You are on page 1of 18

...................................................................................................

............................................................................ 4
1. Khái niệm ...................................................................................................................... 4
2. Đặc điểm ....................................................................................................................... 4
3. Phương thức phát hành ..................................................................................................4
4. Mục đích sử dụng ..........................................................................................................4
5. Ưu và nhược điểm của tín phiếu kho bạc ......................................................................5
6. Quy định của pháp luật về tín phiếu kho bạc ................................................................ 5
....................................................................... 7
1. Khái niệm ...................................................................................................................... 7
2. Đặc điểm, hình thức, phân loại ..................................................................................... 7
3. Đối tượng phát hành ......................................................................................................8
4. Mục đích, vai trò phát hành ...........................................................................................8
5. Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi ............................................................................ 9
6. Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi .......................................................................... 10
7. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi .................................................................. 10
8. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi tại một số Ngân hàng .......................................................10
9. So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm ..................................................................11
................................................................................ 11
1. Khái niệm .................................................................................................................... 11
2. Phân loại ......................................................................................................................12
3. Đặc điểm, tính chất ......................................................................................................12
4. Ưu và nhược điểm của thương phiếu .......................................................................... 13
5. Phát hành thương phiếu ...............................................................................................14
6. Chủ thể có quyền phát hành thương phiếu ..................................................................14
7. Thực trạng thương phiếu tại Việt Nam ....................................................................... 15

...............................................................................................16

....................................................................................................... 17

............................................................................ 18

2|Page
Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những
phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định, hay theo cách
hiểu khái quát nhất thì đó là nơi diễn ra quá trình trao đổi mua bán các
công cụ tài chính và công cụ thanh toán. Bản chất của thị trường tài
chính là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội. Căn cứ vào
thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động mà thị trường tài chính
được chia thành hai mảng là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Bàn
riêng về thị trường tiền tệ (Money Market) là nơi diễn ra các giao dịch
vốn ngắn hạn giữa bên cung và cầu vốn. Nó giúp các nhà đầu tư có cơ
hội giao dịch, phát triển tài chính, nhờ tính thanh khoản cao của thị
trường. Ngoài ra còn hỗ trợ phát triển nền kinh tế của một đất nước
thông qua huy động vốn, đầu tư chứng khoán, tài chính, tiền tệ. Các
công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ mặc dù có lợi tức đầu tư khá
thấp nhưng vì có thời gian đáo hạn ngắn hạn, những công cụ tài chính
này có tính rủi ro và mức độ dao động giá thấp, do đó đầu tư vào các
công cụ này sẽ có ít rủi ro nhất.
Bài tiểu luận của nhóm 2 sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu các công
cụ tài chính trong thị trường tiền tệ, bao gồm Tín phiếu kho bạc,
Chứng chỉ tiền gửi, Thương phiếu. Ngoài 3 công cụ tài chính nêu
trên còn rất nhiều công cụ tài chính khác thuộc thị trường tiền tệ và thị
trường vốn, tuy nhiên trong đề tài này sẽ nêu rõ các đặc tính, cách phát
hành, mục đích sử dụng của 3 công cụ tài chính nêu trên. Trong quá
trình thực hiện, nhóm em cũng đã được tìm hiểu và học hỏi thêm rất
nhiều kỹ năng, về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu sau: Nắm được
các kiến thức cơ bản về các công cụ tài chính ngắn hạn; Phân tích được
cách các công cụ này tác động đến thị trường tài chính trong và ngoài
nước; Tích lũy nhiều kinh nghiệm qua việc lên kế hoạch, phân chia
thời gian một cách hợp lý và phát triển kĩ năng làm việc nhóm để cùng
nhau hoàn thành bài tiểu luận và bài thuyết trình.
Thế nhưng vì mới là những sinh viên năm 2, kiến thức của chúng em
chưa đủ sâu rộng nên sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót trong bài
tiểu luận này. Tuy nhiên Mahatma Gandhi có câu nói: “Vinh quang
nằm trong nỗ lực, không phải kết quả, nỗ lực hết mình là thắng lợi
hoàn toàn”. Vì thế nhóm em đã cố gắng, hỗ trợ lẫn nhau, cùng với sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn - cô Hồ Thị
Hồng Minh để hoàn thành bài tiểu luận này một cách chỉn chu nhất.
Mong cô sẽ đưa ra những góp ý, sửa đổi để nhóm chúng em có được
những bài học sâu sắc, rút ra những kinh nghiệm quý giá cho những
bài làm sau được hoàn thiện một cách tốt hơn.
Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn cô!
3|Page
1. Khái niệm
Tín phiếu kho bạc (Treasury bills) là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ các
nước do kho bạc nhà nước, ngân hàng trung ương phát hành để bù đắp cho những
thâm hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước. Ngoài chức năng vay nợ, tín phiếu kho
bạc còn là công cụ để ngân hàng trung ương thi hành các chính sách tiền tệ.
2. Đặc điểm
● Tín phiếu kho bạc là công cụ tài chính an toàn nhất vì được sự đảm bảo chi trả của
Chính phủ.
● Có tính thanh khoản cao nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ (đôi
khi được coi tương đương với tiền mặt).
● Về kỳ hạn: Có kỳ hạn thanh toán ngắn thường là 4, 13, 26 và 52 tuần (không được
quá 1 năm).
● Về mệnh giá: Tín phiếu kho bạc có những mệnh giá khác nhau. Đối với tín phiếu
của Nhà nước Việt Nam là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng.
● Về đối tượng sở hữu: Tín phiếu kho bạc là loại giấy tờ do các ngân hàng thương
mại chủ yếu nắm giữ. Ngoài ra, một số ít hộ gia đình, các công ty và những trung
gian tài chính khác cũng nắm giữ loại tín phiếu này.
3. Phương thức phát hành
Hiện nay, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra hai
phương thức chính được sử dụng để phát hành tín phiếu:
 Phương thức bắt buộc: Ngân hàng sẽ phát hành tín
phiếu bắt buộc căn cứ dựa vào các tình hình của thị
trường vào các thời điểm khác nhau. Tổ chức tín dụng
nếu muốn mua tín phiếu thì bắt buộc phải tuân theo
những quy định cụ thể của Thống đốc trong Ngân hàng
Nhà nước.
 Phương thức đấu thầu: Tín phiếu kho bạc sẽ được Ngân hàng nhà nước phát
hành qua quá trình đấu thầu dưới hình thức đấu giá. Người mua sẽ được nhận tín
phiếu qua ghi sổ khi giao dịch được thực hiện thành công. Lãi suất của tín phiếu sẽ
được Kho bạc Nhà nước quyết định dựa vào khung lãi suất do Bộ Tài chính quy
định đối với từng phiên đấu thầu.
4. Mục đích sử dụng
● Công cụ tài chính này giúp Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt các chính

