You are on page 1of 8

1. Thị trường tài chính là gì?

*Khái niệm thị trường tài chính:

- Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản chính.
Thông qua đó, sự luân chuyển vốn được thực hiện từ chủ thể cung sang chủ thể cầu
vốn. Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển/giao lưu vốn trong xã hội.

- Tài sản chính ở đây là những công cụ tài chính hay tài sản vô hình. Giá trị của tài
sản chính không phụ thuộc vào bản chất của nó, mà phụ thuộc vào các mối quan hệ
tài chính. Công cụ tài chính có thể bao gồm:

 Vốn tài chính,


 Cổ phiếu,
 Trái phiếu,
 Chứng chỉ quỹ,
 Kỳ phiếu,
 Thương phiếu,
 Công cụ tài chính phái sinh…

*Điều kiện hình thành thị trường tài chính

Thị trường tài chính có thể hình thành khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:

 Kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ cân đối ổn định và lạm phát được kiểm
soát.
 Công cụ tài chính phát triển phong phú, đa dạng.
 Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian hình thành và phát triển mở rộng.
 Hệ thống pháp luật giám sát thị trường được xây dựng, thống nhất.
 Cơ sở vật chất và hệ thống thông tin kinh tế được tạo ra, phục vụ cho các
hoạt động tài chính.
 Có đội ngũ nhà đầu tư có kiến thức, người kinh doanh, quản lý am hiểu về
thị trường tài chính.

2. Cấu trúc thị trường tài chính là gì?

- Cấu trúc thị trường tài chính là hệ thống các chủ thể, công cụ tài chính cấu thành
thị trường. Trong đó, cấu trúc thị trường có thể phân loại theo công cụ tài chính,
thời gian luân chuyển hay hình thức phát hành.

- Có nhiều cấu trúc thị trường tài chính khác nhau, mang đặc trưng riêng, với bản
chất là nơi giao dịch, luân chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác dựa trên
những công cụ khác nhau.

Các cấu trúc thị trường tài chính

* Dựa trên đặc tính, cấu trúc thị trường tài chính có thể chia thành các loại sau:

Phân loại căn cứ sự luân chuyển vốn


Dựa trên thời gian luân chuyển vốn hoặc các nguồn tài chính, có thể phân loại
thành 2 loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
- Thị trường tài chính sơ cấp: Hoạt động chủ yếu là mua bán chứng khoán mới
hoặc đang phát hành, thông qua chủ thể ngân hàng.
- Thị trường tài chính thứ cấp: Hoạt động mua bán lại chứng khoán đã phát hành
trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được chia thành 2 loại nhỏ hơn: Thị
trường phi tập trung và sở giao dịch.
Phân loại căn cứ phương thức huy động nguồn tài chính
*Dựa trên phương thức huy động vốn, nguồn tài chính, phân loại thị trường thành
2 loại:
- Thị trường nợ: Nơi diễn ra hoạt động mua bán các công cụ nợ. Trong đó, công
cụ nợ bao gồm 3 loại (Nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn dưới 1 năm, nợ trung hạn
từ 1-10 năm, nợ dài hạn từ 10 năm trở lên).
- Thị trường vốn cổ phần: Nơi diễn ra hoạt động huy động vốn bằng việc phát
hành cổ phiếu. Tại đó, cổ phiếu là quyền được chia phần dựa trên tài sản và lãi
dòng của công ty. Người nắm giữ cổ phiếu sẽ nắm giữ một phần tài sản doanh
nghiệp.
Phân loại căn cứ thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động
*Dựa trên đặc điểm thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động, phân chia thị
trường thành 2 loại:
- Thị trường tiền tệ: Nơi phát hành và mua lại các công cụ tài chính ngắn hạn, với
thời gian đáo hạn dưới 1 năm. Thị trường tiền tệ sẽ bao gồm các công cụ: Tín
phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu…
- Thị trường vốn: Nơi thực hiện giao dịch các công cụ tài chính có thời gian đáo
hạn từ 1 năm trở lên. Thị trường vốn là nơi giải quyết quan hệ cung – cầu vốn dài
hạn, được chia thành 3 bộ phận: Cổ phiếu, khoản cho vay thế chấp, trái phiếu.
Phân loại căn cứ tính chất pháp lý
*Dựa trên tính chất pháp lý, phân loại thị trường tài chính thành 2 loại chính:
- Thị trường tài chính chính thức: Tại đó, các hoạt động giao dịch, mua bán,
chuyển đổi tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước
quy định rõ ràng trong luật. Các chủ thể tham gia sẽ được bảo vệ quyền lợi trường
pháp luật.
- Thị trường tài chính không chính thức: Hoạt động giao dịch các tài sản, nguồn
tài chính không theo quy định hay thể chế do pháp luật quy định. Quyền lợi chủ thể
tham gia thị trường nhà sẽ không được bảo vệ và thừa nhận.

