You are on page 1of 6

Nội dung chính thi cuối kỳ 40 câu trong vòng 60 phút

Bài tập
Lãi suất cho vay bình quân – Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Nếu có khoản mục cho vay đối với TCTD khác thì cũng phải đặt ẩn
Lãi suất huy động tiền gửi bình quân thì sẽ đặt ẩn cho tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết
kiệm ngắn hạn trung hạn dài hạn
Lãi suất huy động bình quân thì đặt ẩn cho tất cả các khoản mục ở bên nguồn vốn trừ mỗi
vốn CSH.
Lý thuyết:
Ôn lại các vấn đề về tiền gửi: Có tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ
hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Và đặc trưng của các loại tiền gửi này là như thế nào.
Mối liên hệ giữa thị trường 1 và thị trường 2.
Danh mục chứng khoán của của ngân hàng (Chứng khoán của ngân hàng thì gồm những loại
nào)?
Cho vay (Đặc điểm của cho vay là ntn? Làm thế nào để ngân hàng ra quyết định cho vay
được).
Nợ thì được chia làm mấy nhóm, khi nợ nhảy nhóm thì nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng như thế nào.
Nợ xấu và Vốn chủ sở hữu
Cho thuê tài chính.
Bảo hiểm tiền gửi
Ngoại bảng
Bài tập: Bài tập tính lãi và chuỗi niên kim (chuỗi niên kim cố định và chuỗi niên kim gốc đều).
và ôn cả niên kim cấp số cộng và niên kim cấp số nhân
Nguồn vốn: Tiền gửi, Tiền vay, Vốn CSH,
Tài sản: Ngân quỹ, chứng khoán và tín dụng
Nắm vững các đặc điểm của tiền gửi
Khi nào thì các ngân hàng đi vay mà không huy động tiền gửi để tài trợ cho các hoạt động
của mình (Thị trường 1 và Thị trường 2), Khi nào thì vày NHTM khác, khi nào thì đi vay
NHTW
Trên thị trường 1 thì NHTM có các nghiệp vụ phải chi trả cho nên là về mặt cơ bản thì NHTM
phải dự trữ tiền mặt ít và các khoản tương đương tiền tại các TCTD khác (Ngân quỹ)
Vai trò của ngân quỹ, Ngân quỹ/ Tài sản bảo nhiêu là phù hợp
Chứng khoán có vai trò bước đệm cho ngân quỹ và chất lượng tài sản của ngân hàng
Dạng 1: Liên quan đến bài tập cho vay, Dạng bài cho thuê tài chính – Chuỗi niên kim, trả
theo niên kim cố định hoặc trả theo gốc đều, Dạng bài tập chi phí huy động vốn, Chiết khấu
với các đối tượng Trái phiếu hoặc là sổ tiết kiệm. Khi mà chiết khấu như thế này thì lãi suất
thực mà nghiệp vụ chiết khấu mà khách hàng phải gánh chịu là bao nhiêu.
Dạng 2: Dạng bài tính NIM, ROA, ROE và tính lãi suất cho vay hay là lãi suất huy động để
ngân hàng hòa vốn hay là ROE, ROA bằng bao nhiêu? Để ...
0. a. Vốn tự có
b. Vốn huy động
c. Vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc vay ngắn hạn nhà nước
d. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong NHTM, do đó nó giữ vai trò quan trọng
quyết định đến hiệu quả hoạt động của 1 NHTM
e. NHTM huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư dưới nhiều các hình thức khác
nhau cụ thể là bằng các hình thức sau đây
 NHTM nhận tiền gửi không kỳ hạn
 NHTM nhận tiền gửi có kỳ hạn
 NHTM nhận tiền gửi tiết kiệm
 Tiền gửi ký quỹ
 Phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn,
 Ngoài việc nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá ra thì NHTM còn đi
vay vốn bằng cách đi vay tại các TCTD khác và đi vay ngắn hạn tại NHNN hoặc là
đi vay từ thị trường tài chính

1. Tiền gửi tiết có kỳ hạn: Thường là tổ chức, DN gửi vào để hưởng lãi và đã xác định được
thời điểm cần vốn, lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn
2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Thường là cá nhân và chưa xác định được thời điểm cần
vốn, khách hàng chưa có kế hoạch sử dụng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn
vốn
Lãi suát
3. NHTM đi vay NHTW thì có 2 cách:
a. Đó là bán giấy tờ có giá chất lượng cho NHNN – NHTM được hưởng lãi suất tái chiết
khấu.
b. Đó là đi vay trực tiếp NHNN – NHTM được hưởng lãi suất tái cấp vốn.