4|Page
sách tiền tệ nhằm chống việc đồng tiền bị mất giá từ đó hạn chế tình trạng lạm phát.
Ngoài ra, hoạt động phát hành tín phiếu còn điều tiết dòng tiền trong nền kinh tế
hiệu quả, giảm thâm hụt ngân sách và giúp các tổ chức tài chính có nguồn vốn
ngắn hạn để phát triển.
● Để nới lỏng các chính sách cũng như cung cấp tiền với số lượng tăng thì Ngân
hàng nhà nước sẽ mua lại các tín phiếu trên. Biện pháp này sẽ giúp kích thích các
tổ chức, doanh nghiệp tạo ra thêm lợi nhuận và nâng cao hoạt động phát triển kinh
doanh. Trường hợp này được Nhà nước áp dụng khi tình trạng lạm phát không còn
xảy ra.
● Tín phiếu kho bạc được coi là một công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương
điều hành chính sách tiền tệ.
5. Ưu và nhược điểm của tín phiếu kho bạc
5.1 Ưu điểm
 Tính an toàn cao và thời gian đáo hạn ngắn: do
được hỗ trợ dưới sự đảm bảo của Chính phủ và Nhà nước
nên là kênh đầu tư rất an toàn và ít rủi ro. Chính phủ có thể
tăng thuế hoặc phát hành tiền tệ để trả nợ nên luôn có thể
đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình.
 Vốn ban đầu thấp: với việc số vốn chỉ cần có tối
thiểu 100.000 đồng, vì thế dễ dàng tiếp cận được hầu hết
các nhà đầu tư trên thị trường.
5.2 Nhược điểm
 Lợi nhuận mang lại thấp: tín phiếu kho bạc mang
lại lợi nhuận tương đối thấp so với các công cụ nợ khác.
Thực tế, lợi nhuận của loại tín phiếu này thấp hơn hầu hết
các công cụ trên thị trường tiền tệ.
 Lợi nhuận của loại tín phiếu này chỉ được ghi nhận
khi đáo hạn. Đây cũng là điều khiến tín phiếu kho bạc trở
thành một kênh đầu tư kém hấp dẫn, đặc biệt là đối với các
nhà đầu tư đang tìm kiếm một dòng tiền ổn định.
6. Quy định của pháp luật về tín phiếu kho bạc
Theo đó, tại Mục I chương II của Nghị định 95/2018/NĐ-CP có quy định về những
vấn đề liên quan về tín phiếu kho bạc. Cụ thể:
 Điều kiện điều khoản của tín phiếu Kho bạc
 Kỳ hạn tín phiếu kho bạc:
 Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần;
 Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tùy
theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.
 Mệnh giá phát hành: tín phiếu kho bạc có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000)
đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
 Đồng tiền phát hành, thanh toán: đồng Việt Nam.
 Hình thức tín phiếu kho bạc:

