You are on page 1of 15

Ngân hàng thương mại

1. Phân tích nguồn vốn của ngân hàng thương mại (NHTM)? Tại sao
NHTM phải khống chế tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn chuyển sang
cho vay trung và dài hạn?
 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) là toàn bộ giá trị
tiền tệ do ngân hàng tạo lập và huy động để thực hiện cho vay,
đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác.

Nguồn vốn ngân hàng hình thành từ nguồn vốn tự có và vốn huy
động.

 Vốn chủ sở hữu – vốn tự có: là vốn thuộc quyền sở hữu của
Ngân hàng thương mại, là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng
tạo lập được. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, vốn chủ sở
hữu bổ sung, các quỹ dự trữ, các tài sản nợ khác,...
- Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản mục tạo nên
nguồn vốn của Ngân hàng (5-10% tổng nguồn vốn).
 Nguồn vốn huy động là các khoản tiền tệ mà ngân hàng thương
mại huy động được từ các doanh nghiệp, các cá nhân, các ngân
hàng và các tổ chức kinh tế - xã hội khác thông qua việc thực
hiện các nghiệp vụ huy động vốn để hình thành nên nguồn vốn
chủ yếu trong kinh doanh. Bao gồm:
- Nguồn vốn tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân, ngân hàng
và các tổ chức kinh tế - xã hội khác: đây là nguồn vốn quan
trọng nhất của Ngân hàng thương mại.
- Vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá
- Nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Trung
ương.
- Nguồn vốn huy động khác.

NHTM phải khống chế tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn chuyển sang cho vay
trung và dài hạn bởi vì: nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn,
dưới một năm, do đó rủi ro thanh khoản là rất lớn. Việc khống chế tỷ lệ nhất định
vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn giúp ổn định và hỗ trợ nền kinh tế tăng
trưởng; đồng thời lành mạnh hóa hoạt động tín dụng và đảm bảo thanh khoản cho
hệ thống ngân hàng.

2. Huy động vốn của NHTM là gì? Các hình thức huy động vốn của
NHTM? Phân biệt tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm?
 Huy động vốn của NHTM là việc ngân hàng thương mại tổ
chức huy động, tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để
hình thành nguồn vốn kinh doanh.
 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại:
- Huy động vốn thông hoạt động nhận tiền gửi: là hoạt động nhận
tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác
theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi
tiền theo thỏa thuận.
- Huy động vốn thông qua hoạt động đi vay từ các TCTD khác
và vay từ NHNN:
+ Vay từ TCTD khác: đó là khoản vay thông thường các ngân
hàng vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường
tiền tệ.
+ Vay từ NHNN: Khi NHTM xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ
bắt buộc hay mất khả năng thanh toán, dưới hình thức cho vay
lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu
và các giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay bù đắp thiếu hụt tạm
thời trong thanh toán bù trừ.
- Huy động vốn bằng hình thức khác
Tổ chức kinh tế các NHTM có thể làm đại lý phát hành chứng
khoán, trung gian thanh toán, dịch vụ bảo lãnh,...
 Phân biệt tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm

Chỉ tiêu Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm
Khái niệm Là nguồn tiền gửi mà Tiền gửi tiết kiệm là
doanh nghiệp, cá nhân, khoản tiền được người
tổ chức giao dịch với gửi tiền gửi lại tổ chức
ngân hàng qua tài tín dụng theo nguyên
khoản. tắc được hoàn trả đầy
đủ tiền gốc, lãi theo
thỏa thuận với tổ chức
tín dụng.
Chủ thể Doanh nghiệp, tổ chức Cá nhân
và cá nhân
Mục đích KH gửi Thanh toán và được sử Hưởng lãi và an toàn,
dụng các phương tiện tích lũy
thanh toán
Hình thức nhận nợ NH không phát hành Sổ tiết kiệm/thẻ tiết
chứng nhận nợ (chỉ mở kiệm
TK cho KH)
Lãi suất Thấp hơn Cao hơn
Thời điểm trả lãi Lãi hàng tháng trả 1 Thường trả lãi tại thời
lần, trả luôn vào TK – điểm KH rút tiết kiệm
thường trả vào cuối
tháng

3. Phân biệt Tiền gửi thanh toán (TG giao dịch) và TG phi giao dịch

Tiêu thức TG giao dịch (TGTT) TG phi giao dịch


Khái niệm Là khoản tiền NH nhận Là loại tiền NH thu
của KH, từ đó thực hút từ các tổ chức, cá
hiện thanh toán theo nhân gửi vào nhằm
yêu cầu của KH mục đích hưởng lãi
Mục đích Đáp ứng nhu cầu giao Hưởng lãi và an
dịch, thực hiện thanh toàn, tích lũy
toán qua NH
Khách hàng Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức
Tính chất kỳ hạn Không kỳ hạn Chủ yếu là khoản
tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn (ngoài ra có
TG tiết kiệm không
kỳ hạn)
Lãi suất LS huy động thấp LS huy động cao
Thời điểm trả lãi Thường trả lãi hàng Có lãi trả trước, lãi
tháng 1 lần và trả vào trả định kỳ và lãi trả
cuối tháng vào TK sau
Quản lý NH Khó quản lý Dễ quản lý

