You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
BỘ MÔN KINH TẾ VI MÔ
___________________

TIỂU LUẬN
“TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM
NĂM 2020-2022”
1. NGUYỄN TRƯỜNG AN 31221021727
2. ĐỖ TIẾN ĐẠT 31221026269
3. HUỲNH ĐOÀN THƯ 31221023015
4. NGUYỄN ANH THƯ 31221023540
5. PHAN TRẦN THẢO VY 31221024807
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THANH TRIỀU
Lớp: BC7
Sinh viên thực hiện: NHÓM 6
Tp. Hồ Chí Minh, 2022

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………02
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………
Chương 1: Tổng quan về trái phiếu, thị trường trái phiếu…
04
1. Trái phiếu………………………………………………….
04
1.1 Khái niệm…………………………………………….04
1.2 Những đặc trưng của trái phiếu………………………
04
1.3 Đặc điểm cơ bản của trái phiếu………………………
04
1.4 Phân loại trái
phiếu…………………………………...04
1.5 Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt
Nam…………..05
2. Thị trường trái
phiếu……………………………………….06
2.1 Khái niệm…………………………………………….06
2.2 Phân loại thị trường trái
phiếu………………………..07
2.3 Vai trò của thị trường trái
phiếu……………………....07
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam………
07
1. Thị trường trái phiếu chính
phủ…………………….......07
1
2. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương…………
13
3. Thị trường trái phiếu công
ty……………………….......14
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt
Nam hiện
nay…………………………………………………………18
1. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp………………………..18
2. Thị trường trái phiếu chính
phủ…………………………....20

PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………


21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………..22
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Thế giới đang trải qua kỷ nguyên 4.0 với sự tập trung vào công nghệ kỹ
thuật số lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua
Internet vạn vật. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, tại các quốc
gia thị trường trái phiếu cũng ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng
của mình trong nền kinh tế thị trường . Thích ứng với xu thế toàn cầu đã và đang
tạo dựng cho Việt Nam nhiều cơ hội phát tiềm năng thị trường trái phiếu và thu
hút thêm nhiều nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2011 đến nay, thị trường trái phiếu
đã phát triển vượt bậc, đáp ứng yêu cầu huy động vốn của Chính Phủ, chính
quyền địa phương, các ngân hàng chính sách và doanh nghiệp. Các nhà kinh tế
hiện nay đang rất quan tâm đến vấn đề huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp,
nhất là thị trường chứng khoán vốn còn được xem là: “hàn thử biểu” đo “sức

khoẻ” của nền kinh tế Thời gian trước đây, nhà đầu tư chỉ tập trung vào dẫn
vốn thị trường cổ phiếu mà chưa đặc biệt quan tâm đến việc phát riển thị trường
trái phiếu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, với khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
của thị trường trái phiếu được ban hành đầy đủ, đồng bộ từ cấp Luật, Nghị định
đến Thông tư hướng dẫn của nhà nước, chính phủ mà trái phiếu và thị trường

2
trái phiếu đang dần trở thành một vấn đề rất được quan tâm trong nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2012-2017, phần lớn trái phiếu quốc tế của Việt Nam là do
chính phủ phát hành với tỷ trọng hơn 70% qua các năm. Thậm chí năm 2017,
gần như 100% trái phiếu quốc tế đang lưu hành của Việt Nam là trái phiếu chính
phủ. Tuy nhiên, xu hướng này đã đảo chiều từ năm 2018 trở lại đây. Tỷ trọng
huy động vốn quốc tế của chính phủ giảm dần qua các năm, từ 75% năm 2018
xuống chỉ còn 28% năm 2021. Trong khi đó, các tổ chức tài chính và phi tài
chính đã dần trở thành nhà phát hành chủ yếu của Việt Nam trên thị trường trái
phiếu quốc tế. Giới thiệu đề tài trên chúng tôi tin rằng việc nắm bắt, hiểu rõ về
thị trường trái phiếu Việt Nam đang biến đổi không ngừng là cần thiết, cũng như
hỗ trợ thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho những cá nhân và tập thể đang
nuôi dưỡng những kế hoạch kinh doanh, những công dân hội nhập toàn cầu,
những nhà hoạch định chính sách vốn trong tương lai. Thêm vào đó đề tài
nghiên cứu “ thị trường trái phiếu tại Việt Nam” có thể trở thành công cụ hỗ trợ
đắc lực cho những doanh nghiệp đã thành lập và đang phát triển, giúp họ đưa ra
những chính sách, chiến lược dẫn vốn một cách hiệu quả từ kênh dẫn vốn ngày
càng lớn mạnh này để phát triển đúng định hướng đề ra trong những giai đoạn
tiếp theo.

Hơn hết, thông qua tiểu luận “ Tìm hiểu thị trường trái phiếu tại Việt Nam”,
chúng tôi hy vọng rằng đọc giả có cái nhìn chung nhất về thị trường trái phiếu
tại Việt Nam thông qua những thông tin và số liệu mang tính khách quan trong
được tham khảo từ những nguồn đáng tin cậy.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tiểu luận tập trung nghiên cứu thị trường trái phiếu tại Việt Nam vài năm
gần đây (2020-2022) dựa trên số liệu tổng hợp từ các nguồn dữ liệu.

