You are on page 1of 85

Trắc Nghiệm Tài Chính Tiền Tệ.

1. Các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam bao gồm:
a. Các tổ chức tín dụng.
b. Các ngân hàng thương mại, các công ty cho thuê tài chính và các công ty
tài chính.
c. Cả 2 câu a và b đều đúng
2. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là:
a. Lợi nhuận ròng.
b. Lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Cả a và b đều đúng.
3. Nguồn vốn nào sau đây không thuốc nguồn vốn của doanh nghiệp nhà
nước:
d. Nguồn vốn cổ phần.
4. Lãi suất thực tế có nghĩa là:
a. Lãi suất LIBOR, SIBOR,..
5. Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác
nhau phụ thuộc vào:
a. Mức độ rủi ro cuả món vay.
b. Thời hạn của món vay dài ngắn khác nhau.
c. Khách hàng vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên.
d. Cả 3 câu đều đúng.
6. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất:
a. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với các ngân hàng trung gian.
7. Tín dụng thuê mua là hình thức:
a. Cho thuê tài sản trung và dài hạn.
8. Ngân hàng ra đời khi:
a. Hoạt động giữ tiền ra đời.
b. Hoạt động cho vay ra đời.
c. Cả 2 đều đúng.
9. Ngân hàng trung ương đầu tiên ra đời khi:
a. Ngân hàng độc quyền phát hành tiền không được kinh doanh tiền tệ.
10.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở Việt Nam không được thực hiện các
nghiệp vụ sau đây:
a. Nhận tiền gửi không kỳ hạn và dịch vụ thanh toán.
11.Sự ra đời của tài chính quốc tế từ:
a. Nền kinh tế hàng hóa và sự phân công lao động.
b. Hợp tác quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế.
c. Cả 2 câu đều đúng.
12.Tỷ giá hối đoái là:
a. Giá cả của USD so với VND.
b. Giá cả của VND so với USD.
c. Gía cả của đơn vị tiền nước này so với giá cả của 1 đơn vị tiền nước
khác.
d. Cả 3 đều đúng.
13.Sự ra đời của tài chính dựa trên các cơ sở:
a. Sự xuất hiện của tiền tệ.
b. Sự xuất hiện của nhà nước.
c. Cả 2 đều đúng.
14. Chủ thể nào tham gia phân phối tài chính:
a. Cá nhân, tổ chức chính trị xã hội.
b. Chính phủ.
c. Doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế.
d. Cả 3 đều đúng.
15. Chức năng của tài chính bao gồm:
a. Tạo lập nguồn tài chính.
b. Phân phối nguồn tài chính.
c. Giám đốc tài chính.
d. Cả 3 đều đúng.
14. Câu nào đúng trong các câu sau:
a. Phân phối của tài chính là việc chính phủ cho dân cư vay bằng tiền tệ.
b. Phân phối cảu tài chính là phân phối bằng hiện vật.
c. Phân phối của tài chính là phân phối vừa bằng tiền tệ, vừa bằng hiện vật.
d. Phân phối của tài chính là phân phối bằng tiền tệ.
15. Các câu sau đây thuộc hệ thống tài chính:
a. Tài chính nhà nước( Ngân sách Nhà nước, các quỹ dự trữ khác của chính
phủ).
b. Tài chính doanh nghiệp (doanh nghiệp, ngân hàng)
c. Tài chính của cư dân và các tổ chức xã hội.
d. Cả 3 câu đều đúng.
16.Khoản thu nào dưới đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN
ở Việt Nam:
a. Sở hữu tài sản: doanh nghiệp nhà nước và các tài sản khác.
b. Phí
c. Lệ phí
d. Thuế
17. Chức năng nào của tiền tệ được Kari Marx quan niệm là chức năng
quan trọng nhất:
a. Thước đo giá trị.
18. Giả định các yếu tố khác không thay đổi khi NHTW giảm tỉ lệ dự trữ
bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào:
a. Lượng tiền cung ứng tăng.
19. Chọn câu nào dưới đây được coi là đúng:
a. Các loại lãi suất thường thay đổi cùng chiều.
b. Trên thị trường có nhiều loại lãi suất khác nhau.
c. Lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.
d. Cả 3 câu đều đúng.
20. Lượng tiền cung uéng sẽ thay đổi như thế nào nếu NHTW bán GTCT
trên thị trường mở:
a. Lượng tiền cung ứng giảm.
21. Lạm phát phi mã là lạm phát ở mức:
a. Tỷ lệ lạm phát ở mức trên 10%.
22. Phá giá nội tệ sẽ:
a. Xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
23.Mức cung tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi tốt nhất
là:
a. Khối tiền M1.
24. Tính thanh khoản(tính lỏng) của một loại tài sản được xác định bởi các
yếu tố dưới đây:
a. Chi phí thời gian để chuyển thành tài sản đó thành tiền mặt.
b. Chi phí tài chính để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.
c. Khả năng tài sản có thể được bán với giá thị trường của nó.
d. Cả 3 câu đều đúng.
25.Giấy bạc ngân hàng hiện nay thực chất là:
a. Một loại tín tệ( chỉ tệ).
26. Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp theo nguyên lí chung có thể được hiểu
là:
a. Giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đó.
27.CN nào cảu tiền tệ được các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm là CN
quan trọng nhất:
a. Phương tiện biểu hiện giá trị.
28. Các tổ chức tài chính quốc tế thường tài trợ ODA cho Việt Nam gồm
có:
a. IMF,ADB và WB.
29. Thuế là khoản đóng góp:
a. Băt Buộc.
30.Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là một định chế tài chính trung gian
nhằm mục tiêu:
a. Trợ cấp nghỉ việc, hưu trí, viện phí và thất nghiệp.
31.Trong các gải pháp nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước dưới
đây, giải pháp nào sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ?
a. Vay ngân hàng trung ương(phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông).
32. Thị trường chứng khoán trên thực tế chính là:
a. Tất cả những nơi mua và bán chứng khoán.
33.Các chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường bao gồm:
a. Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính
trung gian phi ngân hàng.
34.Số nhân tiền tệ có mối quan hệ:
a. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
35.Trong điều kiện giá cả hàng hóa ở các nước không thay đổi, tỷ giá hối
đoái tăng lên sẽ có tác dụng:
a. Khuyến khích xuất khẩu.
36. Tỷ giá USD/VND tăng:
a. Khi lạm phát ở Việt Nam cao hơn lạm phát ở Mỹ.
37.Chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay:
a. Chế độ tỷ giá hối đoái có sự kiểm soát.
38. Nếu bạn cho rằng nền kinh tế sec suy sụp vào năm tới, thì bạn sẽ nắm
giữ tài sản:
a. Vàng và ngoại tệ mạnh.
39.Lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố:
a. Nhu cầu và nguồn vốn của ngân hàng và thời hạng của khoảng tiền gửi.
40.Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu ngân hàng trung ương
thực hiện các nghiệp vụ mua giấy tờ có giá trị trên thị trường mở?
a. Chắc chắn sẽ tăng.
41.
42. Ngân hàng thương mại hiện đại được quan niệm là:
a. Một loại hình trung gian tài chính.
43.Các ngân hàng thương mại Việt Nam có được phép tham gia vào hoạt
động kinh doanh trên thị trường chứng khoáng hay không ?
a. Có,nhưng phải thông qua công ty chứng khoáng độc lập.
44. Chức năng thể hiện bản chất của ngân hàng thương mại là:
a. Chức năng trung gian tín dụng.
45. Cơ quan quản lí hoạt động của ngân hàng thương mại có hiệu quả và
an toàn nhất sẽ phải là:
a. Ngân hàng trung ương.
46.Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương bao gồm có các công cụ
chủ yếu như sau :
a. Dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn/tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,lãi
suất,tỷ giá.
47. Trong một nền kinh tế, khi lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên thì điều
gì sẽ xảy ra?
a. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng.
48. Trong các nước là thành viên của EU, một số nước sẽ thống nhất sử
dụng:
a. EUR.
49. Quá trình hình thành các quan hệ tài chính diễn ra từ:
a. Việc tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính.
50. Nguồn tài chính là toàn bộ:
a. Tài sản được biểu hiện bằng tiền.
51.Sự ra đời của tài chính khác với sự ra đời của tiền ở chổ :
a. Sự ra đời của nhà nước.
52. Chỉ cho hoạt động giáo dục đào tạo là khoản chi:
a. Chi thường xuyên.
53. Nguồn vốn của một doanh nghiệp bao gồm:
a. Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay.
54. Tài sản cố định bao gồm:
a. Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
55. Chi phí của doanh nghiệp tăng thì:
a. Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
56. Đặc điểm của vốn lưu động là:
a. Chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
57. Vốn của một doanh nghiệp bao gồm:
a. Vốn lưu động, vốn cố định và vốn đầu tư tài chính.
58. Tài sản cố định là những tài sản:
a. Có thời gian sử dụng dài và có giá trị lớn.
59. Tín dụng được hiểu như sau :
a. Quan hệ vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả sau một thời hạn nhất định
với lại suất thỏa thuận.
60. Lãi suất là tỉ lệ % giữa:
a. Tiền lãi trên tiền vốn được chuyển quyền sử dụng trong một thời gian
nhất định.
61. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, khi nhiều người muốn cho vay trong khi chỉ có ít người muốn đi
vay thì lãi suất sẽ:
a. Giảm
62. Trong điều kiện giá cả hàng hóa ở các nước không thay đổi, tỉ giá hối
đoái tăng lên sẽ có tác dụng:
a. Khuyến khích xuất khẩu.

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH


1. Trình bày nội dung chức năng phân phối của tài chính, thế nào là phân phối lần đầu? Thế nào là phân
phối lại ? Vì sao lại phải tiến hành phân phối lại ?
❖ Chức năng phân phối tài chính :
➢ Khái niệm : Phân phối tài chính là việc phân chia các nguồn lực tài chính của xã hội cho các
chủ thể kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của các chủ
thể trong nền kinh tế.
➢ Đối tượng phân phối : là tổng sản phẩm quốc hội (GDP)
➢ Chủ thể phân phối : nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân.
➢ Qúa trình phân phối : phân phối lần đầu và phân phối lại
❖ Phân phối lần đầu : là quá trình phân phối chỉ diễn ra ở lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham
gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ.
❖ Phân phối lại : là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản đã hình thành qua phân
phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, thỏa mãn nhiều lợi ích khác
nhau trong xã hội.
❖ Vì sao tiến hành phân phối lại ?
➢ Đảm bảo cho khu vực không sản xuất vật chất có phần thu nhập thỏa đáng để tồn tại và phát
triển theo định hướng của nhà nước
➢ Chuyển quyền sở hữu 1 phần thu nhập từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào trong tay
nhà nước dưới hình thức thuế
➢ Điều hòa các nguồn tiền tệ để đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành , địa phương.
➢ Làm thay đổi quyền sử dụng các khoản thu nhập đã được hình thành qua phân phối lần đầu ,
giúp các tổ chức kinh tế, cá nhân sử dụng các khoản thu nhập có hiệu quả hơn
➢ Điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
thông qua thuế và các hình thức đóng góp tự nguyện , nhằm đảm bảo công bằng xã hội, rút bớt
khoảng cách giữa người giàu và nghèo
2. Trình bày nội dung chức năng giám đốc của tài chính ?Gia1m đốc tài chính nhằm mục đích gì ?
❖ Chức năng giám đốc tài chính : kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động
của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
❖ Mục đích :
➢ quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh
nghiệp
➢ xây dựng các kế hoạch tài chính
➢ khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
➢ cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự
báo đáng tin cậy
3. Mối quan hệ giữa các chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính ?
➢ Có mối quan hệ mật thiết với nhau
➢ Chức năng phân phối là tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xảy ra trước và sau 1
chu trình sản xuất kinh doanh
➢ Chức năng giám đốc luôn theo sát chức năng phân phối , ở đâu có sự phân phối thì ở đó có
giám đốc và có tác dụng điều chỉnh quá trình phân phối cho phù hợp với điều kiện sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
➢ Hai chức năng này cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau để hoạt động tài chính doanh nghiệp diễn
ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.
4. Thế nào là hệ thống tài chính ? Các khâu của hệ thống tài chính ?
❖ Hệ thống tài chính : là tổng thể các khâu tài chính hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng
thống nhất với nhau về bản chất, chức năng và liên hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập, phân
phối và sữ dụng các nguồn tài chính.
❖ Các khâu hệ thống tài chính :
➢ Tài chính nhà nước :
➢ Tài chính doanh nghiệp
➢ Tài chính của các hộ gia đình
➢ Tài chính của các tổ chức chính trị - xã hội
5. Trình bày khái niệm và nội dung của chính sách tài chính ?Phân tích các mục tiêu , công cụ và cơ thể
vận hành của chính sách tài chính quốc gia.
❖ Chính sách tài chính : là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền
kinh tế.
❖ Nội dung :
➢ Chính sách ngân sách: là hệ thống các quan điểm chủ trương và biện pháp hình thành và sử
dụng ngân sách nhà nước
✓ Mục tiêu :
○ Hình thành nguồn thu tích cực cho nhà nước trong đó nguồn thu chính là thuế
○ Huy động vốn thông qua việc phát hành công trái , trái phiếu Chính phủ với
nhiều hình thức linh hoạt, thu hút dân cư tham gia
○ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức
○ Thực hành triệt để tiết kiệm, đáp ứng những nhu cầu chi tiêu thường xuyên thực
sự cần thiết cấp bách
○ Phải xử lí đúng đắng các mối quan hệ

➢ Chính sách tiền tệ : là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để
ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
✓ Mục tiêu :
○ Ổn định tiền tệ, bảo vệ giá trị đối nội của tiền tệ trên cơ sở kiểm soát được lạm
phát
○ Ổn định giá trị đối ngoại của tiền tệ trên cơ sở ổn đính tỷ giá hối đoái
○ Tạo sự tăng trưởng kinh tế trong sự ổn định lâu dài
○ Tạo công ăn việc làm và giảm bớt thất nghiệp
✓ Công cụ :
○ Lãi suất
○ Tỷ giá hối đoái
○ Tái cấp vốn
○ Dự trữ bắt buộc
○ Nghiệp vụ thị trường mở

➢ Chính sách hối đoái :


✓ Mục tiêu :
○ Tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, tập trung cho xuất khẩu
○ Ổn định tỷ giá hối đoái
○ Phấn đấu bội thu cán cân thanh toán quốc tế
○ Tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước

Chương 2 :NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


6. Trình bày khái niệm , đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước ?
❖ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
❖ Đặc điểm :
➢ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của
nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở
những luật lệ nhất định;
➢ Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở
hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
➢ Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung,
lợi ích công cộng;
➢ Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân
sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều
quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định;
➢ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực
tiếp là chủ yếu.

❖ Vai trò :
➢ Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
➢ Là công cụ của nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
7. Thế nào là thu ngân sách nhà nước ?Sự biến động của thu ngân sách của nhà nước chịu sự tác động của
những nhân tố nào ?
❖ Thu ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế, phát sinh trong quá trình nhà nước huy
động các nguồn tài chính để lập quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước
❖ Các nhân tố ảnh hưởng :
➢ Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
➢ Thu nhập bình quân đầu người
➢ Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế
➢ Tiềm năng tài nguyên của một quốc gia
➢ Hoạt động của tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nước
➢ Thuế suất
➢ Các nhân tố khác : thiên tai, biến cố chiến tranh,các chính sách nhà nước , ...
8. Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản nào ? Các biện pháp khơi tăng nguồn thu ngân sách nhà
nước?
❖ Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản :
➢ Các khoản thu mang tính chất thuế :
○ Thuế
○ Lệ phí : trước bạ, tòa án, thi, công chứng Nhà nước, …...
○ Phí : học phí trường công; viện phí tại bệnh viện công ; phí giao thông, cầu phả;
…….
➢ Các khoản thu không mang tính chất thuế :
✓ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế nhà nước :
○ Thu lợi tức từ hoạt động liên doanh, liên kết, thu cổ tức
○ Thu vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế
○ Thu hồi tiền cho vay của nhà nước
○ Thu về sử dụng vốn ngân sách ( khoản thu trên vốn )
○ Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên
✓ Các khoản vay :
■ Vay trong nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ :
○ Công trái quốc gia
○ Trái phiếu kho bạc nhà nước
○ Tín phiếu kho bạc nhà nước
■ Vay nước ngoài thông qua các hình thức :
○ Vay giữa 2 chính phủ thường gắn liền với các Hiệp định về hợp
tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, xã hội
○ Phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài
○ Vay các tổ chức tài chính tiền tế quốc tế như IMF, WB, ADB,
IDB, AFDB
■ Vay của ngân hàng trung ương
✓ Các khoản viện trợ nước ngoài :
■ Viện trợ không hoàn lại ( được biếu không ), thông thường các khoản viện trợ
không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như :
○ Qũy nhi đồng Liên Hiệp Quốc
○ Tổ chức lương thực thế giới, …
■ Các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài
■ Hình thức viện trợ phát triển chính thức
✓ Các khoản thu khác :
○ Thu từ hoạt động sự nghiệp
○ Thu kết dư ngân sách năm trước
○ Các di sản nhà nước được hưởng
○ Các khoản tiền phạt …
❖ Biện pháp để khơi tăng thu ngân sách nhà nước :
➢ Làm tốt công tác tuyên truyền ,vận động nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
người nộp thuế
➢ Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển
sản xuất, kinh doanh, có nguồn lực tài chính nộp ngân sách Nhà nước.
➢ Thường xuyên nắm tình hình sản xuất, kinh doanh và biến động thị trường, có dự báo
số thu ngân sách chi tiết theo từng chỉ tiêu, từng khu vực.
➢ Đẩy nhanh tiến độ thu nợ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình dây dưa, nợ
đọng tiền thuế.
➢ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.
9. Thế nào là thuế trực thu? Thế nào là thuế gián thu? Phân biệt sự khác nhau của 2 loại thuế này ?
❖ Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp tính trên lợi ích, khoản thu nhập có được của cá nhân hoặc các
tổ chức kinh tế.
❖ Thuế gián thu là loại thuế thu gián tiếp thông qua một đơn vị trung gian (thường là doanh nghiệp) để
đánh vào nhu cầu sử dụng hàng hóa – dịch vụ của người tiêu dùng cuối cùng.
❖ Phân biệt :

Thuế trực thu Thuế gián thu

Đặc điểm - Có tính công bằng. - Dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu vì
người chịu thuế không cảm thấy gánh
- Có tính phân loại đối tượng, phần
nặng với loại thuế này.
nộp thuế phù hợp với khả năng của
từng đối tượng. - Là nguồn thu chính của những nước
nghèo, chậm phát triển.
- Là nguồn thu chính của những nước
phát triển.

Mức độ tác động vào - Ít tác động vào giá cả thị trường vì - Vì thuế được tính vào giá bán hàng
nền kinh tế thuế đánh vào kết quả kinh doanh của hóa, dịch vụ nên ảnh hưởng trực tiếp
doanh nghiệp. đến giá cả thị trường.

Mức độ quản lý - Khó thu – vì phụ thuộc vào ý thức - Dễ thu thì thuế đã được tính vào giá
trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp cả hàng hóa, dịch vụ.
thuế.

Ưu điểm - Đảm bảo tính công bằng giữa những - Cơ quan thu thuế dễ quản lý thuế.
người chịu thuế.

Nhược điểm - Làm hạn chế sự cố gắng gia tăng thu - Khó đảm bảo công bằng giữa những
người nộp thuế vì tất cả người tiêu dùng
nhập của các đối tượng chịu thuế, vì
dù có mức thu nhập khác biệt cũng cùng
thu nhập càng cao cũng đồng nghĩa chịu một mức thuế áp dụng cho cùng 1
loại hàng hóa, dịch vụ.
với việc phải nộp thuế nhiều.

- Việc quản lý thuế phức tạp, tốn


nhiều chi phí hơn thuế gián thu.

- Dễ xảy ra tình trạng trốn thuế nếu


đối tượng nộp thuế cảm thấy gánh
nặng về thuế.

