You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TÊN HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
BÀI BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề 06: REVIEW CHƯƠNG 03 – QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN

Giáo viên hướng dẫn: Võ Hoàng Diễm Trinh

NHÓM 05 – LỚP 45K07.2

1. Võ Tạ Quỳnh Trân
2. Hoàng Thị Hoài
3. Dương Phan Xuân Lộc
4. Đặng Ngọc Bích
5. Trần Ngọc Thị
6. Ích Thế Phong
7. Lê Văn Nguyên

11/11/2022
1
Mục lục
1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................3
1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM.......................................................................3
1.2. Vai trò............................................................................................................................. 3
1.3. Phân loại......................................................................................................................... 3
2. QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ............................................................................................... 4
2.1. Đo lường vốn tự có..................................................................................................... 4
2.2. Chức năng vốn tự có................................................................................................ 5
2.3. Quản trị vốn tự có..................................................................................................... 5
3. QUẢN TRỊ VỐN HUY ĐỘNG.................................................................................... 6
3.1. Khái niệm, nội dung và mục tiêu........................................................................6
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị vốn huy động................6
3.3. Ước tính chi phí dịch vụ tiền gửi trung bình.................................................7
3.3.1. Phương pháp chi phí quá khứ bình quân.................................................7
3.3.2. Phương pháp tập trung nguồn vốn.............................................................9
3.3.3. Phương pháp chi phí cận biên....................................................................10
3.4. Chiến lược huy động vốn của ngân hàng.....................................................12

2
1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngân hàng thương mại (commercial bank) khái niệm này dùng để chỉ các ngân
hàng tổng hợp thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi viết séc, tiền gửi tiết kiệm
cầm cố, cho vay (thường là ngắn hạn), môi giới chứng khoán v,v….
Để thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ta đi tìm hiểu thêm về nguồn
vốn của NHTM.

1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM


Nguồn vốn của NHTM là những phương tiện tài chính, tiền tệ trong xã hội mà ngân
hàng thu hút động viên, quản lý để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
khác của ngân hàng.

1.2. Vai trò


- Đối với NHTM
Đối với NHTM, vốn là cơ sở để nó tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Với đặc
trưng của hoạt động Ngân hàng, vốn là đối tượng kinh doanh chính và chủ yếu.
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Chính vì vậy có
thể nói: Vốn là điểm xuất phát trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng.
- Đối với khách hàng
+ Đối với khách hàng có tiền nhàn rỗi.
Việc huy động vốn của ngân hàng trước hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền
lãi hay có được các dịch vụ thanh toán đồng thời các khoản tiền không bị
chết, luôn được vận động, quay vòng.
+ Đối với khách hàng có nhu cần cần vốn
Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh từ chính
nguồn vốn huy động của ngân hàng. Việc huy động vốn của ngân hàng giúp
cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Đối với nền kinh tế
Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Thông qua các kênh
huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư góp phần thúc đẩy làm
tăng hiệu quả của nền kinh tế.

1.3. Phân loại


- Vốn tự có
3
Đây bao gồm những nguồn vốn hình thành ban đầu, có độ ổn định cao và có thể
sử dụng lâu dài.
+ Vốn điều lệ: Là vốn mà NHTM đăng ký ở NHNN khi thành lập, dùng để mua
sắm nhà cửa, máy móc thiết bị, các phương tiện khác để đi vào hoạt động.
+ Lợi nhuận chưa chia: Lợi nhuận thu được từ hoạt động của NHTM sẽ dùng để
nộp thuế, phần còn lại sẽ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đây gọi là lợi
nhuận chưa chia.
+ Các quỹ chưa sử dụng: Đây là các loại quỹ để ngân hàng sử dụng vào nhiều
mục đích riêng như quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ khen thưởng,
quỹ khấu hao cơ bản,....
- Vốn huy động
Là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và
các cá nhân trong xã hội thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho
khách hàng và được dùng làm vốn để kinh doanh…
+ Tiền gửi: Đây là toàn bộ khoản tiền mà khách hàng gửi vào trong ngân hàng
để hưởng lãi hay sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.
+ Vốn đi vay: Đây là các khoản vốn mà ngân hàng đi vay trong nước của NHNN
hay các tổ chức tín dụng khác hoặc vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài.
+ Vốn bổ sung khác: Đây các các nguồn vốn nhận được từ các kế hoạch đầu tư
của nhà nước hay các kế hoạch tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.

2. QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ

2.1. Đo lường vốn tự có


+ Công thức đo lường vốn tự có theo giá trị sổ sách
E=A–L
Trong đó:
E: Giá trị vốn tự có của NH tính theo giá trị ghi sổ
A: Tổng giá trị tài sản có của NH tính theo giá trị ghi sổ
L: Tổng giá trị tài sản nợ của NH tính theo giá trị ghi sổ

+ Đo lường VTC theo giá trị thị trường


Em =Am – Lm
Trong đó:
Em : giá trị vốn tự có của NH tính theo giá trị thị trường
Am : Tổng giá trị tài sản có của NH tính theo giá trị thị trường
Lm: Tổng gia trị tài sản nợ của NH tính theo giá trị thị trường

4
2.2. Chức năng vốn tự có
+ Chức năng bảo vệ *: VTC được xem là tài sản bảo vệ người ký thác khi NH vỡ
nợ đồng thời duy trì khả năng trả nợ bằng cách cung cấp các khoản dự trữ để
ngân hàng khỏi nguy cơ phá sản do thua lỗ.
+ Chức năng hoạt động: VTC của ngân hàng dùng để mua sắm nhà cửa, máy
móc thiết bị, trang bị các phương tiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Chức năng điều chỉnh: VTC được xem là điều kiện để được cấp giấy phép hoạt
động và là yếu tố để thỏa mãn các quy định để mởrộng hoạt động của ngân hàng
như huy động vốn, cho vay, thiết lập chi nhánh…

2.3. Quản trị vốn tự có


- Nội dung:
Phân tích và đưa ra quyết định để đáp ứng cái đòi hỏi về vốn tự có do các cơ
quan quản lý đưa ra.
Duy trì và phát triển VTC thích hợp với nhu cầu, mục tiêu hoạt động.
- Đánh giá mức VTC hợp lý trên phương diện pháp lý.
Các cơ quan điều hành cũng như các nhà quản trị NH thường sử dụng các hệ
số VTC so với các khoản mục khác trong và ngoài bảng tổng kết TS của để
đánh giá mức vốn tự có hợp lý của một NH. Các hệ số thường dùng như sau:
+ Hệ số VTC trên tổng tiền gởi
+ Hệ số VTC trên tổng tài sản
+ Hệ số VTC trên tổng tài sản có rủi ro

- Phát triển vốn tự có thích hợp với nhu cầu hoạt động:
+ Phát triển vốn từ bên ngoài: NH thực hiện các giải pháp để thu hút vốn đầu
tư mới hay gia tăng số VTC bằng cách mở rộng sở hữu như: NSNN cấp bổ
sung hoặc phát hành thêm cổ phiếu, cho thuê TSCĐ, chuyển đổi nợ thành vốn
cổ phần
+ Phát triển vốn từ bên trong: NH thực hiện các giải pháp để gia tăngvốn đầu
tư nhưng không mở rộng sở hữu, gia tăng số VTC từ chính hoạt động hiện
thời của NH như áp dụng các giải pháp làm tăng lợi nhuận và thực hiện chính
sách phân chia lợi nhuận nghiêng về lợi nhuận giữ lại.

