You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

‐‐-‐-‐-‐-‐

BÁO CÁO GIỮA KỲ

MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH

Nhóm thực hiện: 8

Lớp: TCH302.4

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Huy Khôi

Hà Nội, tháng 9 năm 2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8


Họ và tên MSSV

Nguyễn Ngọc Linh 2214310064

Đào Thanh Loan 2214310073

Lê Bá Khánh Minh 2214110244

Phạm Chơng My 2211410118

Nguyễn Thị Tâm 2214310094

Nguyễn Thị Diệu Thư 2214310108


MỤC LỤC

I. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ..........................................................................................5


1. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Error! Bookmark not
defined.
1.1. Giới thiệu doanh nghiệp .................................................................................5
1.2. Thông tin chung về doanh nghiệp...................................................................5
1.3. Luận điểm đầu tư.............................................................................................7
2. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai....................Error! Bookmark not defined.
2.1. Giới thiệu doanh nghiệp..................................................................................9
2.2. Thông tin chung về doanh nghiệp...................................................................9
2.3. Luận điểm đầu tư...........................................................................................12
3. Trái phiếu chính phủ..........................................................................................15
4. Nhận xét về lựa chọn danh mục đầu tư ban đầu nếu chỉ bao gồm 2 mã cổ phiếu và
trái phiếu chính phủ...............................................................................................16
5. So sánh 2 danh mục rủi ro tối ưu......................................................................17
II. BỐI CẢNH KINH TẾ, THÔNG TIN VỀ GIÁ HIỆN TẠI, VÀ LÝ DO LỰA CHỌN
DANH MỤC ĐẦU TƯ...............................................................................................19
1. Phân tích vĩ mô...................................................................................................19
1.1. Kinh tế thế giới..............................................................................................19
1.2. Kinh tế Việt Nam...........................................................................................20
2. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ......................................21
2.1. Thông tin chung về doanh nghiệp.................................................................21
2.2. Luận điểm đầu tư...........................................................................................24
3. Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI..................................................................27
3.1. Thông tin chung về doanh nghiệp.................................................................27
3.2. Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn...............................................................28
3.3. Điểm mạnh và điểm yếu................................................................................29
3.4. Các chỉ số tài chính........................................................................................30
3.5. Luận điểm đầu tư...........................................................................................32
III. Xu hướng thị trường và thống kê mô tả............................................................35
1. Xu hướng thị trường chứng khoán...................................................................35
2. Thống kê mô tả....................................................................................................35
2.1. Xác định các chỉ số cơ bản từ dữ liệu trong 3 năm.......................................35
2.2. Xây dựng danh mục rủi ro tối ưu theo mô hình Sharpe................................37
2.3. Xây dựng danh mục kết hợp tối ưu và phân bổ vốn......................................38
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................40
I. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

1. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


1.1. Giới thiệu doanh nghiệp VCB

 Tên doanh nghiệp : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
 Website: vietcombank.com.vn
 Mã chứng khoán : VCB
 Tên cổ phiếu : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
 Vốn điều lệ : 47.325.165.710.000 đồng
 Mệnh giá : 10.000 đồng/ 1 cổ phiếu
 Giá bán : 10.000 đồng/ 1 cổ phiếu
 Tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành : 4.732.516.571 cổ phiếu
 Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành : 856.585.497 cổ phiếu
 Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá : 8.565.854.970.000 đồng

1.2. Thông tin chung về doanh nghiệp

1.2.1. Vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành
Điểm mạnh: Điểm yếu:

 Công nghệ ngân hàng khá hiện đại: xây  Gặp vấn đề về bảo mật và an
dựng và thực hiện thành công đề án cơ cấu toàn tài khoản, thông tin khách hàng
trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính,  Bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt
quản trị rủi ro, đổi mới công nghệ. động chưa đạt hiệu quả tối đa, thiếu
 Uy tín, chất lượng được thế giới công sự liên kết
nhận  Hiểu biết về thị trường tài chính
 Tỷ lệ nợ xấu thấp so với ngành ngân thế giới còn hạn chế
hàng
 Quy mô tổng tài sản và nguồn vốn lớn
 Tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế
lớn

 Vietcombank có năng lực quản trị, chất lượng và hiệu quả nhất ngành ngân hàng.
 Năm 2021, VCB đứng hạng nhất về giá trị thương hiệu trong danh sách 25 thương hiệu tài
chính dẫn đầu Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn.
 Tỷ lệ CASA của VCB đứng thứ tư, tuy nhiên về thị phần là lớn nhất trên toàn hệ thống..
1.2.2. Cổ phiếu VCB
Tính đến 30/06/2023, tổng tài sản của Vietcombank giảm 6%, còn hơn 1,7 triệu tỷ đồng, so
với khoảng 1,8 triệu tỷ đồng vào cuối năm ngoái. Theo đó, ngân hàng này đã đánh mất vị trí Top
2 tổng tài sản ngành vào tay VietinBank.

Trong đó cho vay khách hàng tăng nhẹ 2,9% lên 1.177.728 tỷ đồng. Tiền gửi của khách
hàng tại Vietcombank trong 6 tháng đầu năm cũng tăng gần 7% lên 1.326.854 tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, nợ xấu của Vietcombank đã tăng 25,1% so với cuối năm ngoái với
9.783 tỷ đồng. Nợ xấu tăng vọt tại nhóm 3 và nhóm 4, trong khi đó sụt giảm ở nhóm 5, đưa tỷ lệ
nợ xấu nhích nhẹ lên 0,83%, so với 0,68% vào cuối năm ngoái, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thuộc
nhóm tương đối thấp trong ngành.

1.3. Luận điểm đầu tư

1.3.1. Tiềm năng phát triển


Vietcombank dự kiến phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu trả cổ tức cho các cổ đông, tăng
vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng. Nếu kế hoạch này thành công, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng
58,4%, từ hơn 47.325 tỷ lên hơn 75.000 tỷ đồng. Thời gian phát hành cũng điều chỉnh, thời điểm cụ
thể do Hội đồng quản trị (HĐQT) quyết định sau khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
thuận.

Vietcombank đang thực hiện nhiều dự án như tư vấn tài chính doanh nghiệp, bất động sản,
môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh,… Mỗi lĩnh vực đã gặt hái được những thành quả
đem lại giá trị tốt.

Đồng thời, trong lĩnh vực ngân hàng, Vietcombank luôn đi đầu về chất lượng sản phẩm,
không ngừng nâng cao chất lượng để phục vụ khách hàng.

1.3.2. Lợi nhuận


Kết thúc quý 4/2022, VCB ghi nhận
thu nhập lãi thuần tăng 38,8% từ 10.666
tỷ lên 14.809 tỷ đồng, lãi thuần từ kinh
doanh ngoại hối tăng không đáng kể từ
1.173 tỷ đồng lên 1.188 tỷ đồng; lãi
thuần từ chứng khoán kinh doanh giảm
79% từ 19,525 tỷ xuống còn 4 tỷ đồng,
lãi thuần từ hoạt động kinh doanh giảm
47% còn 299 tỷ, lãi thuần từ hoạt động
dịch vụ giảm 3,4% còn 2.331 tỷ đồng và mảng chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ 1,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VCB tăng hơn 21% lên 14.097 tỷ
và chi phí dự phòng rủi ro giảm mạnh từ 3.465 tỷ xuống 1.678 tỷ. Kết quả, lợi nhuận trước thuế
của VCB tăng 51,9% cùng kỳ năm trước đạt 12.419 tỷ đồng.

1.3.3. Khả năng thanh khoản


Vietcombank đang là ngân hàng vị thế số 1 trong ngành ngân hàng, vốn điều lệ doanh nghiệp lơn
nhất trên thị trường. Doanh thu đang nằm ở mức kỉ lục, chứng tỏ thị trường chứng khoán đầu tư của
VCB đang hoàn toàn tốt, tình hình tài chính phát triển mạnh.

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng cao, nguồn vốn huy động càng ổn định.

Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (Liquid asset/Total asset), tỷ lệ này càng cao cho phép ngân
hàng đó nhanh chóng đáp ứng đủ nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn. Trong đó, TPBank, ABBank,
Vietcombank là những ngân hàng có xếp hạng tốt nhất.

Trong báo cáo phân tích ngành ngân hàng công


bố mới đây, Công ty chứng khoán Yuanta Việt
Nam cho biết, MB, BIDV và Vietcombank là
những ngân hàng đang có tỷ lệ dự trữ tiền mặt
(CRR) cao hơn đáng kể so với các ngân hàng
khác.