5|Page
 Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành;
 Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức đối với mỗi đợt phát
hành.
 Lãi suất phát hành:
 Đối với tín phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, lãi suất phát hành
do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
 Đối với tín phiếu kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
 Phương thức phát hành:
 Đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3,
khoản 4, khoản 5 Điều 15 của Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
 Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc
hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
theo quy định của Bộ Tài chính.
 Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Điều 12
Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
 Phương thức thanh toán tín phiếu: Tín phiếu được thanh toán một lần cả gốc và
lãi vào ngày đáo hạn.
 Phát hành trực tiếp tín phiếu kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 Trường hợp ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời, Bộ Tài chính chủ trì phối
hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành tín phiếu Kho
bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:
 Mục đích phát hành;
 Khối lượng, kỳ hạn, hình thức tín phiếu;
 Mệnh giá tín phiếu;
 Lãi suất phát hành, thời điểm phát hành dự kiến;
 Phương thức và nguồn thanh toán tín phiếu khi
đáo hạn;
 Đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch tín phiếu
(nếu có).
 Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thống nhất với Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn cho từng đợt phát hành.
Trường hợp ngày phát hành và ngày đáo hạn tín phiếu Kho bạc không cùng một
năm ngân sách thì thực hiện theo quy định về tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật ngân sách nhà nước và Điều 26
của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Lãi suất tín phiếu kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên
cơ sở tham khảo lãi suất đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc hoặc lãi suất tín

6|Page
phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ
có kỳ hạn còn lại tương đương tại thời điểm gần nhất.
 Trên cơ sở thống nhất về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn và thời điểm phát hành, Kho
bạc Nhà nước ký hợp đồng bán tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trong đó quy định các điều kiện, điều khoản của đợt phát hành bao gồm:
khối lượng, kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, giá bán, ngày thanh toán
tiền mua, ngày đáo hạn, tài khoản nhận tiền mua tín phiếu, việc đăng ký, lưu ký và
niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).
 Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán tiền mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam vào ngân sách nhà nước và thanh toán tín phiếu khi đáo hạn.
 Đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch tín phiếu kho bạc
 Tín phiếu kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu được đăng ký, lưu ký và
niêm yết, giao dịch theo quy định về đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch trái
phiếu Chính phủ.
 Tín phiếu kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được
đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được
niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và Kho bạc nhà nước.

1. Khái niệm
Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một công cụ nợ do các ngân hàng
hoặc các tổ chức tài chính phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ
hoàn trả vốn gốc cho người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn.
2. Đặc điểm, hình thức, phân loại
2.1 Đặc điểm
 Đồng tiền: VNĐ, ngoại tệ.
 Mệnh giá: 100.000VNĐ - 1 tỷ VNĐ;
$100 - $10 tr USD.
 Thời hạn: Thường từ 1 - 3 tháng, hoặc
6 tháng; có thể > 1 năm.
2.2 Hình thức
 Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng
chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.