3. Phương pháp nghiên cứu:


Để làm rõ nội dung đề tài, tiểu luận sử dụng một phương pháp nghiên cứu
sau: thu thập số liệu, tổng hợp làm cơ sở thực tế cho nội dung, phương pháp
đánh giá nhằm làm rõ vấn đề và kiến nghị một số giải pháp giải quyết đề tài tiểu
luận

4. Tóm tắt nội dung tiểu luận:


Bài tiểu luận bao gồm các phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
 Chương 1: Tổng quan về trái phiếu, thị trường trái phiếu
 Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam
 Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

3
Phần 3: Kết luận
Phần 4: Danh mục tài liệu tham khảo

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: Tổng quan về trái phiếu, thị trường trái phiếu
1. Trái phiếu:
1.1 Khái niệm:

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của nhà phát hành phải trả cho
người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu),
trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

1.2. Những nét đặc trưng của trái phiếu:

Bản chất trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy trong trường hợp doanh nghiệp
bị phá sản thì cổ phần của công ty trước hết phải được thanh toán cho những

4
người nắm giữ trái phiếu trước như một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái
phiếu, cổ phần mới được chia cho các cổ đông.
1.3. Những đặc điểm cơ bản của trái phiếu:
Trái phiếu hay trái chủ đều có thể được mua bởi bất kỳ cá nhân, doanh
nghiệp hay chính phủ. Trên trái phiếu được ghi tên trái chủ gọi là trái phiếu ghi
danh, còn không được ghi tên thì gọi là trái phiếu vô danh.
Nếu nhà phát hành trái phiếu là doanh nghiệp thì gọi là trái phiếu doanh
nghiệp. Nếu một tổ chức chính quyền công phát hành thì gọi là công trái hay trái
phiếu chính phủ, còn do kho bạc nhà nước phát hành thì gọi là trái phiếu kho
bạc.
Phía cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Bên phía trái chủ
không chịu bất kì trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay từ người vay. Và nhà
phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán theo đúng như số nợ đã cam kết trong
hợp đồng cho vay.
Nguồn thu của trái phiếu đem lại là tiền lãi, đây là khoản thu cố định theo kỳ
và nó không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của nhà phát hành.

1.4 Phân loại trái phiếu:


Việc phân loại trái phiếu sẽ theo các tiêu chí khác nhau như: Người phát
hành, lợi tức, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu.

Phân loại theo người phát hành


Trái phiếu của Chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động nguồn
tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của Chính phủ. Chính phủ luôn được xem là nhà phát hành có uy tín nhất
trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít
rủi ro nhất.
Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu được các doanh nghiệp nhà
nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành ra thị trường
nhằm tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: Với mục đích nhằm tăng
thêm vốn hoạt động.

Phân loại lợi tức trái phiếu


Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo
một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức
được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến
đổi theo một lãi suất tham chiếu.
Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không
nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và
được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

5
Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu đảm bảo bằng việc người phát hành
dùng tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành
mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi
lại số tiền nhà phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số
loại sau:
+ Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là trái phiếu bảo đảm bằng việc nhà phát hành
cầm cố tài sản có giá trị để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thông thường giá
trị của tài sản cầm cố sẽ lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành,
nhằm đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
+ Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo
đảm bằng việc người phát hành đem ký quỹ sổ chứng khoán dễ chuyển nhượng
để làm tài sản bảo đảm mà mình sở hữu.
Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm
vật bảo đảm làm minh chứng bảo đảm uy tín cho người phát hành.

Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu


Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua trong sổ sách
của nhà phát hành. Người giữ trái phiếu là người sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua trong sổ
sách của nhà phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi từ trái phiếu vô
danh.

Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu


Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần, trái chủ
có quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể
về thời gian cũng như tỷ lệ khi mua trái phiếu.
Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho
phép trái chủ có quyền được mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành có quyền
mua lại một phần hay toàn bộ trước khi đến hạn thanh toán.

1.5. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng:


 Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
 Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,
đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các
khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
 Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt
chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

6
 Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về
điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
đầu tư và các điều kiện khác;
 Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công
chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
 Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế mà chưa được xóa án tích;
 Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín
nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:
+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn
500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ
gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm
toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ
chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được
soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc
+ Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán
lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong
các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo
cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành
là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ
chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản
phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
 Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ
thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
(Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019, Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-
CP)
2. Thị trường trái phiếu:
1.1. Khái niệm :
Thị trường trái phiếu là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán trái
phiếu giữa các nhà đầu tư, tổ chức phát hành hoặc trung gian môi giới.
2.2 Phân loại thị trường trái phiếu:
Có nhiều cách phân loại trái phiếu hiện nay:

 Dựa theo người phát hành: Có trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh
nghiệp, trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính.
 Dựa theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu vô danh, trái phiếu ghi danh.
 Dựa theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có
thể mua lại và trái phiếu được phép chuyển đổi thành cổ phiếu.
 Dựa theo lợi tức: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất bằng
không và trái phiếu có lãi suất thả nổi.
 Dựa theo độ đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo và trái phiếu không
có đảm bảo.
7
Tùy theo mỗi cách phân loại mà trái phiếu sẽ có những đặc điểm khác nhau,
quyền lợi đối với trái chủ cũng không giống nhau. Khi thực hiện phân loại như
thế này, nhà đầu tư sẽ hình dung cụ thể hơn về trái phiếu cũng như nắm được
những tính chất quan trọng, để trong quá trình đầu tư trái phiếu có thể khai
thác tối đa lợi ích của nó.

2.3 Vai trò thị trường trái phiếu:


Ở các thị trường phát triển, lâu nay, trái phiếu là kênh huy động vốn hữu
hiệu, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng truyền thống cho các doanh nghiệp.
Trái phiếu cũng là sản phẩm đầu tư hấp dẫn thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư
cũng như tổ chức, qua đó nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh
tế.Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh thu hút vốn quan trọng
của thị trường vốn Việt Nam. Việc phát triển kênh trái phiếu một mặt giúp
doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn đa dạng, giảm phụ thuộc vào
tín dụng truyền thống.

Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam


1. Thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ

Thị trường trái phiếu chính phủ được hình thành vào năm 2009, sau 12 năm
đi vào hoạt động thì TPCP được đánh giá khá cao trong vai trò trở thành kênh
huy động vốn trung và dài hạn giữ vai trò quan trọng trong ngân sách nhà nước.