4. Phân biệt Tiền gửi thanh toán (TG giao dịch) với Tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn?

Tiêu thức Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm
(TG giao dịch) không kỳ hạn
Khái niệm Là khoản tiền gửi mà Là loại tiền gửi phi
NH nhận của KH, từ giao dịch của khách
đó thực hiện các giao hàng cá nhân gửi
dịch thanh toán theo dưới dạng không kỳ
yêu cầu của khách hạn nhằm mục đích
hàng (thanh toán đáp ứng nhu cầu
theo hình thức UNC, thanh toán không
Séc, UNT, Thẻ,...) định trước
Khách hàng Tổ chức kinh tế, cá Cá nhân
nhân
Lãi suất Thấp hơn Cao hơn
Tính ổn định Thấp hơn Cao hơn
Thời điểm trả lãi Lãi hàng tháng trả 1 Thường trả lãi tại
lần, trả luôn vào TK thời điểm KH rút tiết
– thường trả vào cuối kiệm
tháng

5. Phân biệt tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư với tiền gửi có kỳ
hạn của Doanh nghiệp?

Tiêu thức Tiền gửi TK có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có


của dân cư kỳ hạn của Doanh
nghiệp
Khái niệm Là khoản tiền ngân hàng Là khoản tiền NH
nhận của Khách hàng, từ nhận của KH, từ đó
đó thực hiện thanh toán thực hiện thanh toán
theo yêu cầu của dân cư. theo yêu cầu của
doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý Quy chế TG tiết kiệm Quy chế tiền gửi có kỳ
hạn
Hình thức gửi + rút Có thể gửi + rút bằng tiền Việc gửi rút bắt buộc
mặt thực hiện thông qua
TK TG thanh toán (TK
giao dịch)
Hình thức nhận nợ Sổ tiết kiệm/Thẻ tiết Hợp đồng tiền gửi
kiệm
Thời hạn ngắn nhất 1 tuần Theo ngày
Xử lý khi rút trước Theo quy chế TG tiết Nh xử lý theo thỏa
hạn kiệm nếu KH tất toán thuận trên hợp đồng
trước hạn thì NH sẽ cho
KH hưởng lãi suất không
kỳ hạn
Xử lý nếu đến hạn Theo quy chế TGTK, NH NH xử lý theo thỏa
KH không đến nhập lãi vào gốc và kéo thuận tiền gửi
thanh toán dài cho KH kỳ hạn mới
theo thỏa thuận (thực tế
kỳ hạn mới thường tương
ứng với kỳ hạn cũ với lãi
suất áp dụng tại thời
điểm hiện hành)

6. Khi nào NHTM phát hành giấy tờ có giá?

Giấy tờ có giá là chứng nhận nợ của TCTD phát hành để huy động vốn,
trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác của TC phát hành đối với người mua.

Các loại giấy tờ có giá thường được NHTM phát hành:

- Kỳ phiếu ngân hàng


- Chứng chỉ tiền gửi
- Trái phiếu ngân hàng

Hình thức phát hành giấy tờ có giá:

- Ghi danh
- Vô danh
 Mệnh giá tối thiểu là 100.000 VND.

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng thương mại cần vốn hơn nữa quy mô
vốn cần huy động lớn với thời gian huy động ngắn mà các hình thức khác không
thể đáp ứng được và NHTM đó có đủ điều kiện để phát hành giấy tờ có giá.

7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn? Từ
đó đưa ra các biện pháp tăng cường nguồn vốn huy động của ngân
hàng.
Khái niệm: Huy động vốn là hoạt động NHTM đi huy động, tập trung các
nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nên nguồn vốn kinh doanh của
ngân hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn:

Nhân tố khách quan

- Tình hình kinh tế-xã hội: Khi kinh tế tăng trưởng thì cá nhân,
doanh nghiệp có nguồn thu nhập dôi ra => hoạt động huy động
vốn diễn ra sôi nổi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, doanh
nghiệp và cá nhân gặp khó khăn => môi trường đầu tư của NH
bị thu hẹp, lợi nhuận giảm,... Nền kinh tế rơi vào lạm phát,
đồng tiền mất giá => người dân sẽ lựa chọn phương pháp đầu tư
khác vào các tài sản có giá trị cất trữ.
- Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
- Thói quen tiết kiệm
- Sự phát triển của thị trường vốn