7|Page
 Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng
chỉ không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh thuộc quyền sở hữu
của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.
 Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển
nhượng, được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn.
2.3 Phân loại
 Chia làm 2 loại chính: có thể mua bán và không thể mua bán.
 Chứng chỉ có thể mua bán: chứng chứng chỉ có thể mua bán cho phép người
gửi tiền ban đầu (hay người chủ sở hữu tiếp theo của chứng chỉ) được bán chứng
chỉ tiền gửi trên thị trường tiền tệ trước ngày đáo hạn. Hầu như các ngân hàng
phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được, điều này khiến chứng
chỉ tiền gửi trở nên hấp dẫn hơn so với các khoản tiền gửi thông thường và trở
thành một hàng hóa quan trọng trong thị trường tiền tệ.
 Chứng chỉ không thể mua bán: đi kèm với với một mức lãi suất ưu đãi hoặc các
khuyến mại khác. Trong trường hợp chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng,
người gửi tiền ban đầu phải đợi cho đến ngày đáo hạn của chứng chỉ thì mới thu
lại được số tiền kí gửi. Nếu người gửi tiền quyết định rút tiền trước hạn thì phải
chịu một khoản tiền phạt rút trước hạn hoặc chỉ tính lãi ở một mức rất thấp.
3. Đối tượng phát hành
Theo Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có
giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:
 Ngân hàng thương mại.
 Ngân hàng hợp tác xã.
 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
4. Mục đích, vai trò phát hành
4.1 Mục đích
 Được biết đến như một kênh đầu tư lợi nhuận, chứng chỉ tiền gửi được nhiều
người lựa chọn vì lãi suất cao.
 Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động như hiện nay thì đa số sẽ
lựa chọn các kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển đổi phương thức đầu tư. Như vậy có
thể thấy mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu
nguồn vốn trung hoặc dài hạn. Lãi suất cao được các ngân hàng đưa ra nhằm mục
đích kích cầu khuyến khích các nhà đầu tư chọn mua CD thay vì gửi tiết kiệm
ngân hàng.
 Đây là kênh huy động vốn hướng tới nhóm khách hàng có một khoản tiền nhàn rỗi
chắc chắn không sử dụng trong một thời gian dài. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân
và thủ tục cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Theo quy định hiện hành, các ngân hàng sẽ tự chủ động trong các đợt phát hành
CD và người đầu tư vào CD không phải nộp thuế. Trong khi đó, để phát hành trái
8|Page
phiếu, các ngân hàng buộc phải lập hồ sơ phát hành và có sự chấp thuận của cả
Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đặc biệt nhà đầu tư khi
mua trái phiếu sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Chúng ta có thể thấy rõ ràng
rằng thủ tục thực hiện phát hành trái phiếu phức tạp hơn hẳn là chứng chỉ tiền gửi.
4.2 Vai trò
 Với nhà đầu tư, chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá, mang lại lợi nhuận.
 Với tổ chức phát hành, chứng chỉ tiền gửi có mục đích huy động vốn, cho phép
các ngân hàng có thể huy động vốn một cách chủ động mà không phải phụ thuộc
vào tiền gửi của khách hàng.
 Khả năng chuyển nhượng tạo nên sự hấp dẫn hơn nhiều cho chứng chỉ tiền gửi so
với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác. Sự phát triển của chứng chỉ tiền gửi và
các hình thức huy động vốn chủ động khác tạo điều kiện cho ngân hàng có thể
thích ứng với môi trường cạnh tranh mới.
 Nhiều ngân hàng đang hướng đến mục tiêu tuân thủ Basel II. Việc tăng vốn là
cách duy nhất để đạt được tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mới do CD được tính vào
vốn cấp II của ngân hàng. Gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn sẽ nâng cao các tỷ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, cơ cấu nguồn vốn huy động.
5. Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 01:
 Tên tổ chức phát hành
 Tên gọi chứng chỉ tiền gửi
 Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
 Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và
các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài quy định;
 Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn
thanh toán;
 Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa
điểm thanh toán gốc và lãi;
 Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước
công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ
của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ
chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh
nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh
nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ
chức);
 Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành,
ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu
cho tổ chức;
 Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng
chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài quyết định.
9|Page
6. Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi
 Công dân là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang sinh sống và làm
việc hợp pháp tại Việt Nam.
 Từ đủ 18 tuổi trở lên.
 Đã có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
 Đã từng thực hiện ít nhất một giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi.
Trên đây là quy định chung của các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tuy
nhiên, với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có thêm một số điều kiện đi kèm khác nữa.
Nhưng cơ bản là chỉ cần đáp ứng những điều kiện trên là người mua đã có đủ tư cách
mua chứng chỉ tiền gửi rồi.
7. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi
7.1 Ưu điểm
 Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian gửi tiền như một hình
thức gửi tiết kiệm, rủi ro thấp.
 Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông
thường có cùng kỳ hạn.
 Người mua có thể cầm cố, chuyển nhượng linh hoạt.
 Ngoài ra, người sở hữu cũng có thể cho, tặng, biếu, thừa kế, ủy quyền theo quy
định của pháp luật và tổ chức phát hành.
7.2 Nhược điểm
 Tính thanh khoản không cao bằng tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm.
 Lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp nếu đầu tư dài hạn.
 Không được rút tiền trước thời gian đáo hạn.
 Không chấp nhận thanh toán trước hạn.

8. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi tại một số Ngân hàng
 Chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Bảo Việt (Viet Capital Bank) kỳ hạn 18 tháng
có lãi suất cao nhất, lên tới 8,4%/năm. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm chứng chỉ
tiền gửi với kỳ hạn và lãi suất đa dạng. Cụ thể, với kỳ hạn 6 – 9 – 12 – 15 tháng,
lãi suất lần lượt là 7,5% – 7,8% – 8% – 8,2%/năm.
 Đứng thứ 2 trong top chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất hiện nay là chứng
chỉ tiền gửi SeABank. Ngân hàng này phát hành 2 loại chứng chỉ tiền gửi với kỳ
hạn 24 tháng và 36 tháng, lãi suất lần lượt là 7,7%/năm và 7,85%/năm.
10 | P a g e
 Techcombank cũng phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc, kỳ hạn 6
tháng, lãi suất 6,5%/năm. Mức lãi suất này không cao như chứng chỉ tiền gửi của
Viet Capital Bank và SeaBank nhưng vẫn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông
thường tại Techcombank (6,2%/năm).
 Vào tháng 7 vừa qua, Sacombank cũng tung ra sản phẩm chứng chỉ tiền gửi lãi
suất 7,33%/năm. Tuy nhiên, thời hạn chứng chỉ tiền gửi của Sacombank khá dài,
tới 84 tháng (7 năm). Mức lãi suất không cố định, 7,33%/năm áp dụng cho năm
đầu tiên, những năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh phù hợp.
9. So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm

Lãi suất cao và ổn định hơn, tùy thuộc


Mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác
vào dài hạn, ngắn hạn hay trung hạn,
Lãi suất nhau, tùy kỳ hạn. Lãi suất gửi tiết kiệm
lãi suất cao nhất của chứng chỉ tiền gửi
cao nhất hiện nay khoảng 6 - 7%.
cũng gần 9%.

Kỳ hạn dài hơn; Có thể là 6 tháng, 9


tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 Kỳ hạn ngắn 1, 2, 3 tháng, trung hạn từ 6,
Kỳ hạn
tháng hay 84 tháng... tùy từng ngân 9 tháng, dài hạn gồm 12, 24, 36 tháng…
hàng và đợt phát hành.

Không được rút, tất toán trước hạn, Có thể rút tiền dễ dàng khi đến hạn. Gửi
Tính hoặc nếu có phải qua nửa kỳ hạn (tùy tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản
thanh ngân hàng). Vậy nên tính thanh khoản cao. Có thể rút tiền trước hạn, nhưng
khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn
kiệm. thường thấp 0,1 - 0,2%/ năm.

1. Khái niệm
Thương phiếu (Commercial Paper) là một chứng chỉ
có giá thể hiện lệnh yêu cầu thanh toán của chủ nợ hay
cam kết thanh toán nợ không điều kiện của người vay
một số tiền cụ thể trong một thời gian nhất định.
Ngày trước, thương phiếu xuất hiện trong các hoạt động
mua bán chịu hàng với bản chất là giấy xác nhận quyền
đòi tiền khi đến hạn của người sở hữu thương phiếu.
Ngày nay, thương phiếu được phát hành không chỉ trong
quan hệ mua bán chịu hàng hoá mà còn được phát hành
để vay vốn trên thị trường tiền tệ.
Thương phiếu chủ yếu được phát hành bởi các tổ chức tài chính và tập đoàn lớn, có
mức tín nhiệm cao để huy động vốn cho việc thanh toán các chi phí ngắn hạn. Thời
gian đáo hạn của loại công cụ thị trường tiền tệ này có thể là vài tuần hoặc vài tháng
nhưng hiếm khi vượt quá 270 ngày.

11 | P a g e
Thương phiếu thường được bán với giá chiết khấu, thấp hơn mệnh giá của nó do tính
rủi ro của một công cụ nợ không được đảm bảo bằng tài sản. Khoản chênh lệch giữa
giá phát hành và mệnh giá chính là thu nhập của người nắm giữ thương phiếu.
2. Phân loại
 Dựa trên cơ sở người lập có căn cứ pháp luật, thương phiếu gồm 2 hình thức:
 Hối phiếu: là chứng chỉ có giá do người bán chịu (người ký phát) lập, yêu cầu
người mua chịu (người bị ký phát) thanh toán không điều kiện một số tiền (gọi
chính thức là tiền nợ) khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương
lai cho người thụ hưởng.
 Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người mua chịu (người phát hành) lập, cam
kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một
thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
 Dựa trên phương thức chuyển nhượng, thương phiếu có 3 hình thức:
 Thương phiếu vô danh: Là loại thương phiếu không ghi rõ tên người thụ hưởng.
 Thương phiếu đích danh: Là loại thương phiếu có ghi tên người thụ hưởng.
 Thương phiếu ký danh: Là loại thương phiếu có ghi tên người thụ hưởng và có
quyền chuyển nhượng.
3. Đặc điểm, tính chất
3.1 Đặc điểm
 Các thương phiếu có mức độ rủi ro
cao hơn tín phiếu kho bạc nhưng mức lãi
suất chiết khấu cũng cao hơn.
 Thời gian đáo hạn < 270 ngày
(thường từ 20 - 45 ngày).