1.1. Thị trường trái phiếu chính phủ ở những giai đoạn trước (2011 –
2018)

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2018, trên cơ sở về khung khổ pháp lý được
ban hành một cách đồng bộ, những hoạt động của thị trường trái phiếu này đã
được tiến hành một vài cải cách căn bản quy trình tổ chức phát hành, sản phẩm
hàng hóa. Niêm yết, giao dịch, lưu ký và cơ sở nhà đầu tư. Tổng khối lượng
TPCP phát hành đạt 1.972 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn này và tính bình quân
khoảng 220 nghìn tỷ đồng/năm, đã đáp ứng được 60-70% tổng khối lượng số
vốn huy động cho NSNN hàng năm.

Về sản phẩm, hàng hóa: Giai đoạn trước năm 2014 TPCP được phát hành chủ
yếu với kỳ hạn ngắn(dưới 10 năm). Từ năm 2014, kỳ hạn phát hành được kéo
dài hơn nhằm kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ TPCP, đến năm 2015
thì kỳ hạn phát hành lên tới 20-30 năm, trong các năm 2017,2018 thực hiện nghị
quyết số 25/2016/QH4 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn
2016-2020 thì tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên và phát
hành tín phiếu kho bạc là không được phép. Đi đôi với sự kéo dài kì hạn phát
hành thì bình quân quy mô của một mã TPCP cũng đang dần được cải thiện.

8
Về phương thức phát hành: Trong giai đoạn từ 2011-2018 phương thức đấu
thầu là phương thức chủ yếu được phát hành. Để triển khai các sản phẩm trái
phiếu mới lần đầu ra thị trường( trái phiếu không trả lãi định kì, trái phiếu có kì
hạn 20,30 năm). Đồng thời thì kho bạc nhà nước cũng tổ chức một phiên phát
hành với hình thức bảo lãnh phát hành trước khi quyết định đưa vào tổ chức để
đấu thầu.

Còn thị trường thứ cấp ở giai đoạn này thì từng bước phát triển và khối lượng
mà trái phiếu được giao dịch thì tăng dần qua các năm, bình quân khối lượng
TPCP giao dịch trên thị trường thứ cấp rơi vào khoảng 9000 tỷ đồng/phiên.
Hướng mà giao dịch trên thị trường cải thiện là tăng dần tỷ trọng giao dịch repo
và giảm tỷ trọng giao dịch outright; vào năm 2018 thì tỷ lệ giao dịch outright
giảm từ 90% khối lượng giao dịch xuống 48% so với năm 2011.

Về phương thức thanh toán: Trong giai đoạn từ 2011-T7/2017, tiền giao dịch
TPCP được thực hiện theo phương thức thanh toán bù từ đa phương qua Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV) thời gian thanh
toán là T+1, còn từ tháng 8/2017 thì tiền giao dịch TPCP được thực hiện theo
phương thức thanh toán trực tiếp với từng giao dịch qua Ngân hàng nhà nước
Việt Nam.

Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin trên thị trường thứ cấp từng bước được
cải thiện, thời gian từ khi tổ chức phát hành đến khi trá phiếu thực hiện giao dịch
được rút ngắn đáng kể từ T+10 ngày(năm 2009) xuống còn T+2 ngày( năm
2015)

Về hoạt động mua bán trao đổi: Trong giai đoạn này, Việc hoán đổi trái phiếu
được kho bạc nhà nước thực hiện với mục tiêu là cơ cấu lại nợ công và tăng
thanh khoản thị trường, khối lượng hoán đối vào khoảng 12.802 tỷ đồng.

Về nhà đầu tư: Trong giai đoạn từ 2014-2018, Bộ Tài chính đã tái cơ cấu cơ
sở các nhà đầu tư bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp theo hướng bền
vững thông qua giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần TPCP của những nhà đầu tư dài hạn,
9
tăng tỷ lệ nắm giữ TPCP của các nhà đầu tư dài hạn. Theo đó, trước năm 2016,
Nhà đầu tư chủ yếu trên thị trường TPCP là ngân hàng thương mại, tuy nhiên thì
tỷ lệ nắm giữ TPCP của ngân hàng thương mại ngày càng giam qua các năm
( năm 2015 là 76,7%, 55,4% ở cuối năm 2016; cuối năm 2017 là 52,7%; cuối
năm 2018 là 47,8%).Nắm giữ 1% của danh mục TPCP là nhà đầu tư nước ngoài.

1.2 Thị trường trái phiếu Chính Phủ trong những năm gần đây

10
Về kỳ hạn phát hành,

Trong năm 2020 toàn bộ khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành có kỳ hạn
từ 5 năm trở lên;

Lượng trái phiếu Chính phủ phát hành có kỳ hạn 10 năm trở lên có tỷ lệ
khoản 95%, kỳ hạn từ 20 năm trở lên chiếm tỷ lệ khoản 15%. Trung bình kỳ hạn
phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 là 13,94 năm (tăng 0,5 năm so với
năm 2019), góp phần kéo dài kỳ hạn còn lại của danh mục nợ trái phiếu Chính
phủ lên mức 8,42 năm vào thời điểm cuối năm 2020, cao hơn 1 năm so với mức
7,42 năm của năm 2019.

Trong năm 2021, tỷ trọng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành của các
kỳ hạn thay đổi không đáng kể so với năm 2020, kỳ hạn 15 năm và 10 năm vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất.

11
Về khối lượng phát hành

Trong năm 2019, có 48 phiên phát hành trái phiếu được Chính phủ Kho bạc
Nhà nước tổ chức, trong đó tổng khối lượng gọi thầu là 246.250 tỷ đồng, tổng
khối lượng tham gia dự thầu là 793.970 tỷ đồng; tổng khối lượng trúng thầu là
197.769 tỷ đồng.

Trong năm 2020, có 51 phiên phát hành trái phiếu được Chính phủ Kho bạc
Nhà nước tổ chức, trong đó tổng khối lượng gọi thầu là 419.000 tỷ đồng, tăng
70,2% so với năm 2019; tổng khối lượng trúng thầu là 323.953 tỷ đồng, tăng
63,8% so với năm 2019.

