You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN
Môn: Thị trường chứng khoán 1
GVHD: Vũ Thị Thúy Vân

ĐỀ BÀI
Bình luận về một trong số các chủ thể
tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam
(Các công ty chứng khoán)

Họ và tên: Hồ Thu Phương


Mã sinh viên: 11219775
Lớp: Tài chính doanh nghiệp CLC 63D

Hà Nội, tháng 05 năm 2023


I. Thông tin cơ bản về các công ty chức khoán
a. Định nghĩa

Trong Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC có định nghĩa rõ thế nào là công ty chứng
khoán. Theo đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản công ty chứng khoán là một tổ
chức hoạt động có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động kinh doanh. Giấy phép
kinh doanh chứng khoán được cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước. Hoạt động kinh
doanh chứng có thể thể là một số hoặc toàn bộ những hoạt động sau: tự doanh chứng
khoán, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng
khoán.

Công ty chứng khoán được hoạt động dưới sự kiểm soát của Luật chứng khoán và
một số quy định khác của pháp luật. Công ty chứng khoán được hoạt động dưới hình thức
công ty cổ phần hoặc công ty TNHH đều được.

b. Đặc điểm
Công ty chứng khoán là đơn vị trung gian trên thị trường tài chính

Một trong những đặc điểm nổi bật quan trọng nhất đối với công ty chứng khoán là
cầu nối trung gian giữa người cần vốn và người có vốn. Công ty này đóng vai trò là trung
gian đầu tư chính, và còn là cầu nối giữa các nhà đầu tư với nhau. Với đặc điểm này, các
công ty chứng khoán cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính bao gồm các dịch vụ môi
giới, tư vấn danh mục đầu tư, dịch vụ ngân hàng đầu tư, quản lý danh mục đầu tư thực
hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ của thị trường tiền tệ.

Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh có điều kiện

Các công ty chứng khoán hoạt động như một tổ chức kinh doanh có điều kiện. Các
hoạt động trong lĩnh vực tài chính – hoạt động có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến
sự sống còn của doanh nghiệp, vì thế việc ban hành những quy định chặt chẽ là rất cần
thiết để đảm bảo an toàn cho nền kinh tế.

c. Vai trò của công ty chứng khoán


 Đối với doanh nghiệp

Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ IPO hay Initial Public Offering được hiểu
là doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Phát hành cổ phiếu của doanh
nghiệp là một hoạt động nhằm huy động vốn, tất cả các hoạt động này đều được thực
hiện qua một bên trung gian đó chính là các công ty chứng khoán.

Trong các thương vụ phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp, công ty chứng khoán
đóng vai trò tư vấn, bảo lãnh phát hành nhằm đảm bảo các giao dịch mua bán diễn ra
thuận lợi.

 Đối với cá nhân là những nhà đầu tư

Một trong những bước đầu tiên để các nhà đầu tư tiến hành giao dịch trên sàn
chứng khoán chính là phải có tài khoản giao dịch chứng khoán. Những tài ẩn này sẽ được
mở tại các công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán cũng có vai trò cung cấp các bản đánh giá, báo cáo tài chính
về tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp để từ đó cho các nhà đầu tư một cái nhìn tổng
quan trước các quyết định đầu tư.

 Đối với thị trường chứng khoán

Công ty chứng khoán là đơn vị trung gian nhưng cũng là đơn vị và thành phần
không thể thiếu để cấu thành nên thị trường chứng khoán.

Trên thị trường sơ cấp, vai trò của các công ty chứng khoán đối với doanh nghiệp
IPO chính là phát hành và định giá cổ phiếu tại lần đầu tiên chào bán.

Trên thị trường thứ cấp, vai trò của công ty chứng khoán là điều tiết thị trường
thông qua các hoạt động tự doanh bao gồm cả việc tăng thu nhập cho chính công ty họ
bằng cách tạo giá trị thanh khoản, điều tiết nền giá cổ phiếu.

 Đối với cơ quan quản lý


Các cơ quan quản lý phải có chức năng quan sát thị trường chứng khoán và thực
hiện những điều chỉnh hợp lý tuân theo các quy định hiện hành của Luật chứng khoán và
những cơ quan Nhà nước. Các hoạt động này của cơ quan quản lý một phần dựa vào
những thông tin về thị trường chứng khoán được cung cấp bởi những công ty chứng
khoán. Các thông tin được công ty chứng khoán cung cấp có thể là thông tin về các cổ
phiếu, thông tin giao dịch, cổ tức, dữ liệu về ngành và doanh nghiệp.

