You are on page 1of 9

1.

Phân biệt sự khác nhau giữa tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi cá
nhân, tiết kiệm không kỳ hạn. Tại sao một khách hàng vẫn sử dụng cả ba hình
thức gửi tiền trên?
* Sự khác nhau giữa tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi cá nhân, tiết
kiệm không kỳ hạn:
Tiêu chí so Tiền gửi tài Tiền gửi cá nhân Tiền gửi tiết kiệm
sánh khoản thanh toán không kỳ hạn
Là loại tiền gửi Tiền gửi có kì Tiền gửi tiết Là loại tiền gửi không
không kỳ hạn, hạn kiệm có kì hạn có kỳ hạn, được sử
được sử dụng để Là khoản tiền Là khoản tiền dụng để tích lũy tài
thanh toán, chuyển nhàn rỗi hoặc được người gửi chính, tiết kiệm cho
khoản, chi trả hóa khoản tiền đầu tiền gửi tại tổ các mục tiêu ngắn hạn
đơn, … tư của khách chức tín dụng hoặc dự phòng các
Định nghĩa hàng được gửi theo một thời hạn trường hợp cần thiết.
tại ngân hàng nhất định, thời
với một kỳ hạn hạn tiền gửi sẽ do
cụ thể. bên tổ chức tín
dụng đưa ra các
khoảng thời gian
cụ thể để khách
hàng lựa chọn.
Kỳ hạn Không kỳ hạn Có kì hạn Không kỳ hạn
Lãi suất thấp: Người gửi Người gửi sẽ Lãi suất thấp và được
0,5% – 3% tùy được lãi suất hưởng lãi suất tính theo số dư cuối
Lãi suất ngân hàng dựa trên cơ sở theo quy định ngày (thông thường
tính 1 năm hiện hành của tổ <1%/ năm)
(365 ngày), 1 chức nhận tiền
tháng, (30 gửi tiết kiệm và
ngày) được bảo hiểm
theo quy định của
pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi
Cuối kỳ khách hàng khách hàng sẽ Theo từng ngày hoặc
nhận được lãi hưởng lãi suất tiết theo tháng
Phương suất dựa trên kiệm theo quy
thức trả lãi cơ sở tính 1 định hiện hành
năm (365 của tổ chức nhận
ngày), 1 tháng tiền gửi tiết kiệm
(30 ngày). và được bảo hiểm
theo quy định của
pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi.
Khả năng Rút bất cứ lúc nào Rút tiền trước kỳ hạn sẽ bị mất một Rút bất cứ lúc nào
rút tiền phần hoặc toàn bộ lãi suất đã tích
lũy
Linh hoạt, không Nhận mức lãi suất điều chỉnh của Linh hoạt, không cần
Khả năng cần thông báo tới ngân hàng, phải thông báo tới ngân thông báo tới ngân
tất toán ngân hàng hàng hàng và nhận mức lãi
suất không kỳ hạn
như đã được thông
báo trước
Thanh toán, Tích lũy tài chính cho các mục tiêu Tích lũy tài chính cho
Mục đích chuyển khoản,… dài hạn như mua nhà, mua xe,… các mục tiêu ngắn hạn
sử dụng như mua sắm, du
lịch,... hoặc dự phòng
các trường hợp cần
thiết.
Linh hoạt và tiện Lãi suất cao Linh hoạt: Khách
lợi: Tính an toàn cao: Tiền gửi cá nhân hàng có thể rút tiền
Khách hàng có thể được bảo hiểm bởi Ngân hàng Nhà bất cứ lúc nào
rút tiền bất cứ lúc nước Việt Nam nên khách hàng có Sử dụng nhiều mục
nào thể yên tâm về tính an toàn của số đích: rút tiền, thanh
Khách hàng có thể tiền gửi. toán, chuyển khoản...
Ưu điểm thực hiện các giao Tiện lợi: Khách hàng có thể thực
dịch tiền gửi thanh hiện các giao dịch tiền gửi cá nhân
toán tại nhiều kênh tại nhiều kênh khác nhau như quầy
khác nhau: quầy giao dịch ngân hàng, ATM,Internet
giao dịch ngân Banking
hàng,ATM,Internet Phù hợp cho mục tiêu dài hạn
Banking...
Tính rủi ro thấp
Lãi suất thấp. Không linh hoạt: Khách hàng Không phù hợp với
Không phù hợp không thể rút tiền trước hạn mà mục tiêu tiết kiệm dài
Nhược với mục tiêu tiết không bị tính phí và lãi suất thấp hạn
điểm kiệm dài hạn hơn. Cần có kế hoạch tiết
Cần có mục tiêu tiết kiệm: Khách kiệm: Khách hàng cần
hàng cần có mục tiêu tiết kiệm rõ có kế hoạch tiết kiệm
ràng để tránh việc rút tiền trước rõ ràng để tránh việc
hạn và không đạt được mục tiêu rút tiền trước hạn và
tiết kiệm. không đạt được mục
tiêu tiết kiệm.