5
3. QUẢN TRỊ VỐN HUY ĐỘNG

3.1. Khái niệm, nội dung và mục tiêu


a. Khái niệm: Bao gồm tất cả mọi hoạt động liên quan đến việc HĐV từ bên ngoài
và quyết định mức góp vốn của mình một cách phù hợp.

b. Nội dung: là việc ra và tổ chức thực hiện các quyết định cũng như kiểm tra việc
thực hiện các quyết định về quy mô, hình thức, cơ cấu tài sản nợ sao cho thích
hợp với nhu cầu nắm giữ tài sản có nhằm đạt được mục tiêu chung về lợi
nhuận, về rủi ro và về đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

c. Mục tiêu:

- Huy động đủ vốn cần thiết đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn
- Giảm thiểu chi phí HĐV nhằm gia tăng lợi nhuận
- Giảm thiểu rủi ro trong quá trình HĐV

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị vốn huy động

(1) Mục tiêu, chiến lược và chính sách cơ bản của NH

(2) Số lượng, tính đa dạng, chất lượng các SP, dịch vụ NH

(3) Vị trí, địa điểm hoạt động kinh doanh

(4) Cơ sở vật chất kỹ thuật của NH

(5) Đặc điểm, tính hiệu quả của bộ máy tổ chức và trình độ đội ngũ nhân sự của
NH

(6) Lịch sử và uy tín của NH

(7) Lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất cho vay, cổ tức trên thị trườngcũng
như các chính sách lãi suất và chính sách lợi tức của bản thân NH

(8) Chu kỳ kinh doanh, khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư

(9) Chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước

(10) Môi trường pháp lý, chính trị và những yếu tố môi trường kinh tế xã hội

6
3.3. Ước tính chi phí dịch vụ tiền gửi trung bình

3.3.1. Phương pháp chi phí quá khứ bình quân


Phương pháp chi phí bình quân là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí huy
động vốn của ngân hàng thương mại.

Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng huy
động trong quá khứ và xem cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng
phải trả cho mỗi nguồn vốn đi huy động. Thương số của lãi suất phải trả và tổng
mức vốn đi huy động trong quá khứ tạo thành chi phí quá khứ bình quân

Công thức tính chi phí lãi suất bình quân như sau:

Ví dụ: Giả sử NHTMCP ABC có số dư cuối kỳ trên sổ sách như sau:

Các nguồn vốn đã huy Lượng vốn Lãi suất Chi phí huy
động huy động bình quân động (tỷ
bình quân đã trả đồng)
(tỷ đồng) (%năm)

1 Tiền gửi giao dịch 250 2,4 6,0

2 Tiền gửi tiết kiệm 100 2,4 2,4

3 Tiền gửi kỳ hạn 180 5,0 9,9

4 Chứng chỉ tiền gửi 120 6,5 7,8

5 Vay các NHTM khác 25 6,5 1,625

6 Vay NHTW 10 6,0 0,6

Tổng 685 28,235

7
Ví dụ về PP chi phí quá khứ bình quân NHTMCP ABC có tình hình sau:

Chi phí lãi : 28,235 tỷ

Chi phí phi lãi: 18,352 tỷ

Vốn huy động bình quân: 685 tỷ

Tài sản có sinh lãi: 602 tỷ

Vốn Chủ sở hữu : 30 tỷ

Tỷ suất sinh lợi mong muốn của CSH: 20%/năm

Thuế thu nhập 35%

Chi phí lãi phải trả bình quân của ngân hàng trên sẽ là :

Chi phí lãi bình quân = (Tổng chi phí lãi) / (Tổng nguồn vốn vay) = 28,235 / 685 tỷ
= 4,12%

Trong trường hợp này ngân hàng cần phải kiếm cho được tỷ suất sinh lợi từ các
khoản cho vay và đầu tư ít nhất là 4,12% thì mới đủ bù đắp chi phí lãi phải trả cho
nguồn vốn huy động.

