You are on page 1of 9

ÔN TẬP NHTM1

CHƯƠNG 1.

1. Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010:


- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàngtheo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác xã
- Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng;Cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân
2. Khoản nợ của NH: tài khoản tiền gửi gd, tài khoản tiền gửi phi giao dịch, bán
và chứng khoán hóa các khoản cho vay, Vay vốn trên thị trường tiền tệ, …
3. Sắp xếp các nguồn vốn theo lãi suất tăng dần: Tiền gửi thanh toán, Trái phiếu
ngân hàng, Vốn ủy thác, tiền gửi tiết kiệm
4. Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng
nhu cầu thanh toán của khách hàng
5. Nợ của NH không bao gồm Thặng dư ở bên VCSH
6. Lãi suất:
● Thời gian cho vay càng dài, lãi suất càng cao (cấu trúc kỳ hạn).​
● Rủi ro vỡ nợ phát sinh trong suốt thời gian cho vay (cấu trúc rủi ro)​
● Bù đắp cho sự mất giá của tiền (chế độ tiền pháp định).​
7. Định nghĩa lãi đơn: Số tiền lãi phát sinh định kỳ luôn tính trên số tiền cho vay
ban đầu.​
Định nghĩa lãi gộp: Sau mỗi một kì tính lãi, số tiền lãi phát sinh được cộng
vào số dư hình thành tại các thời kì trước đó để tạo thành cơ sở tính lãi cho kì
tiếp theo.​
CHƯƠNG 3. NGUỒN VỐN

Cách thức phân loại nguồn vốn:


- Theo tính chất hoàn trả: Vốn của chủ NH và Các khoản nợ
- Theo thời hạn nợ: Nguồn ngắn hạn (<=12 tháng), trung hạn (12 tháng -> 5
năm), dài hạn (>5 năm)
- Theo loại tiền: Nội tệ, ngoại tệ, kim loại quí
- Theo khách hàng: Các khoản tiền của chính phủ, các định chế tài chính, doanh
nghiệp, cá nhân
- Theo phương thức huy động: Nhận gửi, đi vay, nợ khác
- Theo mục tiêu của KH: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi ủy thác