10. Nếu phân loại theo đối tượng đánh thuế , hệ thống thuế Việt nam được chia thành mấy nhóm? trong
đó : luật thuế nào thuộc về thuế trực thu? luật thuế nào thuộc về thuế gián thu ?
❖ Hệ thống thuế Việt nam được chia thành 4 nhóm
➢ Thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ
➢ Thuế đánh vào thu nhập
➢ Thuế đánh vào tài sản
➢ Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản của nhà nước
❖ Luật thuế thuộc thuế trực thu gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài sản, thuế thừa kế
❖ Luật thuế thuộc về thuế gián thu gồm thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu…
11. Các yếu tố cơ bản của luật thuế ?
○ Tên luật thuế
○ Đối tượng nộp thuế
○ Người chịu thuế
○ Đối tượng tính thuế
○ Biểu thuế - Thuế suất
○ Gía tính thuế
○ Chế độ giảm thuế , miễn thuế
○ Thủ tục thu, nộp thuế
12. Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế.
➢ Kích thích tiêu dùng và đầu tư, gia tăng tích lũy của doanh nghiệp, kích thích sản xuất phát triển
➢ Thuế hướng dẫn tiêu dùng các tổ chức kinh tế và đảm bảo công bằng cho xã hội
➢ Thuế có khả năng điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội
13. Trình bày khái niệm chi ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước? nguyên tắc chi?
❖ Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ nhà nước để thực hiện các chức
năng của nhà nước
❖ Nội dung :
➢ Chi thường xuyên : là khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn với chức năng quản lí xã
hội của nhà nước, gồm :
■ Chi sự nghiệp kinh tế
■ Chi sự nghiệp giao thông
■ Chi sự nghiệp văn hóa - xã hội
■ Chi sự nghiệp y tế
■ Chi sự nghiệp nghệ thuật, thể thao
■ Chi khoa học, công nghệ
■ Chi quản lí nhà nước
■ Chi quốc phòng
■ Chi cho an ninh trật tự , an toàn xã hội
■ Các khoản chi thường xuyên khác
➢ Chi đầu tư , phát triển : là các khoản chi tạo ra cơ sở vật chất cho sản xuất phát triển,
thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, gồm :
■ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
■ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước
■ Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia
■ Chi dự trữ nhà nước
■ Chi trả nợ gốc tiền vay của Chính phủ
■ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
❖ Nguyên tắc chi :
➢ Tiết kiệm và có hiệu quả
➢ Nhà nước và nhân dân cùng làm trong các khoản chi mang tính chất phúc lợi
14. Nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước ?
➢ Thu ngân sách nhà nước trong năm tài chính
➢ Nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ
➢ Giai quyết hậu quả chiến tranh , thiên tai và các vấn nạn khác
15. Các biện pháp phấn đấu để giảm bội chi ngân sách nhà nước ?
➢ Bội chi không quá 3,5% GDP
➢ Kiên quyết cắt giảm các dự án không hiệu quả, chưa cần thiết
➢ Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước
➢ Tăng cường kỷ luật, kỷ cương về tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công
➢ Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn
16. Thế nào là cân đối ngân sách nhà nước ? Khi ngân sách nhà nước bị bội chi Chính phủ thường sử
dụng các biện pháp nào để cân đối ngân sách nhà nước ?
❖ Cân đối ngân sách nhà nước là tổng thu ngân sách cân bằng với tổng chi ngân sách cho năm tài
chính
❖ Biện pháp để cân đối ngân sách nhà nước

➢ Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô
và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế.
➢ Tiết kiệm các khoản chi đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước
➢ Tăng các khoản thu
➢ Vay nợ cả trong và ngoài nước.
➢ Nhà nước phát hành thêm tiền.
17. Thế nào là phân cấp quản lí ngân sách nhà nước ? Khi phân cấp quản lí ngân sách nhà nước cần
phải thực hiện các nguyên tắc nào và vì sao lại phải thực hiện các nguyên tắc đó
❖ Phân cấp quản lí ngân sách nhà nước là giải quyết mối quan hệ quyền lực ,vật chất giữa các
cấp chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền nhà nước ở địa phương có liên
quan đến hoạt động ngân sách nhà nước.
❖ Nguyên tắc và vì sao thực hiện :
➢ Phải phù hợp với phân cấp quản lí kinh tế - xã hội của nhà nước
⇒ giải quyết hợp lý mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền
➢ Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung những nguồn thu lớn
⇒ để thực hiện các mục tiêu chủ yếu trên phạm vi cả nước
➢ Phân định rõ nguồn thu , nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
➢ Căn cứ vào khả năng thu và yêu cầu chi, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc
điều chỉnh tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và mức bổ sung từ ngân
sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
18. Thế nào là chu trình ngân sách nhà nước ? Chu trình ngân sách nhà nước bao gồm các bước nào và
được tiến hành như thế nào ?
❖ Chu trình ngân sách nhà nước dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một năm tài chính kể từ khi
bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang năm ngân sách mới.
➢ Gồm :
■ Hình thành ngân sách nhà nước
○ Lập ngân sách nhà nước
○ Phê chuẩn ngân sách nhà nước
○ Công bố ngân sách
■ Chấp hành ngân sách nhà nước
■ Quyết toán ngân sách nhà nước
○ Cuối mỗi năm theo thông báo của Bộ Tài chính, các đơn vị dự
toán lập báo cáo quyết toán của cấp mình và gửi đơn vị dự toán
cấp trên.
○ Các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán
và thông báo kết quả xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị dự
toán cấp dưới, lập báo cáo quyết toán của cấp mình trên cơ sở
tống hợp quyết toán của các đơn vị trực thuộc.
○ Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của các Bộ và Uy ban
nhân dân tỉnh gửi cho Bộ Tài chính theo thời gian quy định.
○ Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân
sách của các Bộ, tỉnh và tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà
nước trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

Chương 3 : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


19. Theo luật doanh nghiệp Việt Nam , ở Việt Nam có những loại hình doanh nghiệp nào?
❖ Theo hình thức tạo thu nhập :
➢ Doanh nghiệp phi tài chình
➢ Doanh nghiệp tài chính
❖ Theo tính chất sỡ hữu doanh nghiệp :
➢ Doanh nghiệp nhà nước
➢ Công ty trách nhiệm hữu hạn
■ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
■ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
➢ Công ty cổ phần
➢ Doanh nghiệp tư nhân
➢ Công ty hợp danh
20. Nội dung quản lí tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam
➢ Tham gia đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.
➢ Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.
➢ Tổ chức sử dụng tốt các số vốn hiện có
➢ Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
➢ Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt
việc phân tích tài chính.
➢ Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính.
21. Các giải pháp để khơi tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam
➢ Huy động vốn từ bên ngoài :
○ Phát hành chứng khoán
○ Vay ngân hàng
➢ Huy động bên trong :
○ Góp vốn liên doanh
○ Huy động khác
22. Trình bày bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp .
❖ Bản chất : Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện phát sinh trong quá
trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất,
kinh doanh, thương mại và cung ứng dịch vụ
❖ Vai trò :
➢ Tổ chức huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
➢ Đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh
23. Trình bày nội dung các nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
➢ Tôn trọng pháp luật :
■ Về kinh tế :
○ Các doanh nghiệp được tự do và tự chủ sản xuất
○ Kinh doanh trong lĩnh vực nhà nước không cấm
○ Được tự do cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật

■ Về tài chính : Doanh nghiệp phải chấp hành luật tài chính, các chính sách chế độ tài
chính của nhà nước
➢ Thực hiện hạch toán kinh doanh :
■ Hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất, yêu cầu là lấy thu bù chi đảm bảo
có lãi
■ Để thực hiện, doanh nghiệp tổ chức công tác tài chính phải hướng vào việc chủ động
khai thác các nguồn vốn với giá rẻ bảo toàn và phát huy hiệu quả đồng vốn
➢ An toàn, phòng ngừa rủi ro :
■ Cần được thực hiện trong mọi khâu của công tác tổ chức tài chính
■ An toàn trong việc lựa chọn nguồn vốn, sử dụng vốn
■ Trước khi ra quyết định tài chính nhà quản lí cần cân nhắc, xem xét nhiều phương án,
nhiều góc độ khác nhau và chọn phương án tối ưu.
24. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những loại vốn nào và đặc điểm của vốn kinh doanh ?

❖ Bao gồm :

➢ Vốn cố định
➢ Vốn lưu động
➢ Vốn đầu tư tài chính
❖ Đặc điểm của vốn kinh doanh
➢ Là nguồn lực ban đầu, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất
mới, mang lại doanh thu, lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp.

➢ Là cái đầu tiên, tất yếu, có trước hoạt động sản xuất kinh doanh.

➢ Vốn kinh doanh được quay vòng theo chu kỳ, kết thúc chu kỳ hoạt động vốn kinh
doanh phải được thu về để đảm bảo cho chu kỳ hoạt động tiếp theo.

➢ Kết thúc chu kỳ, vốn kinh doanh không được thu hồi đồng nghĩa với doanh nghiệp có
nguy cơ phá sản.

25. Thế nào là vốn cố định ( vốn dài hạn ), đặc điểm của vốn cố định ? Thế nào là vốn lưu động
( vốn ngắn hạn )? Đặc điểm của vốn lưu động? Vốn cố định khác vốn lưu động như thế nào ?

❖ Vốn cố định ( vốn dài hạn ) là vốn ứng trước để mua sắm tài sản cố định, phục vụ nhu cầu hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
➢ Đặc điểm vốn cố định :
➢ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
➢ Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh
doanh dưới hình thức khấu hao tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố
định
➢ Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân
chuyển

❖ Vốn lưu động ( vốn ngắn hạn ) là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) nên đặc
điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn
➢ Đặc điểm vốn lưu động :
○ lưu chuyển nhanh
○ dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh
○ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh
doanh
❖ Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động :

Tiêu chí Vốn lưu động Vốn cố định

Khái niệm là biểu hiện bằng tiền của tài là giá trị của các loại tài sản
sản ngắn hạn nên đặc điểm cố định. Các loại tài sản này
vận động của vốn lưu động là những tài sản có giá trị
luôn chịu sự chi phối bởi lớn, thời gian sử dụng kéo
những đặc điểm của tài sản dài qua rất nhiều chu kì kinh
ngắn hạn doanh của doanh nghiệp
Đặc trưng - Vốn lưu động lưu chuyển ➢ Tham gia vào nhiều chu
nhanh
kỳ sản xuất kinh doanh
- Vốn lưu động dịch chuyển
một lần vào quá trình sản ➢ Vốn cố định được luân
xuất, kinh doanh.
chuyển dần dần từng
- Vốn lưu động hoàn thành
một vòng tuần hoàn sau khi phần vào chi phí sản xuất
hoàn thành một quá trình sản
kinh doanh dưới hình
xuất kinh doanh
thức khấu hao tương ứng
với phần giá trị hao mòn
của tài sản cố định

➢ Sau nhiều chu kỳ sản


xuất kinh doanh vốn cố
định mới hoàn thành 1
vòng luân chuyển

Biểu hiện Tài sản lưu động Tài sản cố định

Thể hiện trên báo cáo tài Chỉ tiêu về tài sản lưu động Chỉ tiêu tài sản cố định
chính như tiền và các khoản tương
đương tiền, nợ phải thu…..

Phân loại Theo hình thái biểu hiện: Theo hình thái biểu hiện:

● Vốn bằng tiền và vốn ● Tài sản cố định hữu hình


trong thanh toán
● Tài sản cố định vô hình
● Vốn vật tư hàng hóa
● Vốn chi phí trả về
trước
Theo tình hình sử dụng
Theo vai trò của vốn lưu
động đối với quá trình sản ● Tài sản cố định đang
xuất kinh doanh dùng
● Tài sản cố định chưa
● Vốn lưu động trong dùng
khâu dự trữ sản xuất
● Tài sản cố định không
● Vốn lưu động trong cần dùng và đang chờ
khâu sản xuất thanh lý
● Vốn lưu động trong
khâu lưu thông
26. Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các loại chi phí nào ?
➢ Chi phí sản xuất sản phẩm
➢ Chi phí bán hàng
➢ Chi phí quản lí doanh nghiệp
➢ Các loại thuế gián thu
27. Doanh thu của doanh nghiệp có được từ những nguồn nào?
➢ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
➢ Doanh thu hoạt động tài chính
28. Thế nào là lợi nhuận gộp (lợi nhuận trước thuế)? Cách tính lợi nhuận gộp ?
❖ Lợi nhuận gộp ( lợi nhuận trước thuế ) là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi
phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
của công ty.
❖ Cách tính lợi nhuận gộp :

Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán

29. Thế nào là lợi nhuận thuần (lãi ròng )? Cách tính lợi nhuận thuần ?
❖ Lợi nhuận thuần ( lãi ròng )
➢ Là thước đo lợi nhuận của một liên doanh sau khi hạch toán tất cả các chi phí và thuế.
➢ Là lợi nhuận thực tế, và bao gồm các chi phí hoạt động được loại trừ khỏi lợi nhuận gộp
❖ Cách tính lợi nhuận thuần :

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – giá thành sản phẩm tiêu thụ được trong thời gian kinh
doanh.

30. Để tăng thu lợi nhuận kinh doanh , các doanh nghiệp thường sử dụng các giải pháp nào ?
➢ Lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể
➢ Cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh
➢ Đẩy mạnh các hình thức marketing online, nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng
➢ Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
➢ Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn
đảm bảo thu được lãi.
➢ Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại...
đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán.
➢ Với chính sách phân phối: lựa chọn địa bàn bố trí mạng lưới phân phối phù hợp nhằm cung ứng
sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.
➢ Lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng , tỷ trọng của hàng
hoá trong cơ cấu.
➢ Phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

Chương 4 : LƯU THÔNG TIỀN TỆ


31. Trình bày nguốn gốc và bản chất của tiền tệ theo quan điểm của Karl Marx.
❖ Nguồn gốc : từ hàng hóa
❖ Bản chất :
➢ Là hàng hóa, có 2 thuộc tính : giá trị và giá giá trị sử dụng
➢ Là hàng hóa đặc biệt, có thể trao đổi trực tiếp được với mọi hàng hóa trong bất kỳ điều
kiện nào , trong bất kỳ ko gian nào và thời gian nào nên tiền tệ thỏa mạn mọi nhu cầu của
con người
32. Các căn cứ phân loại hính thái tiền tệ.
➢ Căn cứ vào hình thái giá trị
➢ Căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ
➢ Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ
➢ Căn cứ vào phạm vi lưu thông
33. Trình bày nội dung các chức năng của tiền tệ. Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ, từ đó
nêu rõ vai trò của tiền tệ đối với sự phát triển của nền kinh tế , ý nghĩa của việc nghiên cứu?
❖ Nội dung các chức năng của tiền tệ:
➢ Chức năng thước đo giá trị : Được sử dụng làm chuẩn để đo lường gia trị cúa các hàng hóa ,
thông qua quan hệ so sánh này giá trị của các hàng hóa được biểu hiện ra ngoài thành giá cả hàng
hóa
➢ Chức năng phương tiện lưu thông : Được sử dụng làm môi giới trung gian phục vụ cho lưu
thông hàng hóa
H
K= V

K : khối lượng tiền cần thiết (Kc) cho lưu thông trong 1 thời gian

H : tổng giá cả hàng hóa (H) lưu thông

V : tốc độ lưu thông (vòng quay - V) bình quân tiền tệ

➢ Chức năng phương tiện thanh toán : Trả khoản nợ về mua chịu hàng hóa , nộp thuế, trả lương,
trả nợ tiền vay, chi dịch vụ và đóng góp các khoản khác
H−C+ D−B
K= V

K : khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong 1 thời gian

H : Là tổng giá cả hàng hóa và dịch vụ bán lấy tiền ngay

C : Là tổng giá cả hàng hóa bán chịu


Đ : Là giá cả hàng hóa đến hạn thanh toán

B : Là giá cả hàng hóa được thực hiện bằng các thanh toán bù trừ

V : Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ

➢ Chức năng phương tiện cất trữ : Để trở về trạng thái nằm im trong 1 khoản thời gian
➢ Chức năng tiền tệ thế giới: Làm phương tiện thanh toán , phương tiện chi trả chung và phương
tiện di chuyển của cải giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới
34. Trình bày khái niệm chế độ tiền tệ, các yếu tố của chế độ tiền tệ kim loại.
❖ Khái niệm chế độ tiền tệ : là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia được xác định
bằng luật pháp dựa trên một căn bản nhất định.
❖ Các yếu tố của chế độ tiền tệ kim loại :
➢ Kim loại tiền tệ ( kim loại bản vị )
➢ Đơn vị tiền tệ ,bao gồm : Tiêu chuẩn giá cả và tên gọi quốc tế của tiền tệ
➢ Chế độ đúc tiền
35. Thế nào là chế độ đơn bản vị, đặc điểm , vì sao ngày nay quốc gia lại ko duy trì chế độ đơn bản vị ?
❖ Chế độ đơn bản vị ( chế độ nhất kim bản ) : là chế độ tiền tệ mà trong đó chỉ có một loại tiền tệ
lưu thông
❖ Đặc điểm : tiền tệ bản vị được tư do đúc và đóng vai trò thống trị . Có chế độ :
➢ Đơn bản vị Vàng, gồm :
○ Chế độ đơn bản vị vàng cổ điển
○ Đơn bản vị vàng thoi
○ Đơn bản vị vàng hối đoái
➢ Đơn bản vị Bạc
➢ Đơn bản vị Đồng
❖ Vì sao ngày nay quốc gia ko duy trì chế độ đơn bản vị :
➢ Lượng vàng trên thế giới có quá ít so với nhu cầu
➢ Chế độ kim bản vàng có thể gây ra giảm phát
36. Trình bày khái niệm và đặc điểm của chế độ song bản vị. Chế độ song bản vị tồn tại dưới các hình
thức nào ?
❖ Chế độ song bản vị ( chế độ lưỡng kim bản vị ) là chế độ tiền tệ trong đó cả bạc lẫn vàng đều
được sử dụng làm tiền tệ lưu hành song song nhau, và cả hai đều có giá trị thanh toán theo một
tương quan do Nhà nước ấn định.
➢ Đặc điểm :
○ Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc
○ Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các
quốc gia
❖ Chế độ song bản vị tồn tại dưới 2 hình thức :
➢ Chế độ song bản vị song song : tiền đúc bằng vàng và bạc được lưu thông tự do theo giá
thị trường.
➢ Chế độ song bản vị kép : tiền đúc bằng vàng và bạc được lưu thông theo tỷ giá
37. Trình bày ưu điểm và hạn chế của chế độ song bản vị, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ song bản vị?
❖ Ưu điểm :
➢ Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng
➢ Trong lưu thông hàng hóa , việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với
thời kì nền kinh tế đổi chác hiện vật.
❖ Hạn chế :
➢ Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng , bạc của mỗi quốc gia
➢ Hai thước đo giá trị , hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu
thông hàng hóa.
❖ Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ song bản vị :
➢ Sự bào mòn giá trị thực tế của tiền xu
➢ Tỷ lệ “vàng , bạc “ không thống nhất giữa các quốc gia
38. Trình bày nội dung quy luật Gresham, Quy luật Gresham có còn tồn tại và ảnh hưởng đến lưu
thông tiền tệ không .
❖ Nội dung quy luật Gresham : là giả thuyết kinh tế do Thomas Gresham (1519 – 1579) đưa ra.
➢ Qui luật Gresham là một nguyên tắc tiền tệ nói rằng "tiền xấu đuổi tiền tốt".
⇒ Định luật này có nghĩa là: Nhà đầu tư xấu đuổi nhà đầu tư tốt.
➢ Đó là khi môi trường đầu tư bị rơi vào những hiện tượng như: Kém minh bạch, khai báo
láo, lừa dối, cấu bè kết phái, tư lợi, trục lợi bất chính…
➢ Dần dần tạo nên những người đầu tư theo kiểu: Ngắn hạn, thiển cận, chụp giật, hám lợi
nhanh…
➢ Thị trường chỉ tràn ngập những tên lừa đảo, dối trá, sống chết mặc bây – tiền tao bỏ túi…
➢ Nhà đầu tư thực thụ sẽ khó sống, đã hiếm lại càng ngày càng hiếm.
➢ Vâng, 1 lần nữa định luật này vẫn giữ nguyên giá trị: Nhà đầu tư xấu đuổi nhà đầu tư tốt.
❖ Quy luật Gresham có tồn tại
39. Thế nào là lạm phát ? Chính phủ nên kiểm soát để kiềm chế lạm phát hay nên triệt tiêu lạm phát ?
Vì sao ?
❖ Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo một khoảng
thời gian nhất định, làm cho đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước.
❖ Chính phủ nên kiềm chế lạm phát vì :
➢ Nếu không kiềm chế được lạm phát, chẳng những sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và
đời sống của nhân dân, đến ổn định kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế trong trung và dài hạn, việc làm cũng giảm sút, môi trường đầu tư kinh doanh cũng sẽ
trở nên xấu hơn.
40. Thế nào là lạm phát thấp (vừa phải )? Thế nào là lạm phát phi mã ? Thế nào là lạm phát siêu tốc
(siêu lạm phát)? Nên duy trì loại lạm phát nào , không nên duy trì loại lạm phát nào ? Vì sao ?
❖ Lạm phát thấp ( vừa phải ) giá cả tăng chậm, có thể dự đoán được, ở mức một con số hàng năm
(CPI tăng từ 1%/năm đến 9%/năm )
❖ Lạm phát phi mã giá cả hàng hóa biến động mạnh, tăng từ hai con số trở lên hàng năm. (CPI
tăng từ 10%/năm đến 99%/năm )
❖ Lạm phát siêu tốc (siêu lạm phát) giá cả hàng hóa biến động tăng từ ba con số trở lên hàng năm
(CPI tăng từ 100%/năm trở lên )
❖ Nên duy trì loại lạm phát thấp vì sẽ ko gây tác động xấu cho nền kinh tế - xã hội
❖ Không nên duy trì lạm phát phi mã và siêu tốc vì
➢ Lạm phát phi mã gây nên tác động xấu cho kinh tế - xã hội
➢ Lạm phát siêu tốc gây nên tác động rất xấu cho kinh tế - xã hội vì :
■ Phá hoại nền kinh tế một cách trầm trọng
■ Phá hoại hết thảy cá hoạt động của ngân hàng
■ Làm giảm thấp mức thu nhập thực tế của ngân sách nhà nước
■ Bần cùng hóa đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân lao động
41. Thế nào là lạm phát cầu kéo ? Thế nào là lạm phát chi phí đẩy? phân tích các nguyên nhân gây lạm
phát này ?
❖ Lạm phát cầu kéo xảy ra khi khu cầu hàng hóa tăng quá cao vượt quá khả năng cung ứng về
hàng hóa của nền kinh tế
➢ Nguyên nhân :
■ Bội chi ngân sách Nhà nước thường xuyên và kéo dài, NHTW phải sử dụng
nguồn vốn phát hành để tạm ứng tiền cho Chính phủ chi tiêu
■ Việc kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông của NHTW ko chặt chẽ, làm cho
tiền trong lưu thông bao gồm cả tiền mặt và tiền ghi số vượt quá khối lượng tiền
cần thiết
■ Chất lượng tín dụng yếu kém, các NHTMại cho vay nhưng ko thu hồi được vốn ,
nợ xấu gia tăng
■ Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng về KT, Ctrị , quân sự,.... làm cho lượng
hàng hóa giảm trong khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ gia tăng nhanh chóng ,
nên giá cả hàng hóa sẽ bị kéo lên
■ Yếu tố tâm lý của dân cư bị giao động khi mà sức mua của tiền tệ mỗi ngày 1
giảm , nên mọi ng đều có xu hướng dự trữ hàng hóa cho tương lai , đẩy cầu hàng
hóa tăng và giá cả hàng hóa sẽ gia tăng
❖ Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi chi phí đầu vào cho 1 đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tăng ,
làm cho giá thành sản phẩm tăng, nên đẩy giá cả hàng hóa tăng lên
➢ Nguyên nhân :
■ Chi phí nguyên liệu,nhiên liệu, vật liệu tăng
■ Chi phí tiền lương công nhân tăng
■ Thuế suất cao hoặc chính sách thuế ko hợp lý
■ Trang thiết bị, công nghệ sản xuất lạc hậu làm giá thành sản xuất tăng lên
42. Thế nào là thiểu phát ?
❖ Thiểu phát là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục và kéo dài trong 1 khoảng
thời gian
43. Trình bày nội dung và yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ theo quan điểm của Karl Marx. Ý
nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
❖ Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx
➢ Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong 1 thời gian tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng
hóa lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ quay vòng bình quân của tiền tệ trong 1 thời gian
❖ Yêu cầu quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx :
➢ Khối lượng tiền thực tế trong lưu thông trong phải cân đối với khối lượng tiền cần thiết cho
lưu thông trong 1 thời gian
❖ Ý nghĩa việc nghiên cứu :
➢ Khi nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ, Karl Marx chỉ nghiên cứu khối lượng tiền cần
thiết cho lưu thông trong một thời gian để hàng hóa lưu thông bình thường chứ Karl Marx
chưa đề cập đến số cung và số cầu tiền tệ của một nền kinh tế chịu sự tác động bởi các yếu
tố.
➢ Nhưng sự nghiên cứu của Karl Marx cũng giúp chúng ta hình dung ra là: giữa khối lượng
tiền cần thiết cho lưu thông và mức cầu về tiền tệ có một mối quan hệ mật thiết với nhau;
giữa khối lượng tiến thực tế lưu thông và mức cung tiền tệ có một mối quan hệ mật thiết
với nhau.
➢ Chăng hạn, khi nhu cầu về tiền tệ của nền kinh tế gia tăng, tức là dân chúng giữ tiên trong
tay nhiều để mua hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nếu lượng hàng hóa không tăng
lên kịp thời để đáp ứng sức mua của dân chúng sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng lên, hoặc
khi Chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tiến tệ, nghĩa là tăng cung tiến tệ, nhưng dân
chúng không có nhu cầu giữ tiền để chi tiêu, hoặc doanh nghiệp không có nhu cầu vay tiến
để mua nguyên liệu, máy móc thiết bị đầu tư sản xuất, kinh doanh thì tiên trong lưu thông
được coi là thừa và do đó làm cho giá cả của tiên tệ, tức là lãi suất bị giảm đi và như vậy
chúng ta cũng có thể thấy khối lượng tiến cần thiết cho lưu thông trong công thức của Karl
Marx là có khác với mức cầu tiền tệ của nền kinh tế.
44. Thế nào là mức cầu tiền tệ, thành phần của mức cầu tiền tệ, phân tích các nhân tố ãnh hưởng đến
mức cầu tiền tệ ?
❖ Mức cầu tiền tệ
➢ Là số lượng tiền tệ mà nền kinh tế cần để thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của mình
➢ Là tổng khối lượng tiền tệ cần để đáp ứng nhu cầu trao đổi và nhu cầu tích lũy giá trị của
các chủ thể trong nền kinh tế , trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước
❖ Thành phần
➢ Mức cầu tiền về giao dịch
➢ Mức cầu tiền dự phòng và
➢ Mức cầu tiền đầu tư, đầu cơ
❖ Nhân tố ãnh hưởng đến mức cầu tiền tệ ?
➢ Dân số và mức gia tăng dân số
➢ Thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư
➢ Thời cơ kinh tế
➢ Vật giá
➢ Dự đoán tương lai ,....
45. Trình bày các biện pháp mở rộng cầu tiền tệ để hạn chế và kiểm soát lạm phát.
➢ Thi hành các biện pháp nhằm gia tăng khối lượng hàng hóa cung ứng cho nền kinh tế
➢ Thi hành các biện pháp nhằm ổn định giá cả
➢ Thực hiện chính sách tự do mậu dịch đề hàng hóa tự do dịch chuyển, điều hòa giữa nơi thừa và
nơi thiếu
➢ Nới lỏng hàng rào thuế quan, khuyến khích nhập khẩu hàng hóa với gía rẻ cung ứng cho nền kinh
tế
46. Trình bày khái niệm mức cung tiền tệ, thành phần ?
❖ Mức cung tiền tệ là khối lượng tiền được cung cấp cho nền kinh tế bởi hệ thống ngân hàng
➢ Thành phần :
■ Tiền mặt : trong lưu thông bao gồm tiền giấy và tiền kim loại
○ Tiền giấy do NHTW phát hành và nó có giá trị lưu hành là do nhà nước
qui định bằng pháp luật
○ Tiền kim loại : tiền được đúc bằng kim loại kém giá, như : kẽm, nhôm,....
thường có giá trị nhỏ được sử dụng làm tiền xu, tiền lẻ, dùng trong các
giao dịch nhỏ hoặc để trả lại tiền thừa
■ Tiền gửi : là tiền ký gửi của doanh nghiệp hoặc của các tổ chức kinh tế tại
NHTM
47. Nếu xét về số lượng ,mức cung bao gồm những nhân tố nào và có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến
mức cung tiền tệ và ảnh hưởng như thế náo ?
❖ Số lượng mức cung tiền tệ :
MS = MB × m 1

1+ rc
MS = MB ×
rr+rc+ ℜ

Trong đó :

MB : Tiền cơ bản hay là tiền trung ương

m1: Tỷ lệ mở rộng tiền cung ứng

rr : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

re : Tỷ lệ dự trữ thừa

rc : Tỷ lệ tiền mặt

❖ Yếu tố ảnh hưởng :


➢ Tiền trung ương : ảnh hưởng tỷ lệ thuận với mức cung tiền tệ
➢ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : tỷ lệ nghịch mức cung tiền tệ
➢ Tỷ lệ dự trữ thừa : tỷ lệ nghịch mức cung tiền tệ
➢ Tỷ lệ tiền mặt : tỷ lệ nghịch mức cung tiền tệ
48. Trình bày các biện pháp hạn chế tiền cung ứng để kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
➢ NHTW phải thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế
➢ Chính phủ thực hiện chính sách tài chính “ khắc khổ “
➢ Chính sách thu nhập : Hạn chế tăng lương để hạn chế tăng thu nhập làm giảm áp lực gia
tăng cung ứng tiền tệ
➢ Chính sách lao động : Hạn chế tuyển dụng nhân công trong các đơn vị dự toán , chấp
nhận 1 tỷ lệ thất nghiệp nhất định để “mua” lấy 1 tỷ lệ lạm phát mong múốn

Chương 5: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT


49. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam .
➢ Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh
tế
➢ Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn
➢ Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội
➢ Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội
50. Trình bày khái niệm tín dụng, các căn cứ phân loại tín dụng?
❖ Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa trên nguyên
tắc hoàn trả.
❖ Phân loại tín dụng và ý nghĩa :
➢ Căn cứ vào thời hạn tín dụng
■ Tín dụng ngắn hạn : thời hạn dưới đến 1 năm

■ Tín dụng trung hạn : thời hạn từ 1 - 5 năm

■ Tín dụng dài hạn : từ 5 năm trở lên

➢ Căn cứ vào đối tượng tín dụng

■ Tín dụng vốn lưu động : được sử dụng để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm
thời của chủ thể đi vay

■ Tín dụng vốn cố định : được cung cấp nhằm hình thành tài sản cố định của chủ
thể đi vay

➢ Căn cứ vào mục đích tín dụng

■ Tín dụng sản xuất

■ Tín dụng lưu thông và kinh doanh dịch vụ

■ Tín dụng tiêu dùng

➢ Căn cứ vào chủ thể tín dụng

■ Tín dụng thương mại

■ Tín dụng ngân hàng

■ Tín dụng nhà nước

51. Thế nào là tín dụng thương mại, công cụ lưu thông, đặc trưng, ưu điểm, hạn chế của tín dụng
thương mại ?Tín dụng thương mại đã phát triển ở Việt Nam như thế nào ?

❖ Tín dụng thương mại là quan hệ mua bán chịu hàng hóa lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trực
tiếp sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa
➢ Công cụ lưu thông :

■ Thương phiếu được sử dụng để làm chứng từ xác nhận nợ giữa người đi vay và
người cho vay, có 2 loại :

○ Lệnh phiếu : là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh
toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một
thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

○ Hối phiếu : là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị
ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu
hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

➢ Đặc trưng :

■ Đối tượng : hàng hóa

■ Chủ thể : giữa các doanh nghiệp với nhau

■ Công cụ lưu thông : kỳ phiếu thương mại ( thương phiếu )

■ Thời hạn : ngắn hạn

■ Tính chất : trực tiếp giữa chủ nợ và con nợ

■ Mục đích : phục vu cho sản xuất và lưu thông hàng hóa

➢ Ưu điểm :

■ Thủ tục nhanh gọn, đơn giản

■ Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp

■ Đẩy nhanh vòng quay vốn của các doanh nghiệp

■ Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp

➢ Hạn chế :

■ Hạn chế về quy mô tín dụng

■ Hạn chế về thời cho vay

■ Hạn chế về phương hướng hoạt động

■ Hạn chế vế phạm vi tín dụng

52. Trình bày khái niệm tín dụng ngân hàng, công cụ lưu thông và đặc trưng của tín dụng ngân
hàng ,ưu điểm, hạn chế, tín dụng ngân hàng đã phát triển ở VIệt Nam như thế nào ? Tại sao tín
dụng ngân hàng là loại hình tín dụng phổ biến nhất trong nền kinh tế thị trường ?

❖ Tín dụng ngân hàng quan hệ tín dụng ( chủ yếu bằng tiền ) giữa 1 bên là ngân hàng với 1 bên là
khách hàng của ngân hàng

➢ Công cụ lưu thông : là kỳ phiếu ngân hàng , gồm :


■ Giấy nhận nợ của NHTMại với khách hàng tiền gửi

■ Giay đòi nợ của NHTMại với khách hàng tiền vay

➢ Đặc trưng :

■ Đối tượng : tiền tệ

■ Chủ thể : ngân hàng và khách hàng của ngân hàng

■ Công cụ lưu thông : kỳ phiếu ngân hàng

■ Thời hạn : Ngắn hạn , trung hạn và dài hạn

■ Tính chất : gián tiếp

■ Mục đích : phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa

➢ Ưu điểm :

■ Không bị hạn chế về qui mô tín dụng

■ Không bị hạn chế về thời hạn cho vay

■ Không bị hạn chế về phương hướng hoạt động

■ Không bị hạn chế về phạm vi tín dụng

➢ Hạn chế :

■ Rủi ro cao khi NHTM cấp tín dụng

■ Các rủi ro khác ...

❖ Tín dụng ngân hàng đã phát triển ở VIệt Nam như thế nào ( vai trò )?

➢ Thúc đẩy kinh tế phát triển

➢ Thúc đẩy nhanh quá trình tập trung vốn và tích tụ vốn

➢ Góp phần tác động đến việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế

➢ Tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế , đối ngoại

❖ Tại sao tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng phổ biến nhất trong nền kinh tế thị trường

➢ Hình thức tín dụng trực tiếp, nguồn vốn TDNH nguồn vốn huy động của xã hội với khối
lượng và thời hạn khác nhau. Do đó, TDNH có thể đáp ứng được những nhu cầu lớn về
vốn, đa dạng về thời hạn cho vay.

➢ TDNH được cấp dưới hình thức tiền tệ lẫn hiện vật, Iàm cho khả năng thoả mãn nhu cầu
khách hàng của TDNH được nâng cao hơn so với TDTM ( loại hình tín dụng cấp trực
tiếp bằng hiện vật và hàng hóa).

➢ Chủ thể kinh tế trong xã hội cộng với một hệ thống các NHTM, rộng hơn rất nhiều so với
chủ thể của TDTM, vốn chỉ là các doanh nghiệp.
➢ TDNH cũng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - các doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia
vào các thị trường vốn trực tiếp.

➢ TDNH là một công cụ quan trọng để phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu
của chính phủ.

➢ Trong nền KTTT, tiền tệ đóng vai trò quan trọng, việc thắt chặt hay nới lỏng cung tiền tệ,
kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến
tình hình nền kinh tế.

53. Trình bày khái niệm, đặc trưng, ưu điểm, hạn chế của tín dụng nhà nước. Việc mở rộng tín dụng
nhà nước để bù đắp bội chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của tín dụng nhà nước có ảnh
hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

❖ Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là Nhà nước và 1 bên là dân cư, Nhà nước là
người đi vay bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ còn dân cư là người cho vay bằng cách
mua trái phiếu Chính phủ

➢ Đặc trưng :

■ Đối tượng : tiền tệ hoặc bằng hiện vật

■ Chủ thể : Chính phủ với dân cư

■ Công cụ lưu thông : trái phiếu Chính phủ, gồm :

○ Trái phiếu Chính phủ ngắn hạn

○ Trái phiếu Chính phủ trung hạn

○ Trái phiếu Chính phủ dài hạn

■ Thời hạn : có cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

■ Tính chất : Trực tiếp giữa Chính phủ và dân cư

■ Mục đích : phục vụ chi tiêu của Chính phủ nhằm giảm tiền cung ứng khi có lạm
phát

➢ Ưu điểm :

■ Bù đắp bội chi của ngân sách nhà nước mà ko phải sử dụng nguồn vốn phát hành

■ Đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ trong tài khóa

■ Góp phần giảm thiểu tỷ lệ lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ

➢ Hạn chế :

■ Là tín dụng phi sản xuất nên ko tạo ra sản phẩm cho xã hội và ảnh hưởng đến
việc trả nợ tiền trái phiếu

■ Mang nặng tính chất thuế khóa


❖ Việc mở rộng tín dụng nhà nước để bù đắp bội chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên
của tín dụng nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

➢ Khi mở rộng tín dụng nhà nước dưới hình thức vay từ các chủ thể kinh tế phi ngân hàng
để bù đắp bội chi ngân sách không làm tăng lượng tiền cung ứng và do đó không tạo áp
lực gia tăng lạm phát.

➢ Tuy nhiên nếu người mua các chứng khoán chính phủ là các ngân hàng thương mại thì
hành vi đi vay này sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng.

➢ Mặt khác, khi khối lượng vay của chính phủ tăng lên, lãi suất thị trường bị đẩy lên làm
giảm nhu cầu đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

54. Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng . Tại sao tín dụng thương
mại có những hạn chế không thể nào khắc phục được ?

❖ Sự khác nhau :

Đặc điểm Tín dụng ngân hàng Tín dụng thương mại

Khái niệm là quan hệ tín dụng giữa các doanh Là quan hệ tín dụng giữa các
nghiệp dưới hình thức mua bán chịu doanh nghiệp, được thực hiện
hàng hóa. dưới hình thức mua bán chịu, mua
bán trả chậm hay trả góp hàng
hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận
doanh nghiệp mua phải hoàn trả
cả vốn gốc và lãi cho doanh
nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

Chủ thể Phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với Giữa các doanh nghiệp với nhau
các chủ thể khác trong nền kinh tế.

Đối tượng Tiền tệ và hiện vật Hàng hóa

Công cụ +Huy động sổ tiền gởi tiết kiệm, Thương phiếu


chứng chỉ tiền gởi...;

+Cho vay hợp đồng tín dụng, tín


chấp...
Thời hạn Trung hạn và dài hạn Ngắn hạn

Lãi suất Cao hơn Thấp hơn

Tính chất tác Gián tiếp Trực tiếp


động

Tác dụng Ngân hàng là chủ thể vừa đi vay (đối Là quan hệ giữa các DN với nhau
với chủ thể dư tiền) và vừa cho nên thường là có quen biết, thủ
vay(đối với chủ thể cần tiền) tục diễn ra mau lẹ, nhanh gọn.

->NH luôn có nhiều tác dụng ảnh ->mở rộng mối quan hệ hợp tác
hưởng đến các chủ thể khác, là tác lâu bền giữa các doanh nghiệp
nhân cho dòng tiền lưu chuyển liên trong nền kinh tế.
tục.

Hạn chế Thủ tục, trình tự phức tạp hơn. Giữa các doanh nghiệp nên đòi
hỏi chữ tín của nhau nhìều; quy
mô vốn của người đi vay phải nhỏ
hơn người cho vay

55. Phân tích mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại thông qua nghiệp vụ chiết
khấu, tái chiết khấu thương phiếu ?

➢ Quan hệ mua bán chịu gia tăng sẽ tạo cơ sở để phát triển tín dụng ngân hàng

➢ Hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần khắc phục các mặt hạn chế của tín dụng thương mại,
đồng thời tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển

56. Trình bày bản chất của lãi suất, tại sao nói : lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay .

❖ Bản chất của lãi suất : là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu
của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

❖ tại sao nói : lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
có hiệu quả ?

➢ Lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích các doanh nghiệp kinh doanh xa có hiệu quả

➢ Đối với các doanh nghiệp , khi vay vốn để sản xuất kinh doanh , đến ngày đáo hạn phải
trả và bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật , cho nên đòi hỏi việc sử dụng vốn
phải tiết kiệm , có hiệu quả , phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để
đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi

❖ Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay .

➢ Hiện nay , ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang sử dụng lãi suất cơ bản cùng lãi suất
chiết khấu . Chính sách lãi suất tiến gần đến các nguyên tắc lãi suất thị trường hơn mức
lãi suất cơ bản được hình thành căn cứ vào mức lãi suất cho vay của 1 số tổ chức tín dụng
chiếm đa số thị phần tín dụng .

➢ Tuy nhiên , việc khống chế biên độ dao động trên của lãi suất cơ bản làm hạn chế phần
nào tính thị trường của lãi suất cơ bản và làm cho nó phần nào giống với trần lãi suất cho
vay . Mặc dù vậy , việc sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu khi cấp tín dụng
của các tổ chức tín dụng là bước chuẩn bị cho tự do hoá lãi suất hoàn toàn sau này .

57. Trình bày các phép tắc đo lãi suất, cho ví dụ minh họa ứng với từng phép đo ?

❖ Vay đơn :

F
Tv = (1+i) n

VD : Tính lãi suất hoàn vốn cho khoản vay đơn 100 triệu đồng thanh toán 115 triệu đồng sau
một năm?

F 115
Tv = (1+i)n ⇒100 = 1+ i

❖ Vay hoàn trả cố định :

Fp Fp Fp
Tv = (1+i)1 + (1+i)2 + … + (1+i)n

TV: toàn bộ món tiền vay

FP: số tiền trả cố định hàng năm.

n: số năm cho tới mãn hạn

VD : Viết công thức tính lãi suất hoàn vốn cho khoản vay trả góp mua nhà 500 triệu đồng của
anh An, thanh toán trong 10 năm, mỗi năm 6,5 triệu đồng?

6 ,5 6 ,5 6,5
500 = + 2+ … + 10
1+i (1+i) (1+i)

❖ Trái khoán Coupon :



C C C +F
Pb = (1+i)
❑+
(1+i)
2+ …+ (1+i)n
Pb: giá trái khoán

C : Tiền coupon hàng năm

F : Mệnh giá trái khoán

n : số năm tới ngày mãn hạn.