* Khách hàng vẫn sử dụng cả ba hình thức tiền gửi trên dựa vào một số lý
do sau:
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền khác nhau: Tiền gửi thanh toán đáp ứng nhu
cầu thanh toán, chuyển khoản hàng ngày, tiền gửi cá nhân đáp ứng nhu cầu tiết kiệm
dài hạn, tiết kiệm không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu linh hoạt, rút tiền bất cứ lúc nào.
Để tối ưu hóa lợi nhuận: Khách hàng có thể cân đối số tiền gửi và kỳ hạn gửi để
tối ưu hóa lợi nhuận, chẳng hạn như gửi một phần tiền vào tiền gửi cá nhân có kỳ hạn
dài để hưởng lãi suất cao, một phần tiền vào tiền gửi thanh toán để đáp ứng nhu cầu sử
dụng tiền hàng ngày.
Để tận dụng các ưu đãi của ngân hàng: Một số ngân hàng có các chương trình
ưu đãi dành cho khách hàng gửi tiền, chẳng hạn như tặng quà, giảm lãi suất,... Khách
hàng có thể tận dụng các ưu đãi này để tiết kiệm chi phí.
Ví dụ, một khách hàng có thể có các tài khoản tiền gửi như sau:
+ Một tài khoản tiền gửi thanh toán để sử dụng cho các nhu cầu thanh toán hàng
ngày, chuyển khoản,...
+ Một tài khoản tiền gửi cá nhân có kỳ hạn 12 tháng để tích lũy tài chính cho
mục tiêu mua nhà, mua xe,...
+ Một tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn để dự phòng các trường hợp cần thiết.
Với cách phân chia này, khách hàng có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiền
khác nhau, tối ưu hóa lợi nhuận và tận dụng các ưu đãi của ngân hàng.

2. Các khẳng định sau đúng hay sai, giải thích:


1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất huy động vốn?
Sai. Tuy TCTD được quyền ấn định mức lãi suất huy động vốn nhưng trong
trường hợp hoạt động ngân hàng của TCTD có diễn biến bất thường thì NHNN có
quyền quy định mức lãi suất, theo quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật các TCTD 2010,
sửa đổi bổ sung 2017.
“3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo
đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định
cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”
2. Công ty tài chính được quyền huy động vốn ngắn hạn của mọi khách
hàng.
Sai. Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung
2017 thì TCTD phi ngân hàng (trong đó bao gồm công ty tài chính) không được phép
huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của cá nhân.
“4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt
động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của
khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”

3. Tổ chức tài chính vi mô được quyền nhận tiền gửi của các khách hàng tài
chính vi mô dưới mọi hình thức.
Sai vì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 119 Luật các TCTD 2010, sửa đổi
bổ sung 2017, “tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của
khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán”.
Do đó, tổ chức tài chính vi mô không có quyền nhận tiền gửi của các khách
hàng tài chính vi mô dưới mọi hình thức mà chỉ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt
Nam dưới 2 hình thức, căn cứ Điều 119 Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ
sung 2017 là tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô và tiền gửi tự
nguyện của khách hàng tài chính vi mô.

