You are on page 1of 4

TƯ BẢN CHO VAY

I. Khái niệm
- Tư bản cho vay là một khái niệm của kinh tế chính trị Marx-
Lenin và là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó
cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận
được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức).
- Tư bản cho vay là một hình thức tư bản xuất hiện từ trước chủ
nghĩa tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay là sản phẩm
trở thành hàng hóa và tiền tệ đã phát triển các chức năng của
mình. Trước chủ nghĩa tư bản, hình thức đặc trưng của tư bản
cho vay là tư bản cho vay nặng lãi (cho vay với lãi suất cắt cổ,
lãi mẹ đẻ lãi con)
II. Đặc điểm
- Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản. Đối với người
cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử
dụng.
- Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người
bán không mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua
quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Và khi sử dụng thì giá
trị của nó không mất đi mà còn tăng lên giá cả của nó không do
giá trị mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo
ra lợi tức của nó quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng
hóa tư bản cho vay.
- Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất. Do vận động
theo công thức T - T' nên nó gây ấn tượng hình thức tiền có thể
đẻ ra tiền.
- Nguyên tắc: Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự
phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ đến một trình độ nhất định
làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có
nơi lại thiếu tiền để hoạt động.
- Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư
bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển của tư bản. Do đó nó góp phần làm tăng thêm tổng giá
trị thặng dư trong xã hội.
III. Lợi tức và tỷ suất lợi tức
Phân chia lợi ích: Nhà tư bản công nghiệp nhường tư bản tiền tệ
của mình cho nhà tư bản khác sử dụng, với điều kiện là sau một
thời gian nhất định, nó lại quay về tay anh ta và có thêm lợi tức.
Vì thế lợi nhuận do số tư bản tiền tệ đó sinh ra phải được chia
làm hai phần: một phần thuộc về người sử dụng tư bản, một
phần thuộc về người sở hữu tư bản dưới hình thức lợi tức.
1. Lợi tức
 Trong nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện
tượng có chủ thể thì có lượng tiền nhàn rỗi, trong khi lại có
những chủ thể khác lại cần tiền để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Tình hình đó thúc đẩy hình thành quan hệ cho vay
và đi vay. Người cho vay sẽ thu được lợi tức.
 Lợi tức chính là một phần của lợi nhuận bình quân
mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn
cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra
cho nhà tư bản đi vay sử dụng. Song về thực chất, lợi tức
đó là một phần của giá trị thặng dư mà người đi vay đã thu
được thông qua sử dụng tiền vay đó.
 Kí hiệu là Z
 Giới hạn của lợi tức: 0<Z<p (p là lợi nhuận bình
quân)
VD: Anh P có ý định xây nhà nên đã đi vay ngân hàng một
khoản tiền là 30.000.000 đồng, trong thời hạn 6 tháng, với lãi
suất là 15%/năm. Sau 6 tháng anh P phải trả cho ngân hàng
31.500.000 đồng, trong đó có 30.000.000 là số tiền gốc mà ngân
hàng cho bạn vay và 1.500.000 đồng là số tiền lãi .
2. Tỷ suất lợi tức
 Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư
bản cho vay. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi tức là Z', cho vay là
TBCV, thì công thức tính tỷ suất lợi tức như sau:
Z’=Z/TBCVx 100% (TBCV: tư bản cho vay)
 Giới hạn của tỷ suất lợi tức: 0<Z’<p’
3. Nguồn gốc và bản chất
Để hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức, cần phải xem xét
dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư
bản đi vay và ngược lại.
+ Đứng về phía nhà tư bản cho vay thì họ nhường quyền sử
dụng tư bản của mình cho người khác trong một thời gian nhất
định, nên thu được lợi tức.
+ Về phía nhà tư bản đi vay thì họ vay tiền về để đưa vào sản
xuất - kinh doanh nên họ thu được lợi nhuận. Nhưng vì họ
không có tư bản hoạt động nên phải đi vay. Trong quá trình vận
động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng
vì để có tư bản hoạt dộng, trước đó anh ta đã phải đi vay, nên
nhà tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động) không được hưởng toàn
bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một
phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức
lợi tức.
+ Nguồn gốc của lợi tức chính là từ giá trị thặng dư do công
nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có
thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân
làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
4. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi tức
Tỷ suất lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận
của nhà tư bàn hoạt động.
- Quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay.
- Chính sách lãi suất của chính phủ
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ
suất lợi tức.
- Trong thực tiễn hoạt động tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến
sự vận động của lợi tức và tỉ suất lợi tức thường xuyên vận
động, biến đổi. Do vậy, việc xác định tỉ suất lợi tức phù hợp
trong mỗi giai đoạn hoạt động tín dụng cần phải có những biện
pháp tác động vào các nhân tố trên, qua đó tác động gián tiếp
đến sự thay đổi của tỉ suất lợi tức.
III. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
1. Ý nghĩa lý luận:
- Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ nhàn rỗi mà người chủ cho
nhà tư bản khác sử dụng để nhận được số tiền lời. Điều này có ý
nghĩa trong việc khai thác được tiềm năng tài chính và sử dụng
nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi để tạo ra lợi nhuận bằng việc cung
cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh khác làm tăng thêm tổng
giá trị thặng dư trong xã hội.
- Nhận thức được những đặc điểm và hình thức vận động của tư
bản cho vay giúp ta hiểu rõ được bản chất, cách thức của tư bản
cho vay. Từ đó khai thác, sử dụng được nguồn vốn một cách
hiệu quả nhất để thúc đẩy kinh tế phát triển.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Tư bản cho vay đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy
nền kinh tế thị trường phát triển.
+ Tạo thêm lợi nhuận cho các nhà tư bản có nguồn vốn
nhàn rỗi
+ Là nguồn vốn đầu tư vào các dự án
+ Tạo ra thêm nhiều việc làm
+ Nâng cao trình độ người lao động
+ Ổn định tình hình xã hội…
- Tư bản cho vay mang lại lợi ích cho cả hai phía người đi vay
và người cho vay. Người đi vay thì có thêm nguồn vốn, tài lực
để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Người cho vay thì
kiếm được tiền từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Do được vận
động theo công thức T - T' và mang lợi nhiều lợi ích cho xã hội
và nền kinh tế nên tư bản cho vay là tư bản được “sùng bái”
nhất.
- Với những lợi ích đó, nếu ta nắm rõ được các kiến thức, lý
luận về tư bản cho vay thì ta có thể giúp ích cho xã hội, làm cho
nền kinh tế ngày càng phát triển hơn nữa, thúc đẩy đất nước
ngày càng phát triển hơn.

You might also like