1.3.4. Rủi ro đầu tư


Dù được cho là một kênh đầu tư khá an toàn. Tuy nhiên, khi mua trái phiếu Vietcombank nhà
đầu tư vẫn cần cân nhắc một số rủi ro sau:

 Rủi ro tín dụng

 Rủi ro trả trước: Là rủi ro khi đơn vị phát hành trái phiếu là ngân hàng Vietcombank thu
mua lại sớm hơn dự kiến. Điều này khiến cho lãi suất trái phiếu sẽ bị giảm đáng kể.

 Rủi ro lãi suất: Xảy ra trong trường hợp lãi suất bị thay đổi so với dự kiến.

2. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai


2.1. Giới thiệu doanh nghiệp

 Tên công ty: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai


 Tên giao dịch đối ngoại: HAGL Joint Stock Company
 Tên viết tắt: HAGL
 Địa chỉ: 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
 Điện thoại: (84-59) 38 202 88 Fax: (84-59) 38 200 007
 Website: www.hagl.com.vn
 Mã chứng khoán: HAG
 Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
 Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
 Giá bán: 10.000 đồng/cổ phiếu
 Tổng số lượng chào bán: 107.474.210 cổ phần
 Tổng giá trị chào bán (theo mệnh giá): 1.074.742.100

2.2. Một số thông tin về doanh nghiệp.

2.2.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty


Các ngành nghề kinh doanh chính hiện nay của HAGL

 Trồng cao su
 Sản xuất đồ gỗ xây dựng
 Xây dựng và kinh doanh bất động sản
 Hoạt động nông nghiệp
 Hoạt động của các đội bóng, câu lạc bộ bóng đá.

2.2.2. Vị thế công ty so với các doanh nghiệp trong cùng ngành
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT)

Cơ hội Đe dọa

 Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển  Áp lực thiết hụt nguyên liệu cho sản xuất
mạnh và xuất khẩu, chi phí nhập khẩu tăng
 Thị trường bất động sản tại Myanma đang  Ngành nông nghiệp có tính cạnh tranh
có nhu cầu rất cao khốc liệt giữa các doanh nghiệp
 Việt Nam ổn định về chính trị và kinh tế
đang trên đà phát triển
 Nông nghiệp là lĩnh vực được Nhà nước
khuyến khích đầu tư

Điểm mạnh Điểm yếu

 Trình độ lao động có công nghệ và kỹ  Kiểm soát chi phí đầu vào chưa hiệu quả
thuật cao  Chưa tập trung phát triển thị trường miền
 Thương hiệu sản phẩm có uy tín cao và đã Bắc
được khẳng định tại Việt Nam  Ảnh hưởng của việc kinh doanh gia đình
 Hệ thống quản lý chuyên nghiệp và hiệu
quả và cơ cấu phức tạp
 Ban Lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm  Tỷ lệ nợ tương đối cao so với vốn chủ sở
 Lĩnh vực kinh doanh đa dạng, có định hữu
hướng

2.3. Luận điểm đầu tư

2.3.1. Giá cổ phiếu hấp dẫn


Hiện tại, giá cố phiếu HAG đang ở mức thấp, tương đương với giá trị sổ sách. Điều này cho thấy
tiềm năng tăng giá cổ phiếu trong tương lai.

Cụ thể, giá cổ phiếu HAG hiện tại là 8.51 đồng/cổ phiếu, tương đương với giá trị sổ sách là
5.10 đồng/cổ phiếu. Giá trị sổ sách là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, được tính bằng tổng tài
sản của doanh nghiệp trừ đi tổng nợ phải trả. Khi giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách, nhà đầu tư
có thể mua cổ phiếu với mức giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp. Điều này cho thấy tiềm
năng tăng giá của cổ phiếu trong tương lai.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách không phải
lúc nào cũng là dấu hiệu của tiềm năng tăng giá. Có thể có những lý do khác khiến giá cổ phiếu
thấp hơn giá trị sổ sách, chẳng hạn như doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính hoặc doanh
nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc.

Để đánh giá tiềm năng tăng giá của cổ phiếu HAG, nhà đầu tư cần xem xét thêm các yếu tố
khác, chẳng hạn như tình hình kinh doanh, tài chính, và kế hoạch của doanh nghiệp.

2.3.2. Tỷ lệ cổ đông nắm giữ cao


Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai, đang nắm giữ khoảng 30%
cổ phần của công ty. Điều này cho thấy ông Đức có cam kết lâu dài với doanh nghiệp và sẽ nỗ lực
để vực dậy Hoàng Anh Gia Lai.

Trong những năm gần đây, Hoàng Anh Gia Lai đã gặp nhiều khó khăn về tài chính và kinh
doanh. Tuy nhiên, ông Đức vẫn kiên trì thực hiện các kế hoạch tái cấu trúc và cải thiện hoạt động
kinh doanh của công ty. Điều này cho thấy ông Đức có niềm tin vào tiềm năng của Hoàng Anh Gia
Lai và quyết tâm vực dậy doanh nghiệp.

Tỷ lệ cổ đông lớn nắm giữ cao của ông Đức là một yếu tố tích cực giúp Hoàng Anh Gia Lai có thể
vượt qua khó khăn và phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng tỷ lệ cổ đông lớn nắm giữ cao cũng có thể là một
rủi ro. Nếu ông Đức hoặc các cổ đông lớn khác có quyết định không phù hợp với lợi ích của công
ty, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, tỷ lệ cổ đông lớn nắm giữ cao của ông Đoàn Nguyên Đức là một tín hiệu tích cực
cho Hoàng Anh Gia Lai, nhưng nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu
tư.

2.3.3. Rủi ro khi đàu tư vào HAG


Bên cạnh những lý do nên đầu tư vào mã cổ phiếu HAG, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến những rủi
ro khi đầu tư vào mã cổ phiếu này, bao gồm:

- Doanh nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc: Hoàng Anh Gia Lai vẫn đang trong quá
trình tái cấu trúc và cải thiện hoạt động kinh doanh. Điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp
khó khăn trong ngắn hạn.
- Công ty có nhiều khoản nợ: Hoàng Anh Gia Lai vẫn còn nhiều khoản nợ vay, trong đó có
một số khoản nợ lớn. Điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động
vốn và trả nợ.
- Giá cổ phiếu biến động mạnh: Giá cổ phiếu HAG có xu hướng biến động mạnh trong ngắn
hạn. Điều này khiến nhà đầu tư có thể gặp rủi ro nếu không nắm rõ tình hình của doanh
nghiệp.

3. Trái phiếu chính phủ


Ưu điểm:

- An toàn và ổn định: Trái phiếu chính phủ là sản phẩm tài chính được đảm bảo bởi chính phủ, do
đó rủi ro thấp hơn so với các sản phẩm tài chính khác (gần như là không có rủi ro).

- Lãi suất ổn định: Trái phiếu chính phủ có lãi suất ổn định, thường ít thay đổi trong suốt thời hạn
đáo hạn của trái phiếu.

- Khả năng thanh khoản tốt: Trái phiếu chính phủ có khả năng thanh khoản tốt hơn so với các
loại trái phiếu khác, có thể chuyển nhượng lại thông qua các sàn giao dịch, sang tay hoặc bán lại
cho các tổ chức tài chính, ngân hàng.

- Đầu tư vào trái phiếu chính phủ là một trong những loại đầu tư ít rủi ro nhất do được chính phủ
đảm bảo

Nhược điểm: - Lợi tức tương đối thấp: Bạn thường có thể kiếm nhiều tiền hơn khi đầu tư vào thị
trường chứng khoán, bất động sản hoặc các cơ hội khác ngoài việc mua và nắm giữ trái phiếu Chính
phủ, nhưng khi đó bạn sẽ phải chấp nhận một độ rủi ro cao hơn.
 Quy trình phức tạp: Mỗi nhà đầu tư muốn mua trái phiếu Chính phủ đều phải trải qua một
quy trình theo quy quy định của Pháp luật. Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu và đủ điều
kiện để mua trái phiếu Chính phủ.

Tuy nhiện bên cạnh đó vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn:

 Rủi ro lãi suất: Rủi ro này xảy ra khi lãi suất thị trường tăng lên, khi đó giá trị của trái
phiếu chính phủ giảm và có thể dẫn đến lỗ vốn khi nhà đầu tư bán trái phiếu trước thời hạn.

 Rủi ro thanh khoản: Trái phiếu chính phủ có thời hạn cố định và thường không có khả
năng bán lại trước hạn. Nếu nhà đầu tư cần tiền một cách khẩn cấp, việc bán trái phiếu trước
thời hạn có thể gặp khó khăn và giá trị trái phiếu có thể bị mất mát.