3.2 Tính chất


 Tính “trừu tượng” của thương phiếu:
 Trên thương phiếu không cần thể hiện nguyên nhân sinh ra việc lập thương phiếu,
mà chỉ cần ghi rõ số tiền cần phải trả và các nội dung liên quan đến việc trả tiền.
 Trong lưu thông, giá trị pháp lý của thương phiếu cũng không bị ràng buộc vào
nguyên nhân nào phát sinh ra nghĩa vụ trả tiền của thương phiếu.
 Khoản nợ ghi trên thương phiếu là hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào sự
tồn tại hay không tồn tại của giao dịch cơ sở.
 Tính bắt buộc của thương phiếu:
 Theo quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn,
không được phép từ chối hoặc hoãn trì việc trả tiền.
 Tính lưu thông của thương phiếu (có thể chuyển nhượng):
 Là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền nên thương
phiếu có tính lưu thông. Thương phiếu có thể được chuyển nhượng từ người này
sang người khác trong thời hạn hiệu lực, cầm cố, thế chấp để vay vốn tại Ngân

12 | P a g e
hàng thương mại hay chiết khấu tại Ngân hàng thương mại và tái chiết khấu tại
Ngân hàng Trung ương.

4. Ưu và nhược điểm của thương phiếu


4.1 Ưu điểm
 Do có tính chất lưu thông, thương phiếu đã trở thành một công cụ lưu thông tín
dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ.
 Nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi của các
chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần dây dưa giữa
các doanh nghiệp.
 Thương phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết khấu
hay nhận cho vay cầm cố. Hơn thế nữa, tài sản đảm bảo này lại có tính thanh
khoản cao vì ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cố tại ngân
hàng nhà nước để khôi phục nguồn vốn của mình.
 Trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu, khi cần
thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách chuyển
nhượng lệnh phiếu cho ngân hàng khác. Đây là một giải pháp chứng khoán hoá
các khoản cho vay của ngân hàng.
 Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu
nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
4.2 Nhược điểm
 Do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp
thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ
quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính
điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không
thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo.
 Với những nhược điểm sẵn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở rộng quy
mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu
mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.
 Quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp tín
nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau. Tuy vậy do tín dụng thương mại tồn
tại song song với tín dụng ngân hàng nên những nhược điểm nêu trên của tín dụng