4. Tiền gửi thì phải thực hiện DTBB còn tiền đi vay thì không
5. Tiền gửi có tính đa dạng hơn Tiền đi vay
6. Chi phí trả lãi của tiền gửi thấp hơn tiền đi vay
7. Đối với NHTM thì Kỳ phiếu có lãi suất cao hơn Tiền gửi có cùng kỳ hạn. Để có thể thu
hút vốn trung hạn và dài hạn nên để thu hút người mua, lãi suất của kỳ phiếu thường
cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm từ 1% đến 1,5%.
8. Tiền đi vay vừa để đáp ứng như cầu vốn ngắn hạn và cầu nguồn vốn dài hạn
a. Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn đó là đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đối tượng mà
NHTM vay vốn đó là NHNN và các TCTD trên thị trường liên ngân hàng
b. Đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn đó là đáp ứng nhu cầu đầu tư, tín dụng, đối tượng mà
NHTM phát hành đó là trái phiếu, kỳ phiếu, …
9. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có sự biến động số dư mạnh, ngân hàng không thể chủ
động do đó ngân hàng khó lên kế hoạch cho tiền gửi này, cho nên lãi suất của ngân hàng
trả cho loại tiền gửi này sẽ rất thấp với mục đích thu hút loại nguồn vốn này
10. Tiền gửi có kỳ hạn thì người gửi rút tiền khi đến hạn, đối tượng là các cá nhân tạm thời
có số tiền nhàn rỗi và chưa có kế hoạch. Nguồn vốn này nó mang tính chất ổn định do
đó ngân hàng sẽ thuận lợi hơn khi cho vay tín dụng hoặc đem đi đầu tư, vì tính chất ổn
định nên NH sẽ trả cho khách hàng một mức lãi suất cao. Nguồn tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM, và các NHTM
thường sẽ đưa ra các sản phẩm đa dạng.
11. Phát hành GTCG là một trong những hình thức huy động vốn không thường xuyên của
NHTM bên cạnh các hình thức huy động thường xuyên như nhận tiền gửi thanh toán,
tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm... NH phát hành GTCG được xem như là một giải
pháp tăng nguồn vốn trung dài hạn. Đồng thời đây là nguồn vốn ổn định cho NH, do KH
chỉ được thanh toán khi đến hạn. Còn các loại tiền gửi khác, mặc dù là tiền gửi có kỳ
hạn, NH vẫn linh động cho KH tất toán trước hạn. Đó cũng là nguyên nhân lãi suất huy
động phát hành GTCG cao hơn.
12. Thị trường 1 và thị trường 2 là gì? Mối liên hệ giữa thị trường 1 và thị trường 2
a. Có hai thị trường chính trong hoạt động ngân hàng. Thị trường giao dịch với dân cư
và tổ chức được coi là Thị trường 1 (Là thị trường mà NHTM phục vụ những người
gửi tiền và người vay tiền ở trong nền kinh tế).
Thị trường giao dịch giữa các ngân hàng, được coi là liên ngân hàng hay thị trường
trường 2
b. Thị trường 2 để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho Thị trường 1, giải pháp bế tắc
khi mà Thị trường 1 tăng cầu về thanh khoản. Mục đích của sự tồn tại ở thị trường 2
là để hỗ trợ cho sự ổn định ở trên thị trường 1, những khoản thâm hụt nhất thời ở
trên thị trường 1 sẽ được bù đắp bằng các khoản đi vay ở trên thị trường 2.
Khi mà cân đối được nguồn vốn các NHTM sẽ không vay nữa, do đó thì mục đích của
các khoản vay NHTW hay trên thị trường liên ngân hàng nhằm đáp ứng vốn ngắn
hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng (Dùng công thức của lãi đơn).
Các ngân hàng thương mại nếu mà vay lẫn nhau thì rất đơn giản, không yêu cầu tài
sản thế chấp nhanh và thuận tiện, trong trường hợp món vay lớn thì cần đảm bảo
chứng khoán có độ an toàn cao. Nghiệp vụ cho vay giữa các ngân hàng này thì tồn
tại 1 cái lãi suất gọi là lãi suất IBOR (Inter Bank Offer Rate) lãi suất các ngân hàng
chào vay lẫn nhau, ở VN thì gọi nó là VN IBOR và VN IBOR này thì được niêm yết
trên trang web của NHTW nó thể hiện mức cho vay của các ngân hàng tốt nhất với
nhau và vì thế cái IBOR này nó lãi suất tham chiếu, những ngân hàng nhỏ hơn thì
phải dựa vào đây để cho vay.