Phương pháp nói trên có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi
phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một
chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào.
Tuy nhiên, việc tính toán như trên là thật sự chưa hoàn hảo bởi vì nó chỉ mới dừng
lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nghĩa là vẫn còn có nhiều chi phí
khác cần phải tính thêm để thật sự có được nguồn vốn. Các chi phí cấu thành này
bao gồm:

Chi phí phi lãi suất:

+ Tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp

+ Mức dự trữ bắt buộc theo quy định

+ Phí bảo hiểm tiền gửi

Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí có thể tính như sau:

8
Chi phí vốn chủ sở hữu:

Thực chất đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những người góp
vốn để hình thành nên ngân hàng. Nếu ngân hàng không tạo ra được tỷ suất sinh lợi
thỏa đáng trên vốn sở hữu thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi
đầu tư hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là
ước tính mức tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết để duy trì
vốn góp hiện tại.

Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn vốn huy
động và vốn sở hữu của ngân hàng sẽ là:

3.3.2. Phương pháp tập trung nguồn vốn

*Định giá chi phí dịch vụ gửi tiền trung bình.


1. phải tính toán tỷ lệ chi phí cho mỗi nguồn vốn (được điều chỉnh theo tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi và ngân quỹ).
2. nhân từng tỷ lệ chi phí với tỷ lệ quỹ tương xứng, hình thành từ các nguồn khác
nhau.
3. cộng tất cả các kết quả thu được để xác định chi phí nguồn vốn trung bình của
ngân hàng.

*Chi phí trung bình trước thuế của các nguồn vốn

9
Ví dụ: Ngân hàng VCB huy động thêm 500 triệu USD bao gồm: 100 triệu USD
tiền gửi giao dịch, 200 triệu USD tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, 100 triệu
USD tiền vay trên thị trường tiền tệ và 100 triệu USD vốn góp cổ phần. Chi phí trả
lãi và các chi phí khác chiếm 10% giá trị đối với tiền gửi thanh toán, 11% đối với
tiền gửi tiết kiệm và các khoản vay trên thị trường tiền tệ, 22% đối với vốn cổ phần
huy động bổ sung Dự trữ bắt buộc, lệ phí bảo hiểm tiền gửi và số dư tiền gửi không
thể sử dụng chiếm 15% giá trị tiền gửi giao dịch, 5% tiền gửi tiết kiệm và 2% các
khoản vay trên thị trường tiền tệ.
Ta có

3.3.3. Phương pháp chi phí cận biên

Khi lãi suất có xu hướng giảm trong thời gian tới thì chi phí biên của vốn huy động
sẽ giảm thấp hơn so với các nguồn vốn khác của ngân hàng. Một số khoản cho vay
và đầu tư không có lãi so với chi phí trung bình trước đó, có thể cho vay hoặc đầu
tư mới sẽ có lãi tại thời điểm chi phí mới thấp hơn.

Ví dụ: Ngân hàng muốn huy động 250 tỷ đồng tiền gửi với mức lãi suất là 6%.
Ngân hàng dự kiến nếu tăng lãi suất huy động lên 6,5% thì có thể huy động 500 tỷ
đồng và 750 tỷ đồng với lãi suất 7% và 1000 tỷ đồng với mức lãi suất 7,5%/ năm

10
( bao gồm cả số dư mới và số dư hiện tại mà khách hàng gửi tiếp để hưởng lãi suất
cao).
Giả sử ngân hàng có thể sử dụng số tiền huy động vào việc đầu tư và cho vay với
lãi suất 8%. Mức lãi suất cho vay này chính là doanh thu ngân hàng thu được từ
việc sử dụng tiền gửi mới vào hoạt động và cho vay và đầu tư của ngân hàng. Vậy
trong trường hợp này ngân hàng nên huy động ở mức lãi suất nào?