13 | P a g e
thương mại và của sự vận động thương phiếu sẽ giảm đến mức xem như không
đáng kể.
5. Phát hành thương phiếu
 Phát hành thương phiếu là việc lập, ký và chuyển
giao thương phiếu lần đầu của người ký phát hoặc
người phát hành cho người thụ hưởng.
 Thương phiếu được phát hành trong một khoảng
thời gian ngắn. Chúng được coi là khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp. Nó xảy ra khi doanh nghiệp cần
ngay một số tiền lớn để chi cho sản xuất. Thủ tục của
vay vốn trong ngân hàng rất lằng nhằng, tốn thời gian.
Vì thế khi cầm được tiền trên tay có khi doanh nghiệp
đã đi đến bước phá sản. Cho nên việc phát hành
thương phiếu cực kỳ có lợi.
 Thương phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức là được bán với giá
thấp hơn mệnh giá. Chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá thương phiếu chính là
thu nhập của người sở hữu thương phiếu.
 Việc phát hành thương phiếu nhằm:
 Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các nhu cầu vốn lưu động có tính chất
mùa vụ.
 Tài trợ bắc cầu: tài trợ bắc cầu được hiểu việc huy động vốn sở hữu hay nợ
ngắn hạn trong thời gian 6 – 18 tháng của một đợt chào bán cổ phiếu ra công
chúng hay phát hành tư nhân dự kiến, nhằm “bắc cầu” cho công ty đến với đợt
huy động vốn tiếp theo.
Giả sử một công ty cần có nguồn tiền dài hạn để xây dựng một nhà máy hay mua thiết
bị. Thay vì huy động nguồn tiền dài hạn ngay tức thời, công ty có thể trì hoãn việc huy
động này cho đến khi nào tình hình thị trường vốn thuận lợi hơn. Nguồn tiền huy động
được thông qua phát hành thương phiếu được sử dụng cho đến khi công ty bán ra các
chứng khoán dài hạn hơn. Thương phiếu đôi khi đóng vai trò tài trợ bắc cầu để tài trợ
cho một công ty đi mua lại một công ty khác.
6. Chủ thể có quyền phát hành thương phiếu
 Người phát hành là người lập và ký phát hành lệnh phiếu. Theo quy định của Pháp
lệnh thì:
 Người ký phát, người phát hành quy định phải là các doanh nghiệp, bao gồm
doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và hợp tác xã.
 Tổ chức tín dụng không phải là người ký phát, người phát hành.
 Thương phiếu phải được lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thương phiếu phải được lập bằng tiếng Việt.Trong trường hợp có yếu tố nước
ngoài, thương phiếu phải được lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
14 | P a g e
 Việc sử dụng các hình thức thông tin điện tử trong quan hệ thương phiếu được
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
 Thời hạn thanh toán thương phiếu cụ thể do người thụ hưởng và người ký phát
hoặc người phát hành xác định theo một trong các thời hạn sau đây:
 Ngay khi xuất trình.
 Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu được chấp nhận.
 Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hành.
 Thanh toán vào một ngày xác định cụ thể. Thời hạn thanh toán thương phiếu, thời
hạn truy đòi và thời hạn khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ thương phiếu
được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn
trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì được chuyển sang ngày làm việc
tiếp theo.
7. Thực trạng thương phiếu tại Việt Nam
 Thương phiếu chủ yếu được dùng trong thanh toán quốc tế:
 Từ năm 1954 – 1999, thương phiếu chỉ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại. Các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành hồi phiếu đòi tiền thương nhân
hoặc ngân hàng nước ngoài mặc nhiên áp dụng Luật thống nhất về hối phiếu
ULB_1930.
 Với chính sách mở cửa, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, mở rộng
quan hệ với các nước trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng
được đổi mới. Trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng
hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu trong các hợp
đồng mua bán ngoại thương. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử
dụng hối phiếu với tư cách là người bị ký phát khi nhập khẩu hàng hóa và là người
thụ hưởng khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, còn kỳ phiếu chưa thấy được sử
dụng.
 Các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành giao dịch thông qua các ngân hàng thương
mại. Tỷ lệ doanh số thanh toán có sử dụng thương phiếu (thanh toán bằng L/C và
nhờ thu) chiếm đa phần, khoảng trên 80% tổng doanh số thanh toán quốc tế ở hầu
hết các ngân hàng thương mại.
 Thương phiếu ít được sử dụng trong thương mại nội địa:
 Trước đây, Việt Nam xây dựng nền kinh tế theo học thuyết kinh tế xã hội chủ
nghĩa nên không thừa nhận sự tồn tại của tín dụng thương mại và thương phiếu –
công cụ của tín dụng thương mại không ra đời.
 Trên thực tế, trong nội địa khi mua bán hàng trả tiền ngay của các doanh nghiệp
thường sử dụng công cụ hóa đơn thương mại để đòi tiền. Còn khi bán hàng trả
chậm, việc thu tiền trong tương lai thường được thực hiện dưới hình thức người
bán trực tiếp ghi sổ nợ người mua và việc thu tiền về sau dựa trên cơ sở sự tin cậy
làm đảm bảo.

15 | P a g e
 Còn về kỳ phiếu, hiện tại thị trường kỳ phiếu chủ yếu do ngân hàng phát hành và
chủ yếu phát hành kỳ phiếu với thời hạn ngắn nhằm huy động tiền gửi của người
dân, ít dùng trong thương mại.

 So sánh đặc điểm của 3 công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ:
Đặc điểm Tín phiếu kho bạc Chứng chỉ tiền gửi Thương phiếu
Chủ thể phát Kho bạc Nhà nước NHTM, các tổ chức nhận tiền Ngân hàng lớn, công ty có uy
hành gửi tín
Kỳ hạn 1, 3, 6, 12 tháng Ngắn hạn: 6, 9, 12 tháng. Theo thỏa thuận của người
Dài hạn: 18, 24, 36, 48 tháng thụ hưởng và người ký phát,
thường trong 06 tháng
Phương thức Bắt buộc và Đấu Do NHTM, các tổ chức nhận Do người ký phát trực tiếp
phát hành thầu tiền gửi trực tiếp phát hành lập và phát hành
Hình thức Chiết khấu Theo mệnh giá Chiết khấu
thanh toán/
Giá
Đối tượng sở Ngân hàng thương Công ty, quỹ tương hỗ, các tổ Doanh nghiệp có hoạt động
hữu mại (NHTM) chức từ thiện, cơ quan chính mua bán xuất nhập khẩu/cần
phủ… vay vốn ngắn hạn
Chức năng tài Công cụ điều hành Huy động vốn cho NHTM, tổ Công cụ sử dụng thay thế
chính chính sách tiền tệ chức nhận tiền gửi tiền mặt trong các mối quan
qua thị trường mở hệ mua bán chịu
Tính thanh Thanh khoản cao Tính thanh khoản kém hơn Thanh khoản cao, an toàn
khoản, mức độ nhất, an toàn nhất tiết kiệm
rủi ro
Lãi suất Thấp nhất Lãi suất thấp nếu đầu tư dài Lãi suất cao hơn tín phiếu
dạn (nhưng cao hơn tiết kiệm) kho bạc