Theo thông tư 21: Thời hạn cho vay tối đa trên thị trường liên ngân hàng đó là dưới
1 năm, vì thiếu hụt về thanh khoản nó chỉ ở trong thời gian ngắn thôi.
Lãi suất trên thị trường mở (OMO) được xem là lãi suất điều hành ở Việt Nam
13. Vay NHNN
Nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Đối với
NHNN thì thường là nó cho vay với 2 mục đích: 1 là Ổn định hệ thống thanh khoản cho
NHTM, 2 là Gia tăng thanh khoản cho các NHTM, 3 là Bảo vệ người gửi tiền (là yếu tố
NHTW quan tâm hàng đầu), là đối tượng mà NHTM phải chi trả đầu tiên khi NHTM phá
sản. NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định: những giấy tờ
có giá có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ
Lãi suất tái chiết khấu (tham gia trên thị trường mở) và Lãi suất tái cấp vốn (cho vay)
Lãi suất mà NHTW áp cho NHTM sẽ cao hơn mức lãi suất Liên ngân hàng

14. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, ngân hàng đáp ứng được nguồn vốn ổn định,
chủ sở hữu chứng chỉ tiền gửi có thể bán hoặc chuyển nhượng với nhau
15. NHTM có đòn bẩy tài chính rất cao so với các DN khác trong nền kinh tế, tỷ lệ an toàn
vốn tối thiếu của ngân hàng thương mại đó là 9%.
16. NHTM không sử dụng VCSH của mình để đầu tư và cho vay cả mà NHTM sử dụng nguồn
vốn huy động đề đầu tư và cho vay mà sử dụng. Vốn chủ sở hữu có tính ổn định, là yếu
tố quyết định sự hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do tính
chất ổn định của nguồn vốn này, ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau
như mua sắm tài sản cố định, cho vay và đặc biệt là tham gia góp vốn liên doanh mua
cổ phần (VỐN CHỦ SỞ HỮU)
17. Tỷ lệ an toàn vốn (Vốn CSH/ Tổng TS rủi ro phản ánh mức độ an toàn của
NHTM. Ở Việt Nam, theo thông tư 36/2014/TT – NHNN, tỷ lệ này được quy định
là 9%. Đến cuối năm 2016, NHNN ban thành thông tư số 41/2016/TT – NHNN
giảm tỷ lệ tối thiểu xuống 8% như quy định của Basel II , thông tư có quy định
thời hạn áp dụng là 01/01/2020. Vốn CSH quyết định quy mô hoạt động của
NHTM

18. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là “Rủi ro tín dụng”.
19. Hiệp ước Basel III update thêm về quản trị thanh khoản của NHTM từ đó cho thấy rủi ro
thanh khoản (mất khả năng chi trả - khiến NHTM phá sản) là một điều mà NH cần phải
quản trị tốt
20. Chứng khoán đầu tư là gì? Chứng khoán sẵn sàng để bán? Chứng khoán kinh doanh.
21. Chứng khoán đầu tư bao gồm chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn và chứng
khoán sẵn sàng để bán.
22. Chứng khoán kinh doanh có thể là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, hoặc các chứng
khoán khác là các chứng khoán được Ngân hàng mua hẳn và dự định bán ra trong thời
gian ngắn nhằm mục đích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch giá.
23. Chứng khoán sẵn sàng bán là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn được ngân hàng
nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào và
bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi.
24. Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn là chứng khoán nợ được Ngân hàng mua hẳn
với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất. Khi phân loại chứng khoán vào nhóm chứng
khoán giữ đến ngày đáo hạn (ngày được thanh toán), Ngân hàng phải chắc chắn về khả
năng giữ đến ngày đáo hạn của chứng khoán. Chứng khoán đã được phân loại vào
chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn sẽ không được bán hẳn trước thời điểm đáo hạn
hoặc chuyển sang chứng khoán kinh doanh hay chứng khoán sẵn sàng để bán.
25. Mục đích của Chứng khoán đầu tư “Đối với chứng khoán kinh doanh, vì mục tiêu là
hưởng chênh lệch giá thì sự biến động giá thị trường của chứng khoán ảnh hưởng
quan trọng tới thu nhập, chi phí của tổ chức tín dụng (mục tiêu là lợi nhuận). Còn đối
với chứng khoán đầu tư, mục tiêu là lãi nắm giữ giấy tờ có giá thì sự biến động giá thị
trường của chứng khoán trở nên không quan trọng vì các giấy tờ có giá mang lại cho
tổ chức tín dụng từ phần lãi. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong hạch toán kế toán là phải
phân loại các tài sản tài chính một cách rõ ràng, chính xác.”