VD : Viết công thức tính lãi suất hoàn vốn cho 1 trái khoán 20 năm với lãi suất coupon 10% &
mệnh giá là $1000. Trái khoán này được bán với giá $2000.

$ 1000∗10 % $ 1000∗10 % $ 1000∗10 %


$2000 = 1+i + (1+i)
2 +...+ (1+i)
20

❖ Trái khoán chiết khấu :

F F−Pd
Pd = 1+ i
hay i= Pd

F: mệnh giá của trái khoán giảm giá

Pd: Giá hiện thời của trái khoán.

VD : Tính lãi suất hoàn vốn của trái khoán chiết khấu Kho bạc kỳ hạn 1 năm, có mệnh giá
$1000 được bán với giá $900?

F−Pd 1000−900
i= = ≈ 0,11 = 11%
Pd 900

58. Thế nào là lợi tức, thực chất của lợi tức?

❖ Lợi tức là phần chênh lệch giữa tổng số tiền phải trả và số tiền đi vay

❖ Thực chất của lợi tức là 1 phần đặc biệt của giá trị thặng dư( lợi nhuận) mà chủ thể đi vay phải phân
chia cho chủ thể cho vay do sử dụng tiền vay trong 1 khoảng thời gian

59. Thế nào là : lãi suất đơn, lãi suất kép, lãi suất đến hạn ?

❖ Lãi suất đơn chỉ căn cứ vào vốn gốc để tính lãi , không gộp lãi vào vốn

❖ Lãi suất kép là lãi suất đơn trong kỳ được gộp vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo

❖ Lãi suất đến hạn là lãi suất qui định theo từng kỳ hạn, nhưng việc hoàn trả lãi được thực hiện 1 lần
khi đáo hạn

60. Giai thích mối tương quan giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của ngân hàng ?

➢ Về mặt nguyên tắc , lãi suất cho vay bình quân > lãi suất tiền gởi bình quân

○ VD : lãi suất cho vay cùng kì > lãi suất tiền tới cùng kì

⇒ có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn vay khác nhau cũng như mức rủi ro
khác nhau

○ LSTG < LSCV < suất lợi nhuận bình quân LSTG quá nhỏ
⇒ thì ít người gởi , ngân hàng không huy động được vốn , không có vốn cho vay. LSCV
quá cao sẽ làm cho doanh nghiệp không có kinh nghiệm trả lãi và vốn cho ngân hàng ,
không thể làm không cho ngân hàng và người gửi tiền hưởng lợi . Nếu doanh nghiệp
phá sản thì ngân hàng mất vốn

61. Giai thich mối tương quan giữa lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu .

➢ Vì hành vi tái chiếu khấu cung cấp nguồn vốn cho các ngân hàng nên thông thường lãi suất tái chiết
khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu .

➢ Khi cần ở rộng khả năng tín dụng của các ngân hàng nhằm đẩy lùi lạm phát , hay phạt các ngân hàng
vi phạm yêu cầu thanh toán , ngân hàng trung ương có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu thậm chí lớn
hơn lãi suất chiết khấu

62. Mối tương quan giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực , từ đó hãy trình bày và giải thích hiệu
ứng Fisher. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.

❖ Mối tương quan giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

➢ Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự tính

➢ Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát dự tính

❖ Trình bày và giải thích hiệu ứng Fisher

➢ Hiệu ứng Fisher là phương trình do Fisher đưa ra trong đó lãi suất của một trái phiếu
được biểu thị bằng tổng của lãi suất thực tế và tỉ lệ lạm phát dự kiến (còn gọi là kì vọng
về lạm phát) xảy ra trong thời kì tồn tại của trái phiếu.

➢ Phương trình có dạng: i = r + p.

Trong đó :
i là lãi suất danh nghĩa
r là lãi suất thực tế
p là kì vọng về lạm phát.
❖ Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.

➢ Trong thực tiễn , phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì
lãi suất thực phản ánh chi phí thực của khoản vốn cay , do đó có thể là một công cụ chỉ
bảo tốt về ý muốn đi vay hay cho vay .

➢ Thông thường , lãi suất thực càng thấp thì người đi vay càng có lợi và người cho vay
càng bất lợi .

➢ Vì vậy , khi lãi suất tực thấp sẽ có nhiều ý muốn đi vay hơn và có ít ý muốn cho vay
hơn .

➢ Ngoài ra , nó còn là một công cụ chỉ dẫn tốt hơn về những tác động đối với người dân
trên thị trường tín dụng .
63. Phân tích tác động của lãi suất.

➢ Lãi suất tác động đến đầu tư

➢ Lãi suất tác động đến chi tiêu và tiêu dùng

➢ Lãi suất tác động đến xuất khẩu ròng

➢ Lãi suất tác động đến lạm phát

64. Các loại lãi suất ngân hàng? Vai trò của lãi suất ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế ?

❖ Các loại lãi suất ngân hàng?

➢ Lãi suất tiền gửi ngân hàng

➢ Lãi suất tín dụng ngân hàng

➢ Lãi suất chiết khấu

➢ Lãi suất tái chiết khấu

➢ Lãi suất liên ngân hàng

❖ Vai trò của lãi suất ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế

➢ Lãi suất Ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của
NHTM và khách hàng. Nếu lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất lưu
thông hàng hoá phát triển và ngược lại

Chương 6 : NGÂN HÀNG


65. Mô tả cơ cấu của hệ thống ngân hàng 2 cấp của các nước trên thế giới ?

➢ Cấp I : ngân hàng trung ương

➢ Cấp 2 : ngân hàng trung gian, gồm :

■ Ngân hàng thương mại

■ Ngân hàng đầu tư và phát triển

■ Ngân hàng đặc biệt

■ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác

66. Mô tả cơ cấu, tổ chức của hệ thống ngân hàng 2 cấp ở Việt Nam từ 1988 - nay ?

➢ Từ 1988 - 1990 : 26/3/1988

■ Cấp I : ngân hàng Nhà nước Việt Nam

■ Cấp II : các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm :

○ Ngân hàng công thương Việt nam


○ Ngân hàng đầu tư và phát triển ở Việt nam

○ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam

○ Ngân hàng ngoại thương Việt nam

➢ Từ 1990 - đến nay :

■ 24/5/1990

○ Cấp I : ngân hàng Nhà nước Việt nam

○ Cấp II : là các ngân hàng, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng

■ 26/12/1997

○ Cấp I : ngân hàng Nhà nước Việt nam

○ Cấp II : Các tổ chức tín dụng

67. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng trung ương ?

❖ Giai đoạn ngân hàng phát hành :

➢ Tiền thân của ngân hàng phát hàng : NHTMại của tư nhân

➢ Thực tế, quyền lợi của tư nhân và Chính phủ đối lập nhau

➢ Mặt khác , Chính phủ thấy cần phải can thiệp vào hoạt động của ngân hàng để điều tiết
vĩ mô nền KT

⇒ cho phép 1 NHTMại tư nhân lớn trong nước được quyền phát hành tiền

➢ Mỗi nước có hệ thống ngân hàng 2 cấp :

■ Cấp I : ngân hàng phát hành

■ Cấp II : ngân hàng thương mại

❖ Giai đoạn ngân hàng trung ương :

➢ Đa phần các nước thế giới, Chính phủ đều tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng

⇒ để biến ngân hàng phát hành thuộc sở hữu của tư nhân thành NHTW thuộc sở
hữu nhà nước

➢ Mỗi nước có hệ thống ngân hàng 2 cấp :

■ Cấp I : ngân hàng trung ương

■ Cấp II : các trung gian tài chính

68. Trong các chức năng của ngân hàng trung ương, chức năng nào là chức năng cơ bản thể hiện và
bản chất của ngân hàng trung ương ?

➢ Chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng là chức năng quyết định
bản chất của NHTW của một ngân hàng phát hành.
➢ Thông qua chức năng này, NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia, kiểm soát hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng để điều tiết, kiểm soát lượng tiền trong
lưu thông, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, giải quyết công ăn việc làm.

➢ Việc thực hiện chức năng này không thể tách rời khỏi các nghiệp vụ ngân hàng của NHTW

69. Trình bày nội dung chức năng độc quyền phát hành tiền của ngân hàng trung ương, phân tích sự
cần thiết của việc tập trung quyền lực phát hành giấy bạc ngân hàng vào một ngân hàng độc quyền

❖ Chức năng độc quyền phát hành tiền :

➢ Phát hành tiền mặt :

■ Tiền giấy : tiền làm bằng giấy cotton hoặc polymes, phát hành theo tiền
đơn vị và bội số của tiền đơn vị

■ Tiền kim loại : tiền làm bằng kim loại kém giá như : nhôm , kẽm ….,
phát hành theo ước số hay còn gọi là tiền xu , tiền lẻ

➢ Mục đích :

■ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa

■ phát hành tiền dựa trên cơ sở mức cầu tiền tệ của nền kinh tế nhằm :

○ Can thiệp tăng MS

○ Can thiệp giảm MS

➢ Nguyên tắc :

■ Nguyên tắc trữ kim : phát hành tiền khi có vàng tương đương là đảm bảo

■ Nguyên tắc tín dụng : phát hành tiền để cho vay các NHTMại

➢ Các kênh phát hành tiền :

■ Kênh ngân sách nhà nước : việc NHTW tạm ứng tạm thời cho Chính phủ chi tiêu

■ Kênh ngân hàng thương mại : việc NHTW cho các NHTM vay tiền

■ Phát hành tiền qua kênh thị trường mở : việc NHTW tham gia mua bán các món
nợ ngắn hạn với các NHTM

■ Phát hành tiền qua kênh thị trường hối đoái : việc NHTW tham gia mua bán vàng,
ngoại tệ và các giấy tờ có giá trị ghi bằng ngoại tệ với các NHTM

❖ Phân tích sự cần thiết của việc tập trung quyền lực phát hành giấy bạc ngân hàng vào một ngân
hàng độc quyền

➢ Các chính phủ các nước muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông trong
phạm vi toàn quốc.

➢ Điều này có thể nếu nhà nước là người phát hành tiền.
➢ Nhưng thực tế, chính phủ là người phát hành thì việc kiểm soát và hạn chế khối lượng phát
hành rất khó.

➢ Lượng tiền trong lưu thông bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Sự mở rộng hoạt động
tín dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiền mặt.

➢ Vì thế nắm vai trò độc quyền, NHTW có thể kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó
điều chỉnh lượng tiền cần phát hành.

➢ Giấy bạc do NHTW phát hành một ngân hàng nhận được sự ưu đãi tối ưu từ chính phủ sẽ có
uy tín cao trong lưu thông

➢ Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một ngân hàng
để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp

➢ Việc phát hành tiền không thể tuỳ tiện, phải theo nguyên tắc đảm bảo, thăm dò nghiên cứu
thị trường, nằm trong chính sách tiền tệ đòi hỏi phải tập trung vào trong tay một cơ quan độc
quyền

70. Phân tích sự cần thiết của vai trò người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương

➢ Vai trò “Người cho vay cuối cùng" của NHTW ra đời trên cơ sở chức năng tái chiết khấu.

➢ NHTW chỉ thực hiện vai trò này khi sự đổ vỡ của ngân hàng đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và an toàn
của hệ thống ngân hàng. Điều này hết sức quan trọng. Vì hoạt động của các ngân hàng liên quan đến
hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội nên sự sụp đổ của một ngân hàng không ảnh hưởng đến
quyền lợi của người gửi tiền đồng thời đến toàn hệ thống.

➢ Hơn nữa, các ngân hàng có mối liên hệ, phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau thông qua luồng vốn tín dụng
luân chuyển và hoạt động hệ thống thanh toán. Chỉ một ngân hàng gặp trục trặc sẽ gây nên tính thanh
khoản toàn hệ thống.

➢ Mặt khác, sự sụp đổ của ngân hàng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và
nhỏ ảnh hưởng đến đầu tư, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, trung gian tài chính là phụ thuộc
vào lòng tin của công chúng với tư cách người gửi tiền.

➢ Vì thế chỉ có một nguy cơ nhỏ của ngân hàng cũng gây nên sự nghi ngờ có tính chất lan truyền. Vai
trò “Người cho vay cuối cùng" của NHTW không chỉ vực dậy một ngân hàng mà còn cứu cánh cho
toàn bộ hệ thống ngân hàng.

71. Những nội dung nào thể hiện chức năng ngân hàng nhà nước của ngân hàng trung ương

➢ Phần lớn các nước trên thế giới, NHTW đều thuộc sở hữu nhà nước

➢ NHTW thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ

72. Những nội dung nào thể hiện chức năng quản lí nhà nước của ngân hàng trung ương

➢ Cấp giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các NHTMại

➢ Áp dụng chế tài với các NHTMại vi phạm luật ngân hàng
➢ Tiến hành thanh tra , giám sát các NHTMại nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của NHTMại và đảm
bảo quyền lợi của khách hàng gửi tiền

➢ Quản lý ngoại hối dự trữ nhà nước

➢ Đình chỉ hoạt động hoặc giải thể ngân hàng vi phạm luật lệ hoặc mất khả năng tài chính sau khi đã
áp dụng các biện pháp chế tài

➢ Quy định nội dung phạm vi hoạt động kinh doanh và các qui chế nghiệp vụ mà các NHTMại phải
tuân thủ

73. Trình bày nội dung các chức năng của ngân hàng thương mại, mối quan hệ giữa các chức năng.

❖ Chức năng của ngân hàng thương mại :

➢ Chức năng trung gian tín dụng :

■ giữa các chủ thể tạm thời thừa vốn và các chủ thể tạm thời thiếu vốn

■ giữa NHTW và nền KT

➢ Chức năng trung gian thanh toán :

■ ngân hàng trả tiền cho khách hàng theo lệnh của chủ tài khoản và nhập vào tài khoản
những khoản tiền theo lệnh của họ

■ thực chất là ngân hàng vừa làm thủ quỹ lại vừa thực hiện các dịch vụ ủy nhiệm của
khách hàng như :ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu

➢ Chức năng tạo tiền( tạo bút tệ) :

■ xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán

■ ngân hàng vừa nhận tiền gửi lại vừa cho vay bằng chuyển khoản

■ làm điều kiện và tiền đề cho hệ thống NHTMại có khả năng tạo tiền

■ quá trình tạo tiền phụ thuộc vào hệ số nhân tiền gửi mở rộng (n), hệ số nhân tiền gửi mở
rộng phụ thuộc tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr),

1
n=
rr
■ tổng tiền gửi mở rộng (D) và số bút tệ được tạo thêm phụ thuộc tiền gửi ban đầu (M) và
n: D=M×n

■ tiền gửi mới tạo thêm ( Δ D ) : ΔD = M ×( n - 1 )

■ NHTMại chỉ có thể tạo điều kiện tối đa khi thỏa mãn 3 điều kiện :

○ phải cho vay toàn bộ bằng chuyển khoản, ko cho vay tiền mặt ( rc = 0 )

○ phải cho vay toàn bộ số dư dự trữ, ko có dự trữ thừa ( re = 0 )

○ phải cho vay thông qua nhiều thế hệ ngân hàng


❖ Mối quan hệ giữa các chức năng.

➢ Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó, chức
năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất: tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng
sau.

➢ Đồng thời, khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và thủ quỹ lại góp phần
tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

➢ Chỉ khi chức năng thanh toán được thực hiện hoàn thiện thì vai trò của NHTM mới được nâng
cao hơn với tư cách là người thủ quỹ xã hội.

➢ Và trên cơ sở chức năng thủ quỹ, NHTM thực hiện chức năng thanh toán.

74. Phân tích nội dung và vai trò của chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại ?

❖ Nội dung :

➢ NHTM làm trung gian tín dụng khi nó là "cầu nối" giữa chủ thể tạm thời thừa vốn và chủ
thể có nhu cầu vốn.

➢ NHTM huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành nên quỹ
cho vay tập trung.

➢ Trên cơ sở nguồn vốn này, ngân hàng sử dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung
trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế.

❖ Vai trò :

➢ Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các
bên trong quan hệ: người đi vay, người cho vay, ngân hàng thương mại , nền kinh tế.

75. Phân tích nội dung và vai trò của chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại ?

❖ Nội dung chức năng trung gian thanh toán của NHTMại :

➢ Trên cơ sở khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, thay mặt cho
khách hàng, NHTM trích tiền gửi trên tài khoản trả cho người được hưởng hoặc nhận tiền
vào tài khoản theo sự uỷ nhiệm của khách hàng.

❖ Vai trò :

➢ Đối với khách hàng:

■ Tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng, hiệu quả

■ Tạo điều kiện thanh toán an toàn

➢ Đối với ngân hàng :

■ Cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng làm tăng uy
tín cho ngân hàng, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi.
■ Uy tín được nâng cao à NHTM mở rộng quy mô chức năng trung gian tín dụng
và tăng nguồn vốn cho vay

■ Góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng

➢ Đối với nền kinh tế :

■ Chức năng thanh toán đẩy nhanh tốc độ thanh toán, luân chuyển vốn trong nền
kinh tế à đầy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.

■ Làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.

76. Trình bày khái quát nghiệp vụ tài sản nợ và nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại. Mối
quan hệ giữa hai nghiệp vụ này.

 Khái quát nghiệp vụ tài sản nợ và tài sản có : ( ở dưới )

❖ Mối quan hệ giữa nghiệp vụ có và nợ :

➢ Nghiệp vụ tài sản nợ là cơ sở để phát triển nghiệp vụ tài sản có, nghiệp vụ tài sản nợ xuất
hiện trước nghiệp vụ tài sản có; quy mô nghiệp vụ tài sản nợ quyết định quy mô nghiệp vụ
tài sản có

➢ Nghiệp vụ tài sản có xuất hiện sau, số lượng nghiệp vụ tài sản có phụ thuộc vào số lượng
nghiệp vụ tài sản nợ nhưng trong một chừng nhất định, nghiệp vụ tài sản có có tác động
quyết định nghiệp vụ mực tài sản nợ.

77. Trình bày nội dung nghiệp vụ tài sản nợ ( nghiệp vụ nguồn vốn )của ngân hàng thương mại. Thành
phần của nguồn vốn trong các nguồn đó , nguồn nào chiếm tỷ trọng lớn quyết định quy mô kinh
doanh của ngân hàng thương mại ?

❖ Nghiệp vụ tài sản nợ ( nghiệp vụ nguồn vốn ) : là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của
NHTMại, gồm :

➢ Nguồn vốn chủ sở hữu ( vốn tự có ) : là nguồn vốn do chủ ngân hàng tự tạo ra dưới
hình thức chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung thêm trong quá
trình kinh doanh, gồm :

■ Vốn điều lệ và các quỹ tiền tệ chuyên dùng

■ Các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản

■ Chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa xử lý

■ Lợi nhuận trong kinh doanh

⇒ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của 1 NHTMại

➢ Nguồn vốn huy động : là nguồn vốn ngoại lai thu hút được qua các nghiệp vụ của ngân
hàng, gồm :
■ Huy động tiền gửi :

○ Tiền gửi thanh toán

○ Tiền gửi có kỳ hạn

○ Tiền gửi tiết kiệm

○ Tiền gửi vốn chuyên dùng

○ Tiền gửi kho bạc nhà nước

○ Tiền gửi khác

■ Huy động bằng việc phát hành các giấy tờ có giá trị :

○ Kỳ phiếu có mục đích

○ Trái phiếu ngân hàng

○ Chứng chỉ tiền gửi ,...

⇒ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh và quyết định qui mô kinh
doanh của NHTMại

➢ Nguồn vốn vay : là nguồn vốn từ hoạt động thị trường liên ngân hàng , gốm :

■ Vay nợ lẫn nhau giữa NHTMại trong phạm vi quốc gia ( vay liên ngân
hàng nội địa )

■ Vay NHTMại nước ngoài ( vay liên ngân hàng quốc tế )

■ Vay của NHTW

⇒ chiếm tỷ trọng nhỏ và mang tính chất tạm thời

❖ Nguồn nào chiếm tỷ trọng lớn quyết định quy mô kinh doanh của ngân hàng thương mại ?
Nguồn vốn huy động

78. Trình bày nội dung nghiệp vụ tài sản có ( nghiệp vụ sử dụng vốn ) của ngân hàng thương mại ?

❖ Nghiệp vụ tài sản có : là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của NHTMại vào hoạt động kinh
doanh như : tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ …. Các loại nghiệp vụ gốm :

➢ Tài sản có ngân quỹ ( tiền dự trữ ) là số tiền mà NHTMại phải dự trữ tại quỹ để đối phó
với nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng và của bản thân ngân hàng gồm :

■ Tiền mặt dự trữ

■ Vàng dự trữ

■ Ngoại tệ

■ Tiền gửi ở NHTW


■ Tiền gửi ở các ngân hàng khác

■ Ngân quỹ đang thu

■ Các giấy tờ có giá ngắn hạn : tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, các
loại giấy tờ có giá trị khác có thể chuyển thành tiền mặt được.