II. Thực trạng về công ty cổ phần Chứng khoán SSI


1. Phân tích và bình luận tình hình tài chính của CTCP Chứng khoán SSI

Năm 2021, CTCP Chứng khoán SSI ghi nhận sự tăng trưởng kỷ lục về giá trị tổng
tài sản, với tỉ lệ tăng 42%, đạt mức là 50.793 tỷ VNĐ, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm
92% tổng tài sản với giá trị 46.540 tỷ VNĐ. Khoản đầu tư vào các công ty liên kết giảm
do trong năm SSI đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN –
HOSE), tuy nhiên vẫn tiếp tục đồng hành phát triển cùng PAN với tỷ lệ sở hữu trên 12%.
Tài sản ngắn hạn tăng trưởng cơ bản nằm ở trạng thái đầu tư cổ phiếu là tài sản phòng
ngừa rủi ro cho chứng quyền, dư nợ ký quỹ và tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng; đây vừa là
những tài sản sinh lời vừa là công cụ thanh khoản cho đòn bẩy tài chính.

Dư nợ cho vay ký quỹ và ứng trước ghi nhận tại ngày 31/12/2021 là 23.698 tỷ
VNĐ, chiếm 47% tổng tài sản và tăng trưởng 157%, gấp 2,6 lần so với số dư cuối kỳ năm
2020. Điều này thể hiện năng lực tài chính của SSI đã đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư
trong một năm ghi nhận sự phát triển đột phá và biến động của TTCK Việt Nam nói
chung và SSI nói riêng. Theo đà tăng trưởng của VNIndex cùng với sự hứng khởi của
nhà đầu tư, nhu cầu vay vốn cũng gia tăng mạnh mẽ. Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu
của thị trường, cùng với năng lực kinh doanh vốn mạnh mẽ, SSI luôn đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng trong khi vẫn bảo đảm nguyên tắc quản trị rủi ro bảo toàn vốn.

Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính an toàn như tiền gửi, chứng chỉ có giá hay
trái phiếu cũng được Công ty tận dụng một cách hiệu quả với tổng giá trị 20.967 tỷ VNĐ,
chiếm 41% tổng tài sản. Những tài sản tài chính có lợi nhuận cố định này bản chất không
đầu tư bằng nguồn vốn dư thừa mà đều là những tài sản sử dụng đòn bẩy tài chính, tối ưu
hóa chênh lệch lãi suất trên cơ sở dự đoán chính xác về xu thế lãi suất cũng như tận dụng
tối đa và hết sức linh hoạt các hạn mức tín dụng với hàng chục ngân hàng thương mại.

Các tài sản tài chính là danh mục đầu tư cổ phiếu ghi nhận ở mức 2.209 tỷ VNĐ,
chiếm 4% tổng tài sản và giảm nhẹ 4% so với giá trị tại ngày đầu năm phù hợp với chiến
lược đầu tư của Công ty. Đối với danh mục đầu tư cổ phiếu, có 753 tỷ VNĐ là phục vụ
cho mục đích phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm chứng quyền mà Công ty phát hành. SSI
được biết đến là một trong ba công ty hoạt động tích cực nhất trong hoạt động phát hành
và tạo lập thị trường cho sản phẩm chứng quyền.

