You are on page 1of 4

Đề bài: Hãy nêu đặc điểm của các nền văn minh Phương Đông cổ trung đại?

Cho
ví dụ minh họa.
Bài làm
Thời cổ đại, phương Đông có bốn trung tâm văn minh là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn
Độ và Trung Quốc. Thời trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ đế quốc
Arập nên ở phương Đông chỉ còn lại ba trung tâm văn minh lớn ở Arập, Ấn Độ và
Trung Quốc. Các nền văn minh phương Đông cổ trung đại này hội tụ rất nhiều những
điểm chung, có thể kể đến như:
1. Văn minh phương Đông xuất hiện rất sớm, hầu hết các nền văn minh đều xuất hiện
ở khoảng thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên và có nền văn minh gắn liền với lưu
vực các con sông lớn.
- Văn minh Ai Cập được hình thành sớm nhất. Văn minh Ai Cập gắn liền với cư dân
sống ở hai bên bờ sông Nil. Sông Nil hay được Việt hóa thành sông Nin, là dòng sông
thuộc châu Phi, một con sông dài nhất thế giới, với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào
Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km. Đây là dòng sông có ảnh
hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều
vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nin.
- Văn minh Lưỡng Hà được hình thành gắn liền với hai con sông Euphrates ở phía
Đông và Tigris ở phía Tây. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ miền rừng núi Armenia
chảy qua lãnh thổ Iraq ngày nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư (Péc-xích). Lưỡng Hà là tên gọi
của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria,
đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Tên gốc của nó xuất phát từ tiếng Hy
Lạp, có nghĩa là “giữa” và  “sông”, để chỉ hai vùng châu thổ sông Euphrates và sông
Tigris cũng như vùng đất nằm giữa chúng.
- Nền văn minh Ấn Độ được hình thành từ khá sớm, có nguồn gốc từ nền Văn hóa
Harappa và Mohenjo Daro, gọi theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính
là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 TCN
đến năm 1.800 TCN dọc theo sông Ấn nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.
- Văn minh Trung Quốc đã được hình thành trên lưu vực sông Trường Giang và sông
Hoàng Hà. Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa
về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
2. Về hoạt động kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp với cơ sở kinh tế là công xã nông thôn
- Ai Cập: Sự kết hợp các điều kiện địa lý thuận lợi góp phần vào sự thành công của
văn hóa Ai Cập cổ đại, quan trọng nhất trong đó là đất đai có độ màu mỡ cao, kết quả
từ sự ngập lụt hàng năm của sông Nin. Như vậy, người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra một
nguồn lương thực dồi dào, cho phép dân cư dành nhiều thời gian và nguồn lực cho các
mục đích văn hóa, kĩ thuật, và nghệ thuật. Quản lý đất đai có vai trò rất quan trọng
trong thời Ai Cập cổ đại bởi vì số thuế được dựa trên số lượng đất mà một người sở
hữu
- Lưỡng Hà: Nền nông nghiệp ở Lưỡng Hà đòi hỏi phải có hệ thống tưới tiêu và thoát
nước tốt. Nhu cầu tưới tiêu khiến người Sumer, sau đó là người Akkad, xây dựng các
thành phố dọc theo sông Tigris, Euphrates và các chi lưu. Các con sông cung cấp thủy
sản (được sử dụng làm cả thực phẩm và phân bón), lau sậy và đất sét (làm vật liệu xây
dựng). Với hệ thống tưới tiêu, nguồn cung cấp thực phẩm ở Lưỡng Hà có thể so sánh
với với vùng thảo nguyên Canada.
- Ấn Độ: cây lúa nước được xem là cây trồng chính của nhân dân Ấn Độ.  Với điều
kiện thuận lợi do sông Ấn và sông Hằng mang lại, kinh tế nông nghiệp ở Ấn Độ từng
bước phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia có
được nền văn minh lúa nước. Ở Ấn Độ, các vị Vua vẫn được xem là người sở hữu tối
cao về ruộng đất, nhưng cũng thừa nhận hình thức chiếm hữu tư nhân. Cây lúa nước
vẫn được xem là cây trồng chính của cư dân Ấn Độ. Sự xuất hiện của nàng Sita trong
bộ sử thi Ramayana đã minh chứng cho điều này. Cuộc xung đột của Rama và Ranava
phải chăng là sự đấu tranh trên con đường phát triển giữa cư dân nông nghiệp ở lưu
vực sông Hằng với cư dân săn bắn và hái lượm trong vùng núi Vindia. Từ khi cư dân
Arya định cư ở lưu vực sông Hằng, cư dân ở đây đã bắt đầu biết dùng ngựa và trồng
lúa nước. Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng đồng. Từ năm 800 TCN, kỹ nghệ
sắt đã được áp dụng, đã thúc đẩy nghề rèn đúc kim khí, thợ mộc và thợ rèn là những
tầng lớp được xã hội quý trọng.
- Trung Quốc: Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước được phát triển rất mạnh mẽ  trong
suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc. Ngay từ thời nhà Hạ (khoảng thế kỷ XXI-XVI
TCN), cư dân Trung Hoa cổ đại đã biết sử dụng đồng đỏ, mặc dù số lượng còn rất ít.
Sang đến thời Nhà Thương (khoảng thế kỷ XVI-khoảng năm 1066 TCN), đồng thau
đã được sử dụng một cách phổ biến. Thời Tây Chu, do cư dân đã tích lũy được rất
nhiều kinh nghiệm, nhờ việc quy hoạch đồng ruộng gắn liền với hệ thống tưới nước,
sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung
Quốc lúc bây giờ còn mang nặng tính chất tự nhiên. Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc,
tiến bộ nhất trong lĩnh vực kinh tế lúc bây giờ là sự xuất hiện của công cụ lao động
bằng sắt. Các nhà Khảo cổ học đã phát hiện được một số đồ sắt cuối thời Xuân Thu
trong một ngôi mộ cổ ở Hồ Nam mà ngày xưa là nước Sở. Thời Chiến Quốc, công cụ
sắt như lưỡi cày, lưỡi cuốc, xẻng, liềm, búa được sử dụng một cách phổ biến. Họ cũng
biết dùng súc vật để làm sức kéo. Bên cạnh sự xuất hiện của công cụ lao động bằng
kim khí, vấn đề thủy lợi ở thời kỳ này cũng được coi trọng. Nước Ngô thời Phù Sai
(thế kỷ V TCN) đã đào một hệ thống kênh nối Trường Giang với sông Hoài và nối
sông Hoài với mấy con sông khác ở lưu vực sông Hoàng Hà.
3. Ở phương Đông, nhà nước được hình thành rất sớm với thiết chế chính trị quân chủ
chuyên chế.
- Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ – xã hội có giai cấp đầu tiên trong
lịch sử phát triển của nhân loại – tương đối sớm. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ
chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ
quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm
nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ
nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm
dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng
Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng
và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm
hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận
Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi
đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.
4. Văn minh phương Đông hình thành chịu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng – tôn giáo
- Ở Ai Cập cổ đại, tôn giáo giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần
của cư dân nước này, vì tôn giáo đã thâm nhập vào mọ lĩnh vực sinh hoạt của xã hội.
Mặc dù quốc gia Ai Cập được hình thành từ rát sớm, song xã hội Ai Cập phát triển hết
sức chậm chạp, khiến cho Ai Cập trong một thời gian dài còn giữ lại nhiều tín ngưỡng
tôn giáo nguyên thủy. một trong những hình thức tôn giáo sơ khai còn khá thịnh hành
ở Ai Cập là sùng bái động vật và sùng bái tự nhiên. Vì vậy, họ thờ rất nhiều vị Thần
khác nhau, từ Thần mang hình súc vật đến những vị Thần mang hình người, từ những
Thần tầm thường đến Thần vũ trụ.
- Với cư dân Lưỡng Hà, họ theo đa thần giáo. Mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình.
Người Uruc thờ Thàn Anu, Eridu thờ Thần Eaua. Ngoài các Thần chủ, người Lưỡng
Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như thần nước Ea và con trai thần. Thần Tammu được
coi như vị thần dạy bảo cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng
nhân ái, bảo vệ mùa màng. 
- Một trong những nét đặc sắc của tôn giáo ở Ấn Độ đó là sự gắn kết lẫn nhau giữa
triết học và tôn giáo, mặc dù đây là hai lĩnh vực khác nhau. Ở Ấn Độ, tư tưởng tôn
giáo nổi bật hơn triết học. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo, trog đó quan trọng
nhất là đạo Bàlamôn về sau là đạo Hindu và Phật giáo, ngoài ra còn có đạo Sikh, đạo
Jain.
- Trung Quốc cổ đại, ngay từ thời Xuân Thu-Chiến Quốc, các học thuyết tư tưởng lần
lượt xuất hiện và nó đã đặt nền móng cho các trường phái tư tưởng của Trung Quốc
thời cổ trung đại như Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, trong đó quan trọng nhất là
phái Nho gia và Pháp gia.
5. Ở phương Đông, ngay từ rất sớm đã xuất hiện sự “giao thoa” giữa các nền văn
minh lớn
- Phật Giáo xuất phát ở Ấn Độ nhưng nó vẫn có mặt ở Trung Quốc, Xrilanka hay khu
vực Đông Nam Á. Những phát minh vĩ đại trong toán học của người Ấn Độ đã được
người Ả Rập học tập rồi truyền bá sang Châu Âu. Cũng giống như sự chuyển tải bốn
phát minh quan trọng về kỹ thuật của người Trung Quốc sau này. Nho giáo không chỉ
có mặt ở Trung Quốc mà nó còn có vai trò to lớn đối với Việt Nam, Nhật Bản, Triều
Tiên…Trong sự phát triển rực rỡ của văn minh phương Đông cổ đại chắc chắn không
chỉ là sự tự thân phát triển của mỗi quốc gia, mà còn bắt nguồn từ sự “giao thoa” giữa
các trung tâm văn minh lớn của nhân loại.

You might also like