You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ
CTĐT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


NHẬP MÔN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG HUỲNH NHƯ


Mã số sinh viên: 2323402010296
Lớp: D23TCNH02
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Giảng viên: ThS Lê Quỳnh Hoa

Bình Dương, 4 tháng 12 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM HỌC PHẦN


NHẬP MÔN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (0+2)
Họ và tên sinh viên nộp báo cáo: DƯƠNG HUỲNH NHƯ
MSSV:2323402010296 Lớp: D23TCNH02
Giảng viên giảng dạy: ThS Lê Quỳnh Hoa
Thang điểm từng phần:

Nội Tiêu chuẩn chấm điểm Điểm tối Điểm Điểm


dung đa GV1 GV2
1 Hình thức bài báo cáo 3.0

1.1 Báo cáo tiểu luận viết đúng chính tả, trình bày 2.0
đúng về font, cỡ chữ, canh lề, đánh số trang,
in ấn

1.2 Báo cáo tuân thủ quy định đánh số tiểu mục 0.5
trong mục lục, danh mục bảng, biểu, hình vẽ

1.3 Nộp báo cáo đúng thời gian quy định 0.5

2 Nội dung bài báo cáo 7.0

2.2 Chương 1 đáp ứng được yêu cầu về nội dung: 3.0
trình bày đúng định nghĩa, hệ thống TCTD, cơ
hội việc làm và yêu cầu công việc

2.3 Chương 2 đáp ứng được yêu cầu về nội dung: 4.0
sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung, sáng tạo và
đẹp; kế hoạch học tập chi tiết

Tổng cộng: 10

1
Bình Dương, Ngày 4 Tháng 12 Năm 2023

GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM 1 GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM 2

CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ NHÀNH TÀI CHÍNH NGÂN


HÀNG
1.1.Định nghĩa về hoạt động tài chính và ngân hàng
1.1.1.Khái niệm tài chính:
- Tài chính là phạm trù kinh tế tổng hợp những mối quan hệ phát sinh trong quá
trình phân phối những nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng những
quỹ tiền tệ với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của tất cả chủ thể trong
xã hội. Tài chính có mặt trong mọi lĩnh vực diễn ra trong xã hội.Luật sư Lê Minh
Trường.
1.1.2.Vai trò của tài chính
- Tài chính giữ vai trò vô cùng to lớn, là tiền đề phát triển của một quốc gia và quản
lý xã hội.Vai trò cụ thể của tài chính là:
+ Tài chính là công cụ điều tiết tiền tệ quốc gia: Qua việc phân bổ tạo thành quỹ
tiền tệ ở mọi lĩnh vực của nền tài chính. Quỹ tiền tệ Nhà nước được dùng nhằm
phục vụ cho mục tiêu xã hội.
+ Điều tiết một phần thu nhập của các chủ thể, giúp định hướng các hoạt động xã
hội thông qua các chính sách về thuế
+ Là phương thức để phân phối của cải trong xã hội phù hợp với xu hướng phát
triển của một quốc gia. Bằng cách phân phối tài chính hợp lý, Nhà nước sẽ đảm bảo
tái sản xuất xã hội cũng như thực hiện đầu tư phát triển kinh tế
+ Thông qua báo cáo tài chính các doanh nghiệp để giám sát hoạt động của Nhà
nước, đảm bảo phân phối nguồn tiền phù hợp và sử dụng có hiệu quả
+ Duy trì ngân sách nhằm tài trợ cho các hoạt động một cách tiết kiệm chi phí. Giúp
dòng tiền không bị rơi vào vòng luẩn quẩn kiếm tiền, tiết kiệm tiền trong dài hạn
1.1.3.Các chức năng chính của tài chính
- Huy động:

