CNXHKH

You might also like

You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


------o0o------

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Hoàng Mai


Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Ngân
Mã sinh viên : 20050662
Lớp : QH2020-E Kế toán – kiểm toán CLC2

HÀ NỘI – 2022
PHẦN NỘI DUNG
Đề tài: Trên cơ sở phân tích, so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa giai
cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân thế giới hãy chỉ ra những
thuận lợi, khó khăn cùng các giải pháp trong xây dựng và phát triển giai
cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bài làm
Giai cấp công nhân là một giai cấp quan trọng trong các thời kỳ lịch sử với
vai trò lãnh đạo, giai cấp công nhân luôn được quan tâm và theo dõi. Đây là một
trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác- Lênin khi phát hiện và
làm sáng tỏ giai cấp công nhân - có thể nói là lực lượng tiên tiến nhất, giai cấp
triệt để cách mạng nhất, là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo các tầng lớp
nhân dân lao động bị áp bức tiến hành cuộc cách mạng vô sản... Giai cấp công
nhân Việt Nam nói riêng và giai cấp công nhân thế giới nói chung có rất nhiều
điểm tương đồng và khác biệt. Nói riêng về giai cấp công nhân Việt Nam, để có
thể xây dựng và phát triển họ trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều thuận lợi,
khó khăn cũng như những giải pháp.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng rất nhiều những thuật ngữ khác nhau để
nói về giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại,...
nhưng đều là những cụm từ đồng nghĩa với giai cấp công nhân. Về nguồn gốc
kinh tế, giai cấp công nhân được ví như là “con đẻ của nền đại công nghiệp”,
giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện
đại. Về nguồn gốc xã hội, giai cấp công nhân “được tuyển mộ trong tất cả các
giai cấp và tầng lớp dân cư”. Như vậy, có thể nói, giai cấp công nhân vừa là sản
phẩm căn bản nhất, vừa là chủ thể trực tiếp nhất của nền sản xuất hiện đại mang
tính công nghệ, trình độ xã hội hóa ngày càng cao. Nói chung, giai cấp công
nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình
phát triển của nền công nghiệp hiện đại, là giai cấp đại diện cho nền sản xuất
tiên tiến, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, ở các nước tư bản chủ nghĩa giai cấp công nhân là những
người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai
1
cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư, ở các nước xã hội chủ
nghĩa giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản
xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội
trong đó có lợi ích chính đáng của mình. Nghiên cứu về giai cấp công nhân,
Mác và Ăngghen không chỉ làm rõ nguồn gốc kinh tế và xã hội, khái niệm giai
cấp công nhân mà làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng của nó với tư cách là
một giai cấp cách mạng có sứ mệnh lịch sử thế giới: Đặc điểm nổi bật của giai
cấp công nhân là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ
lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá tình lao động mang tính
chất xã hội hóa; giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến
và phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp công nhân có tính tổ chức, kỷ luật lao
động, tinh thần hợp tác và tâm lý, tác phong lao động công nghiệp. Bên cạnh đó,
nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân là những nhiệm vụ mà giai cấp công
nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu
trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên
ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa tư tưởng. Giai cấp công nhân là
giai cấp dám đứng lên lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm thực hiện bước chuyển từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản: Cải tạo quan hệ
sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới – tư bản chủ
nghĩa; Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động; Xây dựng nên một nền văn hóa mới trên nền
tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Một khía cạnh khác khi nói về
đặc điểm sứ mệnh giai cấp công nhân: thứ nhất, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là tất yếu, khách quan, xuất phát từ những tiền đề kinh tế xã hội của
sản xuất mang tính xã hội hóa, thứ hai, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là sự nghiệp cách mạng của chính bản thân giai cấp công nhân và của
quần chúng nhân dân lao động và mang lại lợi ích cho đa số, thứ ba, sứ mệnh
lịch sử của giai cáp công nhân không phải là thay thế chế độ sở hữu tư nhân này
bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất, thứ tư, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự thống nhất