I. VỐN CHỦ SỞ HỮU


1. Khái niệm:
- VCSH là số vốn do chủ sở hữu NH đóng góp ban đầu & được bổ sung trong
quá trình kinh doanh
- Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn
khác.
- Vốn CSH nói cách khác được hình thành từ 3 nguồn:
● Nguồn vốn hình thành ban đầu (vốn pháp định)
● Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động (từ lợi nhuận, phát hành
thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm,..)
● Các quỹ khác (quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ thặng dư
vốn)
2. Vai trò
- Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động.
- Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo
với chủ nợ về sức mạnh tài chính của NH.
- Quyết định quy mô hoạt động của NHTM, xác định tỷ lệ an toàn, cung cấp
năng lực tài chính, điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của NH
3. Các khoản mục của vốn CSH
- Vốn điều lệ
- Thặng dư vốn cổ phần (Là chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ
phiếu phát hành lần đầu của NH)
- Lợi nhuận giữ lại (Các quỹ) (Lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng
sản xuất kinh doanh sau khi NH tiến hành chia cổ tức)
- Chêch lệch đánh giá lại tài sản (Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với
giá trị đánh giá lại tài sản gồm TSCĐ và Tài sản tài chính)
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Lợi nhuận chưa phân phối (Là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu
hoặc chưa trích lập các quỹ)
4. Đặc điểm của vốn điều lệ
- Vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn trong VCSH (>50%).
- Vốn điều lệ của NHTM Nhà nước do Bộ Tài chính cấp từ Ngân sách Nhà
nước.
- Vốn điều lệ của NHTM cổ phần do cổ đông, trong đó đại cổ đông góp vốn, thể
hiện bằng sở hữu một số lượng cổ phiếu theo luật định.
- Vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh là phần vốn liên doanh giữa các bên
tham gia góp vốn.
- Vốn điều lệ của Ngân hàng có vốn nước ngoài là phần vốn của chủ sở hữu
nước ngoài.
II. VỐN NỢ
1. Khái niệm
- Nợ phải trả là số vốn mà chủ ngân hàng có quyền sử dụng nhưng không có
quyền sở hữu.
- Chiếm tỷ trọng lớn, phải trả khi có yêu cầu hoặc khi đến hạn, được phân loiaj
theo nhiều tiêu chí như kỳ hạn, mục đích, loại tiền, cách thức huy động,...
- Bao gồm: Tiền gửi, tiền vay, vốn nợ khác.
2. Tiền gửi
- Theo Luật TCTD 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá
nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận
tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi
tiền theo thỏa thuận.”
- Bao gồm: Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi phát séc); Tiền
gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức; Tiền gửi tiết kiệm của dân
cư/KHCN; Tiền gửi của các ngân hàng khác.
- Quyết định 10/VBHN-NHNN ngày 17/12/2015 là văn bản hợp nhất các quy
định về dự trữ bắt buộc đối với các TCTD
- Quyết định 581/2003 – Quy chế Dự trữ bắt buộc
- Thông tư 27/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung QĐ 581/2003
3. Tiền vay
a) Vay NHTW
- Nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng;
Giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM
- Phụ thuộc vào chính sách tiền tệ
- Hình thức vay chủ yếu là Tái chiết khấu và Tái cấp vốn:
Chiết khấu giấy tờ có giá
Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá
Cho vay có bảo đảm bằng hồ sơ tín dụng
- NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định: những
giấy tờ có giá có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng
thời kỳ.
b) Vay các TCTD khác
- Các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên
thị trường liên ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách, bổ sung hoặc
thay thế cho nguồn vay từ NHNN.
- Quá trình vay mượn đơn giản: vay trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng đại lí
- Có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán có độ an
toàn cao.
- Thông tư 21: thời hạn cho vay tối đa dưới 1 năm
- Chỉ được thực hiện tại Hội sở chính hoặc Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam
c) Vay bằng cách phát hành giấy nợ
- VD kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu trên thị trường vốn
- Đáp ứng nhu cầu vay trung và dài hạn
- Tùy quy định mỗi nước, việc phát hành giấy nợ của NHTM phải được sự đồng
ý của NHTW
4. Vốn nợ khác
- Vốn uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải
ngân và thu hộ... tạo nên nguồn uỷ thác tại NH
- Lãi và phí phải trả
- Công nợ khác (phải trả nội bộ và phải trả bên ngoài)
- Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng
5. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
- Các khoản vay trung và dài hạn của NHTM mà có khả năng chuyển đổi thành
vốn cổ phần được gọi là nguồn vốn lưỡng tính - giấy nợ có khả năng chuyển
đổi
6. Nợ tiềm tàng
- Đây là các cam kết (nghĩa vụ) ghi ngoại bảng, phản ánh số vốn NH có thể vay
được từ các định chế tài chính khác thông qua hợp đồng hạn mức tín dụng
III. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Đặc điểm tiền gửi
- Phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu
- Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác (> 50% tổng nguồn vốn) và
là mục tiêu tăng trưởng hằng năm của các ngân hàng.
- Tiền gửi phải dự trữ bắt buộc
- Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, nhạy cảm với các biến động về lãi suất,
tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chin tiêu,...
2. Đặc điểm tiền vay
- Tỷ trọng trong tổng nguồn thấp, nguồn ổn định
- Thời hạn và qui mô xác định trước
- NH chỉ vay lúc cần thiết
- Lãi suất phụ thuộc chính sách tiền tệ của NHTW và cung cầu trên thị trường
liên NH.
- Hình thức vay phong phú hơn tiền gửi
- Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập của dân cư và ổn định vĩ
mô, uy tín của ngân hàng,...
3. Đặc điểm nguồn khác
- Phần lớn không phải trả lãi (lãi suất danh nghĩa bằng không), tuy nhiên chi phí
để có và duy trì rất đáng kể
- Quy mô không lớn (trừ một số ngân hàng có các dịch vụ uỷ thác cho nhà nước
hoặc tổ chức quốc tế)
IV. QUẢN LÝ VỐN NỢ
1. Mục tiêu
- Tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô cho vay và đầu tư
- Đa dạng hoá các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất, và
phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Duy trì tính ổn định của nguồn tiền
- Tìm kiếm các công cụ nợ mới
2. Nội dung
- Quản lý quy mô và cơ cấu vốn
- Quản lý kỳ hạn vốn
- Quản lý chi phí vốn
- Tính thanh khoản của nguồn vốn
- Phát triển các công cụ nợ mới
—------------------------
CHƯƠNG 4. TÀI SẢN