2
+ Chức năng huy động thể hiện khả năng khai thác nguồn tiền với mục đích đáp
ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Huy động vốn cần tuân theo cơ chế thị
trường, quan hệ cung cầu cũng như giá trị của tiền tệ ở thời điểm đó. Ngoài ra, chức
năng huy động cũng phụ thuộc vào môi trường kinh tế, khi nền kinh tế hưng thịnh,
việc huy động vốn sẽ nhanh chóng hơn, khi kinh tế khủng hoảng, các chủ thể sẽ khá
khó khăn để huy động nguồn vốn.
+ Để cụ thể hơn, có thể hiểu huy động vốn là khi bản thân muốn có nguồn tiền, thì
mỗi người cần phải đi làm, hoặc đi vay, tín dụng,... Những hình thức này là biểu
hiện đơn giản của chức năng huy động trong tài chính.
- Phân phối:
+ Chức năng phân phối là việc phân chia nguồn tiền cho những mục đích khác
nhau, được thực hiện bởi các chủ thể bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, các hộ gia
đình, cá nhân, tổ chức xã hội. Chức năng phân phối luôn gắn liền với sự hình thành,
sử dụng các quỹ tiền nhất định, bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại.
+ Nguồn tiền được phân phối thuần túy dưới dạng tiền lương cho nhân viên, doanh
thu cho doanh nghiệp.
+ Phân phối lại có nghĩa là tiếp tục phân phối khoản thu nhập từ phân phối lần đầu,
với mục đích là đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Nguồn tiền này được sử dụng để
cho vay, đầu tư, tiết kiệm, nói chung là tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
- Giám sát:
+ Chức năng giám sát sẽ kiểm tra sự luân chuyển của nguồn tiền, nhằm thực hiện
các mục đích đã đề ra trước đó. Đây là công cụ khách quan nhằm kiểm soát quá
trình phân bổ nguồn tiền của xã hội. Giám sát được thực hiện bằng cách phân tích
chỉ tiêu tài chính tổng hợp của toàn bộ hoạt động. Chức năng giám sát mang tính
toàn diện, tổng quan, thường xuyên và hiệu quả.
1.1.4.Khái niệm ngân hàng:
- Đó chính là một tổ chức tài chính có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm
tài chính cho khách hàng, bao gồm lưu trữ tiền, cho vay tiền, chuyển khoản tiền,
đầu tư và tư vấn tài chính. Ngân hàng có thể là công ty tư nhân hoặc công ty cổ
phần và được quản lý, giám sát bởi các cơ quan chính phủ.
1.1.5.Vai trò ngân hàng:

3
- Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước là:
+ Trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng
tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh
doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt
động xuất nhập khẩu.
+ Tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế
với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm
khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức
tăng trưởng kinh tế của cả nước;
+ Hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải
thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho
mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, nhất là từ khi tín dụng chính sách
được tác bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội
đảm nhiệm.
1.1.6.Các chức năng chính của ngân hàng:
- Phát hành tiền, trong các hình thức tiền giấy và các tài khoản vãng lai cho séc hoặc
thanh toán theo lệnh của khách hàng. Những yêu cầu này trên các ngân hàng có thể
hoạt động như tiền bạc bởi vì chúng có thể thỏa thuận hoặc có thể chi trả theo yêu
cầu, và do đó có ngang giá trị. Chúng là có thể chuyển nhượng một cách hiệu quả
chỉ bởi việc giao đi, trong trường hợp của tiền giấy, hoặc bằng cách rút một tấm séc
mà ngân hàng có thể nhận thanh toán hoặc trả tiền mặt.
- Hoạt động mạng lưới và giải quyết thanh toán – các ngân hàng hoạt động như các
đại lý thu thập và trả tiền cho khách hàng, tham gia thanh toán bù trừ liên ngân hàng
và các hệ thống giải quyết thanh toán để thu thập, trình bày, được trình bày với, và
chi trả các công cụ thanh toán.
- Chuyển đổi đáo hạn – các ngân hàng vay nhiều hơn trên nợ nhu cầu và nợ ngắn
hạn, nhưng cung cấp các khoản vay dài hạn hơn. Nói cách khác, họ vay ngắn và cho
vay dài. Với chất lượng tín dụng mạnh hơn hầu hết người đi vay khác, các ngân
hàng có thể làm điều này bằng cách tập hợp các phát hành (ví dụ như nhận tiền gửi
và phát hành tiền giấy) và các chuộc lại (ví dụ như các rút tiền và chuộc lại tiền
giấy), duy trì dự trữ tiền mặt, đầu tư vào các chứng khoán có thể trao đổi trên thị

4
trường mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nếu cần thiết, và nâng cao kinh
phí thay thế khi cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau (ví dụ như thị trường tiền mặt
bán buôn và thị trường chứng khoán).

1.2. Hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam

NHTM Nhà nước


NHTM Cổ phần
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng Ngân hàng liên doanh


Ngân hàng chính sách
Ngân hàng hợp tác xã
Công ty tài chính
Tổ chức tín dụng phi Công ty cho thuê tài chính
ngân hàng
HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác

Tổ chức tài chính vi mô

Qũy tín dụng nhân dân

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Văn phòng đại diện

1.2.1.Ngân hàng thương mại có chức năng:

- Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.