 Rủi ro thị trường: Trái phiếu chính phủ cũng không được miễn nhiễm với những biến động
thị trường đột ngột và những rủi ro vĩ mô như suy thoái kinh tế, thay đổi chính sách tài khóa,
hoặc tình hình thế giới bất ổn.

 Rủi ro tín dụng: Trái phiếu chính phủ được phát hành dựa trên sự tin tưởng của nhà đầu tư
vào khả năng thanh toán của chính phủ. Nếu tình hình tài chính của chính phủ xấu đi, hoặc
có dấu hiệu không tin cậy, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên.

 Rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái: Trái phiếu chính phủ thường được phát hành trên địa
phương, do đó nếu đồng tiền địa phương giảm giá so với đồng tiền quốc tế, giá trị của trái
phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

4. Nhận xét về lựa chọn danh mục đầu tư ban đầu nếu chỉ bao gồm 2 mã cổ phiếu và trái
phiếu chính phủ
 Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đầu tư vào 2 mã cổ phiếu và trái phiếu chính phủ là một
hình thức đa dạng hóa đầu tư, cho phép phân bổ vốn vào các loại tài sản khác nhau. Đa dạng
hóa giúp giảm thiểu rủi ro do tất cả tài sản đều không phản ứng cùng một cách khi thị trường
biến động. Đa dạng hóa đầu tư là một nguyên tắc quan trọng trong việc quản lý danh mục
đầu tư. Đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lời trong nhiều tình huống
khác nhau. Trong trường hợp này, đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu chính phủ tạo ra một
sự kết hợp lý thú giữa tiềm năng sinh lời từ cổ phiếu và tính ổn định từ trái phiếu.
 Trái phiếu chính phủ là tài sản phi rủi ro: Trái phiếu chính phủ thường được xem là tài
sản phi rủi ro, với lãi suất ổn định. Điều này đảm bảo rằng một phần của danh mục đầu tư sẽ
có lợi nhuận ổn định và không chịu ảnh hưởng lớn từ biến động thị trường chứng khoán.
 Rủi ro và tiềm năng lợi nhuận từ cổ phiếu: Đầu tư vào cổ phiếu mang lại tiềm năng lợi
nhuận cao hơn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro tương đối lớn. Lựa chọn cổ phiếu cụ thể như
VCB và HAG có thể phản ánh nền kinh tế và triển vọng tương lai của doanh nghiệp. Điều
này có thể phù hợp với những nhà đầu tư có mức độ e ngại rủi ro trung lập hoặc yêu thích
rủi ro.
 Thời gian đầu tư: Thời gian đầu tư của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu
khách hàng có kế hoạch đầu tư ngắn hạn hoặc cần tiền mặt nhanh chóng, việc có một phần
danh mục đầu tư vào trái phiếu chính phủ có thể hữu ích.

Trái phiếu chính phủ thường mang lại lợi nhuận ổn định và có khả năng trả vốn và lãi đúng hạn.
Điều này là lý tưởng cho những người đang tìm kiếm cách bảo đảm vốn đầu tư của họ trong thời
gian ngắn hoặc có nhu cầu tiếp cận tiền mặt nhanh chóng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lãi suất của trái phiếu chính phủ cũng có thể thấp hơn so với tiềm năng
sinh lời từ cổ phiếu. Do đó, nếu khách hàng có kế hoạch đầu tư dài hạn và có khả năng chấp nhận
mức độ rủi ro cao hơn, việc cân nhắc đầu tư một phần lớn vào cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận
lớn hơn trong thời gian dài.

5. So sánh 2 danh mục rủi ro tối ưu

Dựa trên hiệu suất và giá quá khứ, nhóm đề xuất bổ sung thêm 2 cổ phiếu PNJ và SSI. Sau
quá trình trích xuất dữ liệu từ Fiinpro, nhóm đã tổng hợp được thống kê mô tả hàng năm của
4 mã cổ phiếu trong giai đoạn 2020 đến 2023 từ đó tiến hành xây dựng 2 Optimal Risky
Portfolio của danh mục gồm 2 mã ban đầu mà anh X chọn và danh mục được bổ sung thêm
2 mã do nhóm đề xuất nhằm mục đích so sánh hiệu suất giữa 2 danh mục với mục tiêu là đa
dạng hóa danh mục đầu tư và tối ưu lợi nhuận kỳ vọng cho anh X.

Bảng 1: Danh mục đầu tư gồm 2 mã cổ phiếu


Bảng 2: Danh mục đầu tư gồm 4 mã cổ phiếu

 Lợi nhuận kỳ vọng: Theo dữ liệu trên, ta có thể thấy lợi nhuận kỳ vọng của portfolio 2 là
47.53%, cao hơn 16.65% so với lợi nhuận kỳ vọng của portfolio mà chỉ có 2 mã cổ phiếu
mà anh X quan tâm, qua đó thể hiện tính đa dạng và hiệu suất vượt trội của danh mục đầu tư
có thêm 2 mã cổ phiếu PNJ và SSI.
 Độ lệch chuẩn: Nhìn chung độ lệch chuẩn của portfolio 2 cao hơn portfolio 1 4.34%, với chỉ
số là 38.85%. Điều này cho thấy portfolio 2 có mức độ rủi ro cao hơn portfolio 1 ,tuy nhiên
độ lệch chuẩn tăng lên không đáng kể so với chênh lệch lợi nhuận kỳ vọng giữa hai danh
mục đầu tư .
 Tỷ lệ Sharpe: Tỷ lệ Sharpe là một chỉ số đo lường lợi suất đối với những rủi ro đã được chấp
nhận trong quản lý đầu tư, nó được dùng để đánh giá hiệu suất tương đối của danh mục đầu
tư. Nó đo lường lợi nhuận tăng thêm mà danh mục đạt được so với mức rủi ro mà nó phải
chấp nhận. Vì vậy, khi so sánh hai danh mục đầu tư với tỷ lệ Sharpe khác nhau, danh mục
có tỷ lệ Sharpe cao hơn được cho là có hiệu suất tốt hơn so với mức rủi ro tương ứng. Dựa
trên tỷ lệ Sharpe, danh mục thứ hai với chỉ số là 1.18 có hiệu suất tốt hơn so với danh mục
thứ nhất với chỉ số là 0.85. Điều này cho rằng danh mục thứ hai đạt được mức lợi nhuận
tăng thêm cao hơn mà không đánh đổi nhiều về mức rủi ro so với danh mục thứ nhất.
Kết luận: Theo kết quả so sánh, rõ ràng nếu danh mục đầu tư của anh X có thêm 2 mã PNJ và SSI
với các chỉ số được tính theo giá quá khứ trên, khả năng cao sẽ thu về lợi nhuận dự kiến cao hơn so
với ý định ban đầu cho dù mức độ rủi ro có tăng nhẹ. Đặc biệt với tỉ lệ Sharpe vượt trội, danh mục
đầu tư gồm 4 tài sản sẽ có xu hướng đem lại hiệu suất tối ưu cho nhà đầu tư.
II. BỐI CẢNH KINH TẾ, THÔNG TIN VỀ GIÁ HIỆN TẠI, VÀ LÝ DO LỰA CHỌN DANH
MỤC ĐẦU TƯ
1. Phân tích vĩ mô
1.1. Kinh tế thế giới

Hình 1: Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 của các tổ chức quốc tế

Qua bảng dự báo số liệu trên có thể thấy các tổ chức quốc tế có những nhận định khác nhau về tình
hình tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023, đa phần đều có xu hướng tăng trưởng so với
những dự báo trước đó. Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) lại bi
quan hơn về tình hình kinh tế thế giới 2023.