■ Khác ,....

⇒ Tiền dự trữ ko sinh lời và cũng ko giúp các ngân hàng có khả năng tạo tiền nhưng
quan trọng, vì là nghiệp vụ tăng cường khả năng thanh toán và cho trả cho khách
hàng .

➢ Tài sản có tín dụng : là tài sản mà NHTMại sử dụng vào kinh doanh tín dụng :

■ Cho vay đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân .

■ Chiết khấu giấy tờ có giá trị ( thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu ,....)

■ Bao thanh toán

■ Bảo lãnh

■ Cho thuê tài chính

■ Khác

➢ Tài sản có đầu tư : là số tiền mà NHTM để đầu tư với mục đích sinh lời vốn và phân tán
rủi ro

■ Đầu tư trực tiếp : hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập cty con hoặc
mua cổ phiếu , trái phiếu doanh nghiệp mua cổ phiếu sáng lập để tham
gia hội đồng quản trị cty và để phân chia lợi nhuận

■ Đầu tư gián tiếp : mua công trái nhà nước, tín phiếu kho bạc nhà nước, tín
phiếu ngân hàng và đầu tư khác : kinh doanh chứng khác, kinh doanh
ngoại tệ, kinh doanh khác .

➢ Tài sản có khác :

■ Lỗ trong kinh doanh buộc ngân hàng phải chi phí

■ Những khoản phải thu

■ Vốn sử dụng mua sắm trang thiết bị , ….

⇒ Nghiệp vụ tài sản có tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và quyết định lợi nhuận của NHTM

79. Phân tích những điều kiện cho phép hệ thống ngân hàng thương mại tạo tiền tối đa.
M×1
➢ Ta có : D =
rr + ℜ+ rc
Trong đó :

D : tổng số tiền gửi mở rộng

M : số tiền gửi ban đầu

1
M= : hệ số nhân tiền gửi mở rộng
rr + ℜ+ rc
rr : tỷ lệ dự trữ bắt buộc

re : tỷ lệ dự trữ thừa

rc : tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi thanh toán

M : cố định , rr : cố định

1
để D Max thì max
rr + ℜ+ rc

(rr + re + rc ) min , mà rr cố định

( re + rc )min

re = 0 ; rc = 0

re = 0 : cho vay và thanh toán 100% bằng chuyển khoản, ko có tiền mặt

rc = 0 hoàn toàn ko có dự trữ thừa, cho vay 100% số dư dự trữ

Và tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại tham gia, không bị ngắt
quãng. Giả sử số tiền gửi chỉ dừng lại ở ngân hàng thương mại thế hệ thứ 3 thì số tiền
gửi mở rộng chỉ giới hạn đến đó và không thể tạo tiền tối đa

80. Ngân hàng thương mại tạo tiền trên cơ sở những chức năng nào , NHTW có thể khống chế khả
năng tạo tiền của NHTMại như thế nào ?

❖ Ngân hàng thương mại tạo tiền trên cơ sở những chức năng nào ?

➢ Chức năng tín dụng

➢ Chức năng thanh toán

❖ NHTW có thể khống chế khả năng tạo tiền của NHTMại như thế nào ?

➢ Một trong những chức năng của NHTW là ngân hàng của các ngân hàng. Với chức
năng này, NHTW có khả năng khống chế khả năng tạo tiền của NHTM thông qua các
công cụ chính sách tiền tệ điều tiết khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhưr hạn
mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, ... Cụ thể:

■ NHTW ấn định mức dự trữ bắt buộc, dự trữ bắt buộc làm giảm đi một
khối lượng lơn vốn khả dụng tương ứng ản hưởng trực tiếp đến khả năng
mở rộng cho vay. Vì thế nếu tăng dự trữ bắt buộc điều này có nghĩa thu
hẹp khả năng tạo tiền của NHTM.

■ NHTW sẽ tác động tới lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi của NHTM bằng
việc điều chỉnh lãi suất tín dụng và cấp tín dụng thông qua việc tái cấp
vốn cho NHTM.

■ NHTW ấn định hạn mức tín dụng được phép cấp ra tiền tệ của NHTM.

81. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại khác gì mục tiêu hoạt động ngân hàng trung ương .
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại khác gì với hoạt động tín dụng của ngân hàng trung
ương ?

❖ Mục tiêu hoạt động của ngân hàng thương mại khác gì mục tiêu hoạt động ngân hàng trung
ương .

➢ Mục đích hoạt động NHTW là nhằm quản lý hoạt động ngân hàng,ổn định giá trị đồng
tiền,kiềm chế lạm phát,thực hiện các mục tiêu,chính sách của chính phủ

➢ Mục đích hoạt động của NHTM là tìm kiếm lợi nhuận và chịu sự quản lý của ngân hàng
TW

❖ Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại khác gì với hoạt động tín dụng của ngân
hàng trung ương ?

➢ Ngân hàng thương mại :

■ Huy động tiền gửi và đi vay để cho vay

■ Đóng vai trò là trung gian tín dụng nhận tiền gửi và cho vay

■ Cấp tín dụng theo yêu cầu, chỉ định của chính phủ và các chủ thể kinh tế khác

■ Mục tiêu chính: vì lợi nhuận

■ Cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung trong quá trình sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng ,... của các chủ thể

➢ Ngân hàng trung ương :

■ Cho vay từ lượng tiền phát hành

■ Đóng vai trò là người cho vay cuối cùng

■ Cấp tín dụng cho chính phủ, các ngân hàng kinh doanh

■ Mục tiêu chính: cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo nhịp độ tăng trưởng của
từng thời kỳ, điều tiết khối lượng tiền cung ứng theo yêu cầu mục tiêu chính sách
tiền tệ

■ Cấp tín dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đế bố sung vốn ngân
hàng, cấp các phương tiện thanh toán, giải quyết vấn đề NSNN thông qua cấp tín
dụng cho chính phủ.
Chương 7 : Chính sách tiền tệ
82. Trình bày : khái niệm chính sách tiền tệ, hệ thống các mục tiêu chính sách tiền tệ

❖ Chính sách tiền tệ : là một bộ phận của chính sách Kinh tế - Tài chính của nhà nước nhằm ổn
định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát , góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH đảm bảo quốc
phòng , an ninh và nâng cao đời sống nhân dân ( là chính sách do ngân hàng trung ương thực thi
trên cơ sở tăng hay giảm khối tiền tệ tùy theo tình hình kinh tế nhằm đạt những mục tiêu nhất
định

❖ Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ :

➢ Mục tiêu cuối cùng

➢ Mục tiêu trung gian

➢ Mục tiêu hoạt động

83. Thế nào là mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ?

➢ Ổn định giá cả

➢ Ổn định tỷ giá hối đoái

➢ Ổn định lãi suất

➢ Ổn định thị trường tài chính

➢ Tăng trưởng kinh tế

➢ Giảm tỷ lệ thất nghiệp

84. Thế nào là mục tiêu trung gian ? Các chỉ tiêu nào được sử dụng làm mục tiêu trung gian của chính
sách tiền tệ ?

❖ Mục tiêu trung gian : là những chỉ tiêu được NHTW lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế và
khả năng quản lí để đạt được mục tiêu cuối cùng

❖ Chỉ tiêu của mục tiêu trung gian : là tổng khối lượng tiền cung ứng (M1, M2 hay M3) hoặc
mức lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn).

 Có thể đo lường được

 Có thể kiểm soát được

 Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng

85. Tiêu chuẩn của mục tiêu trung gian ? Cơ chế dẫn truyền tác động của các mục tiêu trung gian đến
mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ .

❖ Tiêu chuẩn của mục tiêu trung gian :

➢ Có thể đo lường được

➢ Có thể kiểm soát được


➢ Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng

❖ Cơ chế dẫn truyền tác động của các mục tiêu trung gian đến mục tiêu cuối cùng của chính
sách tiền tệ .

➢ Kênh lãi suất :

M↑ ⇒ i↓ ⇒ I↑ ⇒ Y↑

Khối lượng tiền tệ M mở rộng , lãi suất thực i giảm xuống làm tăng nhu cầu vay
vốn và tăng nhu cầu đầu tư I, vì thế dẫn đến tăng tổng cầu và tăng sản lượng Y

M↑ ⇒ Pe↑ ⇒ π e ↑ ⇒ i↓ ⇒ I↑ ⇒ Y↑

Khối lượng tiền tệ M cung ứng tăng lên, mức giá cả Pe và mức lạm phát dự tính
π etăng lên kéo theo sự giảm xuống của lãi suất thực i làm cho tổng đầu tư I tăng
lên và do đó sản lượng tăng lên Y

➢ Kênh giá tài sản :

■ Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá :

✓ Sự thay đổi giá tương đối : Sự biến động của lượng tiền cung ứng (M)
sẽ truyền dẫn tác động nhanh chóng tới tỷ giá hối đoái (R), thông qua sự
thay đổi lãi suất (i) nội tệ. Sự thay đổi tương quan về tỷ giá hối đoái có
tác động kích thích hoặc hạn chế xuất khẩu. Cuối cùng sản lượng (Y),
công ăn việc làm vì thế mà thay đổi.

M↑ ⇒ i↓ ⇒ R↓ ↑⇒ Y↑ ↓

 Sự thay đổi tình trạng bảng tổng kết tài sản của các chủ thể kinh tế
trong xã hội : Khi các chủ thể kinh tế duy trì trạng thái ngoại tệ dư thừa
hoặc dư thiếu trên bảng tổng kết tài sản, thì sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái, sẽ ảnh hưởng tới giá trị ròng của bảng tổng kết tài sản, từ đó mà
tác động tới tình hình tài chính của các chủ thể này.

 Giá cổ phiếu :

o Lý thuyết Tobin (q) giải thích cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
thông qua ảnh hưởng của nó tới giá cổ phiếu công ty, vì thế mà ảnh
hưởng tới nhu cầu đầu tư, g được xác định như sau:

 Chỉ số Tobin (q) = Giá trị thị trường của công ty/ Giá thay thế
tài sản.

 Nếu q > 1 và cao có nghĩa là giá cả thị trường của cổ phiếu cao
hơn giá thay thế tài sản của công ty. Nếu q < 1 là thấp, nhu cầu
đầu tư mới sẽ giảm.

 Khi Ngân hàng trung ương mở rộng khối lượng tiến (M) cung
ứng, giá cổ phiếu (Pe ) có xu hướng tăng thêm làm tăng chỉ số
Tobin (q) và nhu cầu đầu tư mới (I). Sản lượng (Y) vì thế mà
tăng lên

■ Ảnh hưởng tới thu nhập thường xuyên của công chúng :

○ Khi khối lượng tiền tệ (M) tăng lên, giá cổ phiếu (Pe) tăng lên
làm tăng nguồn thu nhập dài hạn, kích thích tiêu dùng (E), sản
lượng gia tăng (Y)

M↑ ⇒ Pe↑ ⇒ E↑ ⇒ Y↑

➢ Kênh tín dụng :

■ Ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tín dụng được cung ứng :

○ Khi tổng lượng cung tiền tệ (M) tăng làm thay đổi lãi suất (i) theo
chiều hướng giảm nên nhu cầu vay vốn gia tăng, làm nhu cầu đầu tư
(I) cũng tăng, thu nhập tăng.

M↑ ⇒ i↓ ⇒ I↑ ⇒ Y↑

■ Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản :

○ Ảnh hưởng đến tình trạng rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối
nghịch: Nếu như ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ
mở rộng, giá cổ phiếu tăng lên, giá trị ròng bảng tổng kết tài sản
tăng, rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch đối với hoạt động cho vay
của các ngân hàng giảm, hạn chế các hoạt động gây nên rủi ro cho
ngân hàng, vì thế vốn cho vay tăng lên là lý do dẫn đến tăng tổng cầu
và sản lượng.

M ↑ ⇒ Pe ↑ ⇒ … Y ↑

○ Thông qua cải thiện tình trạng dòng lưu ngân: chính sách tiên tệ mở
rộng làm cho luồng thu tiền mặt trở nên dễ dàng hơn, làm tăng tính
thanh khoản của bảng tổng kết tài sản của khách hàng, rủi ro đạo đức
và lựa chọn đồi nghịch đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng
giảm, điều này làm cho ngân hàng tin tưởng hơn vào khả năng trả nợ
của khách hàng. Vì thế khối lượng vốn cho vay (CF) tăng lên, đầu tư
(I) và sản lượng 󰀀 được mở rộng.

M ↑ ⇒ i ↓⇒ CF↑ ⇒ I ↑⇒ Y ↑

○ Thông qua sự biến động mức giá chung

○ Chính sách tiền tệ làm cho mức giá chung tăng lên không dự tính
trước được và làm giảm gánh nặng các khoản nợ của các doanh
nghiệp, vì thế làm tăng giá trị ròng bảng tổng kết tài sản của các
doanh nghiệp, làm giảm nguy cơ gây rúi rõ cho các ngân hàng, rủi ro
đạo đức và lựa chọn đối nghịch đối với hoạt động cho vay của các
ngân hàng giảm. Vốn cho vay tăng, do đó mà đâu tư và sản lượng
tăng lên

M ↑ ⇒ Pe ↓ ⇒ I ↑ ⇒Y ↑

■ Ảnh hưởng thông qua chuẩn mực đánh giá khách hang :

○ Khi chiến lược chính sách tiền tệ thay đổi, các chuẩn mực đánh giá
khách hàng cũng có sự co giãn phù hợp.

○ Chăng hạn, khi ngân hàng trung ương duy trì một chính sách tiền tệ
thắt chặt, thay vì tăng lãi suất, bởi lẽ việc tăng lãi suất thường kéo theo
các rủi ro lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, các ngân hàng có thể
sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của khách hàng khắt khe
hơn và nhờ đó giảm khối lượng tín dụng được cung cấp vì số lượng
các .khách hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn này giảm đi

■ Ảnh hưởng trực tiếp với giá trị tài sản của người vay và người cho vay :

○ Khi các điều kiện tiề tệ thay đổi thì giá tài sản của người đi vay thay
đổi, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng vay của họ đến các sản đó
được sử dụng làm tài sản thế chấp

○ Mặt khác một tỷ lệ lớn tài sản của các ngân hang được thể hiện dưới
dạng các tài sản chính hoặc bất động sản

○ Khi giá trị trường của chúng thay đổi có thể làm ảnh hưởng cho vay
của hệ thống ngân hàng

86. Thế nào là mục tiêu hoạt động ? Các chỉ tiêu nào được sử dụng làm mục tiêu hoạt động của chính
sách tiền tệ ?

❖ Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ chính
sách tiền tệ

❖ Chỉ tiêu được sử dụng làm mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ :

➢ Lãi suất liên ngân hàng : là lãi suất tiền gửi, tiền vay được áp dụng giữa các ngân hàng
với nhau

➢ Dự trữ ko vay : là khoản dự trữ mà NHTM có được do bán các giấy tờ có giá cho
NHTW.

➢ Dự trữ đi vay : là khoản dự trữ mà NHTM có được do được tái cấp vố, tái chiết khấu
từ NHTW.

87. Tiêu chuẩn của mục tiêu hoạt động ? Trình bày cơ chế dẫn truyền tác động của các mục tiêu hoạt
động đến mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.
❖ Tiêu chuẩn của mục tiêu hoạt động :

➢ Phải đo lường được nhằm tránh những suy đoán thiếu chính xác, việc này sẽ làm sai
lệch dấu hiệu của chính sách tiền tệ

➢ Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của chính sách tiền tệ

➢ Có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với mục tiêu trung gian được lựa chọn

❖ Cơ chế dẫn truyền tác động của các mục tiêu hoạt động đến mục tiêu trung gian của chính
sách tiền tệ.

➢ Truyền dẫn từ dự trữ ko vay đến tổng khối lượng tiền cung ứng M1 :

■ NHTW mua trái phiếu của NHTM, làm dự trữ cho vay của NHTM tăng,
muốn đẩy mạnh “ đầu ra “ NHTM sẽ giảm lãi suất, kéo theo dư nợ tín
dụng tăng , tổng khối lượng tiền cung ứng tăng

■ NHTW bán trái phiếu , NHTM mua, làm dự trữ cho vay của NHTM
giảm, muốn “ đóng băng “ tín dụng NHTM sẽ tăng lãi suất, kéo theo dư
nợ tín dụng giảm, tổng khối lượng tiền cung ứng giảm

➢ Truyền dẫn từ dự trữ đi vay đến tổng khối lượng tiền cung ứng M1 :

■ NHTW cấp tín dụng cho NHTM, dự trữ cho vay của NHTM tăng, mức
lãi suất thị trường giảm, tổng khối lượng tiền cung ứng tăng

■ NHTW thu nợ từ các NHTM , dự trữ cho vay của NHTM giảm, mức lãi
suất thị trường tăng, tổng khối lượng tiền cung ứng giảm

88. Trình bày nội dung công cụ dự trữ bắt buộc, cơ chế điều hành của công cụ này.

 Nội dung của công cụ dự trự bắt buộc :


 Các ngân hàng thương mại phải ký gửi tại ngân hàng trung ương một phần của tổng số
tiền gửi mà ngân hàng nhận được từ dân cư và các thành phần kinh tế theo một tỷ lệ nhất
định.
 Phần bắt buộc ký gửi đó được gọi là tiền gửi dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements) và
tỷ lệ phần trăm mà ngân hàng trung ương quy định như trên được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tính trên tổng tiền gửi huy động được mà các
ngân hàng thương mại không được sử dụng để kinh doạnh
 Mục đích của việc thực hiện dự trự bắt buộc là nhằm :
 Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các ngân hàng trung gian, hoặc
trong những trường hợp khẩn cấp như trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút
tiền gửi (bank run) của công chúng, tránh được tình trạng khủng hoảng ngân
hàng.
 Giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, tránh được trường hợp
ngân hàng này quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể
phương hại tới quyền lợi của người ký gửi tiền ở ngân hang, tức là đảm bảo an
toàn tiền gửi của khách hang
 Việc tập trung dự trữ của các ngân hàng trung gian ở ngân hàng trung ương còn
là một phương tiện để ngân hàng trung ương có thêm quyền lực điều khiển hệ
thống ngân hàng, tạo sự lệ thuộc của các ngân hàng trung gian đôi với ngân hàng
trung ương.
 Cơ chế điều hành công cụ dự trữ bắt buộc :
 Về nguyên tắc, khi ẩn định một mức dự trữ bắt buộc ở mức thấp, ngân hàng trung ương
muốn khuyển khích các ngân hàng trung gian mở rộng mức cho vay của họ, tức là muốn
gia tăng khối tiền tệ. Điều này sẽ kích thích được các hoạt động kinh tế, tăng khả năng
giao lưu các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp, thể hiện một chính sách tiền tệ
“nới lỏng".
 Ngược lại, khi nâng cao mức dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương muốn giới hạn khả
năng cho vay của ngân hàng trung gian, báo hiệu một chính sách tiền tệ “thắt chặt" hay
hạn chế khối tiền Điều này tác động tới khả năng thu doanh lợi của ngân hàng trung tệ.
gian.
 Chính vì thế, khi tiến hành gia tăng dự trữ bắt buộc đòi hỏi phải nghiên cứu trước sức
chịu đựng của ngân hàng trung gian đối với mức dự trữ mới sẽ ban hành.
 Đế ngân hàng trung gian không bị lỗ và cộng tác với ngân hàng trung ương trong việc
thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể trả lãi cho mức dự trữ thặng dư
nào đó của ngân hàng trung gian, kèm theo một chính sách lãi suất thích hợp, cộng vào
đó, ngân hàng trung ương có thể vận dụng mức dự trữ bắt buộc một cách uyên chuyển
hơn, bằng cách phân biệt nhiều mức dự trữ bắt buộc, chẳng hạn, do tính chất thanh khoản
của mỗi loại tiền gửi, ngân hàng trung ương có thế quy định tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc của
tiên gửi không kỳ hạn cao hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi có kỳ hạn.
 Biện pháp thay đổi dự trữ bắt buộc cần thực hiện một cách thận trọng và muốn có hiệu
quả, cần phải đi kèm với những biện pháp khác. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
thay đổi tùy theo mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau.