5
Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

+ Đối với khách hàng: là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích. Với người đi vay,
giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong
quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn
và hợp pháp.

+ Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng
thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồng thời nó
là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền
kinh tế.

+ Đối với nền kinh tế, chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư
thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.

- Chức năng trung gian thanh toán

Với tính năng này, NHTM có thể ghi nợ tài khoản để trả tiền cho người thụ hưởng
thay cho khách hàng hoặc nộp tiền vào tài khoản.

Tính năng này có những ưu điểm sau:

+ Đối với khách hàng, thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

+ Đối với ngân hàng, tạo điều kiện thu hút vốn tiền gửi bằng việc cung cấp các dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt chất lượng cao.

+ Đối với nền kinh tế, chức năng này lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời giúp giảm lượng
tiền mặt để tiết kiệm chi phí và phí xử lý tiền mặt.

- Chức năng tạo tiền

+ Vô hình chung các ngân hàng đều hướng tới mục tiêu chạy theo lợi nhuận và thực
hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán.
+ Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy
động được để cho vay. Số tiền đó sau đó được đưa trở lại nền kinh tế thông qua mua

6
hàng và những người có số dư tài khoản tiếp tục chi tiêu thông qua những thứ như
thanh toán bằng thẻ tín dụng.

- Chức năng thủ quỹ

Với chức năng này, NHTM nhận tiền gửi, giữ hộ, giữ ngoại tệ, thực hiện các yêu
cầu rút tiền, chi tiêu cho khách hàng của các chủ thể kinh tế.

Chức năng ngân quỹ giúp tạo ra lợi ích cho các thực thể khác nhau:

+ Đối với khách hàng chức năng thu ngân giúp khách hàng ngoài việc đảm bảo an
toàn tài sản còn giúp tạo ra các khoản tiền thừa tạm thời.

+ Đối với ngân hàng, việc có vốn để thực hiện chức năng tín dụng của ngân hàng là
cơ sở để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán.

+ Đối với nền kinh tế, chức năng kho bạc khuyến khích tích luỹ xã hội đồng thời tập
trung vốn tạm thời thặng dư phục vụ phát triển kinh tế.

1.2.1.1.Ngân hàng thương mại cổ phần có chức năng:

- Chức năng tạo tiền:

+ Chức năng này được ngân hàng thực hiện khi khách hàng sử dụng chứng thư của
ngân hàng để chi trả các khoản vay của mình. Trong nền kinh tế công nghệ phát
triển hiện nay, chức năng này của ngân hàng được vận dụng khá phổ biến.

+ Với chức năng này, Ngân hàng thương mại cổ phần sẽ làm tăng tổng phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế. Từ đó đáp ứng được nhu cầu thanh toán, chi trả của xã
hội. Khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do Ngân hàng Trung
ương phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng đó là lượng tiền ghi sổ do
ngân hàng thương mại cổ phần tạo ra.

- Chức năng cung cấp các dịch vụ khách hàng của ngân hàng:

+ Ngoài những chức năng chính trên, chức năng dễ thấy nhất chính là các dịch vụ
ngân hàng đang cung cấp. Dịch vụ này rất đa dạng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của
cá nhân và doanh nghiệp khá tốt. Các dịch vụ kể đến như: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ
vay tiêu dùng, dịch vụ mua bán ngoại tệ, chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay

7
thương mại, cung cấp tài khoản giao dịch, cung cấp dịch vụ ủy thác, tư vấn tài
chính.

1.2.2.Ngân hàng chính sách có chức năng:

- Ngân hàng Chính sách xã hội được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ
dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền
gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.

- Ngân hàng Chính sách xã hội có mô hình và mạng lưới hoạt động từ trung ương
đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính, được tổ chức theo ba
cấp: hội sở chính ở trung ương, chi nhánh ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương và phòng giao dịch ở cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh. Ở mỗi
cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Cách tổ chức như vậy
là để thực hiện chủ trương xã hội hóa, dân chủ hóa, thực hiện công khai, minh bạch
hoạt động tín dụng chính sách.
- Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho
vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính
quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các
hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

1.2.3.Ngân hàng hợp tác xã có chức năng:

Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp
tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc
hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt
động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành
viên là các quỹ tín dụng nhân dân."

