mà


người đi vay hoàn trả nợ vay bằng cách trả các
khoản tiền cố định sau mỗi khoảng thời gian nhất
định trong suốt thời gian vay.
Ví dụ: bạn vay mua nhà 1 tỷ đồng trong 15 năm
và mỗi năm phải trả cả gốc lẫn lãi là 150 triệu.
3.1. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG

3.1.3. Trái phiếu trả lãi định kỳ: là trái phiếu trả lãi
theo một lịch trình nhất định cho người sở hữu
trái phiếu cho đến khi trái phiếu đến hạn. Vào
ngày đến hạn, người sở hữu trái phiếu sẽ nhận lại
được tiền vốn.
Ví dụ: trái phiếu của công ty Tinh Việt có mệnh
giá là 100 triệu trả lãi suất trái phiếu là 10%/năm,
trả lãi mỗi năm một lần.
3.1. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG

3.1.3. Trái phiếu chiết khấu: là trái phiếu được bán


dưới mệnh giá. Vào ngày đáo hạn, người năm giữ
trái phiếu sẽ được hoàn trả số tiền bằng với mệnh
giá. Trái phiếu này không trả lãi định kỳ
Ví dụ: trái phiếu kho bạc có mệnh giá là 10 triệu
được phát hành với giá 9tr, thời hạn là 1 năm.
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT
3.2. Giá trị thời gian của tiền tệ:
3.2.1. Lãi suất đơn (simple interest):
 Là lãi suất chỉ tính trên số tiền gốc mà không có yếu tố nhập lãi vào

gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo (nghĩa là không có yếu tố lãi sinh ra
lãi hoạc lãi mẹ đẻ lãi con)
 Lãi suất đơn được áp dụng chủ yếu đối với các hợp đồng có thời hạn

ngắn hạn đến 1 năm.


 Vì lãi suất đơn thường có dạng %/năm nên muốn tính lãi suất đơn cho

một kỳ hạn nhất định, trước hết ta tính kỳ hạn đó là bao nhiêu phần
của một năm rồi đem nhân với mức lãi suất niêm yết theo %/năm.
Ví dụ: nếu lãi suất niêm yết là 16%/năm thì mức lãi suất đơn của kỳ
hạn 2 năm là 32%, mức lãi suất đơn của kỳ hạn 6 tháng là 8%.
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT
3.2. Giá trị thời gian của tiền tệ:
3.2.1. Lãi suất đơn (simple interest) (tt):
 Công thức:
FV = P x (1 + i.t)
Trong đó,
P (present value): số tiền gốc hay giá trị hiện tại
FV (future value): Giá trị tương lai hay số tiền lãi và gốc khi đến hạn
i: lãi suất được yết %/năm
t: thời hạn của hợp đồng tính theo năm
Ví dụ:
a. Một hợp đồng tín dụng có trị giá 100 tr, lãi suất áp dụng là 10%/năm, hãy tính số
tiền gốc và lãi khi hợp đồng đến hạn nếu thời hạn của hợp đồng là 3 năm, 3 tháng,
9 tháng.
b. Hãy tính lãi suất đơn áp dụng HĐTD có giá trị 10tr, số tiền gốc và lãi khi đến
hạn là 12tr nếu thời hạn hợp đồng là 6 tháng, 1 năm.
c. Hãy tính giá trị hợp đồng tín dụng có số tiền gốc và lãi khi đến hạn là 50tr, lãi
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT
3.2. Giá trị thời gian của tiền tệ:
3.2.2. Lãi suất kép (compound interest):
 Khi những hợp đồng tài chính có nhiều kỳ tính lãi, mà lãi phát sinh của kỳ

trước được gộp chung vào với gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo, phương pháp
tính lãi như vậy được gọi là lãi suất kép.
 Thường được áp dụng cho những hợp đồng tài chính dài hạn (trên 1 năm)

 Công thức:

