You are on page 1of 7

Ôn tập lý thuyết tài chính tiền tệ

Chương 1:Những vấn đề cơ bản về tiền tệ


1. Các hình thái của tiền tệ
+ Hoá tệ : - Hoá tệ không phải kim loại
-Hoá tệ kim loại
+ Tín tệ: tín tệ kim loại
Tín tệ giấy
+Bút tệ
+ Tiền điện tử
 Ưu và nhược điểm của hình thái tiền tệ
* Hoá tệ
 Hóa tệ phi kim loại:
– Ưu điểm: Những hàng hóa được chọn làm tiền tệ có giá trị sử dụng cần thiết
chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu và mang tính chất phổ biến, đặc trưng
cho địa phương, khu vực diễn ra trao đổi.

– Bất lợi: Không đồng nhất; Dễ hư hỏng; Khó phân chia hay gộp lại; Khó bảo
quản cũng như vận chuyển; Mang tính khu vực, địa phương…

 Hóa tệ kim loại: Vàng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

– Ưu điểm (vàng): Là kim loại quý hiếm, được chấp nhận rộng rãi; Bền; Giá trị
cùa vàng ổn định trong thời gian dải.

– Nhược điểm (vàng): Quý hiếm; Giá trị lớn (bất lợi trong trao đổi nhỏ); Vận
chuyển cồng kềnh, không an toàn, tốn phí; Sẽ hạn chế dùng vào công dụng khác
(VD: làm đồ trang sức)

 Tín tệ:
– Ưu điểm (tiền giấy): Nhẹ, dễ vận chuyển và cất trữ; Có đầy đủ mệnh giá;
Chính phủ tốn ít chi phí sản xuất.

– Nhược điểm: Không bền; Khá cồng kềnh khi giao dịch lớn; Tốn chi phí vận
chuyển và dễ gặp rủi ro; Có thể bị làm giả; Dễ rơi vào tình trạng bất ổn (đồng
tiền bị mất giá)

 Bút tệ:
Ưu điểm: An toàn, dễ vận chuyển, bảo quản
– Tiền tín dụng: phổ biến là lệnh thanh toán bằng séc

SÉC:

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí giao dịch; Nhanh, đơn giản và an toàn; Thuận lợi khi
giao dịch lớn.

Nhược điểm: Mất thời gian vận chuyển séc, kiểm tra tính hợp pháp của séc..nên
không phù hợp khi cần thanh toán nhanh; Tốn kém chi phí xử lý chứng từ

– Tiền điện tử

Ưu điểm: Giúp cho việc thanh toán trở nên đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng, tốn
ít chi phí mà lại an toàn.

Nhược điểm :Tuy có nhiều tiện ích nhưng để sử dụng cần một khoảng thời gian
dài để đưa vào ứng dụng phổ biến, rộng rãi.

2. Bản chất và chức năng tiền tệ


+ Khái niệm tiền tệ: Là bất cứ phương tiện, được thừa nhận là phương tiện thanh
toán, trao đổi
+Chức năng của tiền tệ:
- Chức năng phương tiện trao đổi
- Chức năng đo lường giá trị
- Chức năng phương tiện cất trữ giá trị( tích luỹ)

*Chức năng phương tiện trao đổi :

 là chức năng đầu tiên, cổ điển nhất và thông dụng nhất phản ánh vì sao
tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá
 Đặc điểm:
- Có thể dùng tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản là môi giới trung gian chứ
không phải là mục đích
- Có sức mua ổn định
- Có đủ khối lượng và chủng loại lớn nhỏ
 Ý nghĩa
- Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế
- Tạo thuận lợi cho các giao dịch
- Giảm thời gian giao dịch
- Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội
 LIÊN HỆ VỚI VND
Tiền đã có mặt trong mọi giao dịch của nền kinh tế.Tuy nhiên sự trao đổi
trong nền kinh tế có khi chưa theo đúng tín hiệu của thị trường, mang
nặng sự can thiệp của nhà nước
*Chức năng đo lường giá trị

 Tiền tệ trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả
các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế
 Đặc điểm
- Tiền phải có đầy đủ giá trị
- Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả
- Khi thực hiện chức năng định giá, chỉ cần tiền tưởng tượng
 Ý nghĩa
- Làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hoá rất nhiều
- Giúp doanh nghiệp có thể hoạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để chọn hướng đầu tư thích
hợp
- Ở vĩ mô, nó vận dụng để tính toán tổng mức GDP,GNP trong từng thời kỳ
đánh giá hiệu quả của nền kinh tế
 LIÊN HỆ VNĐ

*Chức năng tích luỹ

 Khả năng mà tiền dự trữ sức mua qua thời gian( tiền rút khỏi lưu thông đi
vào cất trữ)-tiền được sử dụng khi mà người ta muốn tách rời thời gian
nhận thu nhập và thời gian tiêu dùng
 Đặc điểm
- Cs thể dự trữ giá trị bằng tiền vàng
- Có thể dự trữ tiền bằng dấu hiệu hoặc gửi tiền vào ngân hàng với điều
kiện đồng tiền ổn định
 Ý nghĩa
- Điều tiết lưu thông tiền tệ
- Để tập trung nguồn vốn nhàn rỗi vào các tổ chức tín dụng( ngân hàng) tạo
điều kiện cho vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
 LIÊN HỆ VNĐ