Trong năm 2021, có 50 phiên phát hành trái phiếu được Chính phủ Kho bạc
Nhà nước tổ chức, trong đó giá trị trúng thầu chạm mức 318,213 tỷ đồng, tỷ lệ
trúng thầu/gọi thầu đạt 74%. Tổng giá trị trúng thầu giảm 1.8% so với năm
2020.

1.3 Thị trường trái phiếu Chính Phủ trong năm nay
1.3.1. Kế hoạch và thực tế tính đến thời điểm hiện tại

Bảng kết hoạch đấu thầu và thực tế phát hành trái phiếu chính phủ

Trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại
có tiến độ thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng bám sát theo kế hoạch được đề
ra. Cụ thể là trái phiếu kỳ hạn 10 năm theo kế hoạch là 140 nghìn tỷ và đã thực
hiện được 117 nghìn tỷ (83%), trái phiếu kỳ hạn 15 năm theo kế hoạch là 150
nghìn tỷ và đã thực hiện được 66 nghìn tỷ (44%). Trái phiếu kỳ hạn 5 năm đều
không thể thực hiện được do gọi thầu thất bại.

12
1.3.2. Những thống kê quan trọng ở quý III năm 2022

Theo Báo cáo thị trường trái phiếu quý III – 2022, trong quý gần nhất năm
2022 (quý III), có tổng cộng 81 000 tỷ đồng trái biểu đã gọi thầu bao gồm: 5
năm (2,000 tỷ), 7 năm (2,000 tỷ), 10 năm (37,000 tỷ), 15 năm (36,000 tỷ), 20
năm (1,500 tỷ), 30 năm (2,500 tỷ). Giá trị trúng thầu là 45,649 tỷ đồng, tỷ lệ đặt
thầu/gọi thầu là 139.4%, tỷ lệ trúng thầu đạt 54.4%. Tổng giá trị TPCP phát
hành trong Quý III/2022 đạt 54% kế hoạch Quý và tính cả Quý I và Quý II, giá
trị TPCP trúng thầu đạt 29% kế hoạch phát hành năm 2022.

Khối lượng Trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành đáo hạn năm 2022 là
khoảng 40 nghìn tỷ đồng, tập trung nhiều vào 6 tháng đầu năm, trong đó Quý
I/2022 có 17,556 tỷ đồng TPCP đáo hạn, Quý II/2022 có 15,343 tỷ đồng TPCP

13
đáo hạn. Trong Quý III/2022, chỉ có 3,936 tỷ đồng TPCP đáo hạn vào tháng 7.
Trong Quý VI/2022, cũng chỉ có 2,809 tỷ đồng TPCP đáo hạn vào tháng 10.

2. Thực trạng thị trường trái phiếu địa phương

Đi đôi với sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường trái
phiếu chính quyền địa phương dần được hình thành để đáp ứng nhu cầu huy
động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, địa phương đầu tiên phát hành trái phiếu là thành
phố Hồ Chí Minh ( năm 2003), và tính đến hiện tại thì cũng có nhiều địa phương
phát hành trái phiếu.

Trong giai đoạn từ 2011-2018, trên thị trường sơ cấp thì tổng khối lượng mà
TPCQĐP phát hành là 35.384 tỷ đồng, bình quân khoảng 5.054 tỷ đồng/năm, đã
đáp ứng được phần nào nhu cầu huy động vốn cho ngân sách địa phương nhằm
mục đích đầu tư cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Về kế hoạch phát hành: Được căn cứ dựa trên dự toán thu chi ngân sách địa
phương hằng năm, kế hoạch vay và trả nợ hằng năm, trên cơ sở được Hội đồng
nhân dân phê duyệt, kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương sẽ
được UBND cấp tỉnh, thành phố công bố trước ngày tổ chức đấu thầy phát hành
năm ngày hoặc trước ngày tổ chức bảo lãnh phát hành 10 ngày làm việc, nhằm
để những nhà đầu tư đăng ký tham gia.Những thông tin về kế hoạch phát hành
trái phiếu chính quyền địa phương sẽ được công bố tại trang web của chính
quyền địa phương, tổ chức địa phương được ủa quyền phát hành hoặc Sở GDCK
nơi tổ chức đấu thầu.
Về phương thức phát hành: Phát hành trái phiếu theo phương thức bão lãnh
phát hành được nhiều địa phương chọn. Riêng một vào nơi như thành phố Hà
Nội, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thực hiện đấu thầu phát hành
trái phiếu tại HNX

14
Về giao dịch, thanh toán: Tương tự như TPCP, trái phiếu chính quyền địa
phương được giao dịch, thanh toán trên thị trường thứ cấp. Các nhà đầu tư mua
loại trái phiếu này sẽ chủ yếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, khối lượng giao dịch
khá hạn chế.
Năm 2019, Quốc hội đã phê duyệt 12.500 tỷ đồng tổng mức bội chi ngân sách
địa phương
Về tổ chức phát hành: Thành phố Hải Phòng là địa phương duy nhất phát
hành trái phiếu này để huy động vốn cho các nhiệm vụ chi của ngân sách địa
phương. 969 tỷ đồng khối lượng trái phiếu phát hành thành công, theo phương
thức bảo lãnh phát hành là kì hạn 5 năm, lãi suất phát hành đạt 4,3%/năm. Trái
phiếu sau khi phát hành sẽ được đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch tại HNX.
Về khối lượng thanh toán: Trong năm 2019, khối lượng trái phiếu mà chính
quyền địa phương được thanh toán là 7.655 tỷ đồng
Đến cuối năm 2019, quy mô thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
đạt 19.435 tỷ đồng, tương đương với 0,32% GDP thực hiện vào năm 2019.
Về giao dịch, niêm yết trên thị trường thứ cấp: Trên thị trường giao dịch
chứng khoán thì có 85% khối lượng trái phiếu chính quyền địa phương được
giao dịch,niêm yết. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trái phiếu chính quyền địa
phương còn hạn chế(39,82 tỷ đồng).