16 | P a g e
Trình độ phát triển của một nước có thể đánh giá
theo mức độ và quy mô của hệ thống tài chính. Do
đó quy mô phát triển của thị trường tiền tệ cũng
phản ánh trình độ phát triển của quốc gia đó. Một
thị trường tiền tệ ổn định là nền tảng cho việc tạo
lập nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất và tiêu
dùng trong nước, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư
nước ngoài, nhờ đó tạo động lực cho tăng trưởng
kinh tế một cách bền vững. Sau khi tìm hiểu sâu về
các loại chứng từ thuộc thị trường tiền tệ: tín phiếu
kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu; chúng
em nhận thấy được tầm quan trọng của nó với nền
kinh tế nước nhà để từ đó có tư duy sáng tạo và đột
phá trong sự nghiệp phát triển thị trường trong
ngoài nước. Tín phiếu kho bạc do chính phủ phát
hành để bù đắp thâm hụt tạm thời của ngân sách
Nhà nước, tức là nó gắn liền với hoạt động của
chính phủ... Trong khi đó thương phiếu và chứng
chỉ tiền gửi thì gần gũi hơn với các cá nhân, tổ chức
và doanh nghiệp. Chứng chỉ tiền gửi thể hiện mối
quan hệ tiền tệ giữa các định chế tài chính: ngân
hàng, tổ chức tín dụng… với doanh nghiệp, cá nhân
và tổ chức. Còn thương phiếu thực chất là mối quan
hệ mua bán chịu giữa các tổ chức, doanh nghiệp thể
hiện dưới dạng giấy tờ có giá trị là lệnh phiếu và hối
phiếu. Rất cảm ơn giảng viên bộ môn Nguyên lý thị
trường tài chính - cô Hồ Thị Hồng Minh vì đã cho
nhóm 2 có cơ hội được nghiên cứu về đề tài này,
nắm rõ được những kiến thức giúp nguồn vốn được
sử dụng hiệu quả. Thế nhưng trong quá trình nghiên
cứu khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô
cho chúng em những lời nhận xét và đóng góp để
chúng em có thể trưởng thành hơn trong cách nhìn
khái quát vấn đề liên quan đến môn học.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

17 | P a g e
Luật sư Lê Minh Trường (2023). Tín phiếu kho bạc là gì? Phương thức phát hành tín
phiếu kho bạc, 20/8/2023, từ https://luatminhkhue.vn/tin-phieu-kho-bac-la-gi.aspx

Luật sư Phạm Thanh Hữu, chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin (2022). Tín phiếu Kho
bạc và 4 điều cần biết, 20/8/2023, từ https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-
moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42932/tin-phieu-kho-bac-va-4-dieu-can-
biet

Luật sư Phạm Thanh Hữu, chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt (2022). Chứng
chỉ tiền gửi là gì? Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi, 20/8/2023, từ
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-
phap-luat/42406/chung-chi-tien-gui-la-gi-nguyen-tac-phat-hanh-chung-chi-tien-gui

Finhay (2023). So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm – Nên gửi tiền vào đâu?,
21/8/2023, từ https://www.finhay.com.vn/so-sanh-chung-chi-tien-gui-va-so-tiet-kiem

Thanh Nguyễn (2023). Thương phiếu là gì? Những điều cần biết về thương phiếu,
21/8/2023, từ https://cryptoviet.com/thuong-phieu-la-gi/

Luật sư Lê Minh Trường (2023). Thương phiếu là gì? Quy định về đặc điểm, phân
loại thương phiếu, 21/8/2023, từ https://luatminhkhue.vn/nhung-quy-dinh-ve-thuong-
phieu-khai-niem-dac-diem-phan-loai.aspx

18 | P a g e

You might also like