Lạm phát là một trong những câu chuyện chính và chi phối nhất với kinh tế thế giới năm 2022.
Năm 2023, lạm phát vẫn đang tiếp tục diễn ra với những điều tiết chính sách tiền tệ ở các nền kinh
tế lớn được cho sẽ chưa dừng lại, tới chừng nào đáp ứng được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Biến
động lãi suất theo đó được đánh giá là một trong những yếu tố vẫn góp phần lớn tác động vào tổng
thể bức tranh kinh tế 2023. Cùng với đó, là câu hỏi về diễn biến trên thị trường năng lượng, cùng
những kỳ vọng vào động lực từ khu vực châu Á, với Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới không ổn định, cùng với đó là lạm phát đang ở mức cao và
tăng lãi suất làm ảnh hưởng đến tình hình việc làm trên thế giới.
Thông qua biểu đồ Báo cáo triển vọng Kinh tế thế giới của IMF (10/2022), nhóm nước G7 có tỉ lệ
thất nghiệp thấp nhất. Mặc dù Covid đã qua đi nhưng nó vẫn để lại ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều
nền kinh tế trên thế giới. Nam Phi được dự báo là nơi có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới năm nay,
có khả năng lên tới 35,6%, trước đó tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực này cũng đạt mức cao. Ở châu
Âu, Bosnia và Herzegovina được dự báo có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, trên 17%. Theo sau là Bắc
Macedonia (15%) và Tây Ban Nha (12,7%). Tỷ lệ này cao gấp hơn hai lần so với mức dự báo của
các nền kinh tế phát triển tại châu Âu. Mỹ được dự báo có tỷ lệ thất nghiệp 4,6% trong năm 2023,
cao hơn khoảng 1,2 điểm phần trăm so với mức hiện tại. Tại châu Á, phần lớn các nền kinh tế được
dự báo có tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Nhận xét:

 Trong giai đoạn hiện nay có thể thấy nền kinh tế thế giới phát triển không ổn định, có nhiều
biến động. Tỉ lệ lạm phát cao kéo theo thất nghiệp, tình hình nợ công dẫn đến những ảnh
hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế chung trên toàn thế giới.
 Tính từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 13.118 tỷ
đồng/phiên, giảm 35,7% so với bình quân năm 2022; giá trị giao dịch bình quân trên thị
trường trái phiếu đạt 5.596 tỷ đồng/phiên, giảm 27,2%; khối lượng giao dịch bình quân trên
thị trường chứng khoán phái sinh đạt 243.037 hợp đồng/phiên, giảm 11%.. Mặc dù các chỉ
số thị trường cổ phiếu và thanh khoản giảm đáng kể nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các công ty niêm yết và công ty đại chúng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá.

1.2. Kinh tế Việt Nam

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm
trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Tốc độ
tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2023 lần lượt là: 6,25%; 5,56%;
5,39%; 6,19%; 7,11%; 6,74%; 6,66%; 7,1%; 7,16%; 0,34%; 6,58%; 7,83%; 4,14%.

1.2.2. Tỉ lệ lạm phát


Năm 2022, Việt Nam là một trong số các quốc gia kiểm soát lạm phát tốt trên thế giới. Năm
2023 là một năm đầy biến động, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, dự báo tỷ lệ lạm phát năm
2023 của kinh tế Việt Nam có thể ở mức 4,5%-5%, tuy vậy trong trung hạn 5 năm 2021-
2025 lạm phát đạt mục tiêu kế hoạch khoảng 4%.

1.2.3. Lãi suất cơ bản


Năm 2021 2022 2023
Lãi suất cơ bản 5,6% 7,4% 5.5%
1.2.4. Tỉ lệ thất nghiệp

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý I năm 2023 là khoảng 885,5 nghìn người, giảm
12,4 nghìn người so với quý trước và giảm 443,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,94%, giảm 0,04 điểm phần trăm so
với quý trước và giảm 1,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm
của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương
ứng là 1,31% và 2,34%). Như vậy, tình hình thiếu việc làm của người lao động giảm so với
quý trước và cùng kỳ năm trước.

1.2.5. Cán cân thương mại


Trong kỳ 2 tháng 8 năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 3,26 tỷ USD. Như
vậy, tính trong 8 tháng/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 19,9 tỷ USD, gấp 3,8
lần so với con số 5,26 tỷ USD thặng dư của cùng kỳ năm trước.

2. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ


2.1. Thông tin chung

- Thành lập vào ngày 28/04/1988, với tên gọi ban đầu là Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú
Nhuận, đến tháng 01/2004, đơn vị được cổ phần hóa và trở thành Công ty Cổ phần Vàng
bạc Đá quý Phú Nhuận với số vốn điều lệ 40 tỷ đồng.
- Tên tiếng Anh là Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company, viết tắt là PNJ.,JSC, hay được
mọi người biết đến với cái tên PNJ.
- Năm 2009, cổ phiếu PNJ được niêm yết chính thức trên sàn HOSE, là doanh nghiệp kim
hoàn đầu tiên và duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện
nay.
- Tính đến hiện tại, hệ thống PNJ có mặt trên khắp cả nước với hơn 6000 nhân viên, 286 cửa
hàng với nhiều thương hiệu nổi tiếng như PNJ Silver, PNJ Gold, CAO FINE Jewelry,
Jemma, PNJ Watch…
2.1.1. Cổ phiếu PNJ

Tính từ 29/09/2022 đến 28/09/2023 tính


theo giá đóng cửa:
- Giá cao nhất: 93,219 VND/ cổ phiếu
(27/01/2023)
- Giá thấp nhất: 69,519 VND/ cổ phiếu
(15/11/2022)
- Khối lượng giao dịch nhiều nhất:
3.894.700 cổ phiếu (13/07/2023)
- Khối lượng giao dịch ít nhất:83.400 cổ
phiếu (09/12/2022)

2.1.2. Kết quả kinh doanh của PNJ


- Kết thúc 1Q2023, PNJ đạt doanh thu
thuần 9,795 tỷ đồng giảm nhẹ 3% yoy,
dù sức mua chung vẫn khá yếu nhưng bù lại Q1 là
khoảng thời gian có ngày Vía Thần tài và rất
nhiều ngày lễ nên PNJ gần như vẫn giữ được
doanh số. Biên LNG tăng từ 17.2% lên 19.2% nhờ
chiến lược cơ cấu hàng hoá và tối ưu hàng tồn
kho. LNST đạt kỷ lục 749 tỷ đồng tăng 4% yoy,
hoàn thành 38.8% kế hoạch.

-Về mặt tài sản: Trong quý đầu năm 2023, tổng giá
trị tài sản hợp nhất của PNJ giảm nhẹ 3,8% so với hồi
đầu năm và đạt mức 12.831 tỷ đồng. Mức giảm này
của tổng tài sản chủ yếu do diễn biến giảm của một số
khoản mục tài sản quan trọng như: hàng tồn kho
( giảm 7% ), tiền mặt (giảm 37.5% ). Mặt khác, cơ
cấu tài sản của PNJ đang nghiêng nhiều về phía các
loại tài sản ngắn hạn khi chiếm gần 90% giá trị tổng
tài sản.
Nguồn: PNJ KBSV

- - Về mặt nguồn vốn: Cuối Quý 1/2023, tổng các khoản nợ phải trả của PNJ ở mức 3.638 tỷ
đồng và giảm khá mạnh (-25,6%) so với mức đầu năm. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của
PNJ đang khá an toàn khi nợ phải trả chỉ chiếm 28.4% tổng nguồn vốn.
- Tình hình thanh khoản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của PNJ cũng đang ở mức đảm
bảo thể hiện qua tỷ số thanh toán hiện hành là 3.16 lần do duy trì số dư các loại tài sản ngắn
hạn ở mức cao
- Với hệ số Beta là 0,92, VN Index và cổ phiếu PNJ có mối quan hệ tương quan tương đối
với nhau. Hệ số beta cho biết mức độ biến động của cổ phiếu PNJ so với mức độ biến động
thị trường chung (VN Index). Một hệ số beta nhỏ hơn 1 cho thấy cổ phiếu PNJ ít bị thay đổi
do những ảnh hưởng từ thị trường

