You are on page 1of 53

CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


COMMERCIAL BANK
1. Định nghĩa

• Tổ chức tín dụng: là DN thực hiện một, một số


hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức
tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ
tín dụng nhân dân
• Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng có thể
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
theo quy định. Các loại hình ngân hàng bao
gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã
1. Định nghĩa
• NHTM: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất
cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận
Theo Luật các TCTD 2010

• NHTM: là một tổ chức trung gian tài chính điển


hình, được phép nhận tiền gửi để cho vay và
cung ứng dịch vụ thanh toán, các dịch vụ khác.
Trong đó, hoạt động chính của ngân hàng
thương mại là kinh doanh tiền tệ - tức đi vay để
cho vay lại
• NHTM thực hiện việc kinh doanh của mình với
1 loại hàng hóa đặc biệt – đồng tiền
2. Đặc điểm của kinh doanh ngân hàng

• Điển hình và tiêu biểu của định chế tài chính


trung gian
• Chịu điều tiết mạnh và chặt chẽ bởi luật pháp
• Chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường
kinh doanh
• Chịu tác động của nhiều loại rủi ro đặc thù và rủi
ro cao hơn các ngành kinh doanh khác
• Mức độ cạnh tranh khốc liệt trong giai đoạn hiện
nay
2. Đặc điểm của kinh doanh ngân hàng

• Ngày nay, ranh giới trong hoạt động của ngân


hàng và các tổ chức tài chính khác ngày càng
không rõ ràng
▫ Ngân hàng thực hiện chức năng của các tổ chức
tài chính khác: bảo hiểm, đầu tư chứng khoán…
▫ Các tổ chức tài chính khác thực hiện chức năng
của ngân hàng: cho vay, huy động, tiết kiệm…
3. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng
3. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng

• Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu


3. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng

Tài sản
• Là nguồn mang lại thu nhập cho ngân hàng
• Tài sản ngân hàng được xem như là các khoản
sử dụng vốn
3. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng

Tài sản
• Các khoản tiền dự trữ: bao gồm dự trữ tại
NHTW và tiền mặt tại ngân hàng. Có thể chia ra:
▫ Dự trữ bắt buộc
▫ Dự trữ dôi dư: chi trả khi khách hàng rút tiền hay
thanh toán séc
• Tiền trong quá trình thu; VD khi khách hàng của
ngân hàng nộp séc phát hành bởi ngân hàng
khác và nhờ ngân hàng thu
• Tiền gửi ở các NHTM khác
Các khoản mục trên gọi là dự trữ cấp 1
3. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng

Tài sản
• Chứng khoán: là tài sản mang lại thu nhập cho
ngân hàng. Gồm 2 loại:
▫ Chứng khoán có tính thanh khoản (dự trữ cấp 2)
▫ Chứng khoán đầu tư
• Các khoản cho vay: phần lớn thu nhập của ngân
hàng tạo ra từ phần tín dụng cho vay này
• Các tài sản có khác
3. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Nghĩa vụ)


• Các tài khoản tiền gửi: là thành phần chính, là
các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đối với
DN, tổ chức, cá nhân… chủ sở hữu các khoản
tiền gửi
▫ Tiền gửi giao dịch
▫ Tiền gửi không giao dịch
3. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Nghĩa vụ)


• Các khoản vay:
▫ Vay từ NHTW
▫ Vay dự trữ qua đêm từ thị trường liên ngân hàng
từ các ngân hàng khác; các TCTC
▫ Các nguồn vay khác
• Vốn chủ sở hữu
4. Hoạt động cơ bản của ngân hàng

Hoạt động ngân hàng


• Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ
chức, cá nhân dưới hình thức
▫ tiền gửi không kỳ hạn
▫ tiền gửi có kỳ hạn
▫ tiền gửi tiết kiệm
▫ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu
▫ các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc
có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền
theo thỏa thuận
4. Hoạt động cơ bản của ngân hàng

Hoạt động ngân hàng


• Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá
nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho
phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc
có hoàn trả bằng nghiệp vụ
▫ cho vay
▫ chiết khấu
▫ cho thuê tài chính
▫ bao thanh toán
▫ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác
4. Hoạt động cơ bản của ngân hàng

Hoạt động ngân hàng


• Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là
việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực
hiện dịch vụ thanh toán
▫ séc
▫ lệnh chi, ủy nhiệm chi
▫ nhờ thu, ủy nhiệm thu
▫ thẻ ngân hàng
▫ thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho
khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng
5. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

• Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay không


có khả năng (hay không có ý định) chi trả vốn và
lãi cho người cho vay
• Nguyên tắc:
▫ Giảm rủi ro lựa chọn nghịch: lựa chọn khách hàng
tốt để cho vay
▫ Giảm rủi ro đạo đức: ngăn ngừa người đi vay
tham gia vào hoạt động mạo hiểm
Quản trị rủi ro tín dụng

• Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng:


▫ Sàng lọc và giám sát
▫ Quan hệ khách hàng lâu dài
▫ Các cam kết cho vay
▫ Thế chấp và số dư bù
▫ Hạn chế tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng

• Sàng lọc và giám sát


▫ Sàng lọc: giảm lựa chọn nghịch
 Tìm cách phân loại, xác định khả năng trả nợ của
khách hàng: thông tin cá nhân (việc làm, thu nhập),
tài sản hiện có, lý lịch về tín dụng, kế hoạch kinh
doanh, điều tra DN, yêu cầu bảo lãnh…
 Chuyên môn hóa: lĩnh vực hoạt động, ngành nghề;
đặc điểm địa lý; đối tượng (cá nhân, doanh nghiệp)
 Giám sát: theo dõi và giám sát việc thực hiện
Quản trị rủi ro tín dụng

• Quan hệ khách hàng lâu dài


▫ Biết rõ khách hàng hơn
▫ Tránh mất chi phí và thời gian thẩm định
▫ Có lợi cho 2 bên
• Các cam kết cho vay
▫ Yêu cầu công ty báo cáo về hoạt động => giảm
chi phí sàng lọc thông tin về sau cho ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng

• Thế chấp và số dư bù
▫ Giảm lựa chọn nghịch
▫ Giảm rủi ro đạo đức
▫ Có thêm thông tin về hoạt động của khách hàng
• Hạn chế tín dụng
▫ Từ chối cho vay (hạn chế lựa chọn nghịch)
▫ Hạn chế số tiền cho vay (hạn chế rủi ro đạo đức)
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
PHI NGÂN HÀNG
1. Khái niệm

• Các tổ chức tài chính phi ngân hàng


(Nondepository institution): thường không huy
động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi như các
ngân hàng mà huy động vốn bằng các hình thức
như phát hành tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ…
2. Công ty bảo hiểm

• Công ty bảo hiểm huy động vốn bằng cách bán


các chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và
sử dụng vốn thu được đầu tư trên thị trường tài
chính
• Công ty bảo hiểm là trung gian tài chính thực
hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không
mong đợi với khoản phí hay giá cả nhất định
2. Công ty bảo hiểm

• Bảo hiểm về bản chất là sự chia nhỏ rủi ro, là


hoạt động thể hiện người bảo hiểm đứng ra cam
kết trong hợp đồng bồi thường theo quy luật
thống kê cho người được bảo hiểm trong
trường hợp xảy ra rủi ro; với điều kiện người
được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm
2. Công ty bảo hiểm

Tài sản Nợ và vốn


1. Các loại chứng khoán 1. Phí bảo hiểm

2. Tài sản cố định (nhỏ) 2. Vốn chủ sở hữu (nhỏ)


2. Công ty bảo hiểm

• Bảo hiểm nhân thọ: là loại nghiệp vụ


bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm sống hoặc chết
• Bảo hiểm phi nhân thọ: là loại
nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách
nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo
hiểm khác không thuộc bảo hiểm
nhân thọ
• Bảo hiểm sức khỏe: là loại nghiệp
vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm bị thương tật, tai
nạn, ốm đau, chăm sóc sức khỏe
Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm

• Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức tạo ra các


khoản chi phí thanh toán hợp đồng cao từ các
khiếu nại đòi bồi thường hợp đồng bảo hiểm
Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm

• 8 nguyên tắc chung giảm thiểu rủi ro


▫ Sàng lọc
▫ Phí bảo hiểm rủi ro hợp lý
▫ Các điều khoản hạn chế
▫ Phòng ngừa gian lận
▫ Hủy bỏ hợp đồng
▫ Khấu trừ
▫ Đồng bảo hiểm
▫ Giới hạn số tiền thanh toán bảo hiểm
Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm

• Sàng lọc
▫ Chọn lọc những người bảo hiểm tốt
 Đưa ra một loạt các câu hỏi về tình trạng sức khỏe,
thói quen, tính cách… khám sức khỏe
• Phí bảo hiểm rủi ro hợp lý
▫ Lựa chọn mức phí tương ứng với từng khách
hàng
Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm

• Các điều khoản hạn chế


▫ Hạn chế các hoạt động rủi ro của bên mua bảo
hiểm để công ty bảo hiểm phải bồi thường
• Phòng ngừa gian lận
▫ Chỉ những người được bảo hiểm hợp lý và có căn
cứ mới được thanh toán
Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm

• Hủy bỏ hợp đồng


▫ Đe dọa / sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng nếu người
được bảo hiểm có hoạt động vi phạm điều khoản
hợp đồng
• Khấu trừ
▫ Khoản tiền trừ bớt ra trong chi phí thiệt hại thanh
toán cho người được bảo hiểm
Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm

• Đồng bảo hiểm


▫ Người được bảo hiểm cùng gánh chịu một tỷ lệ
phần trăm nhất định tổn thất với công ty bảo hiểm
• Giới hạn số tiền thanh toán bảo hiểm
▫ Số tiền bảo hiểm phải có giới hạn mặc dù khách
hàng có thể sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có
thêm tiền bồi thường
3. Quỹ hưu trí

• Quỹ hưu trí được hình thành từ nguồn tiền đóng


góp của cá nhân, tổ chức thuê người lao động…
Tiền thu được đem đầu tư trên thị trường tài
chính; vốn và lãi được đem trả cho người lao
động dưới hình thức lương hưu
3. Quỹ hưu trí

Tài sản Nợ và vốn


1. Các loại chứng khoán 1. Vốn do người lao
động và các doanh
2. Tài sản cố định (nhỏ) nghiệp góp
3. Quỹ hưu trí

• Kế hoạch hưu trí theo đóng góp được xác định


(defined contribution plan): nếu tiền hưu được
xác định bởi những đóng góp vào kế hoạch hưu
trí
• Kế hoạch hưu trí với tiền hưu xác định (defined
benefit plan): nếu các khoản tiền hưu chi trả
trong tương lai được định trước
4. Công ty tài chính

• Các CTTC huy động vốn bằng cách phát hành


chứng khoán hay vay từ ngân hàng. Sau đó, họ
dùng số tiền thu được đem cho vay (thường là
các khoản cho vay nhỏ hơn thích hợp với tiêu
dùng và nhu cầu kinh doanh)
• Quá trình trung gian tài chính của CTTC: vay
các khoản lớn, trung và dài hạn; cho vay các
khoản nhỏ, ngắn hạn. Quá trình này khác với
hoạt động trung gian của NHTM
4. Công ty tài chính

Tài sản Nợ và vốn


1. Cho vay 1. Phát hành chứng
khoán nợ
2. Các loại chứng khoán 2. Vốn chủ sở hữu

3. Tài sản cố định (nhỏ)


4. Công ty tài chính

• Hoạt động cho vay của CTTC cũng giống ngân


hàng nhưng thường tập trung chuyên sâu vào 1
phân khúc thị trường nào đó
• Các CTTC có lợi thế hơn về tính năng động và
tự do trong hoạt động
• Mặc dù các CTTC thường thực hiện các khoản
cho vay với rủi ro phá sản cao; họ vẫn thu được
lợi nhuận vì có thể áp lãi suất cao hơn cho các
khoản vay rủi ro đó
4. Công ty tài chính

• Các công ty tài chính bán hàng (Sale finance


company)
▫ Do công ty sản xuất hoặc phân phối làm chủ sở
hữu
▫ Cho vay tài trợ khách hàng mua sản phẩm, hàng
hóa dịch vụ của chính công ty
▫ Cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về các khoản
cho vay tiêu dùng; các khoản vay này được thực
hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn ngay tại các địa
điểm mua hàng
4. Công ty tài chính

• Các công ty tài chính tiêu dùng (Consumer


finance company)
▫ Cho vay khách hàng mua các loại hàng hóa cụ
thể như đồ và vật dụng gia đình, sửa chữa nhà
cửa hay giúp chi trả các khoản nợ nhỏ
▫ Thông thường, các công ty này cho các khách
hàng không có khả năng vay từ các nguồn khác
và định mức lãi suất cao hơn
4. Công ty tài chính

• Các công ty tài chính doanh nghiệp (Business


finance company)
▫ Cung cấp các hình thức tín dụng cho các DN
 Bao thanh toán (factoring) – mua lại các khoản phải
thu của DN
 Cho thuê tài chính (leasing) – cấp tín dụng dưới
hình thức mua các máy móc, thiết bị mà khách hàng
yêu cầu rồi cho khách hàng thuê
5. Quỹ đầu tư

• Quỹ đầu tư huy động vốn bằng cách bán chứng


chỉ quỹ cho nhà đầu tư và sử dụng vốn thu
được đầu tư trên thị trường chứng khoán
• Các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư được quản lý
chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý
quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm
quyền khác
5. Quỹ đầu tư

• Tại sao nhà đầu tư sử dụng Quỹ đầu tư?