Nguồn vốn chủ sở hữu SSI ghi nhận tại ngày 31/12/2021 là 14.220 tỷ VNĐ, chiếm
28% tổng nguồn vốn và tăng trưởng 44% so với đầu năm, đưa SSI trở thành Công ty
Chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường. Mặc dù có lợi thế về nguồn vốn dồi
dào, nhưng để đáp ứng nhu cầu vay ký quỹ trong một năm có sự tăng trưởng đột phá, SSI
đã tận dụng đòn bẩy tài chính một cách triệt để với số dư vay ngắn hạn tại ngày
31/12/2021 là 31.121 tỷ VNĐ, tăng 133% so với năm 2020, tiếp tục lập kỷ lục mới trong
nhiều năm hoạt động của SSI. Các khoản vay này chủ yếu đến từ các khoản vay thấu chi
và vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại. Năm 2021, SSI huy động được nguồn vốn
đáng kể từ các khoản vay chi phí hợp lý từ các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tín chấp,
với dư nợ 6.172 tỷ VNĐ tại ngày 31/12/2021, tăng 483% so với năm 2020. Điều này thể
hiện tín nhiệm của SSI ngày càng nâng cao đối với các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước. Các hạn mức tín dụng mà SSI xây dựng được với các ngân hàng thương mại hoàn
toàn đủ để đáp ứng việc tăng dư nợ margin lên mức cho phép tối đa (hai lần vốn chủ sở
hữu), tuy nhiên với chính sách quản lý rủi ro thận trọng, SSI luôn cân bằng giữa tăng
trưởng và khống chế rủi ro để dư nợ không tăng đột biến. Các khoản vay từ ngân hàng
nước ngoài thông thường chịu những rủi ro về tỷ giá hối đoái, tuy nhiên trên nguyên tắc
cẩn trọng, SSI luôn luôn thực hiện các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để phòng ngừa biến
động lỗ tỷ giá nên kết quả kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi rủi ro này.

III. Một số giải pháp và đề xuất


1. Đánh giá chung những hạn chế còn tồn đọng

Thứ nhất, về hiệu quả các hoạt động của SSI: SSI vẫn chỉ tâp trung vào 2 mảng
hoạt ̣ động là tự doanh và môi giới, mảng tư vấn và bảo lãnh phát hành vẫn chưa được
quan tâm và khai thác để tân dụng hết năng lực của mình. ̣

Thứ hai, về khả năng sinh lời: SSI có tiềm lực về vốn chủ sở hữu cũng như tổng
tài sản lớn nhất thị trường, lợi nhuân sau thuế các năm cũng ̣ cao nhất nhưng ROE lại
thấp hơn các công ty chứng khoán cùng ngành khác. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng lợi
nhuân của SSI chưa tương xứng với nguồn lực tài chính của công ty. ̣

Thứ ba, về an toàn tài chính: Mặc dù an toàn tài chính của SSI giai đoạn 2019 -
2021 đã được cải thiện. Tuy nhiên SSI vẫn chưa đảm bảo được an toàn tài chính, tỷ lệ
vốn khả dụng và tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản vẫn vượt quá mức quy định.

2. Một số giải pháp

Một là, gia tăng các nhà đầu tư chiến lược là các định chế tài chính lớn thông qua
hoạt động liên doanh, bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược để tạo sức bât về nâng
cao tiềm ̣ lực tài chính cho công ty. Hiện nay, không chỉ SSI, mà ở Việt Nam có đến gần
một nửa số CTCK có cổ đông lớn là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nếu tiếp tục mở rộng
và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược là người nước ngoài thì rất khó kiểm soát và có nguy
cơ bị thao túng. Do đó, khi chọn lựa nhà đầu tư chiến lược, các CTCK cần cân nhắc tỷ lệ
sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài để tránh bị thâu tóm.

Hai là, sử dụng hợp lý công cụ trái phiếu để nâng cao tiềm lực tài chính của công
ty. Bên cạnh công cụ cổ phiếu phổ thông, trong điều kiện nền kinh tế, TTCK Việt Nam
còn nhiều khó khăn như hiện nay nhưng triển vọng phát triển vẫn được các nhà đầu tư
trong và ngoài nước tin tưởng, SSI đảm bảo năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả kinh
doanh được duy trì ổn định trong những năm qua, có thể sử dụng công cụ trái phiếu công
ty nhất là công cụ trái phiếu có thể chuyển đổi với thời hạn thích hợp, để gia tăng tiềm
lực tài chính, trước hết là nguồn vốn vay nợ nhưng sau đó có thể chuyển đổi thành nguồn
vốn chủ sở hữu. Thời hạn của trái phiếu có thể chuyển đổi nên từ 1-2 năm, lãi suất trái
phiếu nên tiếp cân ở mức lãi ̣ suất huy động tiết kiệm của ngân hàng thương mại. Với
những đặc tính đó sẽ có sức thu hút đáng kể với các nhà đầu tư dài hạn trên thị trường, có
niềm tin vào triển vọng phát triển tốt trong tương lai của nền kinh tế nói chung và TTCK
Việt Nam nói riêng.

You might also like