Đến cuối năm 2020, UBND TP.HCM đã phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu
chính quyền địa phương với mục đích cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển.
Từ năm 2021 đến năm 2022, thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
không có nhiều biến động.

3. Thực trạng thị trường trái phiếu công ty

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm
2000. Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế và những khuôn khổ pháp lý, từ
năm 2011 thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là từ
năm 2017 cho đến nay thì nó phát triển với tốc độ nhanh và đã trở thanh một
kênh huy động vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc kinh
doanh,sản xuất và giúp định hướng cho những nhà đầu tư tập trung vào các
khaorn đầu tư trung,dài hạn thay vì việc gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn như trước
kia; giúp doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng;
15
Giảm rủi ro cho các ngân hang thương mại trong việc huy động vốn trong thời
gian ngắn hạn để cho vay trong dài hạn,trung và quá trình huy động vốn trái
phiếu được diễn ra một cách công khai, minh bạch.

Trong giai đoạn từ năm 2011-2018 thì tổng khối lượng mà TPDN phát hành
là 643.524 tỷ đồng, bình quân khối lượng phát hành rơi vào khoảng 80.440 tỷ
đồng/năm, trong đó hình thức phát hành riêng lẻ là chủ yếu; Khối lượng phát
hành TPDN riêng lẻ trong giai đoạn này là 619,588 tỷ đồng, bình quân khoảng
77.448 tỷ đồng/năm và Khối lượng phát hành TPDN ra công chúng là khoảng
23.936 tỷ đồng, bình quân khoảng 3.000 tỷ đồng/năm.

Về kế hoạch phát hành: Có 1. 676 đợt đăng kí phát hành trái phiếu doanh
nghiệp tại thị trường trong nước ở giai đoạn này và có khối lượng đăng ký phát
hành là 1. 146.924 tỷ đồng.

Về sản phẩm, hang hóa: Ở thị trường TPDN, các sản phẩm từ 1 đến 15 năm;
kỳ hạn phát hành phổ biến là 2 năm, 3 năm, 5 năm phù hợp với chu kỳ thực hiện
các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Về lãi suất phát hành, Phương thức mà được nhiều các doanh nghiệp chọn là
phương thức thả nổi căn cứ vào lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng ở các NHTM
có vốn nhà nước cộng them biên độ từ 2% -4%/năm.

Về phương thức phát hành: Các doanh nghiệp chọn phương thức đại lý phát
hành là chủ yếu, ngân hang thương mại hoặc công ty chứng khoán đóng vai trò
tư vấn phát hành đồng thời cũng là đại lý phân phối trái phiếu và lưu ký trái
phiếu.

Về cơ sở nhà đầu tư: Ngân hang thương mại là nhà đầu tư sơ cấp TPDN chủ
yếu, thu mua phần lớn tổng khối lượng trái phiếu phát hành ( khoảng 40%-
45%), công ty chứng khoán( mua khoảng 35-40%) tổng khối lượng trái phiếu
phát hành còn số trái phiếu phát hành còn lại là do các tổ chức khác,các doanh
nghiệp bảo hiểm và nhà đầu tư cá nhân mua.

Hoạt động giao dịch và thanh toán: giao dịch thứ cấp đối với các doanh
nghiệp phát hành riêng rất hạn chế, Hầu hết các trái phiếu mà doanh nghiệp nắm
giữ đều đã đến ngày đáo hạn. Tổ chức đại lý phát hành thực hiện thanh toán trái
phiếu.

Thông tin về giao dịch của các TPDN đã phát hành còn hạn chế do những
thông tin về việc giao dịch trái phiếu chưa được chuyên trang thông tin tập hợp.

16
Biểu đồ Khối lượng TPDN phát hành và dư nợ giai đoạn 2011-2018

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến hết Quý I/2022, Có 960 doanh nghiệp phát
hành TPDN riêng lẻ với 4.312 đợt phát hành với giá trị hơn 1,4 triệu đồng, bình
quân đạt 304.000 tỷ đồng/năm; gấp 9 lần giai đoạn 2011-2015; tốc độ tăng
trưởng trung bình khoảng 48%/năm.Trong năm 2021, thị trường TPDN đạt cao
kỷ lục với tổng khối lượng phát hành là 639.766 tỷ đồng, tang 38,8% so với năm
2020( riêng trái phiếu riêng lẻ chiếm gần 95% tổng số phát hành, tang 38,8% so
với năm 2020; trái phiếu chào bán ra công chúng tang 11,8% so với năm 2020);
Trái phiếu phát hành ra công chúng không có tài sản đảm bảo chiếm 99% tổng
khối lượng phát hành. Quy mô của thị trường trái phiếu tính đến cuối năm 2021
là 8,2% GDP, tang 42,4% so với cuối năm 2020 riêng thị trường trái phiểu riêng
lẻ là 16,84%GDP, tăng 40,5% so với năm 2020.

Quý 1/2022, Tổng giá trị TPDN phát hành là 45.374 tỷ đồng, giảm 84,9% so
với quý trước, trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm 87% và trái phiếu phát hành
ra công chúng chiếm 13% tổng khối lượng phát hành. Tỷ lệ phát hành thành
công đạt 102,6%. Trong Quý 1, có tổng cộng 39,478 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ
đươc 40 doanh nghiệp phát hành, tang 67,2% so với cùng kỳ, giảm 86,0% so với
quý trước.Lĩnh vực phát hành TPDN tập trung chủ yếu vào bất động sản với sổ
doanh nghiệp là 338 và phát hành hơn 470.000 tỷ đồng ( chiếm 33%); 71 doanh
17
nghiệp phát hành về tín dụng, tài chính hơn 470.000 tỷ đồng( chiếm 31%);
thương mại, dịch vụ có 87 doanh nghiệp phát hành hơn 125.000 tỷ đồng; chứng
khoán có 68 doanh nghiệp phát hành hơn 36.000 tỷ đồng; hơn 64.000 tỷ đồng
thuộc lĩnh vực xây dựng được 79 doanh nghiệp phát hành…