4. TCTD phi ngân hàng chỉ được phát hành giấy tớ có giá ngắn hạn để huy
động vốn.
Sai. TCTD phi ngân hàng không chỉ được phát hành giấy tớ có giá ngắn hạn để
huy động vốn mà còn có thể phát hành trái phiếu có thời hạn từ 1 năm trở lên, quy định
tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-NHNN.
“Điều 10. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có
giá
1. Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng
quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày
phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán”.

5. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được nhận tiền gửi nhằm mục đích thanh toán
của khách hàng tài chính vi mô.
Sai. Tổ chức tài chính vi mô không được nhận tiền gửi nhằm mục đích thanh
toán của khách hàng tài chính vi mô, theo điểm b khoản 1 Điều 119 Luật các TCTD
2010, sửa đổi bổ sung 2017: “b) Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi
tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán”.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 121 Luật các TCTD thì: “2. Tổ chức tài chính vi
mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.”

6. Tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn không được trả lãi.
Sai. TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về việc áp dụng mức lãi suất, căn
cứ theo Điều 3 và Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN.
“Điều 3. Hình thức tiền gửi rút trước hạn
1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
2. Tiền gửi có kỳ hạn.
3. Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát
hành.
4. Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các tổ
chức tín dụng.
Có thể được trả lãi với mức lãi suất thỏa thuận theo Khoản 2 Điều 91 Luật các
TCTD. Trường hợp không có thỏa thuận thì mức lãi suất được áp dụng theo Điều 5
Thông tư này.”

“Điều 5. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi


1. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: tổ chức tín dụng áp
dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ
chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời
điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
2. Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:
a) Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất
tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo
đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút
trước hạn tiền gửi;
b) Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp
dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.”

7. Chỉ các cá nhân là người cư trú mới được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại
các TCTD ở Việt Nam.
Sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 4 và Điều 10 Thông tư 48/2018/TT-NHNN.
“Điều 4. Phạm vi nhận, gửi tiền gửi tiết kiệm
2. Công dân Việt Nam được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam; Công
dân Việt Nam là người cư trú được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.”

“Điều 10. Đồng tiền nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm
1. Đồng tiền nhận tiền gửi tiết kiệm là đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tổ chức tín
dụng xác định loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm.
2. Đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi.
Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
3. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là
người cư trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi
vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.
4. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là
người không cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ
chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài
khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.
5. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của công dân Việt Nam là người cư
trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng
được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh
toán bằng ngoại tệ của chính người gửi tiền.”
Việc gửi tiền tiết kiệm bằng đồng Việt Nam chỉ dành cho công dân Việt Nam
không dành cho người nước ngoài. Riêng việc gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ thì chỉ
dành công dân Việt Nam là người cư trú, mà không dành cho công dân Việt Nam là
người không cư trú. Như vậy, công dân Việt Nam không phải là người cư trú thường
xuyên ở Việt Nam (Việt kiều định cư ở nước ngoài) và người nước ngoài, dù có cư trú
tại Việt Nam, cũng không được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.

8. Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp
pháp tại Việt Nam phải trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy
định của pháp luật Việt Nam mới được gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD ở Việt Nam.
Sai vì công dân từ đủ 15 tuổi có thể gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD tại Việt
Nam hoặc nếu chưa đủ tuổi vẫn có thể gửi thông qua người đại diện theo pháp luật, căn
cứ theo Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về người gửi tiền như sau:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
theo quy định của pháp luật.
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp
luật.
- Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch
tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch
tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.
9. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ
chức tín dụng không được mua giấy tờ có giá do TCTD phát hành?
Sai. Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2021 về đối tượng mua giấy tờ có giá thì
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng được mua
giấy tờ có giá do TCTD phát hành.
“Điều 4. Đối tượng mua giấy tờ có giá
1. Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này”.
(2. Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.
3. Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản
hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan).

Và căn cứ Điều 5 Thông tư 34/2016/VBHN-NHNN thì TCTD, chi nhánh ngân


hàng nước ngoài, công ty con của TCTD được mua giấy tờ có giá do TCTD phát hành
trên thị trường thứ cấp và trường hợp TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty
con của TCTD là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái
phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của TCTD đó.
“Điều 5. Đối tượng mua giấy tờ có giá
1. Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá
nhân nước ngoài. Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con
của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua
trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở
tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.”

You might also like