FV = P x (1 + i/n)n.t
Trong đó,
P (present value): số tiền gốc hay giá trị hiện tại
FV (future value): Giá trị tương lai hay số tiền lãi và gốc khi đến hạn
i: lãi suất được yết %/năm
t: thời hạn của hợp đồng tính theo năm
n: số lần tính lãi trong 1 năm
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT
3.2. Giá trị thời gian của tiền tệ:
3.2.2. Lãi suất kép (compound interest):
Ví dụ:
a. Một khách hàng mua trái phiếu công ty có kỳ hạn là
2 năm , lãi suất 12%/năm, lãi được tính 6 tháng 1
lần và nhập gốc. Hỏi số tiền gốc va lãi thu được khi
trái phiếu đến hạn là bao nhiêu.
b. Nếu ông Khoa muốn tiết kiệm được 1 tỷ sau 30
năm thì ông Khoa phải gửi tiết kiệm ngân hàng bao
nhiêu tiền hôm nay biết lãi suất ngân hàng cố định
là 10%/năm, lãi tính mỗi năm và nhập gốc.
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT
3.2. Giá trị thời gian của tiền tệ:
3.2.3. Lãi suất hiệu dụng (effective interest rate):
 Là mức lãi suất thực sự phát sinh trong một năm, phụ thuộc vào
mức lãi suất danh nghĩa ghi trên hợp đồng và số kỳ tính lãi
trong năm.
 Công thức:
ief = (1+i/n)n -1
Trong đó,
i: lãi suất hiệu dụng (%/năm)
i: lãi suất danh nghĩa (%/năm)
Ví dụ: Tính mức lãi suất hiệu dụng trong các trường hợp kỳ tính
lãi là 6 tháng, 3 tháng, 1 tháng biết lãi suất ghi trên hợp đồng là
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT
3.3. Lãi suất đáo hạn (yield to maturity):
 Là lãi suất làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu nhập (bao

gồm cả tiền lãi và tiền vốn) của một công cụ nợ (tín dụng)
bằng với giá của công cụ này.
3.3.1. Lãi suất đáo hạn của vay đơn:
- Đối với phương thức lãi suất kép: lãi suất đáo hạn bằng lãi suất công bố
của khoản vay.
- Đối với lãi suất đơn: lãi suất đáo hạn thường bằng (1 năm) hoặc nhỏ hơn
lãi suất công bố.
(1 + i.t) = (1 + i*)
Trong đó,
i: lãi suất công bố
i*: lãi suất đáo hạn
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT

3.3. Lãi suất đáo hạn (yield to maturity):


3.3.2. Lãi suất đáo hạn của vay hoàn trả cố định:
P = C/i* x [ 1 – 1/(1+i*)t ]
Trong đó,
P: giá trị khoản vay thời điểm hiện tại
C: số tiền trả góp hàng năm
i*: lãi suất đáo hạn
t: thời hạn trả góp
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT

3.3. Lãi suất đáo hạn (yield to maturity):


3.3.2. Lãi suất đáo hạn của trái phiếu trả lãi định kỳ:
P = C/i* x [ 1 – 1/(1+i*)t ] + FV/(1+i*)t
Trong đó,
P: giá trị trái phiếu thời điểm hiện tại
C: lãi trái phiếu hàng năm
i*: lãi suất đáo hạn
t: thời hạn trả góp
FV: mệnh giá của trái phiếu
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT

3.3. Lãi suất đáo hạn (yield to maturity):


3.3.2. Lãi suất đáo hạn của trái phiếu trả lãi định kỳ:
 Đối với trái phiếu trả lãi định kỳ mãi mãi:
i* = C/P
 Ghi chú: lãi suất danh nghĩa của trái phiếu được
tính như sau:
i = C/FV
3. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT

3.3. Lãi suất đáo hạn (yield to maturity):


3.3.3. Lãi suất đáo hạn của trái phiếu chiết khấu:
 Cách tính lãi suất đáo hạn của trái phiếu chiết khấu
giống với cách tính của vay đơn
FV = P (1 + i*)t
Trong đó,
FV: mệnh giá của trái phiếu chiết khấu
P: giá bán chiết khấu hiện tại
i*: lãi suất đáo hạn
t: thời gian đáo hạn

You might also like