2
biện chứng của hai quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới nhằm mục
tiêu cao nhất là giải phóng con người, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
còn là sự thống nhất giữa các yếu tố giai cấp, dân tộc và quốc tế.
Nói về giai cấp công nhân Việt Nam, tại hội nghị lần thứ sáu của BCHTW
khóa X, Đảng ta xác định: Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội
to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm
công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công
nghiệp hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp. Giai cấp
công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai khác thuộc
địa của thực dân Pháp ở Việt Nam với những đặc điểm như: phát triển chậm,
sinh ra ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, ra đời trước giai cấp tư sản đầu
thế kỷ thứ XX và là giai cấp trực tiếp đối kháng với thực dân Pháp và bè lũ tay
sai; là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống tư
bản thực dân đế quốc và phong kiến để giành độc lập chủ quyền, xóa bỏ ách bóc
lột và thống trị thực dân; giai cấp công nhân Việt Nam có sự gắn bó mật thiết
với các tầng lớp nhân dân trong xã hội, lợi ích của họ gắn với lợi ích của toàn
dân tộc. Ngày nay, đặc biệt là trong 30 năm đổi mới vừa qua, đặc điểm của giai
cấp công nhân Việt Nam có sự biến đổi: đã tăng nhanh về số lượng và chất
lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, gắn với phát
triển kinh tế tri thức; có sự đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp và có mặt trong mọi
thành phần kinh tế khác nhau; công nhân tri thức, nắm vững khoa học công nghệ
tiên tiến... Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có sứ mệnh lịch sử quan trọng
trên ba phương diện khác nhau: kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa, tư tưởng:
phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao
năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả làm
việc,...; xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, bóc lột, tự giải phóng nhân dân lao động
và toàn nhân loại khỏi áp bức, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa;
xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân
3
tộc có nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa,... Trong giai
đoạn CNH, HĐH hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mệnh: chủ động
giải quyết các vấn đề có sự quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và thế
giới nói chung; là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, không chấp nhận chế độ đa
đảng, đa nguyên chính trị; tham gia đông đảo vào thành phần kinh tế, lấy mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu; là
lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn
xã hội,...
Trên cơ sở phân tích ở trên, có thể nhận thấy những điểm tương đồng và
khác biệt giữa giai cấp công nhân thế giới nói chung và giai cấp công nhân Việt
Nam nói riêng. Về điểm giống nhau, thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam
cũng như giai cấp công nhân trên thế giới đều đại diện cho một phương thức sản
xuất tiên tiến, đều là lực lượng hàng đầu của xã hội với mục tiêu tạo ra của cải
vật chất chủ yếu cho xã hội. Thứ hai là giai cấp công nhân Việt Nam và thế giới
đều có chung một hệ tư tưởng tiên tiến và vũ khí tinh thần – đó là chủ nghĩa
Mác – Lênin với chung Đảng tiên phong lãnh đạo: Đảng Cộng Sản với sản
phẩm chung là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Thứ ba
là giai cấp công nhân Việt Nam và thế giới đề có sứ mệnh lịch sử chung: xóa bỏ
áp bức bóc lột, bất công, mong muốn xây dựng nên một xã hội công bằng, bình
đẳng, tiến bộ, dân chủ, văn minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng
sản. Hay nói cách khác, đều là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu
hòa bình, hợp tác, phát triển vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ. Thứ tư là giai cấp
công nhân Việt Nam và thế giới đều có đặc điểm chính trị - xã hội giống nhau:
đều có tính tiên phong cách mạng nhất, tính triệt để nhất, có tính tổ chức kỷ luật
cao và có bản chất quốc tế. Mặt khác, giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều
điểm khác biệt so với giai cấp công nhân thế giới. Điểm khác biệt được thể hiện
ở tính đặc thù gắn với bối cảnh điều kiện cụ thể của Việt Nam. Về sự ra đời,
trong khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời gắn với công cuộc khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp thì giai cấp công nhân thế giới ra đời là sản phẩm của bản
thân đại công nghiệp. Về bối cảnh điều kiện cụ thể của Việt Nam, giai cấo công
4
nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản, ngược lại, giai cấp công nhân thế