I. Các khoản mục bao gồm:


- Ngân quỹ
- Chứng khoán
- Tín dụng
- Các tài sản nội bảng khác
- Các tài sản ngoại bảng

1. Ngân quỹ (là tài sản ko sinh lời)


- Tiền mặt
- Tiền gửi tại ngân hàng khác
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
- Tỷ trọng trong tổng tài sản thường thấp, khác nhau tại các NH.
- Tỷ lệ này có xu hướng tăng trong giai đoạn kinh tế suy thoái, khi NH tìm kiếm
được nhiều cơ hội cho vay và đầu tư.
2. Chứng khoán
- NH nắm giữ chứng khoán vì mục tiêu sinh lời và thanh khoản
- Chứng khoán là TS đệm cho ngân quỹ
- Chứng khoán mang lại thu nhập cao hơn ngân quỹ
3. Tín dụng
- Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả và
chữ tín.
- Khi gắn tín dụng với một chủ thể nhất định (TD ngân hàng), TD chỉ có một
chiều là NH cấp TD cho khách hàng chứ không bao gồm việc NH huy động
vốn của khách hàng.
- Luật các TCTD 2010: Cấp Tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
- Một vài đặc điểm:
● Là tài sản mang lại tổng thu lãi cao nhất cho NH
● Tính thanh khoản thấp, phụ thuộc vào kế hoạch hoàn trả nợ vay, khả
năng trả nợ của khách hàng và sự phát triển của thị trường mua bán nợ
● Tỷ trọng thường lớn nhất trong tổng tài sản của NH
- Tại sao cần phân loại TD theo các tiêu thức khác nhau?
● Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá
trong cấp tín dụng
● Cho phép theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ
để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức và chính sách mở rộng phù
hợp
- Phân loại theo thời gian: TD ngắn hạn(<1 năm), trung hạn (1-5 năm), dài
hạn(>5 năm)
- Phân loại theo quy trình nghiệp vụ: Cho vay, Chiết khấu giấy tờ có giá, Cho
thuê, Bảo lãnh
- Phân loại theo đảm bảo: TD ko cần TSĐB, TD có TSĐB
- Phân loại theo rủi ro: 5 nhóm nợ
- Phân loại khác: ngành kinh tế, loại khách hàng, mục đích vay
4. Các tài sản nội bảng khác
- Chiếm tỷ trọng nhỏ song ảnh hưởng tới vị thế, kết quả kinh doanh của NH
- Ngoài ra còn có các khoản lãi dự thu, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và dự
phòng rủi ro
a) Tài sản ủy thác
- Tài sản được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng mà NH cùng chia sẻ
rủi ro
- NH làm dịch vụ uỷ thác cho vay cho các NH khác, các tổ chức chính phủ hoặc
phi chính phủ.
- Tài sản uỷ thác bao gồm chứng khoán uỷ thác, đầu tư uỷ thác,...
- Tuy chiếm tỷ trọng không lớn, song tài sản uỷ thác ít rủi ro và mang lại thu
nhập đáng kể.
b) Phần hùn vốn (liên kết)
- NH có thể tham gia góp vốn với các tổ chức khác.
- Loại TS này thể hiện đầu tư dài hạn của NH tại các doanh nghiệp khác
c) TSCĐ
- TSCĐ hữu hình: nhà cửa và trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh của
NH và cho thuê. Toà nhà NH là tài sản cố định lớn nhất.
- TSCĐ vô hình: bản quyền phát minh sáng chế, lợi thế thương mại
- Bất động sản đầu tư
5. Tài sản ngoại bảng
- Là các tài sản không/chưa hình thành bằng vốn của NH: cam kết bảo lãnh; cam
kết tín dụng; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng quyền chọn
- Có thể gây rủi ro, đồng thời mang lại thu nhập, nên cần được theo dõi trên tài
khoản ngoại bảng