1.2.4.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có chức năng:

+ Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước
+ Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán
1.2.4.1.Công ty tài chính có chức năng:

8
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế. Nó cho phép sử dụng
triệt để các nguồn vốn mà các công ty này đang nắm giữ. Đồng thời nó còn huy
động thêm một lượng vốn quan trọng trong nền kinh tế vào quá trình lưu thông
hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế, cùng với các định chế khác hoạt động kinh doanh
tiền tệ của các định chế phi tài chính này làm phong phú thêm thị trường tài chính,
làm sôi động thị trường tài chính tạo ra nguồn vốn lớn làm cho các doanh nghiệp để
mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương:
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ông luôn hướng về việc làm thế nào tạo ra
một thị trường tiền tệ hoàn hảo hơn, trong đó có nhiều chủ thể cung ứng vốn cho
nền kinh tế trên cơ sở khai thác các nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế, để cuối
cùng có được một chính sách lãi suất hợp lý nhất.

- Đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn với chi phí thấp nhất.

- Khai thác được mọi nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

1.2.4.2.Công ty cho thuê tài chính có chức năng:

- Hình thức tài trợ vốn có độ an toàn cao cho các doanh nghiệp. Với tên gọi là cho
thuê tài chính thì những tài sản của bên cho thuê vẫn sẽ thuộc quyền sử dụng của
người cho thuê, chính vì vậy mà người cho thuê có chủ động linh hoạt trong việc
cho nhiều người cùng thuê loại tài sản này để thu lại lợi nhuận.

- Công ty cho thuê tài chính đã góp phần giải quyết cho nhiều daonh nghiệp đang
gặp khó khăn về tài chính nhưng có điều kiện được kinh doanh. Từ đó góp phần
làm cho nền kinh tế được phát triển.

1.2.2.Tổ chức tài chính vi mô có chức năng:


- Hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân
hàng một cách thuận tiện và phù hợp.
1.2.3.Quỹ tín dụng nhân dân có chức năng:
+ Điều hoà vốn trong hệ thống.
+ Cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho Quỹ tín dụng thành viên.
+ Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

9
+ Thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống QTDND do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có chức năng:
+ Thực hiện trao đổi ngoại tệ: đây là một trong những loại dịch vụ ngân hàng đầu
tiên. Sự trao đổi này rất quan trọng đối với du khách vì họ cần phải sử dụng đồng
tiền bản xứ nơi du lịch một cách thường xuyên.
+ Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: là cho vay đối với doanh nhân –
những người bán các khoản nợ phải thu của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền
mặt.
1.2.4.Văn phòng đại diện có chức năng:
+ Thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan chức
năng cấp phép trên địa bàn hoạt động theo pháp luật hiện hành.
+ Thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo
đúng quy định của nhà nước.
+ Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định riêng của doanh
nghiệp.
+ Thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và
chiến lược phát triển của cơ sở hàng năm.
+ Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
1.3. Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính- Ngân hàng
- Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính tại các trường Đại học, sinh viên hoàn toàn có
thể ứng tuyển cho các vị trí như: giao dịch viên ngân hàng, nhân viên phân tích tài
chính, nhân viên tư vấn đầu tư, nhân viên kế toán - kiểm toán, nhân viên thu mua
thu, nhân viên định giá,....
1.4. Những yêu cầu chung của các nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp
ngành ngành Tài chính- Ngân hàng
1.4.1.Về kiến thức:
- Có khả năng ngoại ngữ đủ để giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp trong công ty
nước ngoài và đọc hiểu tài liệu, viết báo cáo tài chính.
- Có khả năng tin học văn phòng thành thạo sẽ là công cụ đắc lực, hỗ trợ công việc
nhanh chóng và dễ dàng hơn.