89. Trình bày nội dung công cụ tái chiết khấu, cơ chế điều hành, ưu điểm, hạn chế của công cụ này.

 Nội dung của công cụ tái chiết khấu :


 Tái cấp vốn là việc ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại, bằng
hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu.
 Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ bằng nguồn vốn huy động
tiền gửi là chính.
 Không phải lúc nào hoạt động ngân hàng cũng đều thuận lợi.
 Có lúc người gửi tiền đến rút tiền quá nhiêu, ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu
vốn.
 Trường hợp ào ạt rút tiên thường xảy ra theo những chu kỳ kinh tế.
 Nhiều ngân hàng khó tránh khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả.
 Nếu không có NHTW, các NHTMại sẽ gặp nguy hiểm vì dễ rơi vào tình trạng
phá sản.
 Những lúc khó khăn, NHTMại tìm đến sự giúp đỡ của ngân hàng cuối trung
ương, người cho vay cuối cùng
 NHTW sẽ cấp tín dụng cho NHTMại qua nhiều hình thức, thông dụng nhất là :
 tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu
 tái chiết khẩu các thương phiếu.
 Khi chấp nhận chiết khấu hay tái chiết khẩu là NHTW làm tăng khối tiến lưu thông. Đây
là hình thức phát hành tiến được xem là lành mạnh do được bảo đảm băng các giấy tờ có
giá và khi các chứng khoán đáo hạn ngân hàng trung ương sẽ đòi được các món nợ đã
cho vay. Bên cạnh đó, việc cho vay này luôn gắn liền với yêu cầu của nền kinh tế do sự
tác động trực tiếp của quy luật cung cầu.
 Thường thì việc điều hành công cụ tái cấp vốn để thực thi chính sách tiền tệ được thông
qua lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyển khích giảm hoặc tăng
mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm
hoặc tăng mức cung ứng tiền. Khi thực hiện chính sách hạn chế (thắt chặt) tiền tệ, ngân
hàng trung ương sẽ nâng lãi suất tái chiết khấu lên. Khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ
nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt những cơ hội cho vay và ngược lại, nếu thực hiện
chính sách tiền tệ mở rộng (mới lỏng) ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết khẩu,
ngân hàng thương mại trong trường hợp này đi vay rẻ, nên có khuynh hướng giảm bớt lãi
suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay gia tăng.
 Tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại là công cụ đắc lực tong định hướng phát
triển kinh tế.
 Đối với chính sách kích thích xuất khẩu, NHTW ưu tiên tái chiết khấu các thương phiêu
xuất khẩu. Tuy nhiên khi chấp nhận tái chiết khấu là NHTW đã tăng khối lượng tiền cung
ứng. Chính vì tâm quan trọng đó nên ngân hàng trung ương chỉ có thể chấp nhận tái chiết
khấu theo điều kiện: Khối lượng tiến cung ứng băng con đường tín dụng, tức cấp tín dụng
cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm và bản thân các ngân hàng thương mại
đem hối phiếu để tái chiết khấu phải là những hối phiếu tốt
 Cơ chế điều hành :
 Khi thực hiện chính sách hạn chế tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất tái chiết
khấu.
 Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết
khấu.
 Ưu điểm :
 Các khoản cho vay của ngân hàng trung ương đảm bảo bằng các giấy tờ có giá do nó có
khả năng tự thanh toán.
 Đồng thời công cụ tái chiết khấu có tính chất chủ động trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ mở rộng hay hạn chế.
 Hạn chế :
 NHTW thụ động khi cung ứng tiền tệ, vì việc vay hay ko vay chủ động nằm ở phía
NHTMại

90. Trình bày nội dung công cụ nghiệp vụ thị trường mở, cơ chế điều hành, ưu điểm, hạn chế của công
cụ này.

 Nội dung công cụ nghiệp vụ thị trường mở :


 Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua hoặc bán giấy tờ có giá ngắn hạn với các
NHTMại trên thị trường tiền tệ để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
 Là công cụ chủ động của NHTW để điều chỉnh khối lượng ngân hang lưu thông
đều nằm ở tài khoản ngân hang
 Xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1920
 Hạn chế được những khuyết điểm của công cụ dự trữ bắt buộc ( áp dụng trong
điều kiện hầu hết tiền lưu thông đều nằm trong tài khoản tại ngân hàng
 Mở linh loạt dễ đảo ngược tình huống khi phát hiện tiền thông thừa hay thiếu
bằng cách mua hoặc bán ra giấy tờ có giá trị
 Ở Việt Nam , được thực hiện bằng việc phát hành tín phiếu Ngân hang Nhà nước
và tổ chức đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước
 Trên thị trường tiền tệ, NHTW chủ yếu mua bán trái phiếu của Chính Phủ và trái phiếu
của NHTW để làm tang giảm khối dự trữ của NHTMại , khi đó NHTMại có thể mở rộng
hoặc hạn chế khả năng cho vay
 NHTW mua trái phiếu ( cách gia tang khối tiền tệ ) :
 Góp phần tang cung tín dụng
 Làm lãi suất tín dụng hạ thấp
 Kích thích các DN đi vay
 NHTMại bán trái phiếu :
 NHTW thu hút tiền vào làm giảm bớt khối tiền tệ
 Làm cho dự trữ NHTMại tại NHTW bị giảm
 Hạn chế khối lượng cấp phát tín dụng của NHTMại
 Nếu mua bán trái phiếu ko có NHTW tham gia , chỉ là giữa các NHTMại với nhau
 Khồi tiền tệ thay đổi
 Chỉ là sự di chuyền trái phiếu từ NHTM sang NHTMại khác
 1 sự di chuyển ngược lại từ 1 phần dự trữ thặng dư của ngân hang thừa
vào dự trữ của ngân hang thiếu
 Cơ chế điều hành :
 Mục đích tham gia thị trường mở :
 Tác động đến thị trường tiền tệ
 Điều hòa cung và cầu về giấy tờ có giá
 Gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTMại tại NHTW
 Tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của ngân hang
 Thị trường mở được xem là 1 trong những cửa ngõ để NHTW phát hành tiền lưu thông
hoặc rút bớt tiền tệ lưu thông
 Nếu như chính sách chiết khấu , tái chiết khấu có tác động tổng hợp và có những hạn chế
tạm thời thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ tác động nhanh và linh hoạt
 Muốn mở rộng tiền tệ NHTW mua giấy tờ có giá trị
 Muốn hạn chế tiền tệ NHTW bán giấy tờ có giá trị
 Ưu điểm :
 Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ rất linh hoạt, đó là dễ đảo ngược được tình huống khi
phát hiện tiền lưu thông thừa hay thiếu
 Hạn chế :
 Khi NHTW mua/bán giấy tờ có giá trị để điều hành chính sách tiền tệ, nhưng các
NHTMại không bán/mua giấy tờ có giá trị

91. Trình bày nội dung công cụ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành

 Nội dung công cụ tỷ giá hối đoái :


 Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện ở số lượng tiền
tệ nước khác.
 Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm
 Ổn định tỷ giá hồi đoái
 Giữ vững sức mua đối ngoại của đồng tiền bản tệ.
 Khi tỷ giá hối đoái biển động NHTW phải can thiệp băng cách mua hoặc bán một lượng
ngoại tệ.
 Khi tỷ giá giảm mạnh thì NHTW đưa nội tệ ra mua ngoại tệ, dẫn đến giá trị ngoại tệ lên
cao, đồng bản tệ giảm giá trị làm cho tỷ giá được cải thiện, nhưng sẽ làm gia tăng lượng
tiền trong lưu thông
 Khi tỷ giá hối đoái tăng thì NHTW đưa ngoại tệ ra bán, dẫn đến giá trị ngoại tệ giảm,
làm cho tỷ giá được cải thiện nhưng sẽ làm giảm lượng tiến trong lưu thông.
 Kết quả của sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường hối đoái nhằm ổn
định tỷ giá hối đoái, để giữ vững sức mua đôi ngoại của đồng tiền bản tệ sẽ làm cho tiền
lưu thông tăng lên hoặc giảm đi.
 Cơ chế điều hành :
 NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm :
 ổn định tỷ giá hồi đoái
 giữ vững sức mua đối ngoại của đồng tiền bản tệ.
 Khi tỷ giá hối đoái biến động, ngân hàng trung ương
 phải can thiệp vào thị trường nội địa để ổn định tỷ giá hối đoái bằng cách mua
hoặc bán một lượng ngoại tệ.
 làm cho tiền lưu thông tăng lên hoặc giảm đi.

92. Trình bày nội dung công cụ lãi suất, cơ chế điều hành, ưu điểm của công cụ này.
 Nội dung công cụ lãi suất : lãi suất là tỷ lệ phần tram giữa số lợi tức thu được hang năm so với
tổng số tiền cho vay
 Cơ chế điều hành :
 Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng :
 NHTW điều chỉnh hạ lãi suất
 kích thích các ngân hàng thương mại để tăng và tổ chức tín dụng sử dụng
tiến vay của ngân hàng trung ương cường tín dụng cho nền kinh tế
 Để thực hiện chính sách tiền tệ hạn chế :
 NHTW điều chỉnh tăng lãi suất
 hạn chế quy mô tín dụng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế.
 Ưu điểm :
 Lãi suất là công cụ linh hoạt và được ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên để
điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
 Để thực hiện chính sách tiền tệ như đã xây dựng, ngân hàng trung ương của các nước có
thể sử dụng các công cụ khác nhau để điều hành.
 Ở Việt Nam Ngân hàng Nhà nước thường sử dụng đồng bộ cả 5 công cụ trên để điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế đã
định.

93. Trình bày khái niệm thị trường tài chính , phân tích chức năng và vai trò của thị trường tài chính

❖ Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán, trao đổi các loại giấy tờ có giá và
cũng là nơi hình thành nên giá cả của các loại vốn đầu tư.

➢ Vai trò :

 Điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn trong
nền KT, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn của XH.

 Thúc đẩy, phản ánh trình độ XH hóa sản xuất

 Tạo môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích KT của chủ thể KT
khác trên thị trường.

 Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh của DN

 Quyết định cơ cấu KT , quyết định cơ cấu đầu tư vốn, đẩy nhanh tốc độ
vòng quay của vốn, góp phần làm tăng trưởng KT

 Tạo điều kiện cho sự ra đời những DN mới

 Là sợi dây chuyền chuyển giao thực hiện về mặt KT giữa người sở hữu
và người sử dụng vốn

➢ Chức năng :

 Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn
tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính
 Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;

 Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.

Chương 8 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH


94. Trình bày khái niệm thị trường tài chính , phân tích chức năng và vai trò của thị trường tài chính

❖ Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các loại giấy tờ có giá và là
nơi hình thành nên giá cả của các loại vốn đầu tư

➢ Vai trò :

■ Điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn trong nền
kinh tế, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn của xã hội.

■ Thúc đẩy, phản ánh trình độ xã hội hóa sản xuất.

■ Tạo môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế
khác trên thị trường.

■ Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

■ Quyết định cơ cấu kinh tế, quyết định cơ cấu đầu tư vốn, đẩy nhanh tốc độ vòng
quay của vốn, góp phần làm tăng trưởng kinh tế.

■ Tạo điều kiện cho sự ra đời những doanh nghiệp mới.

■ Là sợi dây chuyền chuyển giao thực hiện về mặt kinh tế giữa

 Chức năng :
o dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến
những chủ thể cần nguồn tài chính
o cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán
o cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp
95. Các hàng hóa lưu thông trên thị trường tài chính ?
 Trái phiếu Chính phủ
 Các loại chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành
 Các loại trái phiếu của các tổ chức tài chính phát hành
 Các loại giấy tờ có giá khác như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi
96. Các thành viên tham gia thị trường tài chính và mục đích tham gia thị trường của mỗi thành viên
 Chủ thể tham gia thị trường :
 Các ngân hàng thương mại
 Công ty tài chính
 Công ty đầu tư
 Công ty bảo hiểm
 Các quỹ tín dụng
97. Trình bày khái niệm thị trường tiền tệ, công cụ lưu thông? Các thành viên tham gia thị trường tiền
tệ ?
 Thị trường tiền tệ là nơi mua bán những trái phiếu ngắn hạn, có kỳ hạn dưới 1 năm
 Công cụ lưu thông :
 Trái phiếu kho bạc ngắn hạn
 Những món nợ ngắn hạn khác của Chính phủ
 Kỳ phiếu thương mại ( thương phiếu ) : là 1 loại giấy nhận nợ đặc biệt mà người
giữ nó có quyền đòi tiền khi đến hạn , gồm :
 Hối phiếu
 Lệnh phiếu
 Phiếu thuận trả của ngân hàng :
 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng :
 Cam kết mua lại ( tích sản tài chính )
 Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ :
 Người bán
 Người mua
98. Trình bày các căn cứ phân loại thị trường tiền tệ ?
 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức :
o Thị trường tiền tệ sơ cấp : chuyên phát hành lần đầu của các loại trái phiếu mới của
ngân hàng, công ty tài chánh, kho bạc nhà nước
o Thị trường tiền tệ thứ cấp : chuyên tổ chức mua bán các trái phiếu đã phát hành ở thị
trưởng sơ cấp
 Căn cứ vào các loại công cụ tham gia trên thị trường :
o Thị trường vay nợ ngắn hạn : vay nợ giữa các NHTMại dưới sự điều hành của NHTW
o Thị trường trái phiếu ngắn hạn và thị trường các loại chứng từ có giá ngắn hạn khác
như : kỳ phiếu thương mại, khế ước giao hàng, tín phiếu của các cty tài chính, chứng chỉ
tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng ,....
 Căn cứ vào giới hạn thị trường :
o Thị trường quốc hội : diễn ra trong phạm vi nội địa
o Thị trường quốc tế : phạm vi quốc tế, phương tiện giao dịch là ngoại hối
99. Trình bày khái niệm thị trường vốn ?
 Thị trường vốn là thị trường vốn trung và dài hạn gồm :
 Thị trường vốn ngắn hạn : là thị trường chuyên mua bán các loại vốn ngắn hạn bằng
việc mua đi bán lại các giấy tờ có giá trị còn thời hạn ngắn hạn
 Thị trường trung và dài hạn : là thị trường chuyên mua bán các loại vốn trung và dài
hạn bằng việc mua đi bán lịa các giấy tờ có giá trị trung và dài hạn
100. Trình bày khái niệm , công cụ lưu thông của thị trường chứng khoán ?
 Thị trường chứng khoán : là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch , mua bán chứng khoán có giá
trị trung hạn và dài hạn
 Công cụ lưu thông :
o Cổ phiếu
o Trái phiếu cty
o Trái phiếu dài hạn kho bạc
o Trái phiếu đô thị
o Công trái nhà nước
o Trái phiếu cầm cố
o Hàng hóa khác
101. Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán ?
 Người phát hành chứng khoán
 Chính phủ trung ương
 Chính quyền địa phương
 Các cơ quan chính phủ
 Các tổ chức tài chính trung gian
 Các công ty cỗ phần
 Các doanh nghiệp ,....
 Người trung gian
 Các nhà môi giới
 Các công ty môi giới
 NHững người tạo thị trường
 Những người bán chứng khoán
 Những người điều hòa :
 Hội đồng chứng khoán quốc gia hay ủy ban chứng khoán nhà nước
 Các hiệp hội tự điều hòa những người bán chứng khoán
 Người đầu tư ( người mua chứng khoán )
102. Trình bày các căn cứ phân loại thị trường chứng khoán ?
 Căn cứ vào phương diện pháp lý :
 Thị trường chứng khoán chính thức
 Thị trường chứng khoán phi chính thức
 Căn cứ vào quá trình luân chuyển của chứng khoán :
 Thị trường sơ cấp
 Thị trường thứ cấp
 Căn cứ vào phương thức giao dịch :
 Thị trường giao ngay
 Thị trường tương lai
 Căn cứ vào đặc điểm của các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán :
 ThỊ trường cổ phiếu
 Thị trường trái phiếu
 Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán
103. Phân biệt sự khác nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn ?

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỊ TRƯỜNG VỐN

Là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài Là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài
KHÁI NIỆM chính ngắn hạn (có thời hạn thanh toán chính trung hạn và dài hạn (có thời hạn
dưới 1 năm). thanh toán trên 1 năm)

 Tín phiếu kho bạc


 Tín phiếu NHNN  Cổ phiếu
 Thương phiếu  Trái phiếu
CÔNG CỤ ĐO  Chấp phiếu NH  Chứng khoán phái sinh
LƯỜNG  Chứng chỉ tiền gửi
 Hợp đồng mua lại
 Đô la châu âu

Có tính thanh khoản cao  Có tính thanh khoản thấp


Mức rủi ro thấp  Mức rủi ro cao
ĐẶC TRƯNG Thời hạn của các công cụ tài chính ngắn  Thời hạn của các công cụ tài chính
CỦA CÔNG gây ảnh hưởng tạo ra sự biến động nhỏ dài, trong khoảng thời gian đó mức lãi
về lãi suất. Đối với công cụ đo lường suất sẽ có sự biến động mạnh, mang
CỤ ĐO thị trường tiền tệ sẽ có sự biến động, về nguồn lợi nhuận lớn đối với các nhà
LƯỜNG rủi ro thấp động nghĩa với lợi nhuận đầu tư.
thấp.

CHỦ THỂ Hộ gia đình, doanh nghiệp, trung gian tài Nhà phát hành, nhà đầu tư, tổ chức trung
chính, NHTW, kho bạc Nhà nước, nhà gian chứng khoán, cơ quan quản lý Nhà
THAM GIÁ môi giới… nước về chứng khoán…
THỊ
TRƯỜNG

Thị trường tiền tệ bao gồm: thị trường Thị trường vốn bao gồm: thị trường tín
tiền tệ liên NH và thị trường tiền tệ mở dụng trung và dài hạn; thị trường chứng
PHÂN LOẠI rộng khoán

Đây là thị trường quan trọng để đáp ứng Thỏa mãn nhu cầu về vốn đầu tư dài hạn
CHỨC NĂNG nhu cầu về vốn lưu động cho các DN, CP cho doanh nghiệp và CP (TSX mở rộng)
(TSX giản đơn là chủ yếu)

104. Thế nào là chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, chứng khoán phái sinh ?
 Chứng khoán vốn là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữu một
phần thu nhập và tài sản của công ty
 Chứng khoán nợ là loại chứng khoán chứng nhận mối quan hệ chủ nợ của người sở hữu đối với
công ty phát hành
 Chứng khoán phái sinh : là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của 1 tài sản cơ sở
nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
105. Trình bày khái niệm và phân biệt sự khác nhau giữa thị trường tài chính sơ cấp và thị trường tài
chính thứ cấp. Mối quan hệ giữa thị trường tài chính sơ cấp và thị trường tài chính thứ cấp.
 Sự khác nhau thị trường tài chính sơ cấp và thị trường tài chính thứ cấp ( chứng khoán ) ?
THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP

Là thị trường mua bán các chứng


khoán mới phát hành. Trên thị trường Là nơi giao dịch các chứng khoán
này vốn từ nhà đầu tư sẽ được đã được phát hành trên thị trường sơ
KHÁI NIỆM
chuyển sang nhà phát hành thông qua cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho
việc đầu tư mua các chứng khoán các chứng khoán đã phát hành
mới phát hành.

 Các khoản tiền thu được từ việc


bán chứng khoán thuộc về các
nhà đầu tư và các nhà kinh
 Là thị trường ko liên tục
doanh chứng khoán
 Là nơi duy nhất mà các chứng
 Là 1 bộ phận quan trọng của thị
khoán đem lại vốn cho người
trường tài chính, gắn bó chặt
phát hành
chẽ với thị trường sơ cấp
 Những người bán : Kho bạc
 Giao dịch trên thị trường thứ
ĐẶC ĐIỂM Ngân hang nhà nước, cty phát
cấp phản ánh nguyên tắc cạnh
hành, tập đoàn bảo lãnh phát
tranh tự do, giá chứng khoán
hành
trên thị trường thứ cấp do cung
 Giá chứng khoán do tổ chức
và cầu quyết định
phát hành quyết định và thường
 Hoạt động liên tục , các nhà đầu
được in ngay trên chứng khoán
tư có thể mua và bán các chứng
khoán nhiều lần trên thị trường
thứ cấp

 Chứng khoán hóa nguồn vốn cần


 Cung cấp thị trường, tạo ra
huy động, vốn của cty được huy
những điều kiện dễ dàng để bán
động qua việc phát hành chứng
những công cụ tài chính trên thị
khoán
trường sơ cấp
VAI TRÒ  Thực hiện quá trình chu chuyển
 Thị trường thứ cấp xác định giá
tài chính trực tiếp đưa các khoản
của mỗi chứng khoán mà cty
tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân
phát hành bán ở thị trường sơ
chúng vào đầu tư, chuyển tiền
cấp
sang dạng vốn dài hạn

 Mối quan hệ giữa thị trường tài chính sơ cấp và thị trường tái chính thứ cấp ?
 Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa
2 thị trường này là mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để
cho thị trường thứ cấp hoạt động; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp
thì không có chứng khoán cho thị trường thứ cấp hoạt động; và ngược lại. Vì khi đó các loại
chứng khoán rất khó khăn khi phát hành, không ai dám đầu tư vào chứng khoán vì chứng khoán
không thể chuyển đổi thành tiền tệ khi cần, vốn của họ bị ứ động.

 Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực
tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ ra được đâu là thị trường sơ
cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thị trường chứng khoán vừa diễn ra
việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

106. Phân biệt sự khác nhau sự trái phiếu và cổ phiếu cty ?

TRÁI PHIẾU CỔ PHIẾU

 Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là


chủ nợ  Là chứng chỉ góp vốn, người sở hữu là cổ đông
 Chủ nợ không có quyền tham gia và hoạt động  Không có lãi suất
của công ty  Không có thời hạn, nó gắn liền với sự tồn tại của
 Có thời hạn nhất định công ty
 Được rút trước kì hạn  Độ rủi ro cao
 Thường ít rủi ro, rủi ro phụ thuộc vào độ an  Không được rút vốn trực tiếp
toàn của Doanh nghiệp  Do các doanh nghiệp cổ phần phát hành
 Do các doanh nghiệp và chính phủ phát hành  Không có tính chuyển đổi thành Cổ phiếu
 Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu

107. Phân biệt sự khác nhau giữa trái phiếu kho bạc nhà nước và tín phiếu kho bạc nhà nước ?
 Trái phiếu :
 Đối tượng phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính
quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc), chính quyền (công trái hoặc trái
phiếu chính phủ). Đối tượng phát hành sẽ qui định về thời hạn và lãi suất,...
 Đối tượng mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính
phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi
danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh).
 Thời hạn: có thể dưới 1 năm (trái phiếu ngắn hạn) hay lâu hơn (5, 7 hay 10 năm,...)
 Tín phiếu :
 Là một giấy chứng nhận nợ của cá nhân, của công ty, trong đó các điều kiện hai bên tự
thõa thuận với nhau (ghi rõ thời gian trã lại vốn và tỹ lệ lời trên vốn)
 Là giấy tờ có giá do chính phủ , ngân hàng nhà nước hay doanh nghiệp phát hành, mục
đích là huy động vốn trong ngắn hạn (dưới 1 năm)
 Ngành ngân hàng dùng chữ chứng nhận tiền gởi định kỳ của khách hàng...

Chương 9 : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


108. Trình bày khái niệm ngoại hối, thành phần ngoại hối ?
 Ngoại hối ( thị trường hối đoái, thị trường ngoại tệ ) là thị trường quốc tế, là nơi diển ra các
hoạt động giao dịch mua bán các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị bằng ngoại tệ .
 Thành phần ngoại hối :
 Hối phiếu
 Lệnh phiếu
 Séc
 Thẻ thanh toán quốc tế
109. Thế nào là tỷ giá hối đoái ? Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái ? Tỷ giá hối đoái tăng giảm chịu sự tác
động của những nhân tố nào ?
 Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về giá trị ( sức mua ) giữa các ngoại tệ
 Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái :
 Trong thời kì thực hiện chế độ bản vị vàng
 Trong thời kì thực hiện chế độ tỷ giá Bretton Woods
 Trong thời kì thực hiện chế độ tiền giấy bất khả hoán
 Nhân tố ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái :
 Trạng thái bội chi của cán cân thanh toán quốc tế
 Lạm phát
 Lãi suất
 Các nhân tố khác :
 Thực trạng của thị trường tài chính và các nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường
 Lòng tin đối với ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế
 Sự can thiệp của chính phủ
 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
 Chiến tranh , thiên tai
110. Thế nào là chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt ? trình bày các biện pháp chủ yếu nhằm bình ổn tỷ giá
hối đoái ?
 Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt : là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao
động trên thị trường ngoại hối.
 Biện pháp bình ổn tỷ giá hối đoái
 Phá giá tiền tệ
 Bán phá giá ngoại hối
 Nâng giá tiền tệ
111. Thế nào là tiền quốc gia , tiền quốc tế.
 Tiền quốc gia là đồng tiền của từng quốc gia riêng biệt
 Tiến quốc tế là tiền tệ tập thể của các khu vực, tổ chức kinh tế tài chính quốc tế hoặc tiền tệ quốc
gia được sử dụng làm phương tiện thanh toán chung
112. Trình bày khái niệm cán cân thanh toán quốc tế? Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế?
 Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối hay bảng đối chiếu giữa các khoản thu, chi bằng
ngoại tệ của 1 nước với nước ngoài trong 1 thời kỳ hay tại 1 thới điểm nhất định
 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế :
 Hạng mục thường xuyên ( cán cân vãng lai ) : phản ánh giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu,
các khoan thu chi dịch vụ và các khoản chuyển giao 1 chiều giữa 1 nước với các nước
 Cán cân thương mại : là các khoản mục hữu hình , theo dỏi xuất/nhập khẩu
 Cán cân dịch vụ : là khoản mục vô hình, theo dõi các khoản phi hàng hóa như :
dịch vụ, vận tải, du lịch ,...
 Cán cân chuyển giao 1 chiều theo dõi các khoản : kiều hối, thu nhập từ đầu tư,
các chuyển khoản
 Hạng mục vốn ( cán cân tài khoản vốn , cán cân di động tư bản ) : dùng để theo dõi
những di động về tiền tệ trong đầu tư và tín dụng giữa 2 nước
 Đầu tư trực tiếp
 Đầu tư gián tiếp
 Hạng mục tài trợ : phản ánh dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng thêm hay giảm đi, phần
tài trợ được tổng hợp trên cơ sở tài sản có ngoại tệ ròng
 Những thay đổi về nợ quá hạn phản ánh khoản nợ nước ngoài mà đến hạn nhưng
chưa trả được có thể được cơ cấu lại
 Các nguồn tài trợ khác phát sinh trong kỳ
 Kết cấu cán cân thanh toán quốc tế gồm 2 vế :
o Tài sản có theo dõi toàn bộ các khoản tiền thu được từ nước ngoài
o Tài sản nợ theo dõi toàn bộ các khoản tiền phải chi trả cho nước ngoài
113. Các loại cán cân thanh toán quốc tế
 Cán cân thanh toán quốc tế thời kỳ: Là cán cân thanh toán phản ánh tất cả các khoản ngoại tệ
đã thu và đã chi của một nước với nước khác.
 Cán cân thanh toán quốc tế thời điểm: Là cán cân thanh toán phản ánh những khoản ngoại tệ sẽ
thu và sẽ chi vào một thời điểm nào đó.
114. Thế nào là thanh toán quốc tế ? thanh toán quốc tế khác gì với thanh toán nội địa ?
 Thanh toán quốc tế : là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị
của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương, tuy nhiên cũng có
trường hợp đặc biệt không cần thông qua ngân hàng
 Thanh toán quốc tế khác gì với thanh toán nội địa ?
 Thẻ thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa đều có chức năng rút tiền trong nước.
Nhưng thẻ thanh toán quốc tế còn có thể rút tiền ở nước ngoài khi bạn đang đi công tác
hoặc du lịch.
 Phí duy trì thẻ nội địa thấp hơn nhiều so với thẻ thanh toán quốc tế
 Mức phí rút tiền của thẻ thanh toán nội địa tại các cây ATM trong nước thấp hơn. Lưu ý
nên rút tiền ở cây ATM của Ngân hàng có liên kết với Ngân hàng bạn làm thẻ, nếu không
sẽ bị nuốt thẻ.
 Thẻ thanh toán quốc tế khi tút tiền tại cây ATM của Ngân hàng trong nước khác Ngân
hàng cấp thẻ sẽ bị đội chi phí rút lên rất cao vì hệ thống “hiểu lầm” là rút tiền Quốc Tế.
 Thẻ thanh toán quốc tế có thể mua hàng nước ngoài trên mạng còn thẻ thanh toán nội địa
thì không thể.
 Thẻ thanh toán quốc tế có nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn.

115. Trình bày các nghiệp vụ thị trường hối đoái ? các thành viên tham gia thị trường hối đoái và mục
đích tham gia của mỗi thành viên ?
 Nghiệp vụ thị trường hối đoái :
 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay :
 Là nghiệp vụ mang tính chất quốc tế
 Việc trả tiền và giao ngoại tệ được thực hiện ngay theo tỷ giá trao đổi
được ấn định tại thời điểm giao dịch
 Thực hiện ngay trên thị trường trao ngay
 Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá :
 Dựa vào mức chệnh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái để thu lợi
nhuận
 Thực hiện ngay trên thị trường trao ngay
 Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn ( nghiệp vụ giao sau )
 Mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau 1 thời gian
nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký hợp đồng
 Ngoài mục đích kinnh doanh kiếm lời, hối đoái có kỳ hạn còn phòng
tránh rủi ro hối suất
 Thực hiện trên thị trường hối đoái có kỳ hạn
 Nghiệp vụ hối đoái tương lai :
 Thực hiện trên thị trường hối đoái tương lai
 Swap :
 Là nghiệp vụ hối đoái kết hợp giữa 2 nghiệp vụ hối đoái giao ngay và hối đoái có
kỳ hạn để thu lợi nhuận, duy trì quan hệ bán hàng
 Là thực hiện việc mua bán ngoại tệ xảy ra tại đồng thời ở 2 thời điểm khác nhau ,
bán 1 đồng tiền nào đó ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào 1
thời điểm xác định trong tương lai và ngược lại
 Giúp các ngân hàng tạo ra lợi nhuận trong KD, bảo tồn ngân quỷ, phục vụ khách
hàng, tăng cường uy tín của NHTMại trong kinh doanh ngoại tệ
 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn :
 1 bên cho bên kia được quyền mua hoặc được quyền bán 1 lượng ngoại
tệ nào đó với 1 tỷ giá xác định trong 1 thời hạn nhất định , quyền này sẽ hết giá trị
hiệu lực vào ngày kết thúc thời hạn của nó, người được quyền mua hoặc được quyền
bán phải trả cho đối tác 1 khoản tiền gọi là trị giá quyền chọn, người này được gọi là
người mua quyền chọn , gồm :
 Quyền chọn mua có : mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua
 Quyền chọn bán , có : mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán
 Thành viên tham gia và mục đích tham gia :
 Ngân hàng thương mại :
 Kiếm lời mua bán ngoại tệ theo ủy thác của khách hàng để hưởng hoa hồng
 Thực hiện cân đối ngoại tệ cuối ngày
 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng, gồm : cty tài chính , cty cho thuê tài chính , cty
bảo hiểm, các quỹ đầu tư
 Mục đích kinh doanh kiếm lời bằng cách thực hiện việc mua hoặc bán ngoại
tệ 1 cách rất linh hoạt để thu được lợi nhuận qua chênh lệch tỷ giá mua bán
 Người môi giới
 Thực hiện vai trò trung gian cho các bên giao dịch hối đoái, các nguồn
cung ngoại tệ được kết nối với cầu ngoại tệ đảm bảo cho thị trường hoạt
động đạt hiệu quả cao
 Các doanh nghiệp, cty có chức năng xuất nhập khẩu
 Trực tiếp giao dịch mua bán ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh
 Sử dụng các công cụ để giao dịch trên thị trường hối đoái để phòng
chống rủi ro hối đoái
 Ngân hàng trung ương
 Vai trò của người tổ chức , giám sát thị trường : nhằm hướng tới thị
trường hối đoái hoạt động an toàn và theo đúng luật pháp
 Vai trò người điều tiết thị trường như mua bán ngoại tệ nhưng ko phải để
KD vì mục tiêu lợi nhuận , mà vì sự ổn định và phát triển của thị trường
116. Đặc điểm thị trường ngoại hối , căn cứ phân loại thị trường ngoại hối ?
 Đặc điểm thị trường ngoại hối :
 Là thị trường manh tính quốc tế vì hàng hóa mua bán trên thị trường là ngoại hối
 Thị trường hối đoái hoạt động liên tục 24 giờ / 24 giờ, bởi có sr chênh lệch múi giờ giữa
các quốc gia, giữa các châu lục. Chính vì vậy mà tỷ giá hồi đoái được niêm yết liên tục
trên thị trường.
 Tỷ giá hối đoái được hình thành một cách hợp lý, linh hoạt thông qua sự cọ sát của cung
– câu ngoại tệ trên thị trường.
 Là thị trường không có trụ sở riêng biệt, cũng không có một địa điểm hoặc bãi đất trống
nào dành riêng cho thị trường này, các giao dịch hối đoái diễn ra tại các ngân hàng
thương mại có kinh doanh ngoại hối.
 Thị trường hối đoái có nhiều phương tiện giao dịch được sử dụng để thực hiện các nghiệp
vụ hối đoái như: điện thoại, Telex, fax, Swift (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunications - Hệ thống truyền tin điện tử liên ngân hàng toàn cầu).
 Phân loại thị trường ngoại hối :
 Theo tính chất của thị trường :
 Thị trường hối đoái chính thức
 Thị trường hối đoái tự do
 Theo phạm vi hoạt động
 Thị trường nội địa
 Thị trường quốc tế
 Theo nội dung giao dịch :
 Thị trường giao ngay
 Thị trường kỳ hạn
 Thị trường quyền chọn
 Thị trường giao sau ( thị trường tương lai )
 Thị trường hoán đổi
117. Thế nào là hối phiếu, lệnh phiếu, séc và thẻ nhựa ?
 Hối phiếu :
 Là 1 mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của 1 người ( người xuất khẩu, người bán, chủ nợ ,..)
cho 1 người ( người nhập khẩu, người mua, con nợ , …) yêu cầu người này phải trả 1 số
tiền nhất định cho người hưởng lởi qui định trong hối phiếu hoặc theo lệnh của người này
hay trả cho người cầm hối phiếu tại 1 điểm nhất định , trong 1 thời gian nhất định
 Là phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi và thông dụng trong thương mại quốc
tế
 Lệnh phiếu :
 Là lời hứa bằng văn bản do 1 người ( người mua hang trả chậm , người nhập khẩu …) ký
phát trao cho người khác ( người bán hang trả chậm, người xuất khẩu , ….)để cam kết
rằng, đến 1 thời hạn xác định được trong tương lai , sẽ trả 1 số tiền nhất định cho người
hưởng lợi ghi trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người này .
 Là phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế , nhưng ko
được rộng rãi và thông dụng như hối phiếu
 Séc :
 Là 1 tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân
hang phục vụ mình trích từ tài khoản của mình 1 số tiền nhất định để trả cho người có tên
trong séc hoặc trả theo lệnh của người này, hay trả cho người cầm séc.
 Thẻ nhựa :
 Phương tiện thanh toán ko dung tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc
thanh toán tiền hang hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ
118. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích của các định chế tài chính – tín dụng quốc tế như : IMF,
WB, ADB, IDB, AFDB
 IMF – International monetary fund ( quỹ tiền tệ quốc tế ) :
 Hoàn cảnh ra đời :
 Thành lập tháng 7/1945 theo hiệp định tiền tệ Bretton woods ( Hiệp định tiền tệ
Bretton woods được nhóm họp vào tháng 7/1944) và chính thức hoạt động
1/3/1947
 Có trụ sở đặt tại Washington
 Được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc
 Tổng số vốn 202 tỉ usd
 Trụ sở chính đặt tại oasinhton, thủ đô Hoa kỳ
 Mục đích :
 Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế thông qua 1 định chế tồn tại lâu dài có chức
năng tư vấn và công tác giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế
 Tạo điều kiện cho sự mở rộng và tang trưởng ổn định của thương mại quốc tế
 Thúc đẩy hướng đến 1 sự ổn định ngoại hối, duy trì trật tự cơ chế tỷ giá giữa các
nước thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ mang tính cạnh tranh
 Hỗ trợ các nước thành viên nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt trong cán cân
thanh toán quốc tế
 WB – World Bank Group ( Tổ hợp ngân hang thế giới ) :
 Hoàn cảnh ra đời : 7/1944
 Mục đích :
 Hoạt động chủ yếu của cả ba tổ chức trên đều nhằm thúc đẩy sự tiến bộ về KT –
XH ở các nước đang phát triển bằng cách tang năng lực sản xuất của nền KT
 ADB – Asia development bank ( Ngân hang phát triền Châu Á )
 Hoàn cảnh ra đời :
 Thành lập 1966
 Trụ sở Manilla ( Philippine)
 Mục đích :
 bảo vệ môi trường
 hỗ trợ giới và phát triển
 phát triển khu vực tư nhân
 hỗ trợ hợp tác khu vực
 IDB – Inter america development bank ( Ngân hang phát triển liên mỹ )
 Hoàn cảnh ra đời :
 Thành lập vào đầu thế kỉ thứ XX
 Có 46 nước thành viên , trong đó 28 thành viên trong khu vực và 18 thành viên
ngoài khu vực
 Mục đích :
 Hỗ trợ phát triển kinh tế Mỹ Latinh và Caribe
 Phát triển xã hội và hội nhập khu vực bằng cách cho các chính phủ và cơ quan
chính phủ, bao gồm cả các tập đoàn nhà nước vay.
 AFDB – Africa development bank ( ngân hang phát triển Châu Phi )
 Hoàn cảnh ra đời :
 Thành lập 1963 bởi 30 nước châu phi độc lập
 Hoạt động chính thức từ năm 1966
 Nguồn vốn do các nước thành viên thuộc châu phi đóng góp là chính
 Có 76 thành viên trong đó có 51 quốc gia châu phi và 25 quốc gia ngoài vực
 Mục đích :
 Cho vay các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và tư nhân
 Có 1 số quỹ đặc biệt để cho vay các nước nghèo với lãi suất ưu đãi
119. SDR có những đặc điểm gì ?
 SDR chiếm khoảng 5% trong tổng dự trữ ngoại hối của các nước thành viên IMF, được phân phối
cho các hội viên tùy theo tỉ lệ góp vốn vào IMF.
 SDR là đồng tiền tín dụng mà IMF dành cho Ngân hàng trung ương các nước thành viên vay.
Trước đây rổ tiền tệ SDR bao gồm 16 đồng tiền của những quốc gia có GDP chiếm hơn 1% tổng
GDP của các nước thành viên; từ 1981 còn 5 đồng tiền chủ yếu; nay chỉ còn 4 (USD, GBP, JPY,
EUR).
120. Các hoạt động chính của IMF?
 Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.
121. Mục đích thành lập WB ? Nguồn vốn hoạt động WB ?
 Mục đích thành lập WB :
 Hoạt động chủ yếu của cả 3 tổ chức trên đều nhằm thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế xã hội ở
các nước đang phát triển bằng cách phát triển năng lực sản xuất của nền KT
 Nguồn vốn hoạt động WB :
 WB huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự
án phát triển ở các nước đang phát triển.
122. Nguyên tắc cho vay ? các loại hình cho vay chủ yếu ? và diễn biến hoạt động của WB
 Nguyên tắc cho vay WB :
 Chỉ các nước thành viên mới được vay, bao gồm:
 Chính phủ,
 Tổ chức tư nhân được Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương bảo lãnh.
 Các khoản vay có mục đích tài trợ các dự án cụ thể được WB phê chuẩn và là dự án được
ưu tiên nhất trong chương trình kinh tế của nước đi vay.
 Chỉ cho vay các nước thành viên có khả năng trả nợ.
 Tiền cho vay được chuyển thắng cho chủ hàng hoặc chủ thầu, không được chuyển trực
tiếp cho nước đi vay.
 Dự án vay phải chịu sự giám sát chặt chẽ của WB.
 Các loại hình cho vay chủ yếu của WB :
 Cho vay theo dự án
 Cho vay theo ngành
 Cho vay để chuyển lịch cơ cấu ngành
 Cho vay tái khiết khẩn cấp
 Cho vay hợp vốn
 Diễn biến hoạt động ( tổ chức điều hành ) của WB :
 Chỉ có những nước là thành viên của IMF mới được gia nhập WB
 Trong nội bộ nhóm Ngân hang Thế giới, chỉ có những nước đã là thành viên IBRD mới
có thể được chấp nhận tham gia IFC và IDA

123. WB và IMF có những điểm giống và khác nhau như thế nào ? mục đích thành lập IDB ? Nguồn vốn
IDB có được chủ yếu từ đâu ? IDB hoạt động và cho vay như thế nào ?
 WB và IMF có đặc điểm giống và khác :
 Giống nhau :
 Được thành lập cùng nhau tại Bretton Woods, New Hampshire vào tháng
07/1944. Cả hai được thành lập để hỗ trợ nền kinh tế thế giới
 Cả hai tổ chức đều có trụ sở tại Washington, D.C.
 Khác nhau :

IMF - Qũy tiền tệ quốc tế WB – Ngân hang thế giới

Vai trò bảo vệ hệ thống tiền tệ phát triển kinh tế

Mục đích  Giám sát chính sách kinh tế của  Hỗ trợ phát triển kinh tế cho các
các thành viên cũng như sự trao quốc gia nghèo bằng cách tài
đổi tiền tệ tự do trong hệ thống tỷ trợ cho các dự án cụ thể nhằm
giá cố định. giúp nâng cao năng suất.
 Để duy trì trật tự tài chính này,  Ngân hàng Thế giới bao gồm
IMF cũng hoạt động như một nhà hai tổ chức: Ngân hàng Quốc tế
cung cấp các khoản vay khẩn cấp về Tái thiết và Phát triển
cho các thành viên gặp khó khăn. (IBRD) và Hiệp hội Phát triển
Đổi lại, các thành viên sẽ nỗ lực Quốc tế (IDA).
cải cách chính sách kinh tế của họ  IBRD cho các quốc gia đang
phát triển vay với lãi suất ưu
đãi, trong khi đó IDA chỉ cho
các nước nghèo nhất vay và
không tính lãi suất.