2.1.3. Phân tích SWOT của PNJ


a) Điểm mạnh
 Công nghệ kỹ thuật cao trong chế tác trang sức: PNJ đã chiến thắng giải thưởng: Nhà sản
xuất, chế tác trang sức xuất sắc nhất của năm trong lễ trao giải Jewellery World Awards
2021. Đến thời điểm hiện tại, PNJ là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nhận được giải
thưởng danh giá này
 Kinh nghiệm trong ngành kim hoàn
 Thương hiệu mạnh được nhiều người dùng tin tưởng
 Chiến lược Marketing sáng tạo:Truyền thông quảng cáo được xem là một thế mạnh trong
Chiến lược Marketing của PNJ. Thương hiệu PNJ đã tập trung vào những chiến dịch lớn
đánh thẳng vào sự hiểu biết sâu sắc của khách hàng trên thị trường.
 Cửa hàng, đại lý rộng rãi cho công tác phân phối, giới thiệu sản phẩm: Các cửa hàng của
PNJ tập trung ở những thành phố lớn, nơi mà những người dân có mức thu nhập trung bình
khá. Thị phần và các kênh phân phối của PNJ tăng trưởng đều theo từng năm cho nên PNJ
đánh chủ yếu vào các kênh phân phối để tạo sức ảnh hưởng vì kênh phân phối sẽ trở thành
công cụ hoàn hảo để gắn kết giữa công ty với khách hàng.
b) Điểm yếu
 Nguồn nguyên vật liệu đa phần nhập từ nước ngoài: Nguyên liệu đầu vào của PNJ chủ yếu
là các loại vàng nguyên liệu, bạc nguyên liệu, vàng miếng, đá quý, kim cương. Đặc thù của
nhóm nguyên liệu này là tính biến động liên tục của giá, tạo nên rủi ro đáng kể đối với các
doanh nghiệp không có phương pháp quản lý giá nguyên liệu hiệu quả.
 Kinh doanh vàng miếng và bán sỉ vàng nữ trang còn yếu.
c) Cơ hội
 Xu hướng tiêu dùng trang sức cao: Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết
nhu cầu tiêu thụ vàng trên toàn cầu đã phục hồi trở lại sau khi sụt giảm mạnh dưới các tác
động của đại dịch Covid-19 kể từ năm 2020. Nhu cầu sử dụng vàng trang sức tại Việt Nam
đã tăng 11% trong năm 2021.
 Thị trường vàng phát triển.
 Xu hướng tiêu dùng trong thị trường ngành đá quý.
d) Thách thức
 Cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành
 Biến động giá vàng trong nước và thế giới
 Quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng ngày càng nghiêm ngặt

2.2. Luận điểm đầu tư

2.2.1. Tiềm năng phát triển


- Trong giai đoạn 2023 - 2024, dự báo tổng lợi nhuận sau thuế của PNJ sẽ tăng thêm 17%,
doanh thu bán lẻ sẽ tăng 33% do nhu cầu của khách hàng sẽ gia tăng, đặc biệt là tầng lớp có
thu nhập trung bình cao.
- Ngoài ra, nhu cầu với trang sức kim cương và kim cương cũng tăng lên vì qua giai đoạn
dịch bệnh, người dân rút kinh nghiệm muốn có tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn..
- Do đòn bẩy thấp trong môi trường lãi suất tăng, tỷ lệ D/E của PNJ thấp nhất trong các doanh
nghiệp bán lẻ, chỉ 0.25 lần. PNJ có vị thế tốt có thể giành được nhiều thị phần, trong khi các
đối thủ nhỏ không đủ lực để cạnh tranh trong thời kỳ suy thoái.
- Thêm nữa, PNJ đang dẫn đầu thị trường trang sức về thị phần, với 57% nhu cầu người tiêu
dùng với trang sức có thương hiệu. Trong năm 2023, dự kiến thương hiệu sẽ mở thêm từ 30
- 35 cửa hàng, nâng cấp 40 cửa hàng phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn, tới năm
2025 có 500 cửa hàng PNJ phủ sóng toàn quốc. Điều này có thể thúc đẩy thị phần và doanh
thu của PNJ tăng cao, từ đó, giá trị cổ phiếu cũng tăng.
- Theo đánh giá của SSI, định giá của PNJ trong năm 2023 sẽ ở mức P/E là 15 lần. Tình hình
tài chính khá an toàn thậm chí đầy triển vọng trong giai đoạn 2023-2024.
2.2.2. Tạo lợi nhuận ổn định bất chấp các doanh nghiệp bán lẻ đang phải cạnh tranh
gay gắt đánh đổi lợi nhuận giữ thị phần
- Nửa đầu năm 2023 là khoảng thời gian khó khăn với đa số các doanh nghiệp bán lẻ, kinh tế
giảm tốc, sức mua yếu, nhiều doanh nghiệp phải liên tục bỏ chi phí quảng cáo, giảm giá sản

Hình 2: So sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ

phẩm, kích cầu nhằm giữ thị phần. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận hoặc
thậm chí báo lỗ. PNJ với đặc thù sản phẩm và tệp khách hàng phân khúc trung lưu trở lên ít
bị ảnh hưởng bởi suy giảm sức mua, cùng với những nỗ lực tối ưu chi phí như tối ưu hàng
tồn kho và logistic, tối ưu chi phí quảng cáo. Nhờ những nỗ lực đó, PNJ là một trong số ít
doanh nghiệp bán lẻ bảo vệ được phần lớn lợi nhuận trong nửa đầu năm 2023.
2.2.3 KQKD theo tháng dần hồi phục, đón đầu mùa cao điểm khi sức mua hồi phục
- Quý 2/2023, sức mua
vẫn tương đối yếu cùng với mức nền
cao làm kết quả kinh doanh của PNJ
không thuận lợi khi nhiều tháng liền từ
đầu năm LNST tăng trưởng âm. Tuy
nhiên trong tháng 6 và tháng 7 PNJ đã
tăng trưởng lợi nhuận dương trở lại,
điều này cho thấy sức mua đã có tín
hiệu hồi phục. Kỳ vọng KQKD sẽ tốt

LNST của PNJ 7 tháng đầu năm 2023 so với 2022 lên nhờ các chính sách kích cầu,

hỗ trợ nền kinh tế như giảm lãi suất điều hành, giảm thuế VAT, tăng lương cơ bản đều đã
được áp dụng kể từ quý 3, tuy nhiên sẽ cần thêm thời gian để có hiệu lực nên nền kinh tế.
Chúng tôi đánh giá sức mua sẽ hồi phục tuy nhiên sẽ với tốc độ chậm khi kinh tế vĩ mô
trong nước và thế giới chưa có quá nhiều tín hiệu tích cực rõ rệt.
- Để chuẩn bị cho mùa cao điểm và sức mua hồi phục, PNJ cũng đã và đang tiếp tục mở mới
để đáp ứng nhu cầu thị trường. Luỹ kế 7 tháng 2023, PNJ đã mở mới được 26 cửa hàng và
đóng 5 cửa hàng trên kế hoạch mở mới 25 cửa hàng cho năm 2023.

2.2.3. Cải thiện thị phần đồng thời cải thiện biên lợi nhuận gộp
- Trái với các
để kéo thị phần thì PNJ lại làm
đồng thời được cả hai tăng biên lợi
nhuận và cải thiện thị phần. Về
mặt thị phần tuy không công bố
con số cụ thể nhưng theo ban lãnh
đạo PNJ họ đã chiếm thêm thị
phần của các cửa hàng nhỏ lẻ nhờ
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ, sỉ 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ các chiến dịch marketing hiệu quả,
tiên phong tạo lập “Truyền thống Cầu hôn”. Ban lãnh đạo cho rằng mảng bán sỉ là phong vũ
biểu cho PNJ để đánh giá thị trường chung từ đó đưa ra chiến lược cho bán lẻ, sự sụt giảm
mạnh của mảng bán sỉ cho các khách hàng là tiệm vàng nhỏ lẻ so với mảng bán lẻ của PNJ
cho thấy thị trường vàng bạc nói chung đang gặp khó khăn hơn rất nhiều so với PNJ.
- Về biên LNG, bằng cách tối ưu hàng tồn kho và chuỗi cung ứng cùng với đó là tăng bán
những sản phẩm có giá trị cao hơn, biên lợi nhuận gộp của PNJ vẫn đang tiếp tục cải thiện

Biên lợi nhuận gộp của PNJ


không bị đánh mất thị phần. Khách hàng chấp nhận trả giá cao hơn cho sản phẩm của PNJ
nhờ sự khác biệt lớn về sản phẩm (chất lượng, thẩm mỹ, giá trị, thương hiệu) so với các đối
thủ cạnh tranh, khác với các doanh nghiệp bán lẻ khác sản phẩm ít có sự khác biệt phải cạnh
tranh phần lớn bằng giá trong giai đoạn sức mua yếu.
2.2.4. Rủi ro đầu tư
- Rủi ro lớn nhất của PNJ là khả năng mất các thiết kế và nghệ nhân kim hoàn vào tay các đối
thủ cạnh tranh như: Doji, SJC..
- Rủi ro biến động giá vàng, bạc nguyên liệu đầu vào.
- Rủi ro về an ninh tại các cửa hàng vàng bạc.
- Ngàng tiêu dùng xa xỉ phẩm phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: Suy thoái kinh tế ảnh hưởng bất
lợi cho các ngành hàng cao cấp. Bên cạnh đó, mẫu mã các sản phẩm của PNJ chưa thực sự
có lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác, đặc biệt là các thương hiệu nhập khẩu.
- Áp lực vay lãi trong ngắn hạn: PNJ tiếp tục gia tăng vay nợ ngắn hạn để tài trợ vốn lưu
động, chủ yếu là hàng tồn kho đáp ứng nhu cầu thị trường trong dịp cuối năm và lễ tết cũng
như tận dụng cơ hội từ biến động giá vàng.

3. Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI


3.1. Thông tin chung về doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) có tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài
Gòn được thành lập vào năm 1999. SSI chuyên cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn và đầu tư tài
chính, chứng khoán với mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu. Công ty đã cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu
tư trong nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng với các khách hàng tiêu biểu như Công
ty bao gồm Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group,
Prudential VN, Deutsche Bank. Đây đều là những đối tác lớn, sẽ giúp SSI nâng cao được vị thế và
vươn ra tầm khu vực. Tính hết năm 2022, Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán có giá trị
bằng 1,706.66 tỷ đồng. Nợ vay ký quỹ/Vốn chủ sở hữu ở mức 48.57%. Lợi nhuận từ FVTPL có giá
trị bằng 1,058.68 tỷ đồng, tăng 7.69% và đóng góp 29.16% tổng lợi nhuận hoạt động. Lợi nhuận
trước thuế có giá trị bằng 2,109.7 tỷ đồng. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức 9.28%.
Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên sàn HNX vào năm 2006 và chuyển sang sàn HOSE từ
năm 2007. Thị trường môi giới của SSI đạt hơn 20% trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại sàn
HOSE và 40% trên thị trường cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn HNX. SSI là một lựa chọn đáng
xem xét cho nhà đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán, SSI luôn nằm trong top CTCK hàng
đầu trong vòng 5 năm qua với các mảng kinh doanh môi giới, đầu tư tự doanh, quản lý quỹ và ngân
hàng đầu tư.
3.2. Điểm mạnh và điểm yếu

Điểm mạnh: Điểm yếu:


 Yếu tố vĩ mô hỗ trợ ngành chứng  Cạnh tranh gay gắt trong ngành
khoán:  Kết quả kinh doanh phụ thuộc lớn
Với tác động từ yếu tố Lãi suất Ngân hàng vào việc tăng vốn
giảm, kênh Cổ phiếu trở thành một kênh Đầu Hoạt động Kinh doanh chính của các CTCK
tư phổ biến đối với người dân Việt Nam. Giá là môi giới, cho vay margin; đối với SSI có
trị giao dịch Cổ phiếu bình quân tăng thêm mảng Kinh doanh Nguồn vốn. Hai
trưởng,trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 21 mảng Cho vay Margin và Nguồn vốn phụ
nghìn tỷ đồng – đạt mức kỷ lục thuộc phụ thuộc lớn vào Quy mô Vốn của
 Hoạt động nguồn vốn nổi bật: Doanh nghiệp. Vốn tăng thì dư địa phát triển
Hiện tại, trong các Công ty Chứng khoán cho 2 mảng trên mới được nới rộng. Điều
niêm yết chỉ có 3 Công ty có hoạt động trong này đã tạo nên áp lực lớn vào việc tăng vốn
mảng Nguồn vốn, nổi bật nhất là SSI và của các CTCK nói chung và SSI nói riêng
VND, VCSC có tham gia nhưng quy mô rất  Hệ số sinh lời không cao trong ngành
nhỏ. Với hoạt động Nguồn vốn bên cạnh các So với các đối thủ cạnh tranh, hiệu quả sử
hoạt động Kinh doanh truyền thống của các dụng vốn của SSI chưa thất sự hấp dẫn –
Công ty chứng khoán như môi giới, cho vay bình quân ROE theo năm của SSI nằm ở
margin, SSI tạo nên một hệ sinh thái toàn mức 9-13% so với VND – 14%; HCM-15%;
diện hơn các đối thủ cạnh tranh; từ đó, VCSC-22%
Nguồn thu nhập được đa dạng hoá, tạo tiềm Ngoài ra định giá của SSI hiện tại chưa hấp
năng phát triển dài hạn cho doanh nghiệp dẫn với P/B 2.24 lần, so sánh với P/B trung
 Vốn điều lệ cao nhất ngành bình Ngành là 1.81
Trong bối cảnh Thị trường Chứng khoán
đang tiếp tục tạo những đỉnh kỷ lục mới về
cả giá trị Giao dịch thì Nguồn vốn khiêm tốn
sẽ là một điểm yếu so với các đối thủ cạnh
tranh. Hiện tại, SSI là CTCK có vốn điều lệ
cao nhất Ngành với mức hơn 15,000 tỷ đồng
3.3. Các chỉ số tài chính

Tính từ 01/06/2020 đến 22/09/2023 tính theo


giá đóng cửa
Giá cao nhất: 48.586,11 VND/ cổ phiếu
(30/11/2021)
Giá thấp nhất: 7.770 VND/ cổ phiếu (27/07/2020)
Khối lượng giao dịch nhiều nhất: 69.569.421 cổ
phiếu (22/09/2023)
Khối lượng giao dịch thấp nhất: 4.100.800 cổ
phiếu (29/03/2022)
Khối lượng giao dịch trung bình: 16.955.790 cổ
phiếu

Đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giá cổ phiếu SSI giảm xuống có lúc chỉ
khoảng 6.000VND/ cổ phiếu. Sau đó, giá cổ phiếu bắt đầu hồi phục và tăng trưởng từng bước. Vào
cuối năm 2021, giá cổ phiếu SSI có lúc đạt đỉnh 50.150,60VND/ cổ phiếu. Do ảnh hưởng của thị
trường chung, hiện tại giá cổ phiếu SSI khoảng 32.600VND/ cổ phiếu tính đến hết phiên giao dịch
ngày 22/09/2023.

Ngoài ra các chỉ số tài chính của SSI cũng đáng chú ý. Tính thanh khoản của cổ phiếu SSI
cũng là ưu điểm quan trọng. Trung bình mỗi ngày có hàng triệu cổ phiếu SSI được giao dịch trên thị
trường, cho thấy sự quan tâm và nhu cầu mua bán của nhà đầu tư. Điều này đảm bảo tính thanh
khoản cao, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua và bán cổ phiếu theo nhu cầu và tình hình thị trường. Với
hệ số beta là 1.69, VN Index và cổ phiếu SSI có mối quan hệ tương quan tương đối mạnh với nhau.
Hệ số beta càng cao cho thấy cổ phiếu SSI có độ lệch tăng trưởng lớn hơn so với VN Index. Hệ số
beta cho biết mức độ biến động của cổ phiếu SSI so với mức độ biến động thị trường chung (VN
Index). Một hệ số beta cao hơn 1 cho thấy cổ phiếu SSI có xu hướng biến đổi lớn hơn so với thị
trường chung, có thể biến đổi nhanh chóng và có những biến động lớn.

Các chỉ tiêu tài chính Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ số thanh toán bằng tiền 0.01 0.03 0.05


mặt

Tỷ số thanh toán nhanh 0.01 0.03 0.05

Tỷ số thanh toán hiện hành 1.12 1.28 1.64

Vòng quay tài sản cố định 29.58 44.14 26.91


(vòng)

Vòng quay tổng tài sản 0.14 0.17 0.12


(vòng)
Vòng quay vốn chủ sở hữu 0.45 0.62 0.35
(vòng)

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên 56.45 57.62 57.31


(%)

Tỷ suất sinh lời trên doanh 28.76 36.21 26.8


thu thuần (%)

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên 27.6 28 42.86


tổng tài sản (%)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 72.4 72 57.14


(%)

Nguồn: VietstockFinance

Dựa trên các chỉ số về khả năng thanh khoản của công ty cho ta thấy tình hình thanh toán
chung với các chỉ số thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành. Các chỉ
số tăng qua các năm biết được khả năng thanh toán của công ty khá tốt.

Hiệu quả sử dụng tài sản, chỉ tiêu sinh lời của công ty tăng ở năm 2020, 2021 công ty đã sử
dụng hiệu quả tài sản, hoạt động tốt nhưng lại có xu hướng do tình hình khó khăn chung của nền
kinh tế vào năm 2022 hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều bị tác động ít nhiều bởi tình hình
chung của thị trường thì công ty không thể tránh khỏi ảnh hưởng tuy nhiên ta vẫn thấy tình hình
hoạt động tại SSI vẫn được kiểm soát tốt. Doanh thu và lợi nhuận SSI đang giảm theo từng quý từ
2022. Nguyên nhân được cho là do thanh khoản và nhu cầu thị trường sụt giảm. SSI là doanh
nghiệp chiếm lớn thị phần nên việc ảnh hưởng từ xu hướng chung của thị trường cũng sẽ lớn hơn.