10
- Khả năng tính toán, tư duy logic và khả năng phân tích, đánh giá nhanh nhạy sẽ
giúp ích rất nhiều cho công việc của họ.
1.4.2.Về kỹ năng:
- Có kỹ năng phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đảm bảo công
việc, đưa ra quyết định đúng đắn.,nhanh nhạy nắm bắt, cập nhật kịp thời để trụ vững
trong nghề cũng như nâng cao cơ hội phát triển sự nghiệp hơn.
- Kỹ năng giao tiếp của nhân viên tài chính ngân hàng thể hiện ở việc biết tiến, lui
đúng thời điểm và nhẹ nhàng, mềm mỏng, kiên quyết khi cần thiết để thực hiện giao
dịch, thuyết phục đối tác.
1.4.3.Về thái độ:
- Phải có sự quyết tâm, kỹ luật trong công việc để nỗ lực vượt qua bất kỳ trở ngại
nào trong hành trình từ một nhân viên trở thành nhà quản lý giàu kinh nghiệm, đạt
được thành công, ngay cả phải phải làm thêm giờ hay phải hy sinh sở thích cá nhân.
- Thái độ phải nghiêm túc, quyết đoán để đưa ra quyết định nhanh chóng, không bỏ
lỡ một giao dịch hay đánh mất một khách hàng thì nhân viên tài chính ngân hàng
phải cân nhắc đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.
- Linh hoạt và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng là kỹ năng rất được nhà
tuyển dụng nhân viên tài chính ngân hàng săn đón. Đặc biệt, đối với việc đầu tư và
quản lý tài chính, để không bỏ lỡ một giao dịch hay đánh mất một khách hàng thì
nhân viên tài chính ngân hàng phải cân nhắc đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp
thời. Chính vì vậy, dựa trên kiến thức chuyên môn vững chắc, họ cần linh hoạt và
quyết đoán đưa ra quyết định chính xác nhất có thể.
CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
2.1. Vị trí công việc theo nguyện vọng của bản thân sinh viên sau khi tốt nghiệp
2.2. Kế hoạch học tập của bản thân
HỌC Mục tiêu Môn học quan trọng Các khóa đào tạo Yêu cầu/tiến độ về
KỲ (Về kiến thức, Kỹ bổ trợ/kinh nghiệm ngoại ngữ, tin học,
năng, …) cần tích lũy kỹ năng xã hội

1 -Điểm trung -Tiếng anh - Khóa về trung tâm - IELT: 0-1.0


bình>=8 -Toán cao cấp ngoại ngữ - Hoàn thành kỹ

11
- Kỹ năng xã hội -Kinh tế vi mô - Kỹ năng: Học bậc năng
-Pháp luật đại cương đại học
2 -Điểm trung - Tiếng anh - Khóa về trung tâm -IELT: 1.0-2.0
bình>=7 - Toán tài chính ngoại ngữ - Hoàn thành kỹ
- Kỹ năng xã hội - Phương pháp nghiên cứu -Kỹ năng: giao tiếp, năng
khoa học lãnh đạo, làm việc
nhóm

3 - Điểm trung - Tiếng anh - Khóa về trung tâm -IELT: 2.0-3.0


bình>=7 - Kinh tế xã hội Đông ngoại ngữ -Hoàn thành kỹ năng
- Kỹ năng xã hội Nam bộ - Kỹ năng:Pr, đàm
- Tư duy biện luận ứng phán, thuyết phục
dụng - Đi làm thêm cơ sở
- Kinh tế tuần hoàn ngành
- Tài chính quốc tế
4 -Điểm trung - Tiếng anh - Khóa về trung tâm -IELT: 3.0-4.0
bình>=8 - Kế toán ngoại ngữ -Phát triển kỹ năng
- Kỹ năng chuyên - Quản trị học - Khóa về trung tâm xã hội, chuyên ngành
ngành - Kinh tế phát triển tin học -Hoàn thành tin học
- Kỹ năng tin học - Đi làm thêm cơ sở
ngành

5 -Điểm trung - Tiếng anh - Khóa về trung tâm -IELT: 4.0-5.0


bình>=7 - Thanh toán quốc tế ngoại ngữ -Phát triển kỹ năng
- Kỹ năng chuyên - Thuế - Đi làm thêm xã hội, chuyên ngành
ngành - Kinh tế lượng chuyên ngành
- Nghiên cứu khoa
học
6 -Điểm trung - Tiếng anh - Khóa về trung tâm -Thi IELT 5.0
bình>=7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh ngoại ngữ -Phát triển kỹ năng
- Kỹ năng chuyên - Lịch sử - Đi làm thêm xã hội, chuyên ngành

12
ngành - Kế toán chuyên ngành
- Nghiên cứu khoa
7 -Điểm trung - Ứng dụng công nghệ - Đi làm thêm -Dự phòng cho ngoại
bình>=7 trong ngân hàng chuyên ngành ngữ
- Kỹ năng chuyên - Quản trị - Chương trình -CLB: Chuyên
ngành - Tài chính Đoàn:Mùa hè xanh ngành
8 -Điểm trung - Thực tập tốt nghiệp - Đi làm thêm -Dự phòng cho ngoại
bình>=7 - Phân tích Báo cáo tài chuyên ngành ngữ
- Kỹ năng chuyên chính - Chương trình hội -CLB: chuyên ngành
ngành - Định giá tài sản SV:SV 5 tốt
- Xếp hạng tín dụng

13

You might also like