 Khoảng 2.400 người, trong số đó  Khoảng 10.000 nhân viên tại


khoảng một nửa là các nhà kinh hơn 160 quốc gia trên thế giới.
tế.  Nhân viên của Ngân hàng Thế
 Hầu hết các nhân viên của IMF Giới đa dạng hơn IMF, họ là
làm việc ở Washington, DC, các các nhà kinh tế, nhà khoa
những nhân viên khác hoạt động học, các nhà phân tích, các
Nhân viên tại các nước thành viên trên toàn chuyên gia công nghệ thông
thế giới. tin và kỹ sư.
 Hai phần ba nhân viên của
Ngân hàng Thế giới làm việc
tại Washington, DC, trong khi
các nhân viên còn lại hoạt
động trên toàn thế giới.

 Cũng có 187 thành viên.


 Không chỉ làm việc với 187
 Các thành viên này chi phối
thành viên của mình mà còn hợp
Ngân hàng Thế giới thông qua
tác với Ngân hàng Thế giới, Tổ
Hội đồng Thống đốc.
chức Thương mại Thế giới và
 Ngoài việc hợp tác với các nước
Sự tương tác các cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
đang phát triển, Ngân hàng Thế
 Để trở thành thành viên của IMF,
giới còn làm việc với các tổ
các quốc gia phải làm thủ tục xin
chức quốc tế khác nhau cũng
phép và được chấp nhận bởi các
như với cơ quan chuyên môn và
thành viên khác.
học thuật.

Quỹ tài trợ  Xây dựng quỹ tài chính của mình  Xây dựng quỹ tài chính của
thông qua phí thành viên, được mình thông qua vay vốn bằng
gọi là hạn ngạch. cách phát hành trái phiếu AAA
 Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho các nhà đầu tư.
cho một hạn ngạch dựa trên quy  Ngoài ra, WB còn nhận được
mô kinh tế của quốc gia đó, vì các khoản tiền từ các nhà tài
vậy các nền kinh tế lớn phải trả
trợ.
nhiều tiền hơn.

 Mục đích thành lập IDB :


 Hỗ trợ phát triển kinh tế Mỹ Latinh và Caribe
 Phát triển xã hội và hội nhập khu vực bằng cách cho các chính phủ và cơ quan chính
phủ, bao gồm cả các tập đoàn nhà nước vay.
 Nguồn vốn IDB có được chủ yếu từ đâu ?
 Các nước công nghiệp hoặc các nước giàu nhất trong khu vực đóng góp
 IDB hoạt động và cho vay như thế nào ?
 IDB được điều hành bởi Hội đồng Thống đốc, thường xuyên họp mỗi năm một lần.
 Cho vay theo dự án và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, lập quỹ cho vay theo điều kiện ưu đãi

124. Mục đích thành lập AFDB ? Nguồn vốn của AFDB có được chủ yếu từ đâu ? AFDB hoạt động và
cho vay như thế nào ?
 Mục đích thành lập AFDB :
 chống đói nghèo
 cải thiện điều kiện sống ở lục địa thông qua việc thúc đẩy đầu tư vốn công và tư nhân vào
các dự án và chương trình có khả năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội của
khu vực
 nguồn vốn AFDB có được chủ yếu từ đâu ?
 các nhà nước thành viên thuộc Châu Phi đóng góp
 Các nước Tây Âu và các nước xuất khẩu dầu mỏ tài trợ
 AFDB hoạt động và cho vay như thế nào ?
 Hoạt động chính thức từ năm 1966
 Cho vay các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và tư nhân
 Có 1 số quỹ đặc biệt để cho vay các nước nghèo với lãi suất ưu đãi

125. Mục đích thành lập ADB ? Nguồn vốn ADB có được chủ yếu từ đâu ? ADB hoạt động và cho vay
như thế nào ?
 Mục đích thành lập ADB :
 bảo vệ môi trường
 hỗ trợ giới và phát triển
 phát triển khu vực tư nhân
 hỗ trợ hợp tác khu vực
 Nguồn vốn ADB chủ yếu từ đâu ?
 Thành viên góp vốn là các nước châu Á chiếm khoản ¾ , thành viên ngoài khu vuc75
khoản ¼
 Cổ đông lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản cùng mức vốn đóng góp 16,4% cổ phần
 ADB hoạt động và cho vay như nào ?
 Hoạt động ở trụ sở Manila ( Philippine)
 Đối tượng cho vay chủ yếu là các dự án phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng
lượng , thông tin . 1974, ADB thành lập quỹ phát triển Châu Á (ADF), ADF cho vay với
lãi suất thấp 1%/năm, kỳ hạn 40 năm, với các nước nghèo như Băng la đét , Nepan,
Srilanka, ,Miến Điện

TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ

1. Các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam bao gồm

A. Các tổ chức tín dụng.


B. Các ngân hàng thương mại, các công ty cho thuê tài chính và các công ty tài
chính.
C. Cả 2 câu a và b đều sai.
D. Cả 2 câu a và b đều đúng.

2. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là

A. Lợi nhuận ròng.


B. Lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Cả 2 câu a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng.

3. Nguồn vốn nào sau đây không thuộc nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà
nước

A. Nguồn vốn vay.


B. Nguồn vốn tự có.
C. Nguồn vốn chiếm dụng.
D. Nguồn vốn cổ phần.

4. Lãi suất thực tế có nghĩa là

A. Lãi suất ghi trên các hợp đồng kinh tế.


B. Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu.
C. Lãi suất LIBOR, SIBOR, v.v….
D. Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát dự tính.

5. Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác
nhau phụ thuộc vào

A. Mức độ rủi ro của món vay.


B. Thời hạn của món vay dài ngắn khác nhau.
C. Khách hàng vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên.
D. Cả 3 câu a,b và c đều đúng.

6. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất

A. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền.
B. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền.
C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng.
D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với các ngân hàng trung gian.

7. Tín dụng thuê mua là hình thức

A. Cho vay bằng tiền.


B. Cho vay hàng hóa.
C. Cho thuê tài sản ngắn hạn.
D. Cho thuê tài sản trung và dài hạn.

8. Ngân hàng ra đời khi

A. Hoạt động giữ tiền ra đời.


B. Hoạt động cho vay ra đời.
C. Cả 2 câu a và b đều sai.
D. Cả 2 câu a và b đều đúng.

9. Ngân hàng trung ương đầu tiên ra đời khi

A. Chính phủ quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân.


B. Ngân hàng độc quyền phát hành tiền.
C. Câu a, b đúng.
D. Ngân hàng độc quyền phát hành tiền không được kinh doanh tiền tệ.

10. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở Việt Nam không được thực hiện các
nghiệp vụ sau đây

A. Nhận tiền gửi không kỳ hạn và phát hành kỳ phiếu.


B. Dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế.
C. Dịch vụ thanh toán và huy động vốn.
D. Nhận tiền gửi không kỳ hạn và dịch vụ thanh toán.

11. Sự ra đời của tài chính quốc tế từ

A. Nền kinh tế hàng hóa và sự phân công lao động.


B. Hợp tác quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế.
C. Cả 2 câu a và b đều sai.
D. Cả 2 câu a và b đều đúng.
12. Tỷ giá hối đoái là

A. Gía cả của USD so với VND.


B. Gía cả của VND so với USD.
C. Gía cả của 1 đơn vị tiền nước này với giá cả của 1 đơn vị tiền nước khác.
D. Cả 3 câu a,b và c đều đúng.

13. Sự ra đời của tài chính dựa trên các cơ sở

A. Sự xuất hiện của tiền tệ.


B. Sự xuất hiện của nhà nước.
C. Cả 2 câu a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng.

14. Chủ thể nào tham gia phân phối tài chính

A. Cá nhân, tổ chức chính trị xã hội.


B. Chính phủ.
C. Doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế.
D. Cả a, b và c đều đúng.

15. Chức năng của tài chính bao gồm

A. Tạo lập nguồn tài chính.


B. Phân phối nguồn tài chính
C. Giám đốc tài chính.
D. Cả 3 câu a,b và c đều đúng.

16. Câu nào đúng trong các câu sau đây

A. Phân phối của tài chính là việc Chính phủ cho dân cư vay bằng tiền tệ.
B. Phân phối của tài chính là phân phối bằng hiện vật.
C. Phân phối của tài chính là phân phối vừa bằng tiền tệ, vừa bằng hiện vật.
D. Phân phối của tài chính là phân phối bằng tiền tệ.

17. Các khâu sau đây thuộc hệ thống tài chính

A. Tài chính Nhà nước (Ngân sách Nhà nước, các quỹ dự trữ khác của Chính
phủ).
B. Tài chính doanh nghiệp (doanh nghiệp, ngân hàng).
C. Tài chính của dân cư và các tổ chức xã hội.
D. Cả 3 câu a,b và c đều đúng.

18. Khoản thu nào dưới đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách
nhà nước ở Việt Nam
A. Phí.
B. Lệ phí.
C. Thuế.
D. Sở hữu tài sản: doanh nghiệp nhà nước và các tài sản khác.

19. Chức năng nào của tiền tệ được Karl Marx quan niệm là chức năng quan
trọng nhất

A. Tiền tệ tế giới.
B. Phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Thước đo giá trị.

20. Gỉa định các yếu tố khác không thay đổi, khi ngân hàng trung ương giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào

A. Lượng tiền cung ứng giảm.


B. Lượng tiền cung ứng không tăng.
C. Lượng tiền cung ứng không giảm.
D. Lượng tiền cung ứng tăng.

21. Chọn câu nào dưới đây được coi là đúng

A. Các loại lãi suất thường thay đổi cùng chiều.


B. Trên thị trường có nhiều loại lãi suất khác nhau.
C. Lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.
D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.

22. Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu ngân hàng trung ương
bán GTCT trên thị trường

A. Lượng tiền cung ứng tăng.


B. Lượng tiền cung ứng không tăng.
C. Lượng tiền cung ứng không giảm.
D. Lượng tiền cung ứng giảm.

23. Lạm phát phi mã là lạm phát ở mức

A. Nền kinh tế cân bằng trên mức tiềm năng.


B. Tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 10%.
C. Nền kinh tế cân bằng ở mức dưới tiềm năng.
D. Tỷ lệ lạm phát ở mức trên 10%.

24. Phá giá nội tệ sẽ


A. Xuất hiện lạm phát cầu kéo.
B. Giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
C. Cả 3 câu trên đều sai.
D. Xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh.

25. Mức cung tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi tốt nhất là

A. Khối tiền M2.


B. Khối tiền M3.
C. Vàng và ngoại tệ mạnh.
D. Khối tiền M1.

26. Tính thanh khoản (tính lỏng) của một loại tài sản được xác định bởi các
yếu tố dưới đây
A. Chi phí thời gian để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.
B. Chi phí tài chính để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.
C. Khả năng tài sản có thể được bán với giá trị thị trường của nó.
D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.
27. Giấy bạc ngân hàng hiện nay thực chất là
A. Tiền được làm bằng giấy.
B. Tiền được ra đời thông qua hoạt động tín dụng và ghi trên hệ thống tài
khoản của ngân hàng.
C. Tiền gửi ban đầu và tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra.
D. Một loại tín tệ (chỉ tệ).
28. Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp theo nguyên lý chung có thể được hiểu là
A. Giá trị của tài sản ngắn hạn và một số tài sản khác có thời gian luân chuyển
từ 5 đến 10 năm.
B. Giá trị của công cụ lao động và nguyên nhiên vật liệu có thời gian sử dụng
ngắn.
C. Giá trị của tài sản ngắn hạn, bằng phát minh sáng chế và các loại chứng
khoán nhà nước khác.
D. Giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đó.
29. Các tổ chức tài chính quốc tế thường tài trợ ODA cho Việt Nam gồm có:
A. IMF, ADB và WB.
B. ADB, IMF và IFC.
C. IFC, WB và IMF.
D. WB, IFC và ADB.
30. Thuế là khoản đóng góp
A. Tự nguyện.
B. Thỏa thuận.
C. Ba câu a, b và c đều đúng.
D. Bắt buộc.
31. Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là một định chế tài chính trung gian
nhằm mục tiêu

A. Kinh daonh tạo nguồn vốn bảo hiểm xã hội.


B. Kinh doanh nhằm trợ cấp cho người nghèo.
C. Trợ cấp cho công chức nhà nước.
D. Trợ cấp nghỉ việc, hưu trí, viện phí và thất nghiệp.

32. Trong các giải pháp nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước dưới
đây, giải pháp nào sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ?

A. Vay ngân hàng trung ương (phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông).
B. Vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
C. Phát hành tín phiếu kho bạc.
D. Phát hành và trái phiếu Chính phủ cho các ngân hàng thương mại.

33. Thị trường chứng khoán trên thực tế chính là

A. Tất cả những nơi mua và bán chứng khoán.


B. Sở giao dịch chứng khoán.
C. Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn trung và dài hạn.
D. Tất cả những nơi mua và bán cổ phiếu, trái phiếu.

34. Các chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở bao gồm

A. Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài
chính trung gian phi ngân hàng.
B. Hộ gia đình.
C. Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức các tổng công ty.
D. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô rất lớn.

35. Số nhân tiền tệ có mối quan hệ

A. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.


B. Tỷ lệ thuận với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Tỷ lệ thuận với cơ số tiền.
D. Tỷ lệ nghịch với lãi suất.
37. Trong điều kiện giá cả hàng hóa ở các nước không thay đổi, tỷ giá hối đoái
tăng lên sẽ có tác dụng

A. Khuyến khích xuất khẩu.


B. Khuyến khích nhập khẩu.
C. Khuyến khích gia tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu.
D. Tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu.

38. Tỷ giá USD/VND tăng

A. Khi lạm phát ở Việt Nam cao hơn lạm phát ở Mỹ.
B. Khi VND tăng giá so với USD.
C. Khi Việt Nam xuất siêu.
D. Cả 3 câu a,b và c đều sai.

39. Chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

A. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự kiểm soát.


B. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
C. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
D. Chế độ tỷ giá hối đoái theo Hiệp định Bretton Woods.

40. Nếu bạn cho rằng nền kinh tế sẽ suy sụp vào năm tới, thì bạn sẽ nắm giữ
tài sản

A. Vàng và ngoại tệ mạnh.


B. Cổ phiếu thông thường.
C. Trai phiếu Chính phủ.
D. Tiền mặt.

41. Lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố

A. Nhu cầu về nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn của khoản tiền gửi.
B. Nhu cầu và thời hạn vay vốn của khách hàng.
C. Mức độ rủi ro của món vay và thời hạn sử dụng vốn của khách hàng.
D. Quy mô và thời hạn của khoản tiền gửi.

42. Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu ngân hàng trung ương
thực hiện các nghiệp vụ mua giấy tờ có giá trị trên thị trường mở?

A. Chắc chắn sẽ tăng.


B. Có thể tăng, có thể giảm.
C. Có thể không tăng, không giảm.
D. Chắc chắc sẽ giảm.
43. Trong các nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì nhôm nguyên
nhân nào được coi là quan trọng nhất?

A. Nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng.


B. Nhóm nguyên nhân thuộc về Chính phủ.
C. Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng trung ương.
D. Nhóm nguyên nhân thuộc về bản than ngân hàng thương mại.

44. Ngân hàng thương mại hiện đại được quan niệm là

A. Một loại hình trung gian tài chính.


B. Công ty cổ phần thật sự lớn.
C. Công ty đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước.
D. Một tổng công ty đặc biệt được chuyên môn hóa vào hoạt động kinh doanh
tín dụng.

45. Các ngân hàng thương mại Việt Nam có được phép tham gia vào hoạt
động kinh doanh trên thị trường chứng khoán hay không?

A. Có, nhưng phải thông qua công ty chứng khoán độc lập.
B. Hoan toan không.
C. Được tham gia không hạn chế.
D. Có, nhưng sự tham gia rất hạn chế.

46. Chức năng thể hiện bản chất của ngân hàng thương mại là

A. Chức năng trung gian tín dụng.


B. Chức năng trung gian thanh toán.
C. Chức năng tạo tiền.
D. Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền kim loại.

47. Cơ quan quản lý hoạt động của ngân hàng thương mại có hiệu quả và an
toan nhất sẽ phải là

A. Ngân hàng Trung ương.


B. Bộ Tài chính.
C. Bộ Nội vụ.
D. Bộ Tư Pháp.

48. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương bao gồm có các công cụ chủ
yếu như sau

A. Dự trữ bắt buộc; Tái cấp vốn/ tái chiết khấu; Nghiệp vụ thị trường mở;
Lãi suất; Tỷ giá.
B. Dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá, các hoạt động trên thị trường mở, công cụ
hạn mức tín dụng.
C. Dự trữ bắt buộc, lãi suất, công nghiệp hóa, các hoạt động trên thị trường mở,
công cụ hạn mức tín dụng.
D. Dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá, các hoạt động trên thị trường mở, chính
sách tài chính doanh nghiệp.

49. Trong một nền kinh tế, khi lạm phát được dự đoan sẽ tăng lên thì điều gì
sẽ xảy ra?

A. Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng.


B. Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm.
C. Lãi suất thực sẽ tăng.
D. Lãi suất không thay đổi.

50. Trong các nước là thanh viên của EU, một số nước đã thống nhất sử dụng

A. EUR.
B. GBP.
C. USD.
D. SDR.

51. Qúa trình hình thành các quan hệ tài chính diễn ra từ

A. Việc tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính.


B. Các khoản thu nhập bằng tiền.
C. Sự trao đổi và phân phối bằng hiện vật.
D. Sự trao đổi và phân phối bằng tiền.

52. Nguồn tài chính là toàn bộ

A. Tài sản được biểu hiện bằng tiền.


B. Tiền mặt.
C. Tài sản.
D. Cả 3 câu a,b và c đều sai.

53. Sự ra đời của tài chính khác với sự ra đời của tiền ở chỗ

A. Sự ra đời của nhà nước.


B. Sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa.
C. Sự phân công lao động xã hội.
D. Sự trau dồi và phân phối hàng hóa.

54. Chi cho hoạt động giao dục đào tạo là khoản chi
A. Chi thường xuyên.
B. Chi đầu tư phát triển.
C. Chi trả nợ và viện trợ.
D. Chi dự trữ.

55. Nguồn vốn của một doanh nghiệp bao gồm

A. Nguồn vốn chủ sỡ hữu và nguồn vốn vay.


B. Vốn chủ sở hữu và nguồn vốn liên doanh.
C. Vốn ngân sách và vốn tự có.
D. Vốn ngân sách và vốn cổ phần.

56. Tài sản cố định bao gồm

A. Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.


B. Tài sản cố định do doanh nghiệp sỡ hữu và tài sản cố định dạng sử dụng.
C. Tài sản cố định dùng trực tiếp sản xuất kinh doanh và Tài sản cố định giữ
hộ.
D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.

57. Chi phí của doanh nghiệp tăng thì

A. Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.


B. Doanh thu của doanh nghiệp tăng.
C. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng.
D. Doanh thu của doanh nghiệp giảm.

58. Đặc điểm vốn lưu động là

A. Chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
B. Chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
C. Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
D. Hao mòn một phần khi sử dụng.

59. Vốn của một doanh nghiệp bao gồm

A. Vốn lưu động, vốn cố định và vốn đầu tư tài chính.


B. Vốn lưu động, vốn cố định và vốn vay.
C. Vốn lưu động, vốn cố định và vốn chủ sỡ hữu.
D. Vốn lưu động, vốn cố định.

60. Tài sản cố định là những tài sản

A. Có thời gian sử dụng dài và có giá trị lớn.


B. Không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
C. Có thời gian sử dụng dài.
D. Có giá trị lớn.

61. Tín dụng được hiểu như sau

A. Quan hệ vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả sau một thời hạn nhất
định với lãi suất thỏa thuận.
B. Quan hệ vay vốn dựa trên nguyên tắc có tài sản thế chấp, cầm cố.
C. Quan hệ vay vốn dựa trên nguyên tắc tín chấp.
D. Quan hệ vay vốn dựa trên nguyên tắc người vay và người cho vay đều có
lợi.

62. Lãi suất là tỷ lệ % giữa

A. Tiền lãi trên tiền vốn được chuyển quyền sử dụng trong một thời gian
nhất định.
B. Tiền vốn và tiền lãi được chuyển quyền sử dụng trong một thời gian nhất
định.
C. Tiền cho vay và tiền lãi được chuyển quyền sử dụng trong một thời gian
nhất định.
D. Câu B và C sai.

63. Nếu các yếu tố khác không thay đổi trong điều kiện nền kinh tế thị trường,
khi nhiều người muốn cho vay trong khi chỉ có ít người muốn đi vay thì lãi
suất sẽ

A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không bị ảnh hưởng.
D. Thay đổi theo chính sách điều tiết của nhà nước.

64. CN nào của tiền tệ được các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm là CN là
quan trọng nhất:
A. Phương tiện biểu hiện giá trị
B. Phương tiện trao đổi
C. Phương tiện dự trữ giá trị
D. Thước do giá trị

You might also like