3.4. Luận điểm đầu tư

3.4.1. Lợi nhuận


Theo báo cáo quý II/ 2023 kết thúc nửa đầu năm
nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã cổ
phiếu SSI - sàn HOSE) ghi nhận lợi nhuận trước
thuế là 1,324 tỷ đồng, giảm 5.8% so với cùng kỳ
năm 2022; qua đó, hoàn thành 52% kế hoạch lợi
nhuận cả năm nay. Đáng chú ý, lợi nhuận trước
thuế hợp nhất từ mảng tự doanh nửa đầu năm nay
của Chứng khoán SSI đã tăng 266% so với cùng kỳ
năm ngoái, chiếm tối 59% tổng lợi nhuận trước thuế của hãng chứng khoán này. Doanh thu từ mảng
môi giới nửa đầu năm 2023 giảm 43.5% so với nửa đầu năm 2022 do giá trị giao dịch trung bình
hàng ngày giảm 46.5% trong nửa đầu năm 2023. Mặc dù SSI không công bố thông tin về thị phần
môi giới nhưng thị phần của hãng chứng khoán này có thể đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán SSI luôn nằm trong top các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam trong 5 năm
qua. Riêng trong quý II/2023, doanh thu môi giới đã tăng 30.6% so với quý I/2023 khi thanh khoản
toàn thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi mạnh và chỉ số VN Index tăng 5.2% so với quý
I/2023. Đồng thời, lãi ròng từ FVTPL và doanh thu cho vay ký quỹ cũng tăng mạnh so với quý
I/2023, cụ thể lãi ròng từ FVTPL của SSI tăng 9.2% lên mức 672 tỷ đồng. Doanh thu cho vay ký
quỹ tăng 6.5% lên 360 tỷ đồng. Trong quý II/2023, dư nợ cho vay ký quỹ tăng 20.9% so với quý
I/2023 lên 134 tỷ đồng (theo Tạp chí Công thương Điện tử - Tài chính doanh nghiệp).
Từ năm 2019-2021, Công ty chứng khoán SSI đã trả cổ tức với tỷ lệ 10%/mệnh giá bằng
hình thức trả tiền mặt khoảng thời gian cả năm.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 22/9/2023, cổ phiếu SSI có giá
tham chiếu tại mức 32,600 VNĐ/ cổ phiếu. Cổ phiếu SSI đã duy trì xu hướng đi lên liên tục kể từ
tháng 3/2023 đến nay.

3.4.2. Khả năng thanh khoản


Khối lượng giao dịch nhiều nhất: 69.569.421 cổ phiếu (22/09/2023)

Khối lượng giao dịch thấp nhất: 4.100.800 cổ phiếu (29/03/2022)

Khối lượng giao dịch trung bình: 16.955.790 cổ phiếu

Tính thanh khoản của cổ phiếu SSI cũng là ưu điểm quan trọng. Trung bình mỗi ngày có hàng
triệu cổ phiếu SSI được giao dịch trên thị trường, cho thấy sự quan tâm và nhu cầu mua bán của nhà
đầu tư. Điều này đảm bảo tính thanh khoản cao, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua và bán cổ phiếu theo
nhu cầu và tình hình thị trường.

3.4.3. Rủi ro đầu tư


 Rủi ro thị trường: Các hoạt động kinh doanh chính của SSI liên quan đến rủi ro thị trường
là các hoạt động đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tiền gửi, cho vay ký quỹ, phát hành
chứng quyền có bảo đảm và sản phẩm chứng khoán phái sinh. Doanh thu và lợi nhuận từ
các hoạt động này bị ảnh hưởng bởi những biến động về lãi suất, giá cổ phiếu, có thể do
tình hình thị trường, có thể do những thay đổi về chính sách tiền tệ, chính sách vĩ mô của
Chính phủ Việt Nam hoặc của các nước liên quan khác, có thể do các yếu tố dịch bệnh,
thảm hoạ tự nhiên, chiến tranh cũng như những quy định pháp lý khác. Khi lãi suất và giá
cổ phiếu biến động ngoài dự kiến, có thể dẫn tới rủi ro giảm sút doanh thu và lợi nhuận công
ty.
 Rủi ro tín dụng: hay là rủi ro phá sản, xảy ra khi tôt chức phát hành cổ phiếu là Công ty Cổ
phần Chứng khoán SSI không còn khả năng thanh toán gốc và lãi khi đến hạn.
 Rủi ro thanh khoản: xảy ra khi SSI mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán một
phần hoặc toàn bộ các khoản nợ đến hạn, không đáp ứng được nhu cầu thanh toán tiền mua
chứng khoán của nhà đầu tư sử dụng vốn vay ký quỹ và chậm trễ hoặc không đáp ứng được
yêu cầu trong hoạt động thanh toán của các nhà đầu tư trên tài khoản họ duy trì tại SSI.
 Rủi ro lãi suất: xảy ra trong trường hợp lãi suất bị thay đổi so với dự kiến.
Kết luận: Dựa vào những thông tin doanh nghiệp và báo cáo tình hình kinh doanh, SSI là
mã cổ phiếu không tồi trong tình hình hiện tại để nắm giữ lâu dài. Uy tín và chất lượng của SSI
được cam kết, đảm bảo, doanh nghiệp có chiến lược và tầm nhìn dài hạn để phát triển. Việc nắm
giữ cổ phiếu trong dài hạn giúp nhận được nguồn thu nhập tốt từ cổ tức cũng như giá trị chứng
khoán tăng theo thời gian.

Tính thanh khoản của cổ phiếu SSI tốt, mỗi ngày có hàng triệu cổ phiếu được giao dịch trên
thị trường chứng tỏ nhu cầu của nhà đầu tư vẫn có, điều này giúp yên tâm hơn nếu muốn bán ra
hoặc mua vào.

III. Xu hướng thị trường và thống kê mô tả


1. Xu hướng thị trường chứng khoán
Trình bày báo cáo tại Hội nghị, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, nhìn
chung thị trường chứng khoán (TTCK) trong 6 tháng đầu năm được cải thiện so với cuối năm 2022
với nhiều khởi sắc, đặc biệt trong quý II mặc dù chịu tác động của tình hình kinh tế, tài chính trong
nước và thế giới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy nền tảng khá vững khi chỉ số tăng trở lại và thanh
khoản đang được cải thiện. Theo đó, thị trường tăng điểm tích cực trong tháng 1, trước khi giảm
xuống khá thấp trong tháng 2 nhưng đã phục hồi trở lại từ cuối tháng 3 đến nay nhờ Chính phủ đưa
ra các biện pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và thị trường tài chính. Đáng chú
ý là Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh hạ lãi suất điều hành vào tháng 3 và tháng 5 nhằm hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế.

Tính đến ngày 30/6/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.120,18 điểm, tăng +11,2% so với cuối năm 2022.
Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 227,32 điểm, tăng +10,7% so với cuối năm 2022.

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu và quy mô niêm yết vẫn tiếp tục tăng so với cuối năm 2022.
Tính đến ngày 30/6, mức vốn hóa thị trường đạt 5.783 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm
2022, tương đương 60,8% GDP. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường tính
đến cuối tháng 6/2023 đạt 1.997 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% với cuối năm 2022 với 743 cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 866 cổ phiếu ĐKGD trên UPCoM.

2. Thống kê mô tả
2.1. Xác định các chỉ số cơ bản từ dữ liệu trong 3 năm

Nhóm đã tiến hành trích xuất dữ liệu từ Fiinpro, sau đó xác định các chỉ số quan trọng của 5 loại tài
sản trong giai đoạn từ ngày 1/6/2020 đến 1/6/2023 bằng công cụ Excel:

Bảng 3: Bảng thống kê mô tả hàng ngày của 4 mã cổ phiếu

Bảng 4: Bảng thống kê mô tả hàng năm của 4 mã cổ phiếu


Qua bảng trên dễ thấy rằng lợi suất trung bình hàng ngày và hàng năm của cả 4 cổ phiếu đều lớn
hơn chỉ số thị trường VN-Index, cho thấy rằng cả 4 cổ phiếu đều có hiệu suất tốt, đặc biệt với cổ
phiếu SSI lợi nhuận trung bình hàng năm là 65.13%, cao nhất trong 4 loại cổ phiếu, cùng lúc đó độ
lệch chuẩn là 57.96% cho thấy cổ phiếu có khả năng đem lại lợi nhuận dương cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, 3 cổ phiếu còn lại có độ lệch chuẩn lớn hơn lợi nhuận trung bình, đặc biệt cổ phiếu
HAG có độ lệch chuẩn cao thể hiện mức độ rủi ro cao. Tuy nhiên, điều này có thể làm đa dạng hóa
danh mục bằng cách cân bằng giữa hiệu suất và rủi ro. Ngoài ra, chỉ số Beta của cả 4 tài sản đều
nhận giá trị dương cho thấy có xu hướng biến động theo cùng hướng với thị trường chung, cố phiếu
HAG và SSI có chỉ số Beta lớn hơn 1 cho thấy có xu hướng biến động mạnh so với thị trường
chung. Điều này cho thấy rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn khi thị
trường tăng.