▫ Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu

▫ Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi
nhuận
▫ Được quản lý chuyên nghiệp
▫ Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
▫ Tính năng động của Quỹ đầu tư
• Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở
hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của
quỹ. Việc nắm giữ này thể hiện qua sở hữu các
chứng chỉ quỹ đầu tư
Loại hình quỹ đầu tư

• Căn cứ vào nguồn vốn huy động


▫ Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng)
 Huy động vốn rộng rãi ra công chúng. NĐT đa phần
là các NĐT riêng lẻ
 Cung cấp cho các NĐT nhỏ phương tiện đảm bảo đa
dạng hóa, giảm rủi ro và chi phí thấp với hiệu quả cao
▫ Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
 Huy động vốn riêng lẻ một nhóm nhỏ các NĐT - cá
nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn
kinh tế lớn
 Tính thanh khoản sẽ thấp hơn quỹ công chúng
 NĐT vào quỹ với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể
tham gia vào trong việc kiểm soát quỹ
Loại hình quỹ đầu tư

• Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn


▫ Quỹ đóng:
 Phát hành CCQ một lần duy nhất khi tiến hành huy
động vốn. Không thực hiện mua lại CP / CCQ khi
NĐT có nhu cầu bán lại. Tổng vốn huy động cố định
 CCQ thường được niêm yết trên TTCK
▫ Quỹ mở:
 NĐT được quyền bán lại CCQ theo giá trị thuần trực
tiếp với công ty quản lý quỹ. Tổng vốn biến động
theo từng ngày giao dịch
 CCQ không được niêm yết trên TTCK
Loại hình quỹ đầu tư

• Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động


▫ Quỹ dạng công ty:
 Quỹ đầu tư là một pháp nhân; cơ quan điều hành
cao nhất là HĐQT
 Lựa chọn công ty quản lý quỹ - nhà tư vấn đầu tư
▫ Quỹ dạng hợp đồng – tín thác đầu tư:
 Quỹ đầu tư không phải là pháp nhân
 Công ty quản lý quỹ thành lập quỹ, huy động vốn và
đầu tư
 Ngân hàng giám sát bảo quản vốn, tài sản của quỹ
 NĐT góp vốn và ủy thác đầu tư cho công ty quản lý
quỹ
6. Ngân hàng đầu tư

• Ngân hàng đầu tư cung cấp cho các công ty


(thường là các tập đoàn, công ty lớn) dịch vụ
bán chứng khoán do các công ty phát hành
• Khi các công ty muốn huy động vốn, họ thường
thuê dịch vụ của các ngân hàng đầu tư giúp bán
ra các chứng khoán
• Hoạt động chủ yếu trên thị trường sơ cấp
6. Ngân hàng đầu tư

• Ngân hàng đầu tư


▫ Tư vấn DN có nên phát hành chứng khoán hay
không
▫ Nên áp thời gian đáo hạn và lãi suất bao nhiêu
▫ Bảo lãnh cho đợt phát hành – đảm bảo mức giá
bán cho DN, chịu trách nhiệm bán ra công chúng
▫ Nếu đợt phát hành có quy mô lớn thì nhiều NHĐT
khác nhau sẽ liên kết lại, hạn chế rủi ro
7. Trung gian tài chính của Chính phủ

• Chính phủ tham gia vào trung gian tài chính


bằng hai con đường cơ bản
▫ Cung cấp sự bảo đảm Chính phủ cho các khoản
vay tư nhân => giảm thiểu khả năng xảy ra khủng
hoảng tài chính trong hệ thống tài chính
▫ Thành lập các tổ chức tín dụng Nhà nước và trực
tiếp tham gia vào quá trình trung gian tài chính
 Công ty quản lý tài sản Nhà nước
 Các quỹ đầu tư quốc gia SWF

You might also like