giới ra đời sau giai cấp tư sản. Về nguồn gốc xuất thân, Việt Nam là nước nông
nghiệp lạc hậu, kinh tế tiểu nông nên giai cấp công nhân ra đời chủ yếu xuất
thân từ giai cấp nông dân – điểu kiện để thiết lập mối liên minh công – nông bền
vững. Chính vì thế, giai cấp công nhân Việt Nam không gắn liền với nền đại
công nghiệp ngay từ khi ra đời , tác phong công nghiệp chưa tốt, kỷ luật chưa
cao trong khi giai cấp công nhân trên thế giới có tác phong và tổ chức kỷ luật
tốt. Đó là điểm hạn chế và khác biệt so với giai cấp công nhân thế giới. Điểm
khác biệt cuối cùng là giai cấp công nhân Việt Nam sớm giác ngộ được chủ
nghĩa Mác – Lenin, tuy ra đời muộn nhưng sớm thành lập chính đảng của mình
là ĐCSVN, sớm giành được chính quyền sau 15 năm ra đời. Trong khi nhiều
nước tư bản chủ nghĩa vẫ chưa thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Mặt
khác, số lượng giai cấp công nhân Việt Nam nhỏ nhưng đã có sự tăng nhanh về
số lượng và trưởng thành về chất lượng.
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, quá trình xây dựng và phát triển giai
cấp công nhân Việt Nam có nhiều thuận lợi và khó khăn. Về thuận lợi, quá trình
đổi mới mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế đang tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển giai cấp công nhân Việt
Nam. Việc cấu trúc lại nền kinh tế, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước,
thu hút đầu tư của nước ngoài, thành lập doanh nghiệp mới của các thành phần
kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và lao động, nhập - chuyển giao kỹ thuật
công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, khu
chế xuất..., đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng
cao, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm mới cho các lao động công nghiệp. Quá
trình này đã đưa lại những tích cực rõ rệt, một mặt, phát triển giai cấp công nhân
về số lượng; mặt khác, cũng tạo ra những cơ hội để người công nhân học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề. Về khó khăn, việc cơ cấu
lại nền kinh tế, tập trung phát triển những ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh
quốc tế đã dẫn tới giảm việc làm ở những lĩnh vực không được đầu tư. Cùng với
quá trình này, việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa cũng
5
làm xuất hiện một lượng lao động dôi dư khá lớn. Lượng lao động không có
việc làm vừa là vấn đề bức xúc của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp vừa là nỗi
bức xúc của xã hội. Đội ngũ cán bộ, công nhân tiếp tục làm việc trong các doanh
nghiệp cổ phần hóa, về cơ bản, được đào tạo, rèn luyện và trưởng thành trong
môi trường làm việc cũ nên một bộ phận trình độ còn hạn chế, tay nghề thấp, ý
thức tổ chức kỷ luật kém, nặng tâm lý trông chờ ỷ lại, an phận... nên không ít
người không đáp ứng được những đòi hỏi của tác phong, quy trình, công nghệ
sản xuất mới trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Cùng với sự xuất hiện ồ ạt của
các doanh nghiệp tư nhân,... đã thu hút một đội ngũ công nhân mới, rất đông
đảo, trẻ và có trình độ văn hóa.  Nhưng đội ngũ công nhân này cơ bản có nguồn
gốc từ nông thôn, mang nặng tâm lý, ý thức, lối sống của người nông dân;
không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ một cách cơ bản; chưa được giáo
dục một cách đầy đủ về ý thức chính trị, ý thức giai cấp; mục đích đơn giản của
họ là có việc làm, có thu nhập, ý thức làm thuê kiếm sống là chính. Từ đó, một
số giải pháp để có thể xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay đó là: Một là, nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai
cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là
ĐCSVN. Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và
phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ba là, thực hiện chiến lược xây
dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế. Bốn là, đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai
cấp công nhân. Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục để nhận thức rõ hơn
về vai trò, vị trí, sứ mệnh của giai cấp công nhân. Sáu là, thiết thực chăm lo cho
đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân. Bảy là, xây dựng giai cấp
công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và
sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp
tích cực của người sử dụng lao động... và nhiều giải pháp thiết thực khác.

6
Nói tóm lại, đây là một đề tài có thể nói rất sâu sắc giúp hiểu được phần
nào về những điểm tương đồng và khác biệt giữa giai cấp công nhân Việt Nam
và giai cấp công nhân thế giới và biết được những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn hiện nay
và một số giải pháp củng cố và khắc phục nêu trên.

You might also like