Nhân tố chủ quan:

- Uy tín thương hiệu của Ngân hàng


- Địa bàn hoạt động
- Mạng lưới chi nhánh các ngân hàng
- Chất lượng dịch vụ
- Chính sách huy động vốn

Các biện pháp tăng cường nguồn vốn huy động của NH
8. Đặc điểm của nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước

Hình thức:

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng


- Chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá
- Cầm cố các giấy tờ có giá
- Thấu chi và cho vay qua đêm

Đặc điểm:

- Kỳ hạn
- Lãi suất
- Quy định hạn chế
9. Nguyên tắc cho vay là gì? Điều kiện vay vốn? Những căn cứ để
đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn?
 Nguyên tắc cho vay là:
(1) Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách
hàng, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan bao
gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
- KH: phải xác định mục đích và sử dụng vốn theo mục đích đã
thỏa thuận
- NH: thẩm định và thường xuyên giám sát về mục đích sử dụng
vốn vay
 Ý nghĩa:
- Khách hàng: xác định được hiệu quả kinh doanh dự kiến, tạo
nguồn trả nợ; thể hiện tính cách, uy tín
- Ngân hàng: có cơ sở đánh giá và kiểm tra việc sử dụng vốn vay
(2) Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng
nguồn vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng
thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
 Ý nghĩa: Tôn trọng nguyên tắc tín dụng; đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của ngân hàng.
 Điều kiện vay vốn là:
(1) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo
quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở
lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp
luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc
hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
 Khách hàng vay phải chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định
của pháp luật
 Quyền đòi nợ của NH được pháp luật thừa nhận và bảo trợ
(2) Mục đích sử dụng vốn vay là hợp pháp: khách hàng không
được vay vốn để sử dụng cho các mục đích mà pháp luật cấm;
đồng thời, mục đích sử dụng vốn vay phải phù hợp với lĩnh vực
được thể hiện trong giấy phép kinh doanh đã được cấp bởi các
cơ quan có thẩm quyền.
 Là điều kiện chuyển tiếp để xét phương án/DA kinh doanh
có khả thi và hiệu quả hay không
 Là căn cứ để NH kiểm soát trong suốt quá trình CV
(3) Có phương án sử dụng vốn khả thi
(4) Có khả năng tài chính để trả nợ: Khả năng tài chính là khả
năng về vốn, tài sản, các nguồn tài chính khác hợp pháp khác
của khách hàng.
(5) Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo
lãi suất cho vay không được vượt quá mức lãi suất cho vay
tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định trong một số lĩnh
vực như: (i) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; (ii) Thực hiện phương án
kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại
và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại,...
 Những căn cứ để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay
vốn là:
- Có một tỷ lệ vốn tài chính tối thiểu tham gia vào dự án/ phương
án sản xuất kinh doanh
- Tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi; thu nhập ổn
định
- Cam kết mua bảo hiểm dối với TS là đối tượng vay vốn
- Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn vượt quá thời gian quy
định của NH.
10.Trình bày các phương pháp cho vay? Phân biệt phương pháp cho
vay từng lần và phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng?
 2 phương pháp cho vay phổ biến là phương pháp cho vay từng lần
và phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng. Ngoài ra có các
phương pháp cho vay khác.
- Phương pháp cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi
lần cho vay, NH và KH thực hiện các thủ tục cho vay, ký kết
thỏa thuận cho vay
- Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp
cho vay mà NH và KH xác định và thỏa thuận mức dư nợ vay
tối đa trong một khoảng thời gian nhất định
 Phân biệt phương pháp cho vay từng lần và phương pháp cho vay
theo hạn mức tín dụng