26. NHTM nắm giữ chứng khoán có 2 vai trò: Là bước đệm cho ngân quỹ và tăng hiệu quả
cho tín dụng (Không cho vay hết mà 1 phần đầu tư chứng khoán và 1 phần thì cấp tín
dụng cho khách hàng).
27. Các ngân hàng thương mại khi tham gia vào hệ thống thì bắt buộc phải có bảo hiểm
tiền gửi, người chủ yếu được lợi từ bảo hiểm tiền gửi là ai? Không phải ngân hàng mà
là người gửi tiền. Vậy khách hàng gửi tiền sẽ được bảo vệ như thế nào? Đó là trong
trường hợp Ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được cơ quan bảo hiểm tiền gửi bồi
thường khoản tiền nhất định.
28. Hiệu ứng Domino 1 ngân hàng phá sản thì tiềm ẩn nguy cơ cả hệ thống ngân hàng
thương mại phá sản.
29. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, những khoản cho vay khách hàng sẽ được chia thành
5 nhóm dựa trên mức độ rủi ro:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốn.
- Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn.
30. Đặc điểm kinh doanh của NHTM
a. Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ
b. Vốn sử dụng chủ yêu là vốn huy động (Tiền gửi), tài sản chủ yếu là tài sản vô hình
c. Hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro tiềm ẩn, mang tính hệ thống và tác động dây
chuyển lẫn nhau.
d. Chịu sự chi phối bởi CSTT của NHTW
31. Nghiệp vụ nguồn vốn
 Vốn điều lệ
 Các quỹ dự trữ
 Vốn huy động
 Vốn đi vay
 Vốn tiếp nhận
 Vốn khác
32. Phân biệt vốn Điều lệ với vốn Chủ sở hữu (Mai search lịch sử phần trả lời
33. Nghiệp vụ sử dụng vốn
Dự trữ
Cấp tín dụng
Đầu tư
Tài sản khác (Tài sản lưu động, các khoản phải thu, …
34. Tín dụng là đại diện cho tăng trưởng kinh tế, DN sẽ vay vốn tiền đầu tư cho HĐKD. Tăng
trưởng tín dụng phải đi kèm với tăng trưởng sản lượng (tăng trưởng kinh tế) – Tín dụng
phát sinh về vấn đề thẩm định (Hệ số ICOR).
35. Chứng khoán hóa các khoản nợ là việc NHTM thực hiện nghiệp vụ của NHĐT và lúc này
nghiệp vụ của NHĐT bị đẩy lên cao hơn cụ thể là các chứng khoán được đảm bảo bằng
tài sản. (nghiệp vụ thương mại bán lẻ, nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, nghiệp vụ ngân
hàng thương mại và ngân hàng đầu tư)
36. Xử lý nợ xấu chỉ có 2 cách: NN bỏ tiền ra để mua các khoản nợ xấu để ổn định kinh tế
cứu hệ thống trung gian tài chính, thành lập công ty mua bán nợ xấu, cách thức thứ 2 là
NHTW mua nợ từ NHTM, thì quy mô tài sản của NHTM tăng lên do đó gia tăng cung tiền
37. Kỳ
38. Theo Luật TCTD 2010 “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có
hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”.
39. Tiền gửi nếu phân chia theo kỳ hạn thì có Tiền gửi không kỳ hạn và Tiền gửi có kỳ hạn,
còn nếu phân chia theo mục đích sử dụng thì có tiền gửi thanh toán (đáp ứng nhu cầu
thanh toán và có khoảng thời gian đáo hạn tượng trưng là 1 tháng 1 lần, NH thu được
được phí, tiền gửi thanh toán vẫn có thể cho vay được đơn giản là người ta sẽ không
dùng hết số dư trong tài khoản) và tiền gửi tiết kiệm
40. Tài sản ngoại bảng cho vay ủy thác
41. Phí bảo hiểm tiền gửi là Khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có
nghĩa vụ phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để được bảo hiểm cho tiền gửi của
khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đối tượng nộp phí BHTG là tổ chức tham gia
BHTG, người gửi tiền không phải đóng phí BHTG. Khoản 3, Điều 12, Luật
BHTG quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG như sau:
“Nộp phí BHTG đầy đủ và đúng thời hạn”. Như vậy, người gửi tiền không
phải nộp phí BHTG nhưng vẫn là đối tượng được BHTGVN bảo vệ.
42. Nguồn vốn CSH trong ngân hàng có thể bị âm
43. Tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
44. Trích lập dự phòng trong ngân hàng thương mại

You might also like