II. QUẢN LÝ TÀI SẢN


1. Mục tiêu
- Là hoạt động chuyển hoá nguồn vốn thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín
dụng, chứng khoán, tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thoả
mãn các mục tiêu đặt ra.
- Tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu trên cơ sở đảm bảo an toàn
2. Quản lý ngân quỹ
- Tiền tại quỹ và tiền gửi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, được thiết lập
nhằm duy trì khả năng chi trả, và các yêu cầu khác
- TG tại NHTW nhằm đảm bảo dù trữ bắt buộc theo yêu cầu chính sách tiền tệ.
Dự trữ bắt buộc được tính dựa trên nguồn huy động trong kỳ tính và tỷ lệ
DTBB cụ thể.
- Tỷ lệ DTBB thường do Quốc hội quy định, NHTW thì có thể thay đổi tỷ lệ này
trong các thời kỳ khác nhau
- Tại VN, dự trữ bắt buộc thể hiện ở khoản mục “Tiền gưi rcuar NHTM tại NH
nhà nước”
- Dự trữ theo yêu cầu thanh toán: Thông tư 36/2014/TT-NHNN
● Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
● Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày
- Do yêu cầu này xuất hiện “cho vay qua đêm”
● Lãi suất cao
● Thời hạn rất ngắn (qua đêm)
● Hầu như không rủi ro
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản nhằm đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát
sinh ngoài dự kiến.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = TS có tính thanh khoản cao/Tổng Nợ phải trả
3. Quản lý chứng khoán
- Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình tài chính chủ thể phát
hành, biến động tỷ giá, lãi suất thị trường, giá bất động sản, tình hình chính
trị... của mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu.
- Xem xét chỉ tiêu liên quan đến danh mục chứng khoán như rủi ro, lãi suất, xu
hướng của giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng khác
- Chứng khoán được phân tích với giá thị trường
- Tuân thủ nguyên tắc "không bỏ trứng vào một giỏ"
4. Quản lý tín dụng
- Mục tiêu an toàn và sinh lợi
- Khoản mục tín dụng thường chiếm khoảng 70% trong tổng tài sản
- Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn nhất. Thu dự tính từ hoạt động tín
dụng phụ thuộc vào quy mô, thời gian và lãi suất.

TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TỔN THẤT


- Các nhóm nợ
- Dự phòng cụ thể
- Dự phòng chung
5. Quản lý các tài sản nội bảng khác
a) TS ủy thác
- Tài sản uỷ thác của khách hàng có rất nhiều loại. NH phải bảo quản, theo dõi
và (có thể) tăng thu nhập cho khách hàng.
- NH lớn đã phát triển phòng uỷ thác cung cấp cho khách hàng các dịch vụ uỷ
thác kèm theo tư vấn... với mục tiêu mở rộng thị trường uỷ thác trên cơ sở nâng
cao chất lượng dịch vụ.
b) Trang thiết bị nhà cửa của ngân hàng
- Nhà cửa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NH. Ngoài việc phải tốn
kém mua sắm, xây dựng lại, lòng tin của dân chúng và các đối tác vào NH sẽ
giảm.
6. Quản lý tài sản ngoại bảng khác
- Tài sản ngoại bảng mang lại thu nhập đồng thời gắn với rủi ro. Quản lý tài sản
ngoại bảng là quản lý rủi ro.
- NH phân loại tài sản ngoại bảng theo thời gian, chủ thể, tính chất rủi ro.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản ngoại bảng... xếp loại tài
sản ngoại bảng và hoạch định chính sách
III. Mối liên hệ giữa nguồn vốn và tài sản
- Chính là mối liên hệ giữa huy động và sử dụng vốn.
- Mối liên hệ sinh lời giữa nguồn và tài sản thường được đo bằng tỷ lệ tài sản
sinh lãi và chênh lệch lãi suất.
- Tài sản sinh lãi là tài sản mang lại thu nhập từ lãi cho ngân hàng. Một số TS
sinh lời song ko xếp vào TS sinh lãi cho ngân hàng như cổ phiếu, ngân quỹ
dùng để kinh doanh ngoại tệ.
- Các chỉ tiêu phản ánh sinh lời: ROA, ROE, tỷ lệ tài sản sinh lãi, lãi gộp, chênh
lệch thu chi khác, chênh lệch lãi suất cơ bản, chênh lệch lãi suất
ROA = Thu nhập ròng sau thuế/ Tổng TS bình quân
ROE = Thu nhập ròng sau thuế/ Vốn CSH

You might also like