3. Các công cụ của thị trường tài chính


a. Các công cụ của thị trường tiền tệ
- Các công cụ của thị trường tài chính phải kể đến các công cụ trong thị trường tiền
tệ, thường có tính thanh khoản cao. Do có kỳ hạn thanh toán ngắn, những công cụ
vay nợ được mua bán trên thị trường tiền tệ chịu mức dao động giá tổi thiểu và do
đó nó là loại đầu tư ít rủi ro nhất.

*Tín phiếu kho bạc

- Là công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính phủ, thường được phát hành với kỳ hạn
thanh toán 3, 6, 9 và nhỏ hơn 12 tháng. Chúng được trả lãi với mức lãi suất cố định
và được hoàn trả vốn khi đến hạn thanh toán hoặc chúng được thanh toán lãi do
việc bán lần đầu có giảm giá. Tức là, với giá thấp hơn so với khoản tiền đã định
được thanh toán khi hết hạn. Ví dụ, bạn có thể mua một tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1
năm trong tháng 3/2012 với số tiền 9 triệu đồng, tín phiếu này có thể được thanh
toán 10 triệu đồng vào tháng 3/2013.

- Tín phiếu kho bạc là loại lỏng nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ,
do vậy, chúng được mua bán nhiều nhất. Chúng cũng là loại công cụ an toàn nhất
trong tất cả các loại công cụ ở thị trường tiền tệ, vì Chính phủ luôn đáp ứng được
các món nợ phải trả bằng cách tăng thuế hoặc phát hành giấy bạc. Tuy nhiên khả
năng sinh lời của loại công cụ này rất thấp, tín phiếu kho bạc chủ yếu do các ngân
hàng nắm giữ, cũng có một lượng nhỏ các hộ gia đình, các cồng ty và các trung
gian tài chính khác nắm giữ.
*Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng

+ Giấy chứng nhận tiền gửi (CD) là một công cụ vay nợ do NHTM bán cho người
gửi. Người gửi được thanh toán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhất định và khi đến
kỳ hạn thanh toán, thì hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu. CD có thể được bán lại ở
thị trường cấp hai. Hiện nay công cụ này được hầu hết các NHTM lớn phát hành
và thu được thành công to lớn, với tổng số dư vượt quá tổng số dư của tín phiếu
kho bạc. Chúng là nguồn vốn đặc biệt quan trọng mà những NHTM thu hút được
từ các cá nhân, công ty, các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ, các tổ chức từ thiện và
các cơ quan của chính phủ.

*Thương phiếu

- Đây là một giấy nợ trong hoạt động tín dụng thương mại khi phát sinh hoạt động
mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau. Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp
bán chịu hay mua chịu phát hành thương phiếu mà người ta gọi là hối phiếu hay
lệnh phiếu. Trong đó:

- Hối phiếu là giấy đòi nợ do người bán phát hành yêu cầu người mua thanh toán
một khoản tiền vào một thời gian xác định. Lệnh phiếu là giấy nhận nợ do người
mua phát hành trong đó cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền cho người bán vào
một thời gian xác định. Do đây là một khoản mua chịu hàng hóa trong thời gian
ngắn nên thương phiếu là công cụ tài chính ngắn hạn.

*Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận

- Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận là hối phiếu do một công ty phát hành, đã
được ngân hàng đóng dấu bảo lãnh chấp nhận thanh toán lên đó. Ngân hàng cam
kết rằng nếu công ty được bảo lãnh không thanh toán thì trách nhiệm của ngân
hàng sẽ đứng ra thanh toán hộ. Để có thể được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh,
công ty phát hành hối phiếu phải gửi món tiền buộc vào tài khoản của mình tại
ngân hàng đủ để trả cho hối phiếu. Tuy nhiên có những trường hợp công ty có thể
không cần phải có khoản ký quỹ này nếu nó có đủ uy tín với ngân hàng. Ngoài tài
khoản ký quỹ, công ty cũng phải nộp cho ngân hàng một khoản phí gọi là phí bảo
lãnh. Phí bảo lãnh được tính theo một tỷ lệ phần trăm so với số tiền được bảo lãnh.
Nếu công ty không có khả năng thanh toán, thì ngân hàng buộc phải thanh toán
theo số tiền đã ghi trên hối phiếu. Công ty phát hành hối phiếu có thêm khả năng
được chấp nhận khi mua hàng hoá ở nước ngoài vì nhà xuất khẩu ngoại quốc biết
rằng ngay cả trường hợp công ty đã phá sản, thì hối phiếu vẫn được ngân hàng
thanh toán đầy đủ.