Quý 2/2022, Tổng giá trị TPDN là 111.814 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng
kỳ(43,7%) nhưng so với Q1/2022 thì tang 71,9%( chủ yếu do yếu tố Tết Nguyên
Đán). Đà tăng trưởng của quý 2 đã giảm mạnh nếu đem so với mức tăng trưởng
của giá trị phát hành trong Q1/2022. Tỷ lệ phát hành thành công trong quý đạt
90,1%.Trong đó tỷ lệ phát hành trá phiếu riêng lẻ là 99,7% và trái phiếu phát
hành công chúng là 0,3%.Trong quý này, tổng cộng 111.514 tỷ đồng trái phiếu
riêng lẻ được phát hành từ 60 doanh nghiệp, tăng 88,5% so với quý trước và
giảm 40,0% svck. Lĩnh vực TPDN tập trung chủ yếu vào Tài chính-ngân
hàng(69,3%); Tập đoàn đa nghành(12,8%), bất động sản( 11,0%) và các nghành
khác (6,9%) tổng giá trị phát hành trái phiếu.

Từ năm 2021 đến 2022, nhà phát hành lớn nhất là các tổ chức tín dụng,
chiếm 40,2% trong tổng khối lượng trái phiếu phát hành. Các tổ chức tín dụng
cấp tín dụng cho khách hàng qua hình thức đầu tư TPDN ở mức cao, chiếm
khoảng 90% tổng số dư đầu tư TPDN của toàn hệ thống. Các ngân hàng tham
gia vào thị trường với vai trò vừa là nhà đầu tư TPDN vừa là chủ thế phát hành.
Tính đến tháng 12/2021, các tổ chức tín dụng có tổng số dư là 220.000 tỷ đồng
trên toàn hệ thống, tang 46.400 tỷ đồng( tăng 26,7%) so với cuối năm 2019, cao
hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống là 3,54%.

Một số vấn đề tiềm ẩn, phát sinh nhiều sai phạm:

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, thị trường TPDN trong thời gian qua đang
nổi lên một số vấn đề tiềm ẩn, đã phát sinh ra nhiều sai phạm, cụ thể:

Một là các doanh nghiệp đã cấu kết với một vài bộ phận, các đơn vị tư
vấn,đơn vị kiểm toán,đơn vị phát hành trái phiếu đã gian dối phát hành trái
phiếu, lách các quy định của pháp luật để huy động vốn một cách phi pháp, sử
dụng trái phiếu đã phát hành không đúng theo mục địch ban đầu của nó mà sử
dụng các trái phiếu đó để xử lý một vài vấn đề tài chính khẩn cấp và đảm bảo
thanh khoản cho công ty như: Đảo nợ ngân hàng, Chi hoa hồng để phục vụ huy
động vốn, thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn, đem đi đầu tư các hoạt
động kinh doanh khác… gây ra nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và an ninh. Tiền tệ
ngay khi họ bỏ tiền ra mua trái phiếu riêng lẻ này, vỉ bản chất doanh nghiệp đã
có dấu hiệu mất thanh khoản ngay ở thời điểm phát hành trái phiếu

Điển hình một doanh nghiệp gần đây bị phát hiện lừa dối trong việc phát
hành trái phiếu doanh nghiệp là Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn
Tân Hoàng Minh, chủ tịch tập đoàn của công ty này là ông Đỗ Anh Dũng và
một số thuộc cấp đã dùng những thủ đoạn gian dối để huy động tiền trái pháp
luật của những nhà đầu tư qua hình thức trái phiếu nhưng không sử dụng vào
18
các hoạt động kinh doanh, họ đã sử dụng pháp nhân của ba công ty con gồm
công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần Cung Điện
Mùa Đông và Công ty cổ phần đầu tư& dịch vụ khách sạn Soleil nhằm gian giối
trong việc phát hành, mua bán trái phiếu, Tân Hoàng Minh đã chiếm đoạt hơn
8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư.Sau hơn 4 tháng kể từ khi chủ doanh nghiệp
Tân Hoàng Minh bị bắt thì các nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh vẫn chưa
được hoàn tiền.

Hai là, ở thị trường trái phiếu thì cơ cấu những nhà đầu tư chính chủ yếu là
các công ty chứng khoán và tổ chức tín dụng, số lượng những nhà đầu tư chuyên
nghiệp chỉ chiếm 6%, vẫn phát sinh một vài nguy cơ tiềm ẩn như: Các doanh
nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về kiến thức, thông tin của những nhà đầu
tư cá nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của các trái chủ; Mục đích của
những ngân hàng mua trái phiếu là đảo nợ cho chính các doanh nghiệp phát
hành đang có dư nợ tín dụng tại ngân hàng,điều đó làm phát sinh nợ xấu ngày
càng nghiêm trọng hơn hoặc sử dụng hình thức đầu tư trái phiếu để phục vụ cho
lợi ích riêng, cá nhân, sở hữu chéo hay là để “bơm” tiền cho các công ty sau
ngân hàng.

TPDN: Trái phiếu doanh nghiệp

NHTM: Ngân Hàng Thương Mại

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt
Nam hiện nay
Để thị trường trái phiếu phát triển cần tập trung vào ba yếu tố chính sau đây:
 Phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường: môi trường pháp lý, hệ thống thanh
toán, hệ thống thông tin thị trường, lãi suất tham chiếu, hỗ trợ thanh khoản,..
 Củng cố và tạo điều kiện phát triển các thành viên thị trường, các doanh
nghiệp, nhà tư, kể cả ngân hàng thương mại.
 Ổn định vĩ mô và thị trường tài chính.

1. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường trái phiếu doanh
nghiệp, tiến hành rà soát và đề ra biện pháp chấn chỉnh hoạt động của các loại
thị trường này, kiên quyết xử lý các hành vi sai phạm nhằm xây dựng và phát
triển bền vững các thị trường mới theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả,
an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trái phiếu doanh
nghiệp. Đồng thời sửa đổi, bổ sung các luật về quyền chào bán trái phiếu doanh
nghiệp như Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán. Cần xem xét những điều sau: điều
kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp; điều kiện theo đó các nhà đầu tư được
phép đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp; phát hành riêng lẻ và phát hành trái
phiếu ra công chúng.
19
Thứ hai, đa dạng hoá nhà đầu tư, xây dựng và phát triển đội ngũ tạo lập thị
trường. Hiện nay, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là
phát hành riêng lẻ, nhà đầu tư thị trường chủ yếu là các ngân hàng thương mại,
công ty chứng khoán,.. Trong bối cảnh này, vai trò của những người tạo lập thị
trường là rất quan trọng. Họ là trung gian giao dịch ở các thị trường chứng
khoán. Chính những nhà tạo lập này sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tính
thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp, tạo sự linh hoạt cho thị trường, tăng
khả năng giao dịch trái phiếu và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn thông qua cạnh
tranh giá cả đặt ra giữa các nhà tạo lập thị trường. Để xây dựng đội ngũ tạo lập
thị trường có đủ tiềm lực tài chính, sẵn sàng mua bán một lượng trái phiếu nhất
định khi nhà đầu tư có nhu cầu, cần có chính sách thu hút nhiều ngân hàng
thương mại và công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính lớn.

Thứ ba, khuyến khích và tạo điều kiện cho hình thành, phát triển những công
ty định mức tín nhiệm trong hầu hết mọi đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp.
Hệ thống những công ty định mức tín nhiệm uy tín sẽ giúp cho nhiều nhà đầu tư
có vốn hiểu biết sâu rộng hơn về thị trường trái phiếu và là cơ sở để các tổ chức
tài chính xem xét khả năng mở rộng vốn vay. Để tăng tính minh bạch cho việc
phát hành trái phiếu, đặc biệt liên quan tới quá trình đánh giá các khoản vay cần
có sự góp mặt của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đặc biệt là những công ty xếp
hạng tín nhiệm trong nước bởi kết quả về xếp hạng tín nhiệm mà các công ty
nước ngoài thực hiện sẽ không giúp được nhiều vì sự hạn chế của dữ liệu.
Vì vậy, việc xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc thành lập và hoạt
động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm là cần thiết. Các quy định nêu trên sẽ
là cơ sở pháp lý cơ bản nhất để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực
xếp hạng tín nhiệm, đồng thời mở ra nhiều hướng giải quyết phù hợp đối với
từng hành vi xử sự của cá nhân và tổ chức khác theo khuôn khổ do pháp luật
quy định.

Thứ tư, tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc phát hành trái phiếu,
xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, các nhà đầu tư, cơ quan
quản lý nhà nước trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tiến hành rà
soát, đánh giá kỹ khả năng thanh khoản của các tổ chức phát hành trái phiếu,
đồng thời quản lý chặt chẽ, hạn chế những công ty phát hành trái phiếu không
đủ chất lượng.
Hiện nay, ở Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là khá nhỏ, lượng trái
phiếu của các doanh nghiệp tham gia giao dịch và niêm yết trên thị trường quá ít
ỏi. Chính vì thế, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, các cơ quan quản
lý cần có vai trò tích cực trong việc kiểm soát và nâng cao tính minh bạch của
các công ty này. Bên cạnh đó, các tổ chức tư vấn phát hành cũng cần phối hợp
với các tổ chức một cách thường xuyên trong quá trình chuẩn hóa hồ sơ trái
phiếu, tiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu những rủi ro

20
không đáng có. Như vậy, chúng ta mới có thể khuyến khích sự tham gia rộng rãi
của cộng đồng nhà đầu tư để thúc đẩy thị trường trái phiếu.

Thứ năm, việc tạo lòng tin thị trường, đánh vào tâm lý của các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp và người dân bằng các biện pháp tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi. Sau hàng loạt những sai phạm liên quan đến trái phiếu
doanh nghiệp ở Tân Hoàng Minh, công ty An Đông,.. cũng gây nên nhiều hậu
quả gây mất niềm tin thị trường hình thành nên cái nhìn rất tiêu cực đối với trái
phiếu doanh nghiệp trong giới đầu tư. Do đó, công tác thông tin cần minh bạch,
chính xác, kịp thời cho công chúng biết những chính sách, quy định của pháp
luật về việc tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức đào
tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các nhà đầu tư về việc đánh giá các khó
khăn tài chính của doanh nghiệp, nhằm đi đến quyết định tham gia và thực hiện
quyết định đầu tư của mình.

2. Thị trường trái phiếu Chính phủ:

Thứ nhất, ban hành khung pháp lý về nghĩa vụ và quyền lợi của các nhà tạo
lập thị trường. Trên các thị trường sơ cấp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại,
Chính phủ cũng cần nêu cao trách nhiệm của các thành viên đấu thầu.

Thứ hai, đối với trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm cần được đa dạng hóa về kỳ
hạn phát hành, được chú trọng hơn. Đồng thời, linh hoạt về việc phát hành các
kỳ hạn ngắn để tạo đường cong lãi suất tham chiếu trên thị trường với đa dạng
các kỳ hạn. Chỉ phát hành trái phiếu kỳ hạn năm trở lên để nâng cao tỷ trọng
nguồn vốn trung và dài hạn dành cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát
triển, kết hợp bổ sung hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

Thứ ba, cần đa dạng hóa các loại trái phiếu như trái phiếu xanh, trái phiếu có
lãi suất trả nổi, trái phiếu có gốc, trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát,… phù hợp
với sự phát triển của thị trường chứng khoán và nhu cầu của các nhà đầu tư. Nên
áp dụng lãi suất thả nổi đối với trái phiếu Chính phủ: Nhằm gia tăng sức hấp dẫn
của trái phiếu chính phủ cần áp dụng lãi suất điều chỉnh theo lạm phát và các
hình thức thanh toán lãi phù hợp như trả lãi trước, trả lãi định kỳ… giúp nhà đầu
tư tối ưu hóa các danh mục đầu tư và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế lãi suất thu hút các nhà đầu tư
kể cả trong bối cảnh diễn ra lạm phát hoặc giảm phát để tối đa hóa lợi nhuận của
nhà đầu tư trên cơ sở hài hòa với lợi ích của Chính phủ.