3.Khối tiền tệ

* Khối tiền tệ M1( tiền giao dịch)- có tính lỏng cao

- Trực tiếp làm phương tiện lưu thông và thanh toán trong nền kinh tế

- Gồm:+ Tiền mặt lưu hành

+ Tiền gửi không kỳ hạn


* Khối tiền tệ M2 ( mở rộng hay chuẩn tệ: tiền gửi ngân hàng, tiền gửi định kỳ)

- Làm gia tăng hay giảm khả năng tiền mặt của các ngân hàng

- Gồm: + M1

+ Tiền gửi có kỳ hạn

+ CHứng chỉ tiền gửi

+ Tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ

* Khối tiền tệ M3

Gồm: M2

+ Tiền gửi khác: trái phiếu ngắn hạn, các hối phiếu

* Khối tiền tệ L

Gồm: M3

+ Các loại chứng khoán khả nhượng

4. Cung tiền tệ

* Cách tạo tiền của các chủ thể ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại

Các NHTM và tổ chức tín dụng tạo tiền chuyển khoản theo cơ chế tạo tiền trong
toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khối lượng tiền các tổ chức này cung ứng được tạo
ra trên cơ sở lượng tiền dự trữ nhận từ ngân hàng trung ương và qua các hoạt
động nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân
hàng
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về tài chính

1. Sự ra đời và phát triển của tài chính


Sự ra đời của tài chính gắn với sự xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước.
Khi lực lượng sản xuất đã phát triển với một trình độ khá cao. Trong xã hội
cộng sản nguyên thủy, lực lượng sản xuất chưa phát triển, của cải làm ra được
phân phối bình đẳng giữa các thành viên và chưa có sự tích lũy để tái sản xuất.

Nhà nước -˃ Bắt buộc đóng góp -˃ Hình thành quỹ tiền tệ ngân hàng-˃ Tạo
lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ nhà nước-˃ nảy sinh quan hệ tài chính

2. Bản chất và chức năng tài chính


- Khái niệm tài chính : là một phạm trù kinh tế khách quan, nó thuộc phạm
trù phân phối- quan hệ phân phối được thực hiện dưới hình thức giá trị, ra
đời và phát triển
- Chức năng phân phối: là phân phối giá trị dưới hình thái tiền tệ. Các quỹ
tiền được hoàn thành và sử dụng với những mục đích nhất định.
 Đối tượng phân phối: tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội
 Chủ thể : + Người có quyền sở hữu
+ Người có quyền sử dụng ( đi vay)
+ Người có quyền lực chính trị( chính phủ)
 Kết quả: hình thành các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội
- Phân phối tài chính gồm:pp lần đầu và pp lại
 PHÂN PHỐI LẦN ĐẦU
- Là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và
dịch vụ cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật
chất hay thực hiện các dịch vụ
- Chủ thể: doanh nghiệp, họ sản xuất…
- Kết quả:
+ Quá trình pplđ giá trị sản phẩm xã hội chỉ mỡi được chia thành những
thu nhập cơ bản
+ Một phần để bù đắp những chi phí vật chất để tiêu hao trong quá trình
sản xuất hoặc tiến hành dịch vụ
+ Một phần hoàn thành quỹ tiền lương của đơn vị để trả lương cho người
lao động
+Một phần góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm
+ Một phần là thu nhập dành cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tn
 PHÂN PHỐI LẠI
- Là tiếp tục pp những phần thu nhập cơ bản được hình thành trong pplđ ra
phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhu cầu tích luỹ và tiêu dùng của các chủ
thể trong xã hội
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo cho lĩnh vực không sản xuất có nguồn tài chính để tồn tại, duy
trì hoạt động và phát triển
+ Tác động tích cực tới việc chuyên môn hoá và phân công lđxh trong
lĩnh vực sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy lực lượng
sản xuất xã hội phát triển với tốc độ cao và bền vững
+ Góp phần thực hiện công bằng xã hội trong pp thông qua biện pháp điều
tiết bớt thu nhập cao và nâng đỡ thêm thu nhập thấp

- Nguồn tài chính: là các khoản tiền, khoản vốn của các hộ gđ, các dn, nhà
nước, từ đâu mà có, tức là nguồn gốc các khoản tiền, vốn,tài sản của các
chủ thể được hình thành từ nguồn nào?

3. Hệ thống tài chính

* Thị trường tài chính : là nơi cung cấp các công cụ, phương tiện để các chủ
thể tham gia trao đổi, mua bán vốn với nhau một cách thuận lợi

* Các chủ thể tài chính:

 Tài chính công( nhà nước)


- Đây là bộ phận tài chính quan trọng được đặc trưng bằng quỹ tiền tệ của
hệ thống chính quyền nhà nước ở các cấp gắn liền với việc thực hiện các
chức năng nhà nước
 Tài chính doanh nghiệp
- Bảo đảm huy động vốn và phân phối vốn một cách hợp lý cho các nhu
cầu sản xuất kinh doanh
- Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả
- Phân phối thu nhập của doanh nghiệp theo quy định của nhà nước
- Kiểm tra mọi quá trình vận động cả các nguồn tài chính trong doanh
nghiệp…
 Tài chính trung gian
- Ngân hàng, quỹ tín dụng
- Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng
 Tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình
- Tài chính các tổ chức xã hội
- Tài chính hộ gđ
Chương 3: Tài chính công

You might also like