You are on page 1of 10

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH


KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
----o0o-----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI 2: TỪ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ TƯ BẢN CHO


VAY ĐẾN THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA BỎ VẤN NẠN “TÍN
DỤNG ĐEN” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

NHÓM:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
----o0o-----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI 2: TỪ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ TƯ BẢN CHO


VAY ĐẾN THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA BỎ VẤN NẠN “TÍN
DỤNG ĐEN” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Nhóm: Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Quốc


Thái.
Thành viên:
1.
2.
3.
5.
5.
6.
7.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2022
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn thầy Phan Quốc Thái đã hướng
dẫn chúng tôi cũng như tất cả các sinh viên khác, cảm ơn thầy đã tận tình
hướng dẫn chúng tôi trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn
thành lớp học phần.

Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô thuộc khoa Chính trị- Luật
Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập.

Xin cảm ơn các thầy/cô đã đọc luận văn và cho tôi những nhận xét
quý báu, chỉnh sửa những sai sót của tôi trong bản thảo luận văn.

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của chúng tôi còn nhiều
thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy/cô
để bài luận văn của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm
ơn!
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ TƯ TƯỞNG CHO VAY
1. Khái niệm về tư bản cho vay, lợi tức cho vay
1.1Khái niệm về tư bản cho vay:
Tư bản cho vay là một khái niệm của kinh tế chính trị Marx-Lenin và
là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản
khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó
(gọi là lợi tức). Tư bản cho vay là một hình thức tư bản xuất hiện từ trước
chủ nghĩa tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay là sản phẩm trở
thành hàng hóa và tiền tệ đã phát triển các chức năng của mình. Trước
chủ nghĩa tư bản, hình thức đặc trưng của tư bản cho vay là tư bản cho
vay nặng lãi (cho vay với lãi suất cắt cổ, lãi mẹ đẻ lãi con).

Cũng như tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay là hình thức tư bản
đã tồn tại trước chủ nghĩa tư bản rất lâu. Nó ra đời trong thời kỳ tan rã của
chế độ công xã nguyên thủy, trên cơ sở phát triển của phân công xã hội,
của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự bất bình đẳng về tài sản.
Giai cấp tư sản, trong quá trình chuyển thành giai cấp thống trị đã đấu
tranh chống thứ tư bản cho vay nặng lãi trên và đứng ra tổ chức lấy sự vay
mượn của mình để thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
Trong quá trình chu chuyển tư bản, nhiều lúc các nhà tư bản công nghiệp
có những số tư bản tiền tệ để rỗi, chưa dùng vào xí nghiệp của mình như:
Tiền trong quỹ khấu hao, tiền trích để mua nguyên liệu phụ, bộ phận dùng
tiền để trả lương cho công nhân, bộ phận giá trị thặng dư tích lũy để mở
rộng sản xuất... Mặt khác, trong khi đó có những nhà tư bản khác cần tiền
Thế là cần thiết phải có tín dụng của chủ nghĩa tư bản. Dưới chế độ tư
bản, tư bản cho vay mà người chủ của nó cho một nhà tư bản khác sử
dụng trong thời gian nào đó để nhận một số lời. Số lời này là lợi tức.
 Tư bản cho vay có đặc điểm:
 Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản. Đối với người cho
vay nó là tự bán sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.

 Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay người bán
không mất quyền sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử
dụng trong thời gian nhất định. Và khi sử dụng thì giá trị của nó
không mất đi mà còn tăng lên giá cả của nó không do giá trị mà do
giá trị sử dụng của tư bản cho vay, do khả năng tạo ra lợi tức của nó
quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay.
Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất. Do vận động theo công thức T -
T' (T' = T + z) nên nó gây ấn tượng hình thức tiền có thể đẻ ra tiền.

Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa -
tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ
tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.
Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở
rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản.
Do đó nó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội
 Chức năng của tư bản cho vay
Đối tượng của tư bản cho vay rất đa dạng song nguồn thu lãi suất chủ yếu
và chắc chắn của nó thì lại chỉ có một. Tư bản cho vay phụ thuộc nhiều
vào sự vận động của tư bản công nghiệp, và phần nào là của tư bản
thương nghiệp. Nhà tư bản đi vay về, phải sử dụng tư bản tiền tệ ấy vào
việc sản xuất, và chỉ sau khi lần lượt trải qua ba giai đoạn tuần hoàn của
nó, tư bản mới mang lại giá trị thặng dư, một phần giá trị thặng dư phải
đem nộp cho nhà tư bản cho vay tiền. Bộ phận giá trị thặng dư này mang
tên là lợi tức. Nếu kẻ đi vay là nhà tư bản công nghiệp thì lợi tức là số tiền
khấu trừ vào lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản công nghiệp thu được.
Nếu kẻ đi vay là nhà tư bản thương nghiệp thì lợi tức là số tiền khấu trừ
vào lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản thương nghiệp thu được. Tư bản
cho vay biểu hiện như một loại hàng hoá đặc biệt. Tư bản cho vay là hàng
hoá vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng,có người mua, người bán,có
giá cả và giá cả của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu.
1.1.2. Khái niệm lợi tức tư bản cho vay:
Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư
bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong
một khoảng thời gian nhất định, ký hiệu là Z..
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ
cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Ký hiệu là z và được tính
bởi công thức: z’= Z/Kcv.100%
1.2 Nguồn gốc của lợi tức tiền vay và nguyên tắc xác lập lợi tức tiền vay:
Tư bản cho vay là tư bản sinh lợi tức. Nguồn gốc của lợi tức là giá trị
thặng dư. Công thức vận động của tư bản cho vay là T – T’(T’=T + z). Ở
đây không có tư bản sản xuất, mà cũng không có cả tư bản hàng hóa. Do
đó lợi tức sinh ra bề ngoài hình như nguồn gốc của lợi tức không phải là
giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra, mà là do bản thân tiền tệ sinh
ra. Thực vậy, trong công thức chung của tư bản T – H — T’ mặc dù T’
hình như lớn lên chỉ do việc mua và bán, nhưng ít nhất người ta cũng còn
thấy một khâu trung gian là mua và bán (H), người ta còn thấy số tiền lãi
đó là sản phẩm của một quan hệ sản xuất xã hội, quan hệ mua bán. Còn
trong công thức của tư bản cho vay T – T', thì không có khâu trung gian
nào. T đem lại t, t biểu hiện thành con đẻ của T. Thực ra thì sự vận động
của tư bản cho vay hoàn toàn dựa vào sự vận động của tư bản công
nghiệp và công thức T – T’ chỉ là sự tóm tắt giản đơn của công thức sau
đây:

T-H ….SX …. H’ – T’ – T + t
TL

Công thức này nói rõ:


a. Nhà tư bản cho vay dựa vào hoạt động của nhà tư bản hoạt động, còn
nhà tư bản hoạt động dựa vào quyền sở hữu của nhà tư bản cho vay kiếm
giá trị thặng dư
b. Lợi tức của nhà tư bản cho vay (t) chẳng hạn chỉ là một bộ phận giá trị
thặng dư do lao động của công nhân sáng tạo ra trong sản xuất.
c. Công thức trên còn nói lên quan hệ giữa hai loại nhà tư bản: nó chỉ rõ
sự phân chia giá trị thặng dư do công nhân tạo ra hai thành phần, một
phần cho nhà tư bản cho vay, một phần cho nhà tư bản hoạt động.

You might also like