Tiếp theo nhóm đã xây dựng ma trận hiệp phương sai và ma trận hệ số tương quan như sau:
Bảng 5: Ma trận hiệp phương sai

Bảng 6: Ma trận hệ số tương quan


Nhìn chung các giá trị trong ma trận đều là giá trị dương cho thấy mối tương quan tích cực giữa các
tài sản. Điều này đặt ra tình hình rủi ro cao hơn cho danh mục đầu tư khi mà một tài sản gặp khó
khăn, các tài sản khác trong danh mục có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mối quan tích cực có thể tạo
ra cơ hội tăng trưởng. Khi một tài sản trong danh mục tăng giá, có khả năng các tài sản cũng sẽ có
xu hướng tăng giá. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận tổng thể tốt hơn trong danh mục.

2.2. Xây dựng danh mục rủi ro tối ưu theo mô hình Sharpe

2.2.1. Mô hình Sharpe


Nhóm xây dựng danh mục rủi ro tối ưu bằng cách sử dụng mô hình Sharpe. Theo mô hình Sharpe,
mức chênh lệch cao hơn của danh mục đầu tư so với lãi suất phi rủi ro được tiêu chuẩn hóa bởi độ
lệch chuẩn của phần lợi suất danh mục lớn hơn. Theo giả thuyết, các nhà đầu tư luôn có thể đầu tư
vào trái phiếu chính phủ và thu về được phần lợi nhuận từ lãi suất phi rủi ro. Hệ số Sharpe xác định
rằng số lợi nhuận dự kiến trên số lợi nhuận tối thiểu đó. Trong khung lý thuyết rủi ro/lợi nhuận của
lý thuyết danh mục đầu tư, khoản đầu tư rủi ro cao hơn thường sẽ đem lại lợi nhuận cao. Kết quả là,
hệ số Sharpe cao cho thấy mức tỷ suất sinh lời đã điều chỉnh rủi ro tốt hơn. Chỉ số Sharpe được tính
theo công thức:

S = [Rp-Rf] / σp
Trong đó:

 Rp: Hệ số dự kiến lợi nhuận của danh mục đầu tư


 Rf: Lãi suất phi rủi ro
 σp: Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư
Hệ số Sharpe được tính bằng cách lấy tổng tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư trừ đi tỷ suất sinh lợi
phi rủi ro sau đó đem chia cho độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi của danh mục. Hệ số Sharpe của
danh mục đầu tư càng lớn, hiệu suất được điều chỉnh theo rủi ro càng tốt. Với mục đích làm cho chỉ
số Sharpe cao nhất cho danh mục rủi ro tối ưu, nhóm đã sử dụng công cụ Solver của phần mềm
Excel để xác định.

2.2.2. Xây dựng danh mục rủi ro tối ưu

Bảng 7: Danh mục rủi ro tối ưu

Với chỉ số Sharpe là 1.18, danh mục đầu tư đạt được lợi nhuận tương đối cao hơn so với mức rủi
ro mà nó chịu đựng. Điều này cho thấy danh mục có khả năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn với nhà đầu
tư mà không cần chấp nhận mức rủi ro quá cao. Qua đó nhóm đã xác định tỷ trọng phù hợp cho
từng cổ phiếu nhằm mục đích làm cho chỉ số Sharpe tối ưu nhất.
Danh mục có lợi nhuận trung bình hàng năm khá cao với mức 47.53% trong khi độ lệch chuẩn là
38.85%, điều đó cho thấy danh mục có khả năng đem lại lợi nhuận dương cho nhà đầu tư trong
khoảng 8.68% đến 86.38%.
2.3. Xây dựng danh mục kết hợp tối ưu và phân bổ vốn

Sau khi xác định được Optimal Risky Portfolio, nhóm đề xuất tiếp tục tính toán để tìm ra danh mục
kết hợp tối ưu, có sử dụng tài sản phi rủi ro, cụ thể là tín phiếu kho bạc với lãi suất phi rủi ro là
1.68%/năm bằng phương pháp xác định mức độ hữu dụng lớn nhất với độ e ngại rủi ro của nhà đầu
tư là A = 4.

Bảng 8: Danh mục kết hợp tối ưu

Việc bổ sung tài sản phi rủi ro trong danh mục có thể cung cấp một lợi nhuận đảm bảo mà không có
rủi ro đi kèm. Bằng cách kết hợp tài sản phi rủi ro với các tài sản có rủi ro, ta có thể đạt được sự cân
bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Để đạt mức độ hữu dụng lớn nhất, nhóm khuyên nhà đầu tư cần đầu
tư 24.04% vào tín phiếu kho bạc và 75.96% vào 4 loại cổ phiếu trên. Tổng quan, danh mục có lợi
nhuận kì vọng khá cao 36.51% với mức rủi ro đã được giảm thiểu còn 29.51% cùng với đó, mức độ
hữu dụng cao nhất là 0.1909.

Ý nghĩa việc xác định mức độ hữu dụng lớn nhất:


 Tối ưu hóa lợi ích: Chỉ số Utility cao cho thấy danh mục đầu tư đã được xây dựng để đáp
ứng nhu cầu và mục tiêu của người đầu tư một cách tốt nhất có thể. Điều này cho thấy danh
mục đầu tư đã được tối ưu hóa để tạo ra lợi ích cao nhất dựa trên độ e ngại rủi ro của nhà
đầu tư.
 Tăng cường hiệu suất đầu tư: Một danh mục đầu tư với chỉ số Utility cao có khả năng tăng
cường hiệu suất đầu tư. Điều này có nghĩa là danh mục đã được cân nhắc kỹ lưỡng để tối đa
hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Người đầu tư có thể đạt được lợi nhuận cao hơn mà
không phải chấp nhận mức độ rủi ro không mong muốn.
 Tăng độ tin cậy và hài lòng: Một danh mục đầu tư với chỉ số Utility cao có thể tạo ra sự tin
cậy và hài lòng cho người đầu tư. Khi danh mục đầu tư đáp ứng tốt các yếu tố cá nhân và
mang lại độ lợi ích cao, người đầu tư có niềm tin và hài lòng với quyết định của mình.

Cuối cùng, nhóm xác định Complete Portfolio với tỷ trọng từng loại tài sản như sau:

Bảng 9: Danh mục đầu tư hoàn thiện


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 https://finance.vietstock.vn/SSI-ctcp-chung-khoan-ssi.htm

2 https://www.ssi.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/bao-cao-tai-chinh

3 https://www.ssi.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/lich-su-gia

4 https://www.ssi.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/lich-su-co-tuc

5 https://www.ssi.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/lich-su-tang-von

6 https://ar.ssi.com.vn/chien-luoc-phat-trien-ben-vung?
fbclid=IwAR3agLSeqX10uU2_MTW6JjwbCMgLqCsofmv5AFslo2xIJrC_BORked_uRUY

7 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-phieu-ssi-tang-66-doanh-thu-moi-gioi-va-cho-vay-cua-
chung-khoan-ssi-phuc-hoi-109457.htm?
fbclid=IwAR0giewGlo0U4Be3IlcA01hRDZjQrm5cvSAm8pRK_YI9XOEmHpL7V7UJf-s
8 https://topi.vn/co-phieu-pnj.html
9 https://finance.vietstock.vn/PNJ-ctcp-vang-bac-da-quy-phu-nhuan.htm
10 https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/KBSV_Baocaocapnhat_PNJ_2Q2023.pdf
11 https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thi-truong-chung-khoan-cho-thay-nen-tang-kha-vung-khi-chi-
so-va-thanh-khoan-dang-hoi-phuc-131880.html
12 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM275444
13 https://liveboard.cafef.vn/ptkt?symbol=HAG
14 https://s.cafef.vn/hose/hag-cong-ty-co-phan-hoang-anh-gia-lai.chn
15 https://www.hagl.com.vn
16 https://finance.vietstock.vn/vcb/tai-tai-lieu.htm
17 https://www.finhay.com.vn/trai-phieu-vietcombank
18 https://portal.vietcombank.com.vn/About/LSPT/Pages/Qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien.aspx?
devicechannel=default
19 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/04/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-
dong-viec-lam-quy-i-nam-2023/
20 https://webgia.com/lai-suat/

You might also like