b. Các công cụ trên thị trường vốn


- Một trong các công cụ của thị trường tài chính khoogn thể thiếu đó là Các công
cụ trên thị trường vốn bao gồm các công cụ nợ và cổ phiếu, với kỳ hạn trên một
năm hay vô hạn. Khác với các công cụ trên thị trưòng tiền tệ, các công cụ trên thị
trường vốn có độ lệch tiêu chuẩn lớn hơn nhiều, do vậy mức độ rủi ro lớn và lợi
tức thường cao.

*Cổ phiếu

- Là chứng chỉ (hoặc bút toán ghi sổ) chứng nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối
với một phần tài sản và thu nhập của doanh nghiệp. Tức là nó chứng thực quyền sở
hữu một phần vốn hoặc tài sản của công ty và quyền được chia cổ tức.

*Cổ phiếu có thể được chia làm hai loại:

- Cổ phiếu thông thường là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, lợi tức biến
động tuỳ theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Tuy nhiẽn, thị giá cổ phiếu lại
rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn
phụ thuộc rất nhiều nhân tố khác như môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, hay nói
cách khác tuân theo quy luật cung cầu. Cụ thể hơn nữa, thị giá cổ phiếu thông
thường phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nói chung và biến động theo chiều
nghịch với biến động lãi suất trái phiếu chính phủ, các công cụ vay nợ dài hạn lãi
suất cố định và lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng.

- Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một
tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị
giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình
hình tài chính của công ty.

*Như vậy, việc đầu tư vào cổ phiếu không chỉ đơn giản là nhận được cổ tức, mà
quan trọng hơn chính là giá cổ phiếu được mua bán trên thị trường dao động mang
lại lợi nhuận nhiều hơn số cổ tức thu được. Khi cổ phiếu của công ty được nhiều
người mua, chứng tỏ thị trường tin tưởng vào hiện tại và khả năng phát triển của
công ty trong tương lai và ngược lại.

+ Một nhà đầu tư chứng khoán không phải chỉ giỏi trong xác định thời điểm mua
bán, mà còn phải biết trung hoà rủi ro bằng cách xây dựng được danh mục chứng
khoán có các mức độ rủi ro khác nhau hoặc chu kỳ giao động chênh lệch nhau.

+ Ngoài ra dựa theo tính chất ghi danh cổ phiếu còn bao gồm: cổ phiếu ghi danh và
cổ phiếu vô danh.

*Trái phiếu

- Là chứng chỉ xác nhận quyền đòi nợ của nhà đầu tư đối với nhà phát hành. Tùy
theo các tiêu thức phân loại ta có các loại trái phiếu khác nhau:
+ Dựa vào chủ thể phát hành: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương và trái
phiếu doanh nghiệp.

+ Dựa vào phương thức trả lãi: Trái phiếu thanh toán lãi một lần duy nhất khi đáo
hạn và trái phiếu thanh toán lãi định kỳ (coupon).

+ Dựa vào sự thay đổi lãi suất: Trái phiếu có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi

+ Dựa vào khả năng chuyển đổi: Trái phiếu không có khả năng chuyển đổi và có
khả năng chuyển đổi.

*Vay thế chấp

- Vay thế chấp là những món tiền cho các cá nhân hoặc các công ty kinh doanh vay
để đầu tư vào những công trình kiến trúc. Nhà cửa, đất đai được dùng làm vật thế
chấp cho các món vay. Hình thức này chiếm một phần lớn trong nguồn tài trợ của
các công ty, thậm chí còn chiếm tỷ trọng lớn tại các nước phát triển. Ngân hàng và
các tổ chức tiết kiệm là người cho vay hàng đầu trong lĩnh vực này. Những tổ chức
này cung cấp vốn cho thị trường vay thế chấp bằng cách bán trái khoán và dùng
tiền để mua các món thế chấp. Đây là những khoản cho có thể mang lại một nguồn
thu nhập lớn cho các ngân hàng nhưng cũng lại là mảng kinh doanh ẩn chứa nhiều
rủi ro.

You might also like