Số tiền dự kiến huy


Tỷ đồng 250 500 750 1000
động

LS huy động dự
% 6 6,5 7 7,5
kiến

Chi phí cho vốn huy


Tỷ đồng 15 32,5 52,5 75
động mới

Chi phí biên của vốn


Tỷ đồng 15 17,5 20 22,5
huy động mới

Chi phí biên/ vốn


huy động mới tăng % 6 7 8 9
thêm

LS sinh lời dự kiến % 8 8 8 8

Chênh lệch doanh


% +2 +1,5 +1 +0,5
thu và chi phí

Tổng thu nhập ròng Tỷ đồng 5 7,5 7,5 5

Từ kết quả trên ta cần xác định chi phí biên khi thay đổi mức lãi suất huy động và
tỷ lệ chi phí biên.

Chi phí biên = (LS mới x vốn huy động - (LS cũ x vốn huy động cũ)

Thay đổi trong chi


Tỷ lệ chi phí biên =
Vốnhuy động tăng thêm phí

Theo ví dụ : Khí ngân hàng tăng lãi suất huy động từ 6% lên 6,5% thì thay đổi
trong tổng chi phí:

500 x 6,5% - 250 x 6% = 17,5 tỷ


11
17 ,5
Tỷ lệ chi phí biên = =7 %
250

Tỷ lệ chi phí biên 7% cao hơn nhiều so với chi phí trung bình 6,5%, vì ngân hàng
không chỉ phải trải mức 6,5% để huy động 250 Tỷ thứ hai mà con còn trả 6% cho
250 Tỷ thứ nhất.
Ngân hàng thu được 8% từ việc sử dụng vốn mới để cho vay, nên sẽ thu được 1%
so với mức biên là 7% và đạt được lợi nhuận sau khi trừ đi lãi suất huy động là:
= (500 x 8% -500% x 6,5%)

3.4. Chiến lược huy động vốn của ngân hàng

a) Phân đoạn thị trường: là việc tách riêng 1 số khu vực nhất định ra khỏi tổng thể
toàn bộ thị trường và từ đó tạo ra sp mới được thiết kế hoàn toàn riêng để phục vụ
khu vực đó sao cho không tồn tại bất cứ sự cạnh tranh trực tiếp nào

b) Phát triển sản phẩm: Các chiến lược liên quan đến từng sp riêng lẻ và chiến
lược liên quan đến toàn bộ các sp mà NH cung cấp ( NH phải xây dựng chiến lược
về phân loại sp, những dịch vụ hỗ trợ chủ yếu, giờ làm việc, địa điểm NH )

c) Đặc điểm riêng của SP và tạo dựng hình ảnh NH: Ngay khi NH đưa ra 1 sp mới
hay bắt chước thành công sp của đối thủ thì sau 1 thời gian ngắn, NH phải đối mặt
với sự cạnh tranh của những sp tương tự nên NH cần phải tạo ra một vài đặc điểm
riêng như tên sp, thương hiệu, tính chất thương mại, khẩu hiệu và các phương thức
phân biệt khác thường gặp ở các hàng hoá thông thường.

d) Hệ thống chuyển giao: là vấn đề tác động rất lớn đến chiến lược huy động vốn
của NH và sự phù hợp tuỳ thuộc vào đặc điểm KH mà NH muốn phục vụ. Các yếu
tố như máy ATM, công nghệ thông tin phát triển sẽ tác động đến hệ thống chuyển
giao.

e) Sự hấp dẫn của sản phẩm: bởi vì tiền gởi và các nguồn vốn khác đóng vai trò rất
quan trọng đối với khả năng sinh lời của NH nên đa số các NH đều có khuynh
hướng cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật nguồn vốn này. Mỗi NH chỉ có thể
kiểm soát được nhóm yếu tố trung gian (như quy mô và địa điểm đặt NH để tạo ra
sự nhận biết) ở các cấp độ khác nhau. Cuối cùng, từng NH sẽ quyết định dược các
yếu tố như: đặc điểm, nhân sự, nỗ lực tiếp thị, lãi suất, loại cho vay, mức độ dịch vụ
cung ứng cho người gởi

12
13

You might also like