Thứ tư, tập trung vào các nghiệp vụ hoán đổi, mua lại để tái cơ cấu danh mục
nợ của Chính phủ nhằm kéo dài kỳ hạn còn lại và giảm đỉnh nợ, giãn áp lực chi
trả nợ đối với ngân sách nhà nước. Trên thị trường giao dịch thứ cấp, nghiên cứu
tăng cường vai trò của nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ trên cả thị
trường sơ cấp và thứ cấp, tiếp tục thúc đẩy các mô hình nhà đầu tư nước ngoài
21
như quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ bảo hiểm liên kết, kêu gọi sự quan tâm của nhà
đầu tư quốc tế, những tổ chức đầu tư lớn trên thế giới vào đầu tư.

PHẦN KẾT LUẬN


Nhìn chung, thông qua bài nghiên cứu có thể thấy được thị trường trái phiếu
đang dần trở thành kênh dẫn vốn tiềm năng cho những chủ thể kinh doanh, nhà
đầu tư tại thị trường Việt Nam. Cách thức thị trường trái phiếu hoạt động ngày
càng hiệu quả nhờ khung pháp lí không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện, bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia; các nghị định, nghị quyết
của Chính Phủ nhằm kiểm soát thị trường trái phiếu một cách hiệu quả. Nhằm
hướng tới thị trường trái phiếu không chỉ là một thị trường tiềm năng mà còn
lạnh mạnh hoá nguồn dẫn vốn này, giải quyết thực trạng các vi phạm của doanh
nghiệp phát hành trái phiếu giả nhằm chiếm đoạt tài sản, hiện tượng doanh
nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước
hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ.

Sau khi thị trường dần ổn định qua các sự vụ mà cơ quan chức năng vừa xử lý,
Nghị định 65 với cơ chế mới dần đi vào thực tiễn, thị trường trái phiếu doanh
nghiệp sẽ trở lại phát huy giá trị của một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, có hồ sơ kinh doanh hiệu quả và chủ
động minh bạch hồ sơ tín dụng trên thị trường sẽ đẩy mạnh các hoạt động phát
hành trái phiếu và đây vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả đối với doanh nghiệp.
Cập nhật những thông tin thay đổi liên tục của thị trường trái phiếu là vô cùng
cần thiết đối các doanh nghiệp đang có ý định dẫn vốn từ thị trường này, cũng là
cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư bên cạnh kênh tiết kiệm truyền thống, nhất là khi
ngày càng được kiện toàn về các tiêu chí an toàn theo nghị định này và có lợi tức
hấp dẫn.

Tổng kết, việc nắm được các kiến thức, nền tảng cơ bản của trái phiếu sẽ
giúp chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn đúng đắn. Thông qua bài
tiểu luận, hi vọng đọc giả có cái nhìn tổng quát nhất về thị trường trái phiếu tại
Việt Nam, từ nguồn thông tin rõ ràng, cập nhật liên tục, hợp thời này hi vọng
rằng có thể giúp các chủ thể kinh doanh, đầu tư đưa ra kế hoạch phát triển cụ thể
trên thị trường trái phiếu ngay hiện tại và cả trong tương lai. Tất nhiên, với việc
thị trường trái phiếu ngày cành lành mạnh hoá dưới sự điều chỉnh, bổ sung pháp
22
lí của Chính Phủ tin rằng thị trường này sẽ ngày càng phát triển, chiếm lĩnh một
ví trí quan trọng trong các kênh dẫn vốn lớn tại Việt Nam. Vậy nên chủ sở hữu
cũng đừng quá lo lắng mà vụt mất cơ hội phát triển dựa trên thị trường tiềm
năng này , chỉ cần chiến lược phù hợp với mình ở hiện tại.

DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giải Pháp ổn định Thị Trường trái phiếu Doanh Nghiệp Từ Chính Phủ, từ
https://vneconomy.vn/giai-phap-on-dinh-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-tu-
chinh-phu.htm
Bộ Tài chính nêu 5 giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ
https://thitruongtaichinhtiente.vn/bo-tai-chinh-neu-5-giai-phap-phat-trien-thi-
truong-trai-phieu-doanh-nghiep-42351.html
5 giải pháp hồi sinh và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ
https://tapchitaichinh.vn/5-giai-phap-hoi-sinh-va-phat-trien-thi-truong-trai-
phieu-doanh-nghiep.html
Đo lường tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, từ
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/do-luong-tinh-thanh-khoan-tren-thi-truong-
trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam-d7742.html
Phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình phát
hành trái phiếu doanh nghiệp, từ https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-
tuc.aspx?ItemID=68583&CategoryId=0
Sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ tại Việt Nam, từ
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-phat-trien-cua-thi-truong-trai-phieu-
chinh-phu-tai-viet-nam-86819.htm
Từ mục 1-4, từ: https://lawkey.vn/trai-phieu-la-gi/
5 Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng, từ https://thuvienphapluat.vn/
Tất cả báo cáo năm 2022, từ https://vbma.org.vn/vi/reports/yearly
Báo cáo quý 3, từ https://vbma.org.vn/vi/reports/quarterly
Báo cáo tuần, từ https://vbma.org.vn/vi/reports/weekly

23
24

You might also like