Tiêu chí Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức
tín dụng
Định nghĩa Là phương thức cho vay Là phương thức cho vay
mà mỗi lần cho vay, NH mà NH và KH xác định
và KH thực hiện các thủ và thỏa thuận 1 hạn mức
tục cho vay và ký thỏa dư nợ vay tối đa được
thuận cho vay duy trì trong một khoảng
thời gian nhất định
TH áp dụng 1. KH có nhu cầu vay 1. KH có nhu cầu vay
vốn không thường vốn trả nợ thường
xuyên xuyên. Có uy tín
2. NH yêu cầu áp dụng với NH, có đặc
để giám sát, kiểm điểm sản xuất kinh
tra, quản lý việc sử doanh không phù
dụng vốn vay chặt hợp với phương
chẽ hơn thức cho vay từng
lần
Thời gian Theo thỏa thuận Theo thỏa thuận (trong
một khoảng thời gian
nhất định: theo quý, 6
tháng, 1 năm)
TK phản ánh TK cho vay KH TK cho vay KH
Đặc điểm cho + Mỗi hoạt động tín dụng + KH được sử dụng Hạn
vay có thể giải ngân một hoặc mức dư nợ cho vay trong
nhiều lần phù hợp với tiến một thời gian nhất định
độ và yêu cầu sử dụng vốn + Kế hoạch rút vốn
của KH không được ghi cụ thể
+ Tổng số tiền cho vay trong hợp đồng
không vượt quá số tiền đã + KH rút tiền vay theo
ký trong hợp đồng tín nhu cầu thực tế, trong
dụng quản lý theo Doanh phạm vi Hạn mức còn lại
số cho vay
Đặc điểm trả nợ Theo lịch trả nợ đã thỏa Lịch KH trả nợ được thỏa
thuận trong hợp đồng tín thuận vào thời điểm rút
dụng tiền vay
Điều chỉnh và Đến hạn KH không trả nợ: Đến hạn KH không trả
xử lý nợ NH có quyền trích TK TG nợ: NH có quyền trích
của KH để thu nợ TK TG của KH để thu nợ
Mức độ rủi ro Thấp hơn Cao hơn (do CV dựa vào
(đối với NH) uy tín)
Bảo đảm tiền Giá trị TS bảo đảm, khả Uy tín của KH
vay năng hoàn trả của KH

11.Nêu các dịch vụ mà doanh nghiệp có thể nhận được từ NHTM?


1. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống
Trao đổi, mua bán ngoại tệ
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Cung cấp dịch vụ ủy thác
Dịch vụ thanh toán
Nhận tiền gửi
Bảo quản vật có giá
2. Dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây
Cho vay tiêu dùng
Tư vấn tài chính
Quản lý tiền
Dịch vụ cho thuê thiết bị
Cho vay tài trợ dự án
Cung cấp các kế hoạch hưu trí
Bán các dịch vụ bảo hiểm
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp
Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn
3. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại
Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến
12.Phân biệt giữa cho vay hạn mức tín dụng và cho vay hạn mức thấu
chi?
 Khái niệm:

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định
theo thỏa thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Hạn mức thấu chi là số tiền tối đa tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có
trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng trong thanh
toán điện tử liên ngân hàng và được xác định theo công thức.

 Phân biệt:

Tiêu thức Vay hạn mức tín dụng Vay hạn mức thấu chi
Hạn mức vay NH xác định và thỏa thuận NH chấp thuận cho KH
mức dư nợ vay tối đa trong chi vượt số tiền có trên TK
một khoảng thời gian nhất thanh toán của KH 1 mức
định. Trong hạn mức cho thấu chi tối đa để thể hiện
vay, NH thực hiện cho vay dịch vụ thanh toán trên TK
từng lần. thanh toán.
Thực hiện Thực hiện qua tài khoản tiền Được thực hiện trên tài
vay khoản vãng lai
Mục đích Đáp ứng mọi yêu cầu hợp Chủ yếu nhằm mục đích
pháp của các chủ thể trong cho vay đáp ứng các nhu
nền kinh tế, nhưng vay phải cầu tiêu dùng nảy sinh bất
có phương án và kế hoạch trả chợt
nợ cụ thể
Tài sản đảm bảo Vay theo hạn mức tín dụng NH có thể tùy vào uy tín
thường phải có tài sản đảm hoặc chính sách của mình
bảo mà cấp cho hạn mức thấu
chi có tài sản đảm bảo hay
không
Lãi suất Thấp hơn Cao hơn (gấp 1,5 lần lãi
suất vay thông thường)
Thời điểm Ngay khi bạn sử dụng thẻ tín Khi số dư trong TK của
dụng để thanh toán bạn còn 0 đồng

13. Cho vay là gì? Các loại cho vay?


 Cho vay là hình thức cấp tín dụng mà tổ chức tín dụng sẽ giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng cho mục
đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
 Các loại cho vay:
 Vay theo thời hạn:
- Cho vay ngắn hạn: không quá 1 năm (365 ngày)
- Cho vay trung hạn: từ trên 1 đến 5 năm
- Cho vay dài hạn: 5 năm trở lên
 Theo mục đích
- Cho vay tiêu dùng
- Cho vay kinh doanh
 Theo đối tượng khách hàng
- Cho vay doanh nghiệp
- Cho vay cá nhân
 Theo tính chất bảo đảm
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
- Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản
 Theo đồng tiền
- Cho vay nội tệ
- Cho vay ngoại tệ
 Theo phương thức cho vay
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán
14.Thời hạn cho vay? Kết cấu thời hạn cho vay? Căn cứ xác định thời
hạn cho vay?
 Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo
của ngày TCTD giải ngân vốn vay cho đến ngày khách hàng phải
